Dưới đây là mẫu Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Đại Học Văn Lang dành cho các bạn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Đại Học Văn Lang được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP
Một báo cáo thực tập tốt nghiệp nên có kết cấu như sau:
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn chủ đề nghiên cứu
- Kết cấu của báo cáo thực tập:
CHƯƠNG 2. TÊN ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP
-
Mô tả đơn vị thực tập:
+ Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
+ Nhiệm vụ – chức năng – định hướng phát triển
+ Giới thiệu về khách hàng chiến lược của từng nhóm sản phẩm
+ Cơ cấu tổ chức hiện tại ( Sơ đồ tồ chức, lượng nhân sự trong từng phòng ban)
+ Tình hình hoạt động kinh doanh ( Phân tích sơ lược doanh số hay sản lượng cung ứng qua các năm để nhận diện khả năng phát triển)
Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ
-
Mô tả các công việc được giao.
+ Liệt kê các nhiệm vụ được giao
+ Mô tả quá trình thực hiện từng nhiệm vụ
+ Liệt kê, phân tích những vấn đề học được từ quá trình thực hiện nhiệm vụ
+ Những khó khăn gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ
-
Thực trạng chủ đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập.
+ Xác định chi tiết những nội dung sẽ nghiên cứu.
+ Phân tích sâu vào nhưng nội dung cụ thể
Thí dụ:
Nếu đề tài là Phân tích hoạt động Marketing thì sẽ phải phân tích 4 nội dung: Giá, sản phẩm, phân phối khuyến mãi.
Khi phân tích chính sách phân phối thì cần mổ sẻ chính sách phân phối mà công ty áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Ưu , nhược điểm gì? Có những vấn đề gì gặp phải trong quá trình thực hiện các chính sách đấy? ( Xác định rõ thì mới có cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm và so sánh với lý thuyết)
(Khả năng phát triển của CTY được trình bày trong chương 2 có thể ảnh hưởng đến các vấn đề phân tích)
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Kết quản từ việc phân tích 2.2 và 2.3->
- So sánh sự khác biệt giữa tình hình thực tiễn tại đơn vị thực tập thực tập so với lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
- Nêu những bài học rút ra được từ việc phân tích nói trên.
THANG ĐIỂM CHẤM BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VĂN LANG
Tiêu chí đánh giá | Điểm |
Tinh thần thái độ và ý thức làm việc của sinh viên:
· Tham gia các buổi tập huấn chuẩn bị cho việc thực tập · Liên hệ, trao đổi với giảng viên hướng dẫn đúng theo lịch hẹn hoặc theo đúng tiến độ, thực hiện các yêu cầu do giảng viên hướng dẫn về nội dung báo cáo. · Có đánh giá nhận xét tốt từ đơn vị thực tập |
2 |
Hình thức trình bày đúng theo hướng dẫn của Khoa, không có lỗi chính tả trong văn bản, hình ảnh bảng biểu rõ ràng. | 1 |
Chương 1. Mở đầu: Nêu được lý do chọn chủ đề. | 1 |
Chương 2: Tên đề tài báo cáo thực tập
– Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập, bao gồm các nội dung: giới thiệu quá trình hình thành và phát triển đơn vị thực tập, nhiệm vụ – chức năng – định hướng phát triển, quá trình hoạt động chính, cơ cấu tổ chức và nhân sự của đơn vị thực tập. – Mô tả các công việc được giao tại đơn vị thực tập. – Phân tích thực trạng chủ đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập
|
4 |
Chương 3: So sánh thực tiễn và lý thuyết đã học ở trường, bài học kinh nghiệm cá nhân. | 2 |
Tổng điểm | 10 |
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Bài báo cáo thực tập thường được sắp xếp theo thứ tự sau:
- Trang bìa (xem trang 13 của tài liệu này): in giấy thường, đóng quyển bìa mềm không có giấy kiếng bên ngoài, không làm bìa mạ vàng.
- Trang “Xác nhận của đơn vị thực tập”
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh
3. Trang “Nhận xét của giảng viên hướng dẫn”- thể hiện cụ thể điểm đánh giá của từng tiêu chí.
- Trang “Danh mục các từ viết tắt” (nếu có).
- Trang “Mục lục”: nên trình bày trong giới hạn khoảng 2 trang với 3 cấp
- Nội dung của báo cáo thực tập: trình bày theo phần hướng dẫn kết cấu như trên
- Phần “Phụ lục” (nếu có): ghi các nội dung có liên quan đến báo cáo hoặc các tài liệu gốc được dùng để làm báo cáo. Nếu có nhiều hơn 2 phụ lục thì các phụ lục phải được phân biệt bằng số (Phụ lục 1, Phụ lục 2,…) hoặc bằng chữ cái (Phụ lục A, Phụ lục B,…) và phải có tên.
Ví dụ:
- Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của đơn vị thực tập TNHH
- Phụ lục 2: Các chứng từ của đơn vị thực tập TNHH ABC
LƯU Ý:
Mở đầu mỗi chương phải qua trang mới.
ĐỊNH DẠNG BÁO CÁO THỰC TẬP
- Số trang của bài báo cáo: từ 15 đến 25 trang.
- Khổ giấy: A4, in một mặt
- Kiểu chữ (font): Times New Roman, font Unicode
Font style:
- Tiêu đề cấp 1 (heading 1): viết hoa, cỡ chữ 20, in đậm, canh giữa
- Tiêu đề cấp 2 (heading 2): viết hoa, cỡ chữ 16, in đậm, canh trái
- Tiêu đề cấp 3 (heading 3): viết thường, cỡ chữ 16, in đậm, canh trái
- Văn bản (body text): viết thường, cỡ chữ 13, canh justified
- Tên bảng, biểu, sơ đồ…: viết thường, cỡ chữ 13, in đậm, canh giữa
- Nguồn: viết thường, cỡ chữ 11, in nghiêng, nằm phía dưới và bên trái của bảng, biểu hay hình
4. Paragraph:
Cách dòng (line spacing): Multiple (at 1.5)
Cách đoạn (spacing): Before: 6 pt; After: 6 pt
5. Định lề (margin):
- Top : 2,0 cm
- Bottom : 2,0 cm
- Left : 3,0 cm
- Right : 2,0 cm
- Header : 1,5 cm
- Footer : 1,5 cm
- Đánh số trang: đánh máy, dưới mỗi trang, canh phải
- Đánh số các chương mục: nên đánh theo số Ả Rập (1, 2, 3…), không đánh theo số La Mã (I, II, III,…) và chỉ đánh số tối đa 3 cấp theo qui định sau:
- Tên chương: định dạng theo tiêu đề cấp 1 (heading 1). Ví dụ:
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CỦA CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
- Đề mục cấp 2: định dạng theo tiêu đề cấp 2 (heading 2), bắt đầu bằng số thứ tự của chương.
Trên đây là mẫu Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Đại Học Văn Lang được chia sẻ miễn phí các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149