Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp về Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP: NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm giới, giới tính, bình đẳng giới
1.1.1.1. Khái niệm giới
1.1.1.2. Khái niệm giới tính
1.1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới
1.1.2. Khái niệm thời kỳ hôn nhân
1.1.3. Khái niệm tài sản, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, chia tài sản của vợ chồng
1.1.3.1. Khái niệm tài sản
1.1.3.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
1.1.3.3. Khái niệm chia tài sản của vợ chồng
1.2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
1.2.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý
1.2.2. Ý nghĩa về xã hội
1.3. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
1.3.1. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ phong kiến
1.3.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ pháp thuộc
CHƯƠNG 2: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1. Nguyên tắc chung về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
2.1.1. Nguyên tắc hiến định
2.1.1.1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
2.1.1.2. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật
2.1.1.3. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội
2.1.2. Nguyên tắc chung của Luật Dân Sự
2.1.2.1. Nguyên tắc bình đẳng
2.1.2.2. Nguyên tắc quyền bình đẳng của vợ chồng
2.1.3. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng theo Luật HN&GĐ năm 2014
2.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong các trường hợp chia tài sản
2.2.1. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
2.2.1.1. Căn cứ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
2.2.1.2. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
2.2.1.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
2.2.1.4. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung
2.2.1.5. Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng 3
2.2.2 Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi vợ chồng ly hôn
2.2.2.1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
2.2.2.2. Một số trường hợp đặc biệt về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
2.3. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi một trong hai bên vợ chồng chết
2.3.1. Phương thức chia tài sản
2.3.2. Điều kiện tạm hoãn phân chia di sản thừa kế
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
3.1. Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
3.1.1. Nhận xét chung
3.1.2. Một số vụ việc cụ thể về bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản.
3.2.1. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
3.2.2. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết
3.2.3. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
3.2.4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
KẾT LUẬN
Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPHOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
2.1. Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
2.1.1. Nhận xét chung
Cuộc sống với sự vận động không ngừng cùng với những quan hệ mới sẽ kéo theo rất nhiều thay đổi và một điều đáng ghi nhận hiện nay là trong phần lớn các gia đình vợ chồng đã có sự bàn bạc và cùng nhau gánh vác công việc gia đình. Người phụ nữ đã ngày càng tự khẳng định vị trí của mình ngang hàng với nam giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản ngày một tốt hơn, trong đó phải kể đến những đóng góp quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2014 với nguyên tắc vợ chồng bình đẳng.
Qua thực tiễn xét xử cho thấy án kiện về HN&GĐ là án kiện có tính chất phức tạp gây ra nhiều hậu quả liên quan đến quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản vợ chồng. Nhìn chung, trong những năm qua Tòa án các cấp đã xét xử đúng quy định của Luật HN&GĐ nên về cơ bản đảm bảo được đường lối xét xử, đồng thời đã có nhiều cố gắng giải quyết vụ án đúng thời hạn mà pháp luật quy định, bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự. Nhưng khi áp dụng nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong các quy định về việc chia tài sản giữa vợ chồng vào thực tiễn để giải quyết lại có những thiếu sót nhất định không tránh khỏi. Điều đó có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sự nhận thức chưa đúng về các nguyên tắc, căn cứ chia tài sản, các quy định của pháp luật còn chưa thùc sù đầy đủ làm cho việc chia tài sản giữa vợ chồng còn rất khó khăn chưa đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Hơn thế, nhận thức của người dân mà đặc biệt là người phụ nữ về các quy định trong việc chia tài sản giữa vợ chồng còn hạn chế. Vì vậy quyền lợi của các bên trong thực tế còn bị vi phạm.
2.1.2. Một số vụ việc cụ thể về bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
+ Việc chia tài sản giữa vợ chồng còn gặp khó khăn khi tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chång có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung nhưng Luật lại không quy định căn cứ vào đâu để xác định “việc nhập” hoặc “khôngnhập” đó. Vì vậy, chưa đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn M và chị Ngô Thị G đăng ký kết hôn năm 1998, trước khi đăng ký kết hôn, M có nhà (do gia đình M cho từ năm 1981); G có một ngôi nhà trên cùng phố đó và 3.218,1m2 đất nông nghiệp do anh trai cho chị năm 1982. Sau khi kết hôn, anh chị bán ngôi nhà của chị G, về chung sống tại nhà 49/9B của anh M và canh tác trên 3.218,1m2 đất nông nghiệp của chị G. Anh chị cùng tu sửa nhà hết khoảng 10 triệu đồng, cùng kê khai đăng ký và chuẩn bị được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 49/9B. Khi ly hôn, chị G không yêu cầu chia nhà số 49/9B (kể cả phần tu bổ, nâng cấp) nếu như anh M công nhận và không yêu cầu chia phần đất 3.218,1m2 (mặc dù giá trị nhà đất 49/9B cao hơn giá trị 3.218,1m2 đất nông nghiệp). Nhưng Anh M lại muốn chia cả hai diện tích đất. Anh cho rằng vợ chồng đã chung sống với nhau thì tài sản riêng đều được sử dụng như tài sản chung vì thế khi ly hôn phải chia đều tất cả nên đã xảy ra tranh chấp. Tũa ỏn cấp sơ thẩm xác định nhà 49/9B là tài sản riêng của anh M và diện tích 3.218,1m2 là tài sản riờng của chị G. Tuy anh chị đã cùng chung sống và cùng sử dụng cả hai diện tích đất đó nhưng nguồn gốc là tài sản riêng, chỉ khi anh M và chị G đồng ý nhập vào tài sản chung thì mới được coi là tài sản chung và mới chia đều cả hai diện tích đất. Nhưng giữa anh chị lại không có thỏa thuận nhập hai diện tích đất này vào khối tài sản chung nên khi ly hôn tài sản riêng của bên nào thuộc về bên đó. Mặt khác, anh M làm nghề lái xe, còn chị G làm nghề sản xuất nhu cầu và nghề nghiệp của chị G và đảm bảo giá trị sử dụng của tài sản.
Qua ví dụ trên chúng ta thấy rằng, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn đúng đắn. Tính bình đẳng được thể hiện là việc xác định cả hai lô đất trên cùng là tài sản riêng và nếu đã là tài sản riêng thì tài sản riêng của bên nào sẽ thuộc về bên đó sau khi ly hôn. Chính vì vậy nếu có yêu cầu chia tài sản mà đặc biệt là việc xác định tài sản chung hay riêng, nhập vào hay không nhập thì tòa án phải hết sức thận trọng và phải nắm vững được những quy định của pháp luật về chia tài sản của vợ chồng cùng với những quy định khác có liên quan để giải quyết. Có như vậy mới đảm bảo được quyền bình đẳng của vợ chồng khi chia tài sản. Bên cạnh đó thì tòa án cũng phải giải thích để người dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật, do người dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật nhất là trong trường hợp này chị G và anh M đã không thỏa thuận rõ ràng việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung nên mới xảy ra tranh chấp như vậy.
+ Ông Nguyễn Hữu Hùng và bà Nguyễn Thị Kim Nhung kết hôn với nhau năm 1999 tại Bình Trị Đông, phường Tân Tạo, Tỉnh Lộ 10, Bình Tân. Họ có hai người con và hơn 200m2 đất tại Bình Trị Đông, phường Tân Tạo, Tỉnh Lộ 10, Bình Tân. Đến năm 2015, cả hai người con đều xây dựng gia đình và cách đó không lâu bà Nhung đã phát hiện ra ông Hùng ngoại tình với người phụ nữ khác. Vì nghĩ rằng các con đều đã có gia đình và mình thì cũng lớn tuổi nên bà không đề nghị ông Hùng ly hôn để giữ thể diện gia đình. Nhưng bà yêu cầu ông Hùng chia tài sản chung của vợ chồng để bà ra ở riêng và không muốn chung đụng với ông Hùng nữa. Ông Hùng đồng ý và họ đã thỏa thuận chia hết phần tài sản chung là 200m2 đất cùng với các tài sản chung khác. Họ chia 2000m2 ra làm hai phần: ông Hùng một phần và bà Nhung một phần. Sau đó bà Nhung và ông Hùng ở riêng.
Việc chia đất của hai ông bà Hùng và Nhung với lý do nêu trên liệu có là lý do chính đáng hay không thì chúng ta khó có thể đưa ra một kết luận chính xác được, vì chưa có một văn bản pháp luật nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về vấn đề này. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng việc họ tự thỏa thuận chia đôi tài sản như vậy đã thể hiện quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng. Song cần phải có những hướng dẫn cụ thể hơn từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để việc áp dụng thế nào là lý do chính đáng khi chia tài sản của vợ chồng cho thống nhất và phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đồng thời cũng cần quy định về sự thỏa thuận giữa vợ chồng khi chia tài sản nhất thiết phải được sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này. Như vậy mới có thể tránh được những tranh chấp từ hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cũng như quyền bình đẳng cho cả hai bên.
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ
+ Ly hôn là án kiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vụ án về HN&GĐ, nó có tính phức tạp cao. Việc chia tài sản khi ly hôn cũng là một vấn đề còn nhiều điều phải bàn tới trong đó có sự phân chia tài sản của vợ chồng liên quan đến lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp này không những phải đảm bảo quyền bình đẳng cho cả hai vợ chồng mà còn phải đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba nên việc chia tài sản vợ chồng sẽ có tính phức tạp hơn nhiều so víi những trường hợp chia tài sản cña vợ chồng khác. Ví dụ Anh Trần Vạn Xuân và chị Lưu Thị Ngọc kết hôn với nhau ngày 16/2/1994 tại Bình Tân. Do mâu thuẫn vợ chồng căng thẳng kéo dài từ nhiều năm nên anh chị xin ly hôn.
Với quyết định xét xử của Tòa án nhân dân Bình Tân đã phù hợp với điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014: “Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này…”.
Như vậy trên thực tế việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã đảm bảo quyền bình đẳng của các bên. Nguyên tắc chia đôi tài sản đã được áp dụng một cách triệt để, song có xem xét đến công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung để phân chia một cách hợp lý, công bằng và phù hợp với nhu cầu cũng như đảm bảo tính bình đẳng khi chia tài sản.
+ Chia tài sản của vợ chồng khi một trong hai bên vợ chồng chết trước. Đây là trường hợp ít xảy ra trên thực tế vì khi một bên đã chết thì thông thường bên còn lại sẽ quản lý và sử dụng tài sản chung đó mà không cần phải phân chia. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc chia tài sản chung của vợ chồng vẫn được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên. Ví dụ Anh Đào Văn N và chị Vũ Thị P kết hôn năm 2000 tại Phường Bình Hưng Hòa A, Bình Tân. Họ chưa có con. Tài sản chung có một ngôi nhà cấp 4 trên tổng diện tích đất là 300m2 và nhiều tài sản sinh hoạt khác. Năm 2015 anh N mắc bệnh và chết. Sau 2 năm chị P kết hôn với anh C. Chị P không ở ngôi nhà đó nữa nhưng chị muốn được lấy lại phần tài sản của mình trong thời kỳ chung sống với anh N theo đúng kỷ phần mà chị được hưởng. Chị P gửi đơn yêu cầu chia tài sản chung lên Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chia đôi diện tích đất đó và chị P được hưởng một nửa là 150m2 cùng các tài sản sinh hoạt khác. Ngôi nhà do bố mẹ anh N làm cho hai vợ chồng khi cưới nên chị trả về cho bố mẹ anh N mà không có yêu cầu chia ngôi nhà đó. Diện tích đất còn lại và ngôi nhà đó bố mẹ anh N tiếp tục quản lý và sử dụng. Như vậy việc chia tài sản chung trong trường hợp trên là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của chị P và không xảy ra tranh chấp sau khi chia. Có thể nói mặc dù chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn về việc chia đôi tài sản chung trong trường hợp này nhưng cách chia như trên của Tòa án nhân dân Bình Tân là hoàn toàn hợp lý và đã thể hiện tính bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng khi một bên chết trước.
Qua những ví dụ trên chúng ta thấy rằng việc chia tài sản của vợ chồng dù trong trường hợp nào còng cần có sự đảm bảo đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho các bên. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản thực sự là một yêu cầu cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến những người trực tiếp thụ hưởng quyền lợi đó mà cụ thể ở đây chính là những người vợ, người chồng trong gia đình.
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản.
2.2.1. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
* Giải pháp 1: Cần phải dự liệu như thế nào là “có lí do chính đáng” của vợ, chồng để chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại. Ngoài hai lý do được quy định cụ thể trong Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2014 thì “lý do chính đáng khác” bao gồm những lý do gì thì vẫn chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn thi hành. Hiện nay trong Nghị định 70… chỉ quy định những trường hợp chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị coi là vô hiệu, nên có thể dẫn đến cách hiểu là ngoài những trường hợp đó ra thì vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với bất cứ lý do nào. Cách hiểu như vậy là không hoàn toàn chính xác. Do vậy, cần thiết phải đưa ra tiêu chuẩn để xác định lý do chính đáng khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng lý do đó phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, của gia đình, vì lợi ích của người thứ ba khi tham gia giao dịch với vợ, chồng.
Sau đây là một vài lý do sau mà theo tôi đó là những lý do chính đáng để vợ chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên:
+ Khi có sự ngoại tình của một trong hai bên vợ chồng hoặc của cả hai bên vợ chồng dẫn đến giữa vợ chồng không muốn có sự chung đụng về tài sản nữa.
+ Khi một bên có hành vi phá tán tài sản như nghiện hút, cờ bạc… thì việc để họ chia tài sản chung là hoàn toàn hợp lý nhằm ngăn chặn hành vi phá tán tài sản đó, bảo vệ lợi ích của bên còn lại và gia đình.
Có thể bổ sung thêm quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với người thứ ba trong các giao dịch đối với vợ, chồng để đảm bảo quyền lợi của họ.
* Giải pháp 2: Pháp luật HN&GĐ cần quy định cơ quan có thẩm quyền xác định lý do chia tài sản của vợ chồng là chính đáng hay không. Có như vậy Nhà nước mới kiểm soát được tình hình diễn biến các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt, là quan hệ vợ chồng, một quan hệ mang tính dường cột trong xã hội hiện đại ngày nay, quyết định tính bền vững của quan hệ hôn nhân. Điều đó cũng có nghĩa là, bất cứ trường hợp chia tài sản chung nào trong thời kỳ hôn nhân đều phải có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không nên phân định từng trường hợp căn cứ vào việc phân loại tài sản hoặc giá trị tài sản. Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng.
* Giải pháp 3: Pháp luật HN&GĐ cần quy định cụ thể phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Có thể áp dụng nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn nếu các bên không tự thoả thuận được về việc chia tài sản đó.
* Giải pháp 4: Về hậu quả pháp lý, pháp luật HN&GĐ cần quy định cụ thể là sau khi việc chia tài sản có hiệu lực pháp luật thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác, kể cả hoa lợi lợi tức có trong tương lai trừ trường hợp việc phát sinh hoa lợi lợi tức đó có công sức đóng góp của bên kia.
* Giải pháp 5: Pháp luật HN&GĐ dùng thuật ngữ “khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng” là không hoàn toàn chính xác. Bởi chế độ tài sản chung của vợ chồng là khung pháp lý đương nhiên tồn tại. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không đương nhiên làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng. Khi có căn cứ pháp lý xuất hiện thì lập tức tài sản chung của vợ chồng sẽ xuất hiện. Ví dụ: vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung thì luôn luôn được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Do đó, pháp luật HN&GĐ cần dùng một thuật ngữ khác như “Chấm dứt việc chia tài sản chung của vợ chồng”. Việc chấm dứt này không nhất thiết là phải có lý do vì việc chấm dứt không giống như việc chia tài sản chung. Nhưng chấm dứt việc chia tài sản chung của vợ chồng bắt buộc phải có hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật HN&GĐ về tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể là vợ chồng lại chịu sự chi phối việc xác định tài sản chung theo đúng tinh thần Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2014. Chấm dứt việc tài sản chung của vợ chồng bắt buộc cần được có sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quy định này cũng là nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong vấn đề tài sản.
Xem Thêm ==> 999+ chuyên đề tốt nghiệp Ngành Luật
2.2.2. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết
Cần bổ sung vào quy định tại điều 31 về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước là nguyên tắc chia đôi tài sản, mỗi bên vợ, chồng được một nửa giá trị tài sản. Trong trường hợp này chia “bình quân” áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng trong thực tiễn, không phải căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo dựng tài sản chung.
2.2.3. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
* Giải pháp 1: Về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn, cần quy định cụ thể trong những trường hợp nào thì xét đến công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản. Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để áp dụng thống nhất pháp luật, tránh tình trạng như hiện nay toà án các cấp có việc giải quyết khác nhau trong cùng một vụ án. Có như vậy mới đảm bảo triệt để quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn.
* Giải pháp 2: Đối với việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở khi ly hôn, đặc biệt là trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình nhà vợ hoặc nhà chồng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong vụ án ly hôn. Thông thường, theo phong tục tập quán thì việc người vợ sống chung với nhà chồng là chiếm đa số. Trong thực tiễn xét xử hiện nay, khi ly hôn, quyền sử dụng đất và nhà ở hầu như người vợ không được chia hoặc được hưởng giá trị, bởi người vợ không đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù, về thực tế, vợ chồng đã được bố mẹ nói là cho vợ chồng đã định cư trong một thời gian dài và đã thực hiện những nghĩa vụ tài chính hàng năm đối với nhà nước. Khi ly hôn, do không có đủ chứng cứ về việc đã được bố mẹ cho nhà, đất nên người phụ nữ rất thiệt thòi, họ đã phải ra khỏi nhà trắng tay. Do đó, để đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn cần thiết phải xác định rằng: Cho dù vợ chồng không đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hàng năm, vợ chồng vẫn thực hiện nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước, vợ chồng đã xây dựng, cơi nới, sửa chữa trên diện tích đất đó mà bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ không có ý kiến gì thì coi như là bố mẹ đã cho vợ chồng quyền sử dụng đất đó và phải coi đó là tài sản chung của vợ chồng để chia khi ly hôn.
2.2.4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
* Giải pháp 1: Giáo dục kiến thức cho phụ nữ: trước hết là xây dựng và nâng cao kiến thức pháp luật cho các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao sự hiểu biết pháp luật của chị em phụ nữ. Để chị em phụ nữ có khả năng sử dụng kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Vì quyền bình đẳng của phụ nữ được quy định trong pháp luật có được thực hiện hay không trước hết phải do bản thân người phụ nữ có hiểu biết các quyền đó hay không, có khả năng bảo vệ các quyền đó hay không. Việc tuyên truyền này được thực hiện thông qua các phương tiện khác nhau: phương tiện thông tin đại chúng, qua Hội Phụ Nữ, các đoàn thể và các cơ quan hữu quan…
* Giải pháp 2: Xây dựng các cơ quan tư vấn pháp lý cho phụ nữ, cần thành lập các ban tư vấn pháp lý ở các tỉnh, thành phố và giao cho Hội Phụ Nữ quản lý nhằm đảm bảo cho người phụ nữ có điều kiện tốt nhất để tiếp nhận và thực hiện tốt quyền bình đẳng mà mình được hưởng.
* Giải pháp 3: Xét xử các vụ việc về chia tài sản giữa vợ chồng đảm bảo được quyền bình đẳng cho các bên là rất quan trọng nên về lâu dài, Nhà nước ta nên tổ chức lại hệ thống xét xử Hôn nhân và gia đình theo hướng thành lập các Tòa chuyên trách về Hôn nhân và gia đình.
Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149
TẢI FILE MIỄN PHÍ