Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng BIDV- Chi Nhánh Đà Lạt

 Download miễn phí chuyên đề: Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng BIDV- Chi Nhánh Đà Lạt dành cho các bạn sinh viên ngành Ngân Hàng đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp về Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng BIDV- Chi Nhánh Đà Lạt được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV – CN ĐÀ LẠT

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại

1.1.Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.1.1.Huy động vốn từ tiền gửi thanh toán

1.1.2.Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn

1.1.3.Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm

1.1.4.Huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá

1.1.5.Các nguồn vốn huy động khác

1.2.Tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

1.2.1.Tính ổn định của nguồn vốn

1.2.2.Tỷ lệ vốn huy động/vốn tự có

1.2.3.Tỷ lệ vốn huy động/dư nợ

1.2.4.Tỷ lệ chi phí cho một đơn vị vốn huy động

1.2.5.Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

1.2.6.Một số chỉ tiêu khác

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.3.1.Nhân tố khách quan

1.3.1.1.Môi trường pháp lý

1.3.1.2.Môi trường Kinh tế – Chính trị – Xã hội

1.3.1.3.Môi trường văn hóa

1.3.1.4.Yếu tố cạnh tranh

1.3.2.Nhân tố chủ quan

1.3.2.1.Các hình thức huy động vốn và chất lượng các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng và hệ thống mạng lưới

1.3.2.2.Chất lượng hoạt động tín dụng

1.3.2.3.Uy tín của Ngân hàng

1.3.2.4.Chiến lược kinh doanh

1.3.2.5.Trình độ công nghệ

1.3.2.6.Năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của Nhân viên Ngân hàng

1.3.2.7.Công tác quảng cáo, khuyến mại

Chương 2: Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Bidv – Cn Đà Lạt

2.1.Tổng quan về BIDV

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2.Cơ cấu tổ chức

2.1.3.Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng

2.1.4.Kết quả kinh doanh trong thời gian vừa qua

2.1.5.Giới thiệu BIDV – CN Đà Lạt

2.2.Thực trạng huy động vốn tại BIDV – CN Đà Lạt

2.2.1.Những quy định chung trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

2.2.2.1.Điều kiện khi khách hàng giao dịch Tiền gửi tiết kiệm tại BIDV

2.2.2.2.Số tiền gửi

2.2.2.3.Thủ tục thực hiện giao dịch

2.2.2.3.Các quy định khác

2.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng

2.2.3.1.Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

2.2.3.2.Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

2.2.3.3.Tỷ số chi phí huy động vốn trên tổng chi phí

2.2.3.4.Tính ổn định của nguồn vốn

2.2.4.Các hình thức huy động vốn

2.2.5.Các sản phẩm tiền gửi

2.2.5.1.Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

2.2.5.2.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

2.2.5.3.Tiết kiệm Phú Quý

2.2.5.4.Tiết kiệm Kỳ hạn vàng – Lãi suất vàng

2.2.6.Thực trạng huy động vốn tại BIDV – CN Đà Lạt

2.2.6.1.Tình hình nguồn vốn huy động tại BIDV – CN Đà Lạt

2.2.6.2.Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV – CN Đà Lạt

2.2.6.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại BIDV – CN Đà Lạt theo các chỉ tiêu

2.3.Nhận xét

2.3.1.Những kết quả đạt được

2.3.2.Những hạn chế tồn tại

2.3.3.Thuận lợi

2.3.4.Khó khăn

2.3.5.Nguyên nhân của những tồn tại

Chương 3: Giải Pháp, Kiến Nghị Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Huy Động Vốn Tại Bidv – Cn Đà Lạt

3.1.Định hướng phát triển huy động vốn BIDV – CN Đà Lạt

3.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại BIDV – CN Đà Lạt

3.2.1.Chiến lược kinh doanh

3.2.2.Chính sách pháp lý

3.2.3.Môi trường hoạt động

3.2.4.Uy tín Ngân hàng

3.2.5.Trình độ công nghệ

3.2.6.Năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của Nhân viên

3.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại BIDV – CN Đà Lạt

3.3.1.Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp

3.3.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

3.3.3.Đơn giản hoá các thủ tục nhận tiền gửi cho tới các thủ tục cho vay

3.3.4.Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

3.3.5.Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả

3.3.6.Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược marketing hiệu quả

3.3.7.Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh

3.3.8.Đổi mới công nghệ Ngân hàng

3.3.9.Phát huy tối đa yếu tố con người

3.4.Một số kiến nghị đối với BIDV – CN Đà Lạt về nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ LẠT

2.1. Tổng quan về Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế:  Bank for Investment and Development of Vietnam.

Tên gọi tắt: BIDV.

Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, HN.

Điện thoại: 042200422

Fax: 04 2200399

Website: www.bidv.com.vn. 

Lịch sửu hình thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.có thể chia thành các giai đoạn như sau:

1.1. Thời kỳ 1957- 1980:

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng kiến thiết miền nam (trực thuộc Bộ tài chính) – tiền thân của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được thanh lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/4/1957 của thủ tướng chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.

1.2. Thời kỳ 1981-1989:

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng kiến thiết miền nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo quyết định 259/CP của Hội đồng chính phủ.

Trong khoảng từ 1981- 1990, hàng Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển.Đây cũng là thời kỳ ngân hàng có những bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế.Nhuẽng đóng góp của ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế.

Thời kỳ này đã đưa vào và hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có ý nghĩa thế kỷ của đất nước cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thuỷ điện sông Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long…

1.3. Thời kỳ 1990- nay:

* Thời kỳ 1990-1994:

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401- CT của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng.

Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

* Thời kỳ 1/1/1995:

Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.

* Thời kỳ 1996- nay:

Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”, chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự cất cánh của BIDV. Thể hiện  ở một số bình diện:

– Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao

– Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn

– Lành mạnh hoá tài chính và năng lực tài chính nâng lên rõ rệt

– Đầu tư phát triển thông tin

– Hoàn thiện tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại.

– Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

– Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới

-Chuẩn bị tốt các tiền đề cho cổ phần hoá BIDV, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng

2.1.3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ

Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:

Nghiệp vụ huy động vốn:

Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản mà từ đó NHTM có thể huy động được. Ngoài ra NHTM cũng có thể huy động các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào Ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lợi từ số tiền gửi.

Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Hơn nữa, nghiệp vụ này cũng giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh.

Nghiệp vụ đi vay:

Nghiệp vụ này được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàng nhà nước dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo… Trong đó các khoản vay từ Ngân hàng nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khai thác tại chỗ.

Nghiệp vụ huy động vốn khác:

Ngoài 03 nghiệp vụ huy động cơ bản trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay ủy thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi hỏi các Ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay.

Vốn tự có của NHTM:

Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Lượng vốn này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng song lại rất quan trọng là điều kiện pháp lý bắt buộc khi bắt đầu thành lập Ngân hàng. Do tính chất thường xuyên ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho bản thân Ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu tư góp vốn liên doanh. Trong thực tế nguồn vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân Ngân hàng mang lại

2.1.3.2. Nghiệp vụ tài sản có

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:

Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng với mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng nhà nước đề ra.

Nghiệp vụ cho vay: Đây là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong hoạt động quản lý tài sản có của NHTM. Nghiệp vụ này đóng góp phần lớn lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Thông qua nghiệp vụ này mà Ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM cũng dùng số vốn huy động được từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế – xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thức như: hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường …và trực tiếp thu lợi nhuận từ các khoản đầu tư đó.

2.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian

Thực hiện nghiệp vụ trung gian là Ngân hàng cung ứng các dịch vụ phục vụ khách hàng như thực hiện các lệnh chi trả, các dịch vụ do các chủ tài khoản yêu cầu trên cơ sở đó ngân hàng thu phí dịch vụ.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đặc biệt là trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động thu – chi hộ, chuyển tiền qua Ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển. Các Ngân hàng đã không ngừng áp dụng những tiến bộ thành tựu khoa học công nghệ, kết hợp với uy tín kinh doanh của Ngân hàng làm cho nghiệp vụ này ngày càng được mở rộng về quy mô và thay đổi về chất.

2.1.4. Giới thiệu Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt

2.1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt

Địa chỉ: Số 28 Khu Hòa Bình, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

 Số điện thoại: 063.3826.022

2.1.4.2. Tình hình hoạt động trong thời gian qua

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Đà Lạt

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017
+/- % +/- %
Tổng doanh thu 5.7 7.88 13.40 2.18 38.25 5.52 70.12
Tổng chi phí 2.3 3.28 4.46 0.98 42.61 1.18 36.24
Tổng lợi nhuận trước thuế 3.4 4.6 8.91 1.2 35.29 4.31 93.85

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán BIDV – Chi nhánh Đà Lạt)

Dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Đà Lạt đang trong giai đoạn phát triển. Doanh thu tăng đều qua các năm, doanh thu năm 2017 tăng hơn năm 2016 là 38,25% tương đương 2.18 tỷ đồng. Doanh thu năm 2018 tăng hơn năm 2017 là 70.12%, tương đương 5.52 tỷ đồng. Doanh thu tăng là dấu hiệu khả quan, chứng tỏ chi nhánh đang hoạt động tốt. Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng, lợi nhuận năm 2017 tăng hơn năm 2016 là 35.29% tương đương 1.2 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2018 tăng hơn năm 2017 là 93.85% tương đương 4.31 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích là do Chi nhánh đã tiết kiệm được các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác tăng nhẹ không đáng kể.

Năm 2018 kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, NHNN, kết thúc năm nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực: GDP tăng 5,89%, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục trên 96,3 tỷ USD, hạn chế nhập siêu dưới mức 10%, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh trong các tháng cuối năm, an sinh, phúc lợi được đảm bảo, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định. Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống ngân hàng BIDV đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt cùng lúc 2 nhiệm vụ: hoạt động kinh doanh phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực quốc tế và phát huy vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh tế, tích cực đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ và NHNN. Kết thúc năm tài chính 2017, hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, hiện đại và hội nhập với kinh tế thế giới; uy tín, thương hiệu được nâng cao trên cả thị trường trong nước và quốc tế.

2.2.Thực trạng huy động vốn tại BIDV – CN Đà Lạt

2.2.1.Những quy định chung trong hoạt động huy động vốn của BIDV

2.2.1.1.Điều kiện khi khách hàng giao dịch Tiền gửi tiết kiệm tại BIDV

Khách hàng là cá nhân:

Cá nhân Việt nam, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt nam (khi gửi tiết kiệm bằng VND)

Người cư trú là cá nhân Việt nam (khi gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ)

Là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự nước Việt nam.

Khách hàng tiền gửi là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm thông qua Người giám hộ.

Khách hàng là Doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định của nước Việt nam.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ 

2.2.1.2.Số tiền gửi

Số tiền gửi tối thiểu:

Khách hàng cá nhân: 500.000VND; 5USD hoặc ngoại tệ khác tương đương.

Khách hàng doanh nghiệp: 1.000.000VND hoặc 20USD hoặc ngoại tệ khác tương đương.

Không quy định số tiền gửi tối đa

2.2.1.3.Thủ tục thực hiện giao dịch

Khách hàng cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực.

Khách hàng doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mẫu dấu doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm.

2.2.1.4.Các quy định khác

Các quy định khác về kỳ hạn, lãi suất, hình thức lĩnh lãi, rút vốn trước hạn, ủy quyền, chuyện nhượng, đồng sở hữu,… tùy thuộc vào từng sản phẩm cụ thể do BIDV quy định.

2.2.2. Các sản phẩm tiền gửi

2.2.2.1.Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Đặc điểm sản phẩm

Đối tượng: Khách hàng cá nhân.

Kỳ hạn gửi: Không kỳ hạn.

Loại tiền gửi: VND, ngoại tệ BIDV niêm yết.

Số tiền gửi tối thiểu: 500.000 VND; 50 USD, ngoại tệ khác có giá trị quy đổi tương đương.

Khi KH đến gửi tiền thì BIDV phải mở Thẻ tiết kiệm để theo dõi nhưng không ghi lãi suất lên Thẻ tiết kiệm này.

Lãi suất: Theo biểu lãi suất của Sản phẩm do BIDV công bố trong từng thời kỳ.

Cách thức trả lãi: Tiền lãi tự động nhập vào vốn hàng tháng hoặc vào ngày rút hết số dư tài khoản TGTK không kỳ hạn và thường tính lãi theo nhóm ngày gửi tiền.

Rút tiền: KH có thể rút một phần hoặc toàn bộ số. KH phải trả phí kiểm điếm theo quy định của BIDV.

Tiện ích sản phẩm

Lãi suất cạnh tranh.

Linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

Tài khoản có tính thanh khoản cao.

2.2.2.2.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng cá nhân sử dụng với  mục đích tiết kiệm và được hưởng lãi suất.

Đặc điểm sản phẩm

       Đối tượng: Khách hàng cá nhân.

       Kỳ hạn gửi: Từ 01 tháng đến 36 tháng .

       Loại tiền gửi: VND và ngoại tệ BIDV niêm yết.

Số tiền gửi tối thiểu: 500.000 đồng, 50 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị quy đổi tương đương.

            Lãi suất: Theo biểu lãi suất của Sản phẩm do BIDV công bố trong từng thời kỳ. Ở những kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, khách hàng được hưởng một số chính sách cộng thêm lãi suất nếu thỏa điều kiện như: Chính sách khách hàng “Trung niên cao tuổi”, chính sách “khách hàng VIP”, chính sách “Tiện ích song hành”,…

Cách thức trả lãi: Tiền lãi tự động nhập vào vốn hàng tháng hoặc vào ngày rút hết số dư.

Tiện ích sản phẩm

            Lãi suất cạnh tranh.

            Thuận tiện trong giao dịch.

            Thủ tục nhanh chóng, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ, hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo.

2.2.2.3.Tiết kiệm Phú Quý

Đặc điểm sản phẩm

Đối tượng: Khách hàng cá nhân gửi VND.

Kỳ hạn gửi: Từ 6 tháng đến 12 tháng.

Lãi suất: Theo biểu lãi suất của sản phẩm do BIDV công bố trong từng thời kỳ. Ngoài ra khách hàng còn được hưởng ưu đãi cộng thêm lãi suất nếu thỏa điều kiện các chính sách: Trung niên cao tuổi, Tiện ích song hành, khách hàng VIP.

Hình thức lĩnh lãi: hàng tháng hoặc cuối kỳ.

Tiện ích sản phẩm

Lãi suất cạnh tranh.

Khách hàng có thể đăng ký kỳ hạn kéo dài thêm 12 tháng vào bất kỳ thời điểm nào sau khi gửi và trước khi Thẻ tiết kiệm đến hạn với lãi suất bằng lãi suất tiền gửi thông thường do BIDV công bố tại thời điểm đến hạn của Kỳ hạn ban đầu + Biên độ 0,3%/năm.

Khách hàng được rút vốn một phần hoặc toàn bộ trước hạn.

Khách hàng được thực hiện vay cầm cố sổ tiết kiệm.

2.2.2.4.Tiết kiệm Kỳ hạn vàng – Lãi suất vàng

Đặc điểm sản phẩm

            Đối tượng: Khách hàng cá nhân gửi VND.

            Kỳ hạn gửi: 13, 15, 18, 24 và 36 tháng.

            Số tiền gửi tối thiểu: 5.000.000 VND.

Lãi suất: Theo biểu lãi suất của sản phẩm do BIDV công bố trong từng thời kỳ. Ngoài ra khách hàng còn được hưởng ưu đãi cộng thêm lãi suất nếu thỏa điều kiện các chính sách: Trung niên cao tuổi, Tiện ích song hành, khách hàng VIP.

            Hình thức lĩnh lãi: lĩnh lãi cuối kỳ.

Tiện ích sản phẩm

Lãi suất cạnh tranh.

Khách hàng được rút vốn một phần hoặc toàn bộ trước hạn.

Khách hàng được thực hiện vay cầm cố sổ tiết kiệm.

2.2.3. Thực trạng huy động vốn tại BIDV – Chi nhánh Đà Lạt

2.2.3.1.Tình hình nguồn vốn huy động tại BIDV – Chi nhánh Đà Lạt

Bảng 2.2: Quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2016 – 2018

                                                                               (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017
+/- % +/- %
Tổng nguồn VHĐ 3.129,74 4.002,08 4.454,02 872,34 27,87 451,94 11,29

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán BIDV – Chi nhánh Đà Lạt)

Hình 2.2: Quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2016 – 2018

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2016 – 2018

Nhận xét:

Tổng nguồn vốn tăng qua các năm thấy năm 2017 tăng 27,87% so với năm 2016 tương đương tăng 873,34 triệu đồng, năm 2018 tăng 451,94 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 11,29% so với năm trước.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy quy mô nguồn vốn của Chi nhánh Đà Lạt tương đối lớn với tốc độ tăng trưởng khá ổn định chứng tỏ công tác huy động vốn có hiệu quả. Điều này càng giúp cho chi nhánh giữ vững vị thế và vai trò của mình đối với BIDV. Cung ứng được những nguồn vốn cho sự phát triển và mở rộng hoạt động của chi nhánh. Qua đó, cho thấy Ngân hàng đã có những chính sách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho chi nhánh, làm giảm sự phụ thuộc của mình vào Hội Sở về nguồn vốn kinh doanh.

2.2.3.2.Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV – Chi nhánh Đà Lạt

Trong những năm gần đây, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, Chi nhánh Đà Lạt luôn giữ vững nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt đó là công tác huy động vốn. chi nhánh đã chủ động trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch, chủ động tìm kiếm khách hàng. Không những vậy, BIDV còn thực hiện những điều chỉnh lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất, điều chỉnh nguồn vốn theo hướng ổn định lâu dài và giảm giá thành. Kết quả huy động vốn được thể hiện như sau:

  • Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
VND 1.905,07 60,87 3.810,38 95,21 4.313,72 96,85
Ngoại tệ và vàng 1.224,67 39,13 191,70 4,79 140,30 3,15
Tổng 3.129,74 100 4.002,08 100 4.454,02 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán BIDV – Chi nhánh Đà Lạt)

 Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2016-2018

Qua giai đoạn 2016 – 2018 ta thấy lượng vốn huy động này chủ yếu từ VND. Theo đó, tỷ trọng vốn nội tệ chiếm trên 80% trong tổng vốn TGTK, nguồn vốn ngoại tệ chiếm một tỷ lệ trung bình chưa đến 30% trong cơ cấu.

Cơ cấu TGTK theo loại tiền tệ trong giai đoạn 2016 – 2018 thay đổi theo hướng: Vốn tiền gửi bằng nội tệ tăng trưởng liên tục về quy mô. Năm 2017, vốn TGTK bằng nội tệ bằng 3.810,38 triệu đồng, chiếm 95,21% tổng vốn tiền gửi, tăng 1.905,31 triệu đồng so với năm 2016. Vẫn duy trì mức tăng quy mô, năm 2018 Chi nhánh Đà Lạt huy động được 4.313,72 triệu đồng, tăng 503,34 triệu đồng năm 2017.

Vốn TGTK bằng ngoại tệ và vàng: Năm 2017 số vốn huy động được bằng ngoại tệ  và vàng là 191,7 triệu đồng giảm mạnh so với năm 2016, tỷ trọng từ 39,13% giảm còn 4,79%, Năm 2018, số vốn huy động giảm còn 140,3 triệu đồng tương ứng tỷ trọng giảm xuống và rất nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động được còn 3,15% trong tổng số vốn huy động được. Sự không tăng trưởng này cho thấy khả năng huy động vốn ngoại tệ và vàng của Chi nhánh Đà Lạt đã kém hơn so với năm 2016, đòi hỏi Chi nhánh Đà Lạt phải có sự điều chỉnh trong chính sách huy động vốn bằng ngoại tệ để thu hút được lượng vốn bằng ngoại tệ nhiều hơn..

Qua đó cho thấy huy động vốn bằng VND là một ưu thế lớn của Chi nhánh Đà Lạt. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn VND luôn có tỷ trọng lớn hơn vốn ngoại tệ và vàng.

  • Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Không kỳ hạn 473,24 12% 547,24 13% 411,26 9%
1 – 3 tháng 1.029,04 36% 1.493,82 38% 1.904,83 41%
4 – 6 tháng 938,92 30% 1.200,62 30% 1.291,67 29%
7 – 12 tháng 281,68 9% 360,19 9% 356,32 8%
Trên 12 tháng 406,87 13% 400,21 10% 489,94 11%
Tổng 3.129,74 100% 4.002,08 100% 4.454,02 100%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán BIDV – Chi nhánh Đà Lạt)

Giai đoạn 2016 – 2018, công tác huy động vốn của Chi nhánh Đà Lạt đã có hiệu quả hơn so với những năm trước thể hiện mức độ tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng đối với Ngân hàng. Trong cơ cấu TGTK theo kỳ hạn của chi nhánh thì TGTK có kỳ hạn chiếm trọng tỷ lệ khoảng 90% , trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là tiền gửi có kỳ hạn từ 1 – 3 tháng. Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn 1 – 3 tháng tăng đều qua các năm và chiếm một tỷ trọng khoảng gần một nửa số lượng nguồn vốn huy động được. Do chi nhánh nằm trong khu vực có nhiều cửa hàng và hộ kinh doanh nên phần lớn nhu cầu về tiền của họ biến đổi liên tục. Do đó những khách hàng này thường lựa chọn gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn để thuận tiện cho nhu cầu vốn liên tục. Trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn dài hơn như 4 – 6 tháng, 7 – 12 tháng và trên 12 tháng vẫn giữ mức tỷ lệ gần như là cố định qua các năm. Cụ thể kỳ hạn 4 – 6 tháng vẫn ở mức tỷ lệ 30% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2018 có xu hướng giảm còn 29%. Kỳ hạn 7 – 12 tháng từ 2016 – 2018 vẫn ở mức 9% nhưng đến 2018 chỉ còn 8%. Trong khi đó kỳ hạn trên 12 tháng có những biến chuyển phức tạp, năm 2016 là 13%, năm 2017 còn 10% nhưng đến 2018 lại tăng lên 11%. Nguyên nhân của tình trạng có sự chuyển biến này là do sự thay đổi lãi suất theo chiều hướng giảm liên tục của Ngân hàng. Những khách hàng chỉ có thể gửi những kỳ hạn từ 4 – 6 tháng thì do lãi suất giữa kỳ hạn 1 – 3 tháng và 4 – 6 tháng chênh lệch rất ít nên đa số khách hàng khi đáo hạn thường chọn gửi lại với kỳ hạn 1 – 3 tháng để tiện cho việc đáp ứng nhu cầu vốn linh hoạt. Trong khi, các khách hàng có khả năng gửi ở kỳ hạn dài từ 7 – 12 tháng và ít có nhu cầu sử dụng vốn , do lo ngại trong thời gian tới lãi suất có thể sẽ tiếp tục giảm nên họ sẽ chọn gửi với kỳ hạn dài hơn là trên 12 tháng. Cụ thể là do huy động với kỳ hạn 13 tháng của Ngân hàng hiện tại có lãi suất cao nhất nên đa số khách hàng có nhu cầu gửi kỳ hạn dài lo sợ lãi suất sẽ giảm thường chọn kỳ hạn này.  

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Ngân hàng 

  • Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm giai đoạn 2016-2018

(ĐVT:Triệu đồng)

Sản phẩm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tiết kiệm thông thường 2.109,44 67,40 2.841,48 71 3.171,26 71,20
Tiết kiệm Phú Quý 613,43 19,60 760,40 19 792,82 17,80
Kỳ hạn vàng – Lãi suất vàng 406,87 13 400,21 10 489,94 11
Tổng 3.129,74 100 4.002,08 100 4.454,02 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán BIDV – Chi nhánh Đà Lạt)

Từ biểu đồ ta thấy, nguồn vốn huy động theo sản phẩm của Chi nhánh Đà Lạt biến động không đồng đều qua các năm từ 2016 – 2018. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu là tiết kiệm thông thường. Năm 2016 tổng số huy động cho sản phẩm này là 2.109,44 triệu đồng chiếm 67,4% trong cơ cấu. Đến năm 2017 con số này tăng lên 2.841,48 triệu đồng do trong năm nay tổng lượng huy động của chi nhánh cũng tăng đáng kể. Đến năm 2018 sản phẩm này tăng lượng huy động lên 3.171,26 triệu đồng. Bên cạnh đó, sản phẩm “Tiết kiệm Phú Quý” cũng có những biến động tương tự. Năm 2013 đạt 613,43 triệu đồng đến năm 2017 tăng lên 760,39 triệu đồng và năm 2018 tăng lên 792,82 triệu đồng. Trong khi đó tỷ trọng của sản phẩm này lại giảm qua các năm. Tương tự đối với sản phẩm “Kỳ hạn vàng – Lãi suất vàng” năm 2016 đạt 406,87 triệu đồng nhưng đến năm 2017 chỉ còn 400,21 triệu đồng và đến 2018 tăng lên 489,94 triệu đồng.

Như phân tích ở trên, do lãi suất được điều chỉnh giảm liên tục nên khách hàng sử dụng sản phẩm “Tiết kiệm Phú Quý” có hai nhu cầu lựa chọn sản phẩm. Đối với khách hàng có nhu cầu vốn linh động sẽ chọn gửi tiết kiệm với sản phẩm “Tiết kiệm thông thường”, còn đối với khách hàng ít có nhu cầu sử dụng vốn và lo ngại lãi suất tiếp tục giảm sẽ chọn sản phẩm “Kỳ hạn vàng – Lãi suất vàng”. Chính điều đó đã làm cho tỷ trọng của hai sản phẩm này có xu hướng tăng lên trong khi “Tiết kiệm Phú Quý” lại có xu hướng giảm xuống.

2.2.3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại BIDV – Chi nhánh Đà Lạt theo các chỉ tiêu

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Đà Lạt

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng vốn huy động 3.129,74 4.002,08 4.454,02
VHĐ có kỳ hạn 3.129,74 4.002,08 4.454,02
Tổng chi phí 34.505,04 38.190,52 41.865,59
Chi phí huy động vốn 24.705,61 28.448,12 38.390,75
VHĐCKH/Tổng VHĐ 100% 100% 100%
Chi phí HĐV /Tổng chi phí 71,6% 74,49% 91,7%
Dư nợ/ VHĐ 73% 75% 71%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại BIDV – Chi nhánh Đà Lạt)

Theo bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động tại Chi nhánh Đà Lạt ta nhận thấy:

Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn: tỷ lệ này là 100% qua các năm. Do chi nhánh là đơn vị hoạt động phụ thuộc nên nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày càng tăng, điều đó cho thấy chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động: Nhiệm vụ của Chi nhánh Đà Lạt là huy động vốn nhàn rỗi của người dân thông qua hình thức gửi tiết kiệm nên tỷ lệ này rất cao.

Tỷ số chi phí huy động vốn trên tổng chi phí: Chi phí hoạt động của chi nhánh rất đa dạng từ chi phí phát sinh từ công tác huy động đến các chi phí phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. Tất cả được cộng dồn và được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của Chi nhánh Đà Lạt. Tuy nhiên, chi phí của chi nhánh chủ yếu là phần chi phí trã lãi cho tiền gửi tiết kiệm. Như bảng 2.5 ta thấy rằng tỷ số chi phí huy động vốn trên tổng chi phí của Chi nhánh Đà Lạt đang có xu hướng tăng. Đáng chú ý là trong năm 2018 với con số 91,70% tăng 17,25% so với năm 2017. Năm 2016 tỷ số này đạt 71,60% đến năm 2017 đạt 74,49% tăng 2,89%. Tỷ số này càng tăng nhanh cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh ngày càng hiệu quả, chi nhánh đang thực hiện tiết kiệm chi phí hoạt động và các chi phí khác.

Tỷ số Dư nợ cho vay trên Tổng vốn huy động: Tỷ lệ của chi nhánh hiện đang trong mức ổn định (<80%) tỷ lệ từ 71-75% cho thấy ngân hàng có thanh khoản tốt và ổn định, tận dụng nguồn vốn nguồn vốn huy động hiệu quả.

Tính ổn định của nguồn vốn: Như phân tích ở trên, chi nhánh đang có quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng như cơ cấu nguồn vốn huy động đều tăng theo thời gian rất ổn định và đạt được theo quy mô mà kế hoạch đã đề ra. Nguồn vốn tăng đều qua các năm, đạt mục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên nguồn vốn có kỳ hạn ngắn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.

Khối lượng vốn huy động ngày càng tăng chứng tỏ quy mô vốn ngày càng lớn và chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Lạt

2.2.4.1. Chiến lược kinh doanh

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh Ngân hàng sẽ có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô, có thể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động. Với tác dụng to lớn như vậy, nếu chiến lược kinh doanh được lựa chọn đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì công tác huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả.

2.2.4.2. Chính sách pháp lý

Theo quy định hiện nay của NHNN, trần lãi suất huy động bằng tiền đồng đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng mà các ngân hàng được áp dụng là 5,5%/năm. Lãi suất huy động tiền gửi bằng đô la Mỹ là 0%/năm đối với cả khách hàng cá nhân và tổ chức.

Các TCTD phải chấp hành đúng quy định của NHNN về mức lãi suất huy động được quy định tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN, Thông tư 07/2016/TT-NHNN, Quyết định số 2173/QĐ-NHNN và Quyết định số 2589/QĐ-NHNN. NHNN yêu cầu các TCTD không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động. NHNN nghiêm cấm các TCTD cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn.

Triển khai định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã được Thống đốc NHNN cụ thể hóa cho ngành Ngân hàng tại Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 27/5/2018 tiết giảm chi phí để phấn đấu cắt giảm lãi suất cho vay qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì thế, nhiều tổ chức tín dụng quy mô lớn điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Việc trần lãi suất liên tục giảm làm cho lãi suất của BIDV cũng liên tục giảm theo chính sách của NHNN. Điều này đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Đà Lạt.

2.2.4.3. Môi trường hoạt động

Mặc dù tọa lạc trên con đường thương mại nhộn nhịp, dân cư đông đúc, người dân có thu nhập khá cao và thường xuyên rất thuận lợi cho hoạt động huy động vốn nhưng Chi nhánh Đà Lạt gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với rất nhiều Ngân hàng có tên tuổi và lớn mạnh trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay. Do đây là những Ngân hàng lớn và uy tín được người dân tin tưởng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, mà trong quan niệm của người dân gửi tiền ở Ngân hàng của nhà nước và các Ngân hàng tên tuổi lớn sẽ an toàn hơn nên mặc dù lãi suất ở các BIDV cạnh tranh hơn những Ngân hàng này nhưng người dân vẫn tìm đến các Ngân hàng này.

Tuy nhiên, tiền thân của Chi nhánh Đà Lạt là Hội sở chính của BIDV trước khi hợp nhất nên chi nhánh có một lượng khách trung thành nhất định, đây cũng là ưu thế của chi nhánh trong việc huy động vốn.

2.2.4.4. Uy tín Ngân hàng

BIDV là Ngân hàng tiên phong trong việc hợp nhất giữa ba Ngân hàng TMCP, điều này làm cho người dân không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến uy tín của Ngân hàng bị sụt giảm. Khách hàng vẫn còn lo sợ đến độ an toàn khi gửi khoản tiền tiết kiệm tại BIDV hoặc thậm chí khách hàng có xu hướng rút tiền để chuyển sang gửi tại những Ngân hàng có vốn Nhà nước.

Bên cạnh đó, thương hiệu của BIDV chưa mang tính rộng khắp, nhận diện thương hiệu của người dân còn chưa tốt: Khách hàng thường hay nhầm lẫn BIDV là Sacombank hoặc SHB hoặc Standard Chartered Bank.

Chính những điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động của BIDV nói chung và Chi nhánh Đà Lạt nói riêng..

2.2.4.5. Trình độ công nghệ

Chi nhánh Đà Lạt được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. Các thiết bị điện, nước, máy lạnh, máy in, máy fax, máy photocopy, máy tính, máy đếm tiền, máy đóng bó tiền và các thiết bị khác cũng được trang bị đầy đủ và ngày càng hiện đại.

2.2.4.6. Năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của Nhân viên Chi nhánh Đà Lạt

Tiền thân của Chi nhánh Đà Lạt là Hội sở chính của BIDV trước khi hợp nhất và chuyển về địa chỉ 927 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, Tp.HCM  như bây giờ. Vì vậy, Chi nhánh Đà Lạt thừa hưởng đội ngũ Nhân viên với chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm chắc các quy trình giao dịch với KH dẫn đến thực hiện giao dịch với khách hàng chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

Thái độ phục vụ rất chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình, ân cần và vui vẻ.

Nhân viên thường xuyên được tham gia đào tạo bởi các lớp học bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và chăm sóc khách hàng.

Yếu tố khiến khách hàng gắn bó với Chi nhánh Đà Lạt vì sự hài lòng trong cách phục vụ của nhân viên. Và chính điều này đã làm tăng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh.

2.3. Nhận xét

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp của tình hình lạm phát cũng tác động không nhỏ đến hoạt động Ngân hàng nhưng với sự cố gắng nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn thể Ban lãnh đạo cùng nhân viên thì trong thời gian qua Chi nhánh Đà Lạt đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác huy động vốn cụ thể như sau:

 

Nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh cả về qui mô lẫn tốc độ. Từng bước cải thiện cơ cấu vốn theo hướng hợp lý hơn, tạo sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn. Có được điều này là do sự nỗ lực của toàn Chi nhánh Đà Lạt luôn coi trọng công tác huy động vốn, chi nhánh luôn xác định nguồn vốn huy động được là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu duy trì hoạt động của Ngân hàng, cùng với đó là hàng loạt biện pháp tích cực được chi nhánh sử dụng trong công tác huy động vốn như: lãi suất huy động linh hoạt hấp dẫn, không ngừng đổi mới và hoàn thiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng…

Cơ cấu vốn theo loại tiền tương đối hợp lý và ổn định: Qua số liệu phân tích tình hình huy động của chi nhánh trong một vài năm qua ta thấy tỉ trọng các nguồn vốn  huy động theo loại tiền ít thay đổi và tỉ trọng này là khá hợp lý so với tình hình hoạt động của chi nhánh. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã cố gắng rất nhiều trong hoạt động huy động vốn.

Tạo được mối quan hệ gắn bó, sâu sắc và uy tín với khách hàng. Điều này thể hiện ở chỗ nhiều khách hàng đã gắn bó lâu dài và trở thành khách hàng VIP của chi nhánh.

BIDV phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới trong năm 2017 và năm 2018 để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như tiền gửi tích lũy, tiết kiệm phú quý, tiết kiệm Online… Ngoài ra BIDV cũng chú trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại nhằm tiết giảm thời gian giao dịch của khách hàng thông qua các tiện ích thanh toán như dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Mobile Banking) hay qua mạng Internet (Internet Banking), thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, cước Internet, cước điện thoại thông qua điện thoại di động và thông qua website của BIDV.

Trong những năm qua tình hình quy mô tiền gửi ngày càng tăng lên với tốc độ tăng trưởng khá cao. Với điều kiện kinh tế trong địa bàn hoạt động và nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, địa điểm giao dịch nằm trên trục đường thương mại và cơ sở vật chất được nâng cao, lãi suất huy động tương đối cao, điều đó đã tạo được sự thu hút đối với một lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn làm tốt các công tác thu chi tiền mặt và thanh toán nhanh nhạy, an toàn, chính xác theo yêu cầu của khách hàng. Luôn nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, đưa ra nhiều hình thức mới và nhận được sự hài lòng của rất nhiều khách hàng.

2.3.2. Những hạn chế tồn tại

Mặc dù, tổng vốn huy động qua các năm đều tăng nhưng chủ yếu khách hàng của chi nhánh là cá nhân và trong cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn thì có sự mất cân đối giữa các kỳ hạn. Nguồn tiền gửi kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu.

Hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thực hiện trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, với một địa bàn nhỏ nhưng có rất nhiều Ngân hàng cùng tồn tại. Vì thế làm cho thị phần tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh bị san sẻ cho các Ngân hàng khác, điều đó đã gây không ít khó khăn trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Trong hoàn cảnh đó, chi nhánh chưa có biện pháp tăng cường huy động vốn cụ thể nên mặc dù lượng vốn huy động qua các năm có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ. Chính vì thế chi nhánh cần đẩy nhanh tốc độ huy động vốn bằng chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả huy động vốn hơn nữa.

Kinh doanh ngoại tệ và vàng chưa hiệu quả: Tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ của Chi nhánh Đà Lạt chưa thực sự được đẩy mạnh, hoạt động kinh doanh ngoại tệ không phong phú. Vẫn còn khá nhiều chỉ tiêu âm về một số loại hình tiết kiệm, cho vay ngắn hạn và đặc biệt là nguồn thu từ tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, đòi hỏi Ngân hàng cần có nhiều chính sách phù hợp hơn nữa đáp ứng được xu hướng chung hiện nay, đảm bảo phát triển bền vững cho Chi nhánh Đà Lạt.

Lãi suất huy động biến động không ổn định: Lãi suất huy động thay đổi quá nhiều lần trong một thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền, gây tâm lý chần chừ và chờ đợi, nguồn vốn huy động Chi nhánh Đà Lạt do đó cũng bị ảnh hưởng.

Hoạt động tiếp thị chưa được quan tâm thực hiện. Mỗi đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu phần lớn là lượng khách hàng cũ, truyền thống của chi nhánh trong khi nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng không được biết đến. Nguyên nhân là do thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới chưa được triển khai rộng rãi. Chưa thực sự có biện pháp và kế hoạch triển khai hữu hiệu để thu hút lượng khách hàng mới và khách hàng tiềm năng để tăng cường lượng vốn huy động của chi nhánh.

Hầu hết nhân viên của chi nhánh là nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống giao dịch nên đôi lúc vẫn còn gặp khó khăn trong việc thực hiện một số giao dịch cho khách hàng.


Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng BIDV- Chi Nhánh Đà Lạt được chia sẻ miễn phí các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *