Cơ Sở Lý Luận Về Đào Tạo Nguồn Nhân Lực, Mới Nhất hay nhất mà mình muốn giới thiệu đến cho các bạn sinh viên . Đây là một bài cơ sở lý luận của một bạn sinh viên khoá trước đã hoàn thành và đồng thời đạt điểm cao . Các bạn hãy cùng mình xem theo dõi nhé. Nội dung dưới đây bao gồm khái niệm nguồn nhân lực,khái niệm và vai trò công tác,các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực… Nếu như những nội dung mình chia sẻ dưới đây chưa đủ khiến bạn hài lòng thì ngoài ra, bên mình có nhận viết thuê báo cáo thực tập với nhiều chuyên đề phong phú đa dạng điểm cao rất nhiều. Nếu bạn đang thật sự có nhu cầu viết thuê một bài báo cáo thực tập thì hãy liên hệ với dịch vụ viết báo cáo thực tập của chúng tôi qua zalo : 0973.287.149 để được hỗ trợ đầy đủ hơn nhé.
1.1. Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Nhân lực là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các doanh nghiệp. (VOER)
Về mặt thể lực: chỉ sức khỏe của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi. Thể lực con người còn tùy thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính…
Trí lực: Sức xuy nghĩ, sự hiểu bết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… của từng con người.
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiện nay còn bao gồm tất cả phẩm chất tốt đẹp, kinh nghiệm sống, óc sáng tạo và nhiệt huyết của mọi người lao động từ giám đốc cho đến các công nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp. Cơ Sở Lý Luận Về Đào Tạo Nguồn Nhân Lực
Khác với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nếu xét về vai trò của nguồn lực này trong quá trình sản xuất, nguồn nhân lực không chỉ là yếu tố đầu vào của sản xuất (nguồn cung), mà ở khía cạnh với tư cách là một thực thể sống, nguồn nhân lực lại là yếu tố tạo nên cầu. Các nguồn lực khác của doanh nghiệp đều do con người sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp. Mỗi nhân viên có các năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển và có khả năng đoàn kết làm việc theo nhóm, tổ, đội tạo lên hiệu quả cao trong công việc mà họ đảm nhận, đồng thời họ liên kết lại để hình thành nên các tổ chức, để bảo vệ quyền lợi của bản thân trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiểu theo góc độ rộng hơn thì nguồn nhân lực chính là nguồn lực của con người bao gồm hai yếu tố chính là thể lực và trí lực. Xét theo phạm vi hẹp hơn trong phạm vi một tổ chức thì nguồn nhân lực thể hiện ở số lượng và chất lượng người lao động đang làm việc trong tổ chức đó bất kể công việc họ đảm nhiệm là gì.
XEM THÊM :Báo Giá Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập
1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người đã và đang làm việc tại công ty ở tất cả các vị trí khác nhau. Có thể nói, đây là nguồn chính quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Con người dù ở mọi vị trí, mọi đơn vị khác nhau đều là những chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo và phát huy những lợi thế của đơn vị.
Trang thiết bị vật chất và nguồn nhân lực là hai yếu tố vô cùng quan trọng. Trong đó nhân lực đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động. Chính vì vậy mà đây luôn là yếu tố được các doanh nghiệp chú trọng quan tâm đầu tư cả về chất và về lượng.
Với sự năng động và sáng tạo, đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ giúp cho công ty rất nhiều trong việc tiếp thu những cái mới, nhạy bén trong việc học hỏi và nâng cao tri thức. Nếu người lãnh đạo biết khai thác những điểm mạnh này thì sẽ góp phần đưa doanh nghiệp phát triển lên một tầm cao mới.
Cùng với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xuất hiện các thị trường mới hình thành trong đó có thị trường sức lao động – nguồn cung lao động chủ yếu cho các doanh nghiệp. Sự phát triển của thị trường sức lao động, quan hệ lao động bị chi phối bởi quy luật cung cầu và quy luật khác của thị trường hàng hóa. Cũng chính từ sự chi phối này thì quan hệ lao động và cơ cấu lao động cũng thay đổi nhanh chóng cho phù hợp với xu thế phát triển.
1.2. Khái niệm và vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực
1.2.1. Khái niệm công tác đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. (Bài giảng Quản trị nhân lực- Th.s Bùi Văn Chiêm)
Đào tạo nguồn nhân lực là một loại hoạt động của tổ chức, được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng cao năng lực của con người.
Là quá trình học tập để chuẩn bị con người cho tương lai, để họ có thể chuyển đến công việc mới trong thời gian thích hợp.
Là quá trình học tập nhằm mở ra cho cá nhân một công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức. Theo quan niệm này, khi nói đến đào tạo nguồn nhân lực là nói đến việc trang bị cho người lao động những kiến thức phổ thông, kiến thức chuyên nghiệp, kiến thức quản lý,..
Như vậy, khái niệm của công tác đào tạo nguồn nhân lực có thể được hiểu là: Đào tạo nguồn nhân lực là việc huấn luyện, giảng dạy, tập huấn cho một nhóm người, một tổ chức nhằm trang bị kiến thức lý thuyết tổng hợp và kỹ năng thực hành về một vấn đề để có thể thực hiện công việc hoặc thực hiện chức năng nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ.
1.2.2. Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực
Đối với doanh nghiệp:
- Đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp, hay nói cách khác mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực là nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đào tạo nguồn nhân lực tạo ra sự chủ động thích ứng của doanh nghiệp đối với những biến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ và sự biến động nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, thực tế tại doanh nghiệp hay có tình trạng thừa hoặc thiếu lao động nên đòi hỏi phải có sự thay đổi, đổi mới nhân lực. Cho nên việc đào tạo nguồn nhân lực sẽ giúp công ty chủ động thích ứng với những biến động đó.
- Đào tạo nguồn nhân lực làm tăng sự ổn định và năng động của công ty, đảm bảo phát triển tốt để hoạt động kinh doanh của công ty ổn định khi thiếu những lao động chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ thay thế.
- Đào tạo nguồn nhân lực giúp nâng cao sự thành công, tạo dựng được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
Đối với người lao động:
- Đào tạo nguồn nhân lực tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, giúp người lao động thực hiện công việc tốt hơn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, thúc đẩy người lao động thường xuyên nâng cao trình độ quản trị, tay nghề, trình độ ngoại ngữ,…của bản thân.
- Đối với nhân viên mới, đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về doanh nghiệp và về công việc mà họ sẽ đảm nhận, giúp nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc mới.
- Đối với nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp thì đây là cơ hội để họ phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, tạo nên tiền đề cho việc nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lao động, giúp người lao động tự tin hơn, làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
- Đối với các nhà quản trị, bồi dưỡng nhân lực giúp họ tiếp cận với những phương pháp quản lý hiện đại, kỹ năng tiên tiến, thích ứng với những biến động không ngừng của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Đào tạo nguồn nhân lực xét về một khía cạnh nào đó cũng chính là một hình thức đãi ngộ người lao động vì nó góp phần thỏa mãn nhu cầu thành đạt của người lao động, qua đó kích thích họ vươn lên hoàn thành tốt công việc.
1.3. Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực
1.3.1. Đào tạo trong công viêc
Đào tạo trong công việc là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ được học những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết cho công việc và thường là có sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn.
1.3.1.1. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết nhân viên và kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và hướng dẫn của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học tập và làm thử cho đến khi nào thành thạo và hiểu về công việc dưới sự chỉ dẫn của người dạy.
1.3.1.2. Đào tạo theo kiểu học nghề
Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm, được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. Phương pháp này dùng để dạy một nghề hoàn chỉnh cho nhân viên.
Phương pháp này thực chất là sự kèm cặp của công nhân lành nghề đối với người học và là phương pháp thông dụng ở Việt Nam.
1.3.1.3. Kèm cặp và chỉ bảo
Phương pháp này thường dùng để giúp cho cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn. Có ba cách để kèm cặp là:
- Kèm cặp bởi lãnh đạo trực tiếp
- Kèm cặp bởi một cố vấn
- Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn
1.3.1.4. Luân chuyển và thuyên chuyển công việc
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện những công việc cao hơn trong tương lai.
Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo ba cách:
+ Chuyển đổi đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ.
+ Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ.
+ Người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn.
1.3.2. Đào tạo ngoài công việc
Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được tác riêng khỏi công việc thực tế
Đào tạo ngoài công việc bao gồm các kiểu sau: Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp, cử đi học ở các trường đại học chính quy, giảng bài, tổ chức các buổi hội thảo, chương trình hóa với sự giúp đỡ của máy tính, đào tạo từ xa và đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ.
1.3.2.1. Tổ chức các lớp học cạnh doanh nghiệp
Là phương pháp thay vì đào tạo tại nơi làm việc bằng cách mở một lớp học riêng cũng như những máy móc, thiết bị, quy trình làm việc ấy nhưng chỉ phục vụ cho học tập. Phương pháp này áp dụng với những nghề tương đối phức tạp hoặc các công việc có tính đặc thù mà phương pháp kèm cặp tại chỗ không đáp ứng được.
1.3.2.2. Cử đi học ở các trường chính quy
Là phương pháp các doanh nghiệp cử người lao động học nâng cao tại các trường nghề hoặc đại học hay các trường dạy nghề. Ở đây học viên được trang bị háo đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành.
1.3.2.3. Bài giảng, tổ chức các buổi hội thảo
Phương pháp này áp dụng cho cán bộ quản lý nhiều hơn, doanh nghiệp có thể định kì tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Các buổi hội thảo có thể tổ chức tách biệt hoặc kết hợp với chương trình đào tạo khác. Học viên sẽ thảo thuận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm, qua đó họ học được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.
1.3.2.4. Chương trình hóa với sự chỉ đạo của máy tính
Đây là phương pháp mà các chương trình đào tạo được lập trình sẵn và ghi lên đĩa mềm chương trình học, học viên chỉ việc mở đĩa qua máy vi tính và làm theo hướng dẫn đó. Chương trình này đào tạo được kiến thức mà không cần người dạy. Học viên có thể tự sắp xếp thời gian học sao cho thuận tiện nhất, nội dung chương trình học đa dạng.
1.3.2.5. Đào tạo theo phương thức từ xa
Là phương thức đào tạo mà người học tự học qua sách, tài liệu cung cấp sẵn, băng hình bằng đĩa CD và VCD, đào tạo qua zoom metting hay google meet,.. Khoa học công nghệ thông tin càng phát triển thì các phương tiện trung gian càng đa dạng. Nghĩa là phương thức này người học và người dạy không gặp nhau tại một địa điểm, cùng thời gian mà người học tự sắp xếp thời gian học cho mình.
1.3.2.6. Đào tạo kĩ năng xử lí công văn giấy tờ
Đây là phương pháp đào tạo, huấn luyện cho người lao động cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày. Học viên khi tới doanh nghiệp sẽ nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tưởng trình, báo cáo, dặn dò của cấp trên và các thông tin khác và họ phải có trách nhiệm xử lý nhanh chóng và đúng đắn.
Trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Đào Tạo Nguồn Nhân Lực, Mới Nhất mà các bạn không nên bỏ qua . Các bạn đang cần tìm một bài cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực thì đây , chắc hẳn là bài bạn nên xem hoặc các bạn có thể chọn ngay đề tài này vẫn được luôn nhé . Ngoài ra , bên mình có nhận viết thuê báo cáo thực tập với tất cả các đề tài đa dạng cụ thể là về đào tạo nguồn nhân lực cũng có luôn nhé . Các bạn muốn tải bài mẫu này vui lòng liên hệ với dịch vụ viết báo cáo thực tậpcủa chúng tôi và nhắn tin qua zalo : 0973.287.149 để được mình hỗ trợ thêm nhé.