Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994

Download miễn phí mẫu cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994 dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994 được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


1.1. Nguyên tắc Tối huệ quốc và Đối sử quốc gia trong GATT 1994

1.1.1. Nguyên tắc Tối huệ quốc

Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự “đối xử ưu đãi nhất”. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác (Trường hợp Mỹ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO).

Điều I. 1 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của mọi bên ký kết dành “ngay lập tức và không điều kiện” bất kỳ ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào liên quan đến thuế quan và bất kỳ loại lệ phí nào mà bên ký kết đó áp dụng cho hoặc liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế, hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế quân và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ hoặc nhập khẩu sang một Bên ký kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc nhập khẩu sang các Bên ký kết khác.

Nếu như ngày nay quy chế MFN đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng thì trong lịch sử đã chỉ có một nhóm nhỏ các cường quốc phương Tây được hưởng quy chế “Tối huệ quốc”, thực sự có tính ưu đãi hơn các nước khác được đưa ra trong các hiệp định thương mại và hàng hải ký với các nước A’-Phi-Mỹ Latinh.

Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với “hàng hoá” thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp định GATS), và sỏ hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS).

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ

Mặc dù được coi là “hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương, Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) quan trọng đối với nguyên tắc MFN1. Ví dụ như Điều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển.

Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-06-1971 của Đại hội đồng GATT về việc thiết lập “Hệ thống ưu đãi phổ cập” (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển theo nguyên tắc MFN.

Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971 của Đại hội đồng GATT về “Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển. Trên cơ sở Quyết định này, Hiệp định về “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển” (Global System of Trade Preferences among Developing Countries – GSPT) đã được ký năm 1989.

Mặc dù, được tất cả các nước trong GATT/WTO công nhận là nguyên tắc nền tảng, nhưng thực tế cho thấy các nước phát triển cũng như đang phát triển không phải lúc nào cũng tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MFN và đã có rất nhiều tranh chấp trong lịch sử của GATT liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc này. Thông thường thì vi phạm của các nước đang phát triển dễ bị phát hiện và bị kiện nhiều hơn vi phạm của các nước phát triển.

1.1.2. Nguyên tắc Đối sử quốc gia

Trong thương mại quốc tế, nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment) được hiểu là dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình. Điều này có nghĩa là nước nhập khẩu không được đối xử phân biệt giữa sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp trong nước với sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp nước ngoài về thuế và các khoản lệ phí trong nước cũng như về điều kiện cạnh tranh. Cụ thể trong WTO, nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được quy định tại điều III GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại), điều XVII GATS và điều III TRIPs. Theo đó thì hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã qua thủ tục hải quan (đã trả các khoản thuế được luật định)  hay được đăng ký bảo hộ thì phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ trong nước.Và ở Việt nam hiện tại cũng có pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế. Nguyên tắc NT kết hợp với MFN là hai nguyên tắc đá tảng của WTO nhằm thực hiện mục tiêu không phân biệt đối xử và tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên.

1.2. Các ngoại lệ chung trong Hiệp định GATT 1994

1.2.1. Phân biệt ngoại lệ và miễn trừ

Ngoại lệ và miễn trừ đều là việc cho phép một thành viên WTO được không hoặc chưa thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Khác nhau ở chỗ ngoại lệ đã được quy định sẵn trong các hiệp định, nếu thoả mãn các điều kiện thì mọi thành viên WTO đều có thể được miễn nghĩa vụ ấy, ví dụ các Điều 14, 20, 21 của GATT, Điều 73 của Hiệp định TRIPS.

Trong khi đó, muốn được hưởng miễn trừ đối với một nghĩa vụ cụ thể, một thành viên WTO phải đề đạt yêu cầu lên WTO và phải được các thành viên WTO khác, thông qua Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại Hội đồng, chấp thuận.

1.2.2. nội dung của các ngoại lệ chung

Ngoại lệ của WTO được hiểu là trong một số trường hợp cho phép các nước thành viên được làm khác đi so với các nguyên tắc cơ bản của WTO nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của Tổ chức thương mại thế giới nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh, đạo đức, sức khoẻ của con nguời, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, bảo đảm cán cân thanh toán.

Ngoại lệ của WTO được hiểu là trong một số trường hợp cho phép các nước thành viên được làm khác đi so với các nguyên tắc cơ bản của WTO nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của Tổ chức thương mại thế giới  nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh, đạo đức, sức khoẻ của con nguời, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, bảo đảm cán cân thanh toán. Ngoại lệ đã được đặt ra trong quá trình đàm phán và xây dựng các văn kiện của Tổ chức Thương mại Thế giới, đặc biệt được chú trọng trong các lĩnh vực thương mại quốc tế và quy định tại các văn kiện của WTO trong 3 lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn có các ngoại lệ giành riêng cho các nước đang phát triển.

Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 dành một số ngoại lệ cho các Thành viên để đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an ninh, lợi ích quốc phòng, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc, truyền thống lịch sử, bảo vệ sức khoẻ con người, động vật, thực vật và môi trường, di sản quốc gia, tài nguyên quý hiếm, ngăn chặn gian lận thương mại, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, liên quan đến các sản phẩm lao động của tù nhân, chính sách độc quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, duy trì hoà bình và an ninh thế giới, tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán, mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của Chính phủ và chi trả các khoản trợ cấp. Đây là những vấn đề cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh và sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Các quy định của WTO là bắt buộc nhưng cũng có những ngoại lệ riêng, theo đó các Thành viên có thể áp dụng các biện pháp trái với quy tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong phạm vi cho phép khi thực thi nghĩa vụ của mình.

Điều XX quy định việc áp dụng các ngoại lệ chung không được tạo ra sự phân biệt đối xử phi lý giữa các nước có điều kiện như nhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại quốc tế. Áp dụng các ngoài lệ trái với quy tắc không phân biệt đối xử trong trường hợp cần thiết: bảo vệ đạo đức công cộng; bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật hay thực vật; liên quan đến việc xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc; liên quan đến các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân; bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các quy định về áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và các biện pháp ngăn ngừa gian lận thương mại; di sản quốc gia; gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt.

Điều XXI quy định về việc các bên không có nghĩa vụ phải cung cấp những thông tin ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ các quyền lợi thiết yếu tới an ninh của mình; có những biện pháp thực thi các cam kết nhân danh Hiến chương Liên hiệp Quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

  Điều XII – Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán: để bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán, có thể hạn chế số lượng hay giá trị hàng hoá cho phép nhập khẩu với điều kiện các hạn chế nhập khẩu không vượt quá mức cần thiết để ngăn ngừa mối đe doạ hay ngăn chặn sư suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối hay để nâng dự trữ ngoại hối  lên một mức hợp lý. Các bên khi áp dụng quy định này cam kết tránh gây tổn hại không cần thiết cho quyền lợi thương mại, kinh tế và không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào có số lượng thương mại tối thiểu dẫn đến làm đảo lộn các kênh thương mại bình thường.

Khoản 8 Điều 3: Đãi ngộ quốc gia trong thương mại hàng hoá không áp dụng đối với trường hợp các cơ quan Chính phủ mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dung của Chính phủ và chi trả các khoản trợ cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa hay hạn chế số lượng nội địa liên quan đến số lượng phim trình chiếu.

Pháp luật hiện hành của Việt Nam đã nội luật hóa những ngoại lệ này và về cơ bản là phù hợp với GATT, cụ thể là tại Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại hàng hoá đã quy định rằng, để bảo đảm lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc thì không áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia, không áp dụng nguyên tắc này với cả những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp và Luật An ninh quốc gia cũngcấm các hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục, quy định các biện pháp cần thiết bảo vệ an ninh quốc gia v..v, những quy định này là hoàn toàn phù hợp, vừa bảo vệ được quyền lợi thiết thực của quốc gia vừa đảm bảo đảm thực thi các cam kết.

Đối với ngoại lệ liên quan đến việc xuất nhập khẩu vàng và bạc được quy định tại Pháp lệnh về ngoại theo đó Chính phủ có thẩm quyền trong việc hạn chế mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng và bạc được quy định tại Điều 31: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.

Đối với các ngoại lệ để duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và các biện pháp ngăn ngừa gian lận thương mại thì Việt Nam đã có một loạt văn bản quan trọng điều chỉnh các vấn đề này. Ví dụ, theo quy định của Luật Hải quan thì có thể kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi vắng mặt người khai hải quan, hay theo Điều 4 Luật Thương mại thì Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về đàm phán thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn hay Điều 31 và 77 Luật Thương mại cũng có quy định về việc áp dụng các biện phápkhẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế hay áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ; theo Luật Sở hữu trí tuệ thì Nhà nước chỉ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong một số trường hợp… Nhìn chung, những quy định này là khá phù hợp với GATT.

1.2.2. ý nghĩa và vai trò của các ngoại lệ chung

Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về đàm phán thương mại quốc tế thì có những ngoại lệ cho việc áp dụng và tuân thủ các cam kết quốc tế của các quốc gia trong quá trình về đầu tư thương mại nói chung. Quá trình ban hành các quy định về đầu tư thương mại đã có ý nghĩa và mục đích cụ thể như sau:

Xem Thêm ==>  99+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

Một là, tạo ra công cụ cân bằng giữa yêu cầu của bảo hộ đầu tư nước ngoài và bảo vệ các giá trị hoặc các mục tiêu khác, do đó chúng là cơ sở để các quốc gia liên quan tiến hành các hành động đối với hoạt động đầu tư thương mại. Trên cơ sở đó thì góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện và áp dụng các quy định về TMQT ở nước ta hiện nay.

Hai là, về cơ bản, các ngoại lệ trong luật đầu tư quốc tế bao gồm: các ngoại lệ chung, các ngoại lệ cụ thể nêu ra trong các hiệp định đầu tư và những ngoại lệ riêng cho từng quốc gia. Trong đó, các ngoại lệ chung thường gắn với việc thực thi các nguyên tắc về bảo hộ đầu tư, về cơ bản tương tự như Điều XX của GATT của WTO. Các điều khoản này là tiền đề để các quốc gia áp dụng trong hoạt động TMQT và tiến hành xúc tiến đầu tư một cách có hiệu quả

Ba là, các ngoại lệ trong WTO đóng góp là cầu nối vững chắc cho sự phát triển cân bằng của thế giới. Các ngoại lệ về đầu tư thường có thể hiểu là những ngoại lệ mà trong đó, lý do về đầu tư thương mại là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp, bao gồm việc bảo vệ, gìn giữ và ngăn ngừa những nguy cơ tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư thương mại. Các ngoại lệ về môi trường là cơ sở của việc tiến hành biện pháp truất hữu và cũng là tiêu chí để đánh giá tính “hợp pháp” của biện pháp truất hữu mà quốc gia tiếp nhận đầu tư đã thực hiện. Các ngoại lệ này chính là những ngoại lệ chung của các hiệp định đầu tư và là một các cơ sở dẫn đến việc áp dụng các biện pháp truất hữu dựa trên lý do về đàm phán thương mại quốc tế.

1.3. Áp dụng các ngoại lệ để giải quyết tranh chấp trong WTO

1.3.1. Giải quyết trang chấp trong WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các qui định về giải quyểt tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử GATT 1947. Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ tục đã được đưa vào cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét xử của thủ tục này cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết tranh chấp. Cho đến nay cơ chế này đã giải quyếtt tranh chấp cho 58 vụ liên quan đến biện pháp thương mại quốc tế, 20 vụ liên quan đến biện pháp chống trợ cấp và 25 vụ liên quan đến biện pháp tự vệ.

Trên cơ sở các qui định rời rạc về giải quyết tranh chấp trong GATT, WTO đã thành công trong việc thiết lập một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết trong một văn bản thống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO: Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU)  

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO

THAM VẤN

 60 ngày

DSB THÀNH LẬP BAN HỘI THẨM

 0-20 ngày nếu Tổng giám đốc được đề nghị xác định thành phần BHT

XEM XÉT CỦA BAN HỘI THẨM
NHÓM RÀ SOÁT CỦA CÁC CHUYÊN GIA

 Thường có 2 cuộc họp với các bên

1 cuộc họp với bên thứ ba

CUỘC HỌP RÀ SOÁT VỚI BAN HỘI THẨM NẾU ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ
GIAI ĐOẠN RÀ SOÁT GIỮA KỲ

 Từng phần báo cáo mô tả được gửi đến các bên đề lấy ý kiến. Báo cáo giữa kỳ gửi cho các bên để lấy ý kiến

BÁO CÁO CỦA BAN HỘI THẨM ĐƯỢC GỬI ĐẾN CÁC BÊN

 6 tháng kể từ khi có quyết định thành lập

XEM XÉT LẠI CỦA CƠ QUAN PHÚC THẨM

(tối đa 90 ngày)

BÁO CÁO CỦA BAN HỘI THẨM ĐƯỢC GỬI ĐẾN DSB

3 tháng trong trường hợp khẩn cấp

9 tháng kể từ khi thành lập ban hội thẩm

DSB THÔNG QUA BÁO CÁO

(30 ngày với báo cáo cơ quan phúc thẩm)

Tổng thời gian báo cáo thường là 9 tháng nếu không có kháng cáo, hoặc 12 tháng nếu không có kháng cáo phúc thẩm kể từ khi thành lập BHT tới khi thông qua báo cáo

 60 ngày đối với báo cáo của BHT trừ khi có yêu cầu phúc thẩm của Ban hội thẩm/cơ quan Phúc thẩm bao gồm cả những thay đổi Cơ quan phúc thẩm đưa ra so với báo cáo cuả Ban hội thẩm

TRANH CHẤP VỀ THỰC THI
THỰC THI
Khoảng thời gian hợp lý được xác định thông qua: Thành viên đề nghị DSB thông qua hoặc do các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc do trọng tài

 

1.3.2. Điều kiện áp dụng các ngoại lệ chung

Trong thực tiễn, khi xem xét một số vụ tranh chấp, Cơ quan phúc thẩm đã cho rằng phải có sự kiểm tra cả hai phương diện theo Điều XX GATT. Theo đó, để được áp dụng các ngoại lệ cần đáp ứng được hai yêu cầu quan trọng sau:

Thứ nhất, quốc gia viện dẫn có nghĩa vụ chứng minh rằng biện pháp đó thuộc một hoặc nhiều ngoại lệ được quy định ở các khoản từ (a) đến (j) của Điều XX GATT và việc áp dụng các biện pháp đó là “cần thiết” hay “liên quan”. Sự “cần thiết” ở đây đòi hỏi phải đánh giá khả năng tồn tại và áp dụng hợp lý trên thực tế. Liệu có biện pháp nào trên thực tế tuân thủ quy định của GATT và có biện pháp nào ít mâu thuẫn hơn hay mâu thuẫn ít nhất với GATT. Nếu câu trả lời là “có” thì thực tế vẫn tồn tại biện pháp có khả năng đạt được mục tiêu đề ra và ít hạn chế thương mại hơn so với biện pháp mà quốc gia đang lựa chọn áp dụng thì biện pháp quốc gia viện dẫn được xem là không “cần thiết”. Biện pháp “cần thiết” phải nằm ở cấp độ “không thể thiếu” dựa trên các yếu tố: tính hiệu quả của biện pháp, tầm quan trọng của mục tiêu và khả năng hạn chế thương mại của biện pháp .

Xem Thêm ==> Mối Liên Hệ Giữa Chế Tài Hủy Hợp Đồng Với Các Chế Tài Khác

Thứ hai, biện pháp đó phải đáp ứng các yêu cầu được nêu ở phần nói đầu của Điều XX GATT, tức là việc áp dụng các biện pháp đó không nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử phi lý, độc đoán hay hạn chế trá hình thương mại quốc tế.

Điểm chung của Điều XX GATT và là WTO cho phép các thành viên được làm khác đi so với các nguyên tắc cơ bản của WTO trong một số trường hợp nhằm bảo vệ các lợi ích quan trọng. Tất nhiên việc áp dụng không được tạo ra sự phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau hay tạo ra sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế. Điều XX GATT áp dụng cho thương mại hàng hoá, có nhiều điều khoản ngoại lệ hơn so với Điều XIV GATS. Điều XIV GATS áp dụng cho thương mại dịch vụ và có nhiều điều khoản ngoại lệ mà GATT không có.

1.3.3. Trình tự áp dụng các ngoại lệ chung trong GATT 1994

Quá trình áp dụng ngoại lệ chung trong GATT 1994 được áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp trong WTO. Trong quá trình thực thiện thì việc áp dụng Điều XX quy định việc áp dụng các ngoại lệ chung không được tạo ra sự phân biệt đối xử phi lý giữa các nước có điều kiện như nhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại quốc tế. Áp dụng các ngoài lệ trái với quy tắc không phân biệt đối xử trong trường hợp cần thiết: bảo vệ đạo đức công cộng; bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật hay thực vật; liên quan đến việc xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc; liên quan đến các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân; bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các quy định về áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và các biện pháp ngăn ngừa gian lận thương mại; di sản quốc gia; gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt.


Trên đây là mẫu Cơ sở lý luận về các ngoại lệ chung trong hiệp định Gatt 1994 được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *