Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng là nguồn tài liệu mà chắc hẳn trong thời điểm ngay bây giờ có rất nhiều bạn sinh viên đang quan tâm và tìm kiếm, chính vì thế ngay bây giờ đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn cùng xem và theo dõi nguồn tài liệu hữu ích này của mình nhé. Nội dung mình đã tiến hành triển khai như là tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần xây dựng trong đó sẽ có kế toán trưởng và các bộ phận kế toán khác, tiếp theo là chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, các chính sách kế toán chủ yếu… Hi vọng nguồn tài liệu mình sắp chia sẻ dưới đây ít nhiều sẽ cung cấp được cho các bạn có thêm nhiều hình thức để phân chia tổ chức công tác kế toán cụ thể là tại công ty cổ phần xây dựng.
Có phải bạn đang cần viết thuê một bài báo cáo thực tập? Thật trùng hợp, vì hiện tại bên mình có nhận viết thuê báo cáo thực tập với nhiều đề tài đa dạng phổ biến nhất hiện nay. Mọi vấn đề mà đang làm bạn băn khoăn, bạn chưa thể giải quyết được thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ nhận viết báo cáo thực tập thuê và hãy nhắn tin cho chúng tôi qua zalo :0973.287.149 để được tư vấn và báo giá nhanh nhất có thể nhé.
1 Tổ chức bộ máy kế toán Công Ty Cổ Phần Xây Dựng
2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Công Ty Cổ Phần Xây Dựng
- Kế toán trưởng
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính – kế toán như: kế toán thu chi tài chính, quản lý các nguồn gốc, thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nhà nước, quyết toán tài chính quan hệ với các ngân hàng, các cơ quan tài chính có liên quan công tác tài chính kế toán.
– Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng sử dụng các nguồn vốn hợp lý, nhằm bảo toàn và phát triển vốn.
– Quản lý số cán bộ công nhân viên trong văn phòng, phân công cụ thể cho từng chức danh viên chức, đề xuất và báo cáo Giám đốc công ty để giải quyết quyền lợi cho cán bộ công nhân viên trong phòng.
– Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và mọi hoạt động của công tác tài chính kế toán.
XEM THÊM :Nhận Viết Báo Cáo Thực Tập Thuê
– Nắm vững mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng quý, hàng năm, lập kế hoạch thu chi tài chính, đề xuất các biện pháp để điều hoà kế hoạch, cân đối các nguồn nhằm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định.
– Căn cứ vào hướng dẫn của nhà nước, tổ chức công tác hạch toán trực tiếp các quỹ để đảm bảo hiệu quả kinh tế đối với nguồn vốn của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc lập Bảng cân đối kế toán và bảng tổng kết tài sản, thực hiện việc quyết toán tài chính công ty.
– Tổ Chức Công Tác Kế Toán hướng dẫn và kiểm tra việc hạch toán, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kế toán cho các kế toán viên, kiểm tra thường xuyên việc thu hồi vốn để có vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong quan hệ tài chính ngân hàng, trích nộp ngân sách, trả nợ vay nộp đúng kỳ hạn, cùng các phòng chức năng , thực hiện đầy đủ các chế độ, trả lương kịp thời và các chế độ khác đối với người lao động.
– Thường xuyên báo cáo với Giám đốc công ty về thực hiện tài chính, tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp để bảo toàn và phát triển vốn.
– Kế toán tổng hợp: gồm Phó Phòng kế toán và Thủ quỹ
- Phó Phòng kế toán:
Giúp Kế toán trưởng về khâu kỹ thuật tổng hợp, trực tiếp giải quyết một số công việc, làm các công việc thanh toán, quyết toán nội bộ, các dự án, và các công trình giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng.
– Làm báo cáo quyết toán quý, năm để báo cáo cơ quan quản lý nhà nước.
– Khai thác số liệu phục vụ công tác quản trị kinh doanh, tham mưu cho lãnh đạo tình hình tài chính của công ty.
– Theo dõi, đối chiếu phát sinh kinh tế đồng thời phân tích hoạt động kinh tế của công ty.
– Theo dõi công tác thanh toán vốn các công trình thi công.
– Xét các thủ tục thanh toán nội bộ đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính.
– Theo dõi các khoản phải thu, phải trả khác, theo dõi các quý, tình hình trích nộp các quý, theo dõi nguồn vốn và nguồn hình thành nguồn vốn.
XEM THÊM :Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Xây Dựng
- Thủ quỹ tổ chức công tác kế toán
– Quản lý tiền mặt tại quỹ và chi tiền mặt theo lệnh.
– Chấp phát tiền mặt theo lệnh chi (PC), thu tiền vào theo phiếu thu, kiểm kê tồn quỹ tiền mặt.
– Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
– Theo dõi quản lý và ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời theo từng đối tượng hạch toán chi phí, đối tượng tính giá thành.
– Xây dựng và hoàn chỉnh các quy trình tính giá thành sản phẩm hiện có, lập các báo cáo về giá thành sản phẩm.
– Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ
Tham mưu cho Kế toán trưởng trong công tác quan hệ với các ngân hàng để thanh toán công nợ.
– Làm thủ tục giao dịch với các ngân hàng để mở tài khoản, vay ngắn hạn, trung hạn để phục vụ sản xuất.
– Soát xét các thủ tục thanh toán với các đơn vị ngoài đảm bảo đúng nguyên tắc.
– Đối chiếu công nợ với ngân hàng, khách hàng.
– Kế toán tiền lương và BHXH
Tham mưu cho Kế toán trưởng về công tác thu chi tiền mặt, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước, tình hình thu vốn giá trị khối lượng công trình hoàn thành được lên phiếu giá và được chủ đầu tư chấp nhận. Tình hình thanh toán lương, BHXH theo dõi tài khoản chờ phân bổ.
– Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, kết chuyển số dư hàng ngày, đối chiếu số dư với thủ quỹ.
– Hàng tháng tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đầu ra để báo cáo với cơ quan thuế.
– Làm báo cáo quyết toán thuế.
– Đối chiếu số liệu đảm bảo tính chính xác về việc kê khai, báo cáo thuế và quyết toán thuế.
– Kiểm tra, soát xét bảng lương với từng đối tượng hưởng lương, làm kế tóan lương, phân bổ vào các đối tượng sử dụng.
– Phối hợp với phòng TC – KT và BHXH để làm trợ cấp BHXH, kế toán BHXH.
– Đối chiếu lương với phòng tổ chức hành chính từng tháng, quý.
– Kế toán tài sản cố định, vật tư, hàng hóa
Tham mưu cho Kế toán trưởng về công tác theo dõi, quản lý xuất nhập vật liệu, công cụ, dụng cụ và quyết toán tình hình khấu hao TSCĐ, trích khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ.
– Theo dõi xuất nhập công cụ phát sinh trong tháng.
– Cuối tháng, quý làm báo cáo xuất nhập tồn kho và kết chuyển số dư chi phí.
– Kiểm kê vật tư cuối tháng, quý năm.
– Cuối tháng, quý trích khấu hao TSCĐ, khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ, theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ theo đúng nguyên tắc tài chính.
– Xử lý hao hụt vật tư, nhiên liệu, phụ tùng, đối chiếu hàng lên sổ sách và thực tế tại các kho.
– Làm báo cáo quyết toán quỹ lương và quỹ BHXH hàng năm.
– Theo dõi tình hình sử dụng giá trị khối lượng công trình hoàn thành được chủ đầu tư chấp nhận và giá trị đã được thanh toán thực tế.
3 Các chính sách kế toán chủ yếu
3.1 Các hình thức kế toán được áp dụng
– Niên độ kế toán bắt đầu 01 tháng 01 và kết thúc 31 tháng 12 hàng năm.
– Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam Đồng (VND).
– Phương thức kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ và hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu đều được kế toán theo dõi, tính toán và ghi chép thường xuyên theo quá trình phát sinh.
– Xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
– Áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
– Hình thức sổ kế toán áp dụng của công ty là Nhật ký chung
– Sổ sách được sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết hàng hóa, Sổ chi tiết phải thu, phải trả, Sổ TSCĐ, Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng…
3.2 Các chứng từ kế toán được sử dụng tổ chức công tác kế toán
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị, kế toán phải lập chứng từ kế toán. Mọi hoạt động của Công ty đều được lập chứng từ đày đủ kịp thời chính xác theo nội dung quy định trên mẫu của Bộ tài chính như các loại Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng. Công ty CPĐT & XDCT Miền Đông đã sử dụng các loại chứng từ như sau:
3.3 Quy trình kế toán tại Công ty
Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ kế toán: kiểm tra, xác minh chứng từ xem có trung thực,hợp lệ và tuân thủ chế độ kế toán hay không.
Cập nhật chứng từ: kế toán có nhiệm vụ ghi chép nội dung thuộc phần công việc mình được giao để tổng hợp số liệu và định khoản kế toán.
Luân chuyển chứng từ: các chứng từ sẽ được luân chuyển về các bộ phận được quy định tùy theo tính chất và nội dung của từng loại để các bộ phận đó vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp đồng thời vào phần mềm máy tính, nhằm đáp ứng yêu cầu về các thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác.
Lưu trữ chứng từ: Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm về quản lý và bảo quản hồ sơ tài liệu phòng mình và các chứng từ kế toán một cách khoa học, có hệ thống đầy đủ theo đúng quy định, dễ tìm khi cần sử dụng. Chứng từ tại công thông thường được lưu theo từng tháng.
Bài viết trên đây là toàn bộ nguồn tài liệu cũng như nội dung về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng xuất sắc nhất mà mình đã chia sẻ và đồng thời liệt đầy đủ đến cho các bạn tha hồ xem và tham khảo. Chưa dừng lại ở đó, hiện tại bên mình có nhận viết báo cáo thực tập với nhiều đề tài đa dạng về công ty xây dựng điểm cao, nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết một bài báo cáo thực tập hoàn thiện thì ngay giây phút này đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết báo cáo thực tập thuêcủa chúng tôi qua zalo : 0973.287.149 để được tư vấn báo giá và đồng hành trong suốt quá trình bắt đầu cho đến khi hoàn thiện nhé.
DOWNLOAD MIỄN PHÍ