Sơ đồ Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất nhựa

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất nhựa . Đây là sơ đồ cơ cấu mà các bạn sinh viên đi thực tập tại công ty mới có được chớ trên mạng hiện không có sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất nhựa đâu. Các bạn lưu về để tham khảo nha. 

Quá trình viết bài báo cáo thực tập các bạn sinh viên có gặp khó khăn chưa viết hoàn thiện được hoặc bận học, đi làm, mãi chưa biết viết bắt đầu như thế nào thì các bạn sinh viên hãy yên tâm nhé. Bên mình có dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập hỗ trợ cho các bạn sinh viên. Liên hệ sdt / zalo : 0973287149 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé


Đối thủ cạnh tranh

Mỗi công ty khi hình thành và phát triển đều có những chiến lược kinh doanh, sản xuất cho riêng mình. Vì nguồn lực là hạn chế, mỗi công ty đều sẽ hướng đến việc phát triển năng lực cốt lõi của mình, tập trung vào một chức năng mà mình làm tốt nhất. Với hệ thống máy móc hiện đại, công suất lớn, Công ty Cổ Phần nhựa Công nghiệp Minh Hà đã chọn lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, một ngành công nghiệp đang có xu hướng phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam. Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.(Sơ đồ Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất nhựa)

Theo khảo sát của Công ty Reed Tradex (Thái Lan), ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Các Công ty, Tập đoàn lớn của nước ngoài đã thiết lập nhiều nhà máy chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ họ kỳ vọng vào việc cắt giảm chi phí vận chuyển và rủi ro, vì thế nó sẽ tạo cơ hội lớn cho các nhà cung cấp phụ tùng trong nước phát triển sản xuất. Điều này một lần nữa khẳng định hướng đi đúng đắn của Công ty với tầm nhìn, sứ mệnh mà Ban lãnh đạo đã đề ra.

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất nhựa

Hiện tại, có thể nhận thấy nhu cầu về sản phẩm hỗ trợ từ các nhà máy chế tạo, lắp ráp của các tập đoàn nước ngoài là rất lớn, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế vì đòi hỏi tiềm lực tài chính, công nghệ và vấn đề chính sách, vì thế hầu như các công ty trong ngành cùng hoạt động hỗ trợ nhau, không mang nặng tính cạnh tranh.

XEM THÊM ==> Quy trình sản xuất của Công ty Nhựa

Sản phẩm, thị trường tiêu thụ

Minh Nguyên là chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất linh kiện nhựa với độ phức tạp và chính xác cao bao gồm: máy lạnh, máy rửa chén, máy hút bụi, tủ lạnh, công tắc và ổ cắm điện, linh kiện và phụ tùng xe hơi. Công ty sản xuất hơn 255 loại linh kiện với năng suất tối thiểu 20 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm của Công ty đáp ứng mọi nhu cầu kỹ thuật gắt gao của khách hàng về đường nét, màu sắc, chất liệu nhựa và kiểu dáng.

Một số khách hàng thường xuyên của Công ty như: Công ty TNHH Điện tử Sam Sung, Công ty TNHH New Hanam, Công ty TNHH MTV Deayoung Electronics Vina, Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Phước Nguyên, Công ty TNHH Platel Vina…Ngoài ra Công ty còn cung cấp sản phẩm cho thị trường nước ngoài như: Mexico, Trung Quốc, Hungary, Ai Cập, Brazil,…(Sơ đồ Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất nhựa)


Cơ cấu tổ chức Công ty

Hình 1.10: Sơ đồ tổ chức Công ty

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất nhựa
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất nhựa

Nguồn: Phòng hành chính – Nhân sự

Cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty bao gồm:

Hiện tại, Công ty đang hoạt động với 4 phòng ban chính là: Tài chính – hân sự, Khuôn, Phát triển kinh doanh, Chuỗi cung ứng – Sản xuất.

Giám đốc Điều hành: người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp. Ra quyết định và hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty.

Trợ lý Giám đốc Điều hành: cung cấp đầy đủ thông tin cho Giám đốc bao gồm hoạt động các phòng ban, nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu đối tác, lập báo cáo để giúp giám đốc hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, trợ lý Giám đốc còn chỉ huy, lãnh đạo trong trường hợp cần thiết, thay mặt Giám đốc cho ra một số quyết định phù hợp. Kiểm soát, thay mặt sếp, trợ lý cũng tiến hành theo dõi, giám sát công việc để đạt được chất lượng cao nhất.

Giám đốc Chuỗi cung ứng – Sản xuất là người nắm tất cả các hoạt động sản xuất tại phân xưởng, theo dõi giám sát tại xưởng, phân công nhiệm vụ cho các quản đốc, các phòng ban kỹ thuật, bảo trì, kế hoạch.

Quản đốc xưởng là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao. Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao; đồng thời đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ,… Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh về máy móc, con người trong ca làm việc.

Trưởng phòng kế hoạch sản xuất là người lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm, quản lý, theo dõi thực hiện kế hoạch dự án, đảm bảo các chỉ tiêu phù hợp với thị trường. Đánh giá, phân tích tình hình thị trường về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty, dự báo về kế hoạch sắp tới. Tham mưu, cố vấn cho ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến kế hoạch, lựa chọn khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trưởng phòng kế hoạch sản xuất phân bổ công việc cho cấp dưới, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, nhân viên đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Chuẩn bị các báo cáo về hoạt động, khuyến nghị cải tiến, sửa đổi. Báo cáo cho Ban giám đốc về tiến độ sản xuất.

XEM THÊM ==> Kết quả thu nhận được trong quá trình thực tập tốt nghiệp


Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chính sách chung của Công ty

Tầm nhìn: “Trở thành nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ hàng đầu Việt Nam”.

Sứ mệnh: “Cung cấp những sản phẩm chất lượng quốc tế dựa trên hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và công nghệ tiên tiến.”

Giá trị cốt lõi: Công ty Cổ Phần nhựa Công nghiệp Minh Hà được thành lập từ năm 2015 với 5 giá trị cốt lõi:

– Luôn phối hợp và hỗ trợ nhau thực hiện tốt mục tiêu đề ra của Công ty;
-Luôn chấp hành nội quy Công ty và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
– Luôn tìm cách mới thực hiện công việc nhanh hơn, tốt hơn với chi phí thấp;
– Luôn thực hiện công việc nhanh nhất có thể, đạt tiến độ và chất lượng;
– Luôn tìm cách hoàn thành tốt công việc được giao với nguồn lực tối ưu.

Chính sách chung của công ty

Hoạt động theo phương châm “Mục tiêu phấn đấu trở thành một Công ty sản xuất công nghiệp hỗ trợ hàng đầu Việt Nam và vươn ra thị trường Quốc tế”

Để đạt được điều mà Ban Giám Đốc cùng tập thể Công ty luôn cam kết:

Tuân thủ: Chúng tôi luôn cam kết tuân thủ các luật định, quy định có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, an toàn, sức khỏe và môi trường. Chúng tôi cam kết thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng bằng con đường chất lượng.

Cải tiến: Chúng tôi cam kết luôn xem xét duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2015; ISO 13485:2016; ISO 14001:2015. Hướng đến việc kiểm soát an toàn, sức khỏe và bệnh nghề nghiệp.
Ngăn ngừa: Kỷ luật lao động được đặt lên hàng đầu. Ngăn ngừa, giảm thiểu các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm được phát hiện trong suốt quá trình tạo sản phẩm của Công ty.

Công ty cam kết thực hiện việc đo đạc để ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường, thực hiện công việc an toàn, ngăn ngừa thương tật, tổn hại tài sản do hoạt động sản xuất và kinh doanh của chúng tôi. Cam kết việc thực hiện kiểm soát vật chất liên quan đến môi trường (ROHS) theo tiêu chuẩn quản lý Công ty.

Nguồn: Chính sách Công ty – phòng Hành Chính


Quy trình sản xuất của Công ty Nhựa

Quy trình sản xuất là quá trình biến đổi từ nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra. Quá trình sản xuất được chuẩn hóa rõ ràng, chính xác sẽ giúp các quản lý, trưởng chuyền dễ dàng theo dõi, kiểm soát tình trạng hoạt động của máy móc, con người. Bên cạnh đó, công nhân cũng có những hướng dẫn cụ thể về tuần tự các bước để tuân theo, giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, đạt được hiệu quả tốt.

Quy trình sản xuất chung được cụ thể 

Sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất

Nguồn: Bộ phận sản xuất

Bước 1: Bộ phận sản xuất nhận vật tư đảm bảo đúng loại nhựa, đúng số lượng, đúng vị trí theo kế hoạch sản xuất.

Bước 2: Bộ phận sản xuất tiến hành trộn hạt nhựa với chất tạo màu theo đúng tỷ lệ bằng máy trộn, đảm bảo theo đúng bảng tiêu chuẩn.

Bước 3,4: Bộ phận sản xuất thực hiện sấy nhựa (3 giờ), sau đó đổ nhựa vào máy qua phễu nhập liệu. Lưu ý, phải đúng loại nhựa, đúng số lượng, đúng loại máy.

Bước 5: Bộ phận kỹ thuật lắp khuôn vào máy, chú ý mã khuôn, mã hang.

Bước 6,7: Bộ phận sản xuất thực hiện vệ sinh khuôn bằng hóa chất. Bộ phận kỹ thuật tiến hành khởi động máy, kiểm tra khuôn, điều chỉnh thông số kĩ thuật tùy theo từng loại mã khuôn, mã hàng, sau đó cho máy chạy tự động theo thông số đã điều chỉnh.

Bước 8,9: Máy ép chạy tự động và cho ra sản phẩm.(Quy trình sản xuất của Công ty Nhựa)

Bước 10: Sản phẩm được lấy ra theo hai cách chính: bằng robot tự động hoặc bằng tay.

Sản phẩm được robot lấy ra sẽ tự động rớt vào thùng chứa đã chuẩn bị sẵn, thông thường các sản phẩm này không cần gọt bivia (nhựa thừa trên sản phẩm), số lượng sản phẩm ổn định theo giờ.

Sản phẩm được lấy ra bằng tay cần phải gọt bivia, năng suất của chuyền phụ thuộc vào cả máy và người.

Bước 11: Bộ phận sản xuất tiến hành kiểm tra sản phẩm. Sản phẩm tốt phải đảm bảo đúng mã hàng, không trầy xước, không nứt bể, không thiếu nhựa… theo bảng tiêu treo ngay tại chuyền.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được in và thực hiện các bước tiếp theo.

Sản phẩm không đạt sẽ được xử lý theo quy trình xử lý sản phẩm lỗi (hình 2.2)

Bước 12,13,14: Bộ phận sản xuất thực hiện các thao tác in, lắp ráp, đóng gói theo các bảng hướng dẫn. Thao tác đóng gói cần đảm bảo đúng sản phẩm, đúng số lượng, mỗi thùng phải có nhãn dán.

Bước 15: Bộ phận sản xuất thực hiện nhập kho thành phẩm, đảm bảo đúng số lượng trên thùng, đúng tiêu chuẩn đóng gói. Khi có lệnh giao hàng thực hiện giao hàng đồng thời lập phiểu xuất kho.(Quy trình sản xuất của Công ty Nhựa)

Quy trình xử lý sản phẩm lỗi

Quy trình xử lý sản phẩm lỗi
Quy trình xử lý sản phẩm lỗi

Hình 2.2: Quy trình xử lý sản phẩm lỗi
Nguồn: Bộ phận sản xuất

Quá trình sản xuất của công ty được tự động hóa từ 70% – 100% nhờ vào hệ thống máy ép phun nhựa tự động, hiện đại.

Mỗi máy sẽ chạy được một vài khuôn có công suất phù hợp, thường sản xuất một dòng sản phẩm cố định. Hình ảnh về cấu tạo của hệ thống ép phun nhựa được thể hiện trong hình 2.3. Hình ảnh thực tế của hệ thống ép phun nhựa được thể hiện trong hình 2.4.(Quy trình sản xuất của Công ty Nhựa)

Hệ thống ép phun nhựa

Hệ thống ép phun nhựa
Hệ thống ép phun nhựa

Hình 2.3: Hệ thống ép phun nhựa

̶ Phễu cấp liệu (Hopper)

̶ Khoang chứa nhựa (Barrel)

̶ Các băng gia nhiệt (Heater band)

̶ Trục vít (Screw)

̶ Bộ hồi tự hở (Non-return assembly)(Quy trình sản xuất của Công ty Nhựa)

̶ Vòi phun (Nozzle)

Tùy theo sản phẩm mà sử dụng hạt nhựa hoặc hỗn hợp hạt nhựa với các chất phụ gia, phụ liệu. Hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy ép phun nhựa qua phễu nạp liệu. Nguyên liệu sẽ được nghiền nhỏ ở phễu nạp liệu, sau đó rơi vào rãnh vít.

Chúng được trục vít quay tròn chuyển đến phía trước. Đầu phun kín nên nhựa lỏng ở đầu trục vít sẽ đẩy vít về phía sau đến một mức độ nhất định thì ngừng lại. Lúc này, hỗn hợp nóng lên nhờ sự gia nhiệt của xylanh, ma sát nội và dòng chảy chuyển động liên tục, sau đó chuyển dần thành chảy nhớt. Nhựa lỏng thoát ra đầu phun nhờ hệ thống thủy lực đẩy trục vít lên trước và tạo ra áp suất.

Khuôn đã được để sẵn, nhựa lỏng chảy vào khuôn tạo hình sản phẩm. Sau khi nhựa đã lấp đầy khuôn tạo hình, áp suất vẫn được duy trì để nhựa tăng dần độ nhớt đến mức đủ để giữ nhựa không thoát ra ngoài khi có sự chênh lệch áp suất. Khuôn được mở để đẩy sản phẩm ra ngoài, tiến hành cắt gọt bavia.(Quy trình sản xuất của Công ty Nhựa)

Hệ thống ép phun nhựa thực tế

Hệ thống ép phun nhựa thực tế

Bộ phận kế hoạch của Công ty

Phòng ban Chuỗi cung ứng – Sản xuất là phòng ban tích hợp, gồm các bộ phận cùng hoạt động như: Bộ phận kế hoạch, bộ phận mua hàng, bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng. Giám đốc Chuỗi cung ứng ông Đào Hữu Sơn là người trực tiếp điều hành bộ phận kế hoạch và bán hàng. Bộ phận kế hoạch được chia làm hai mảng chính là kế hoạch sản xuất và kế hoạch vật tư. Hiện tại, mảng kế hoạch sản xuất thực hiện điều độ hoạt động sản xuất cho 53 máy trong xưởng, một nhân viên phụ trách 4 máy công suất lớn (>1000 tấn), một nhân viên phụ trách 49 máy công suất nhỏ (từ 550 tấn – 1050 tấn). Mảng kế hoạch vật tư do một nhân viên nữa chịu trách nhiệm với hoạt động chính là hình thành BOM để lên danh sách vật tư cần thiết cho sản xuất và những công việc liên quan đến dữ liệu do cấp trên giao. Sơ đồ bộ phận kế hoạch được thể hiện trong hình 2.5(Quy trình sản xuất của Công ty Nhựa)

Sơ đồ bộ phận kế hoạch

Nhiệm vụ:

Làm việc với bộ phận bán hàng để xác định yêu cầu của khách hàng.

Hoạch định chi tiết nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất và số lượng lao động cần thiết cho dự án sản xuất. Dự đoán thời gian hoàn thành sản phẩm.

Lên kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng công việc và thời hạn hoàn thành.

Liên hệ với bộ phận mua hàng, bộ phận nhân sự, bộ phận kỹ thuật, bộ phận sản xuất và nhân viên bảo trì để đảm bảo tất cả công nhân, vật liệu, máy móc đều sẵn sàng theo đúng đảm bảo yêu cầu công việc. Giám sát tiến độ sản xuất.
Khắc phục sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất như thiếu hụt nhân viên, vật liệu hay trục trắc máy móc.(Quy trình sản xuất của Công ty Nhựa)

Hoạch định nhu cầu vật tư

Công tác lập kế hoạch vật tư là việc xác định chính xác khối lượng nhu cầu vật tư, chi tiết, bán thành phẩm cần mua hoặc cần sản xuất cho từng đơn hàng. Việc lập kế hoạch cho vật tư chính xác, đúng khối lượng, đúng thời điểm yêu cầu là cơ sở quan trọng để duy trì lượng dự trữ vật tư ở mức thấp nhất, giảm thiểu tồn đọng vốn, …

Tại Công ty Cổ Phần Công nghiệp Minh Hà sau khi nhận PO, kiểm tra hàng tồn kho. Nếu đã có bán thành phẩm hoặc thành phẩm trong kho thì giao cho khách hàng. Nếu không đủ thì phải kiểm tra NVL, có NVL thì chạy sản xuất, không có NVL thì phải đặt hàng, ước lượng vật tư sao cho đảm bảo đơn hàng.

Công ty sản xuất các sản phẩm đều là nhựa nên nguyên liệu chính để làm ra là hạt nhựa. Nhân viên kế hoạch vật tư, định mức NVL và bao bì cho từng đơn hàng. Xem xét, cân nhắc giá NVL và bao bì sao cho tối ưu nhất. Do đó, nhân viên kế hoạch dựa vào PO từ bộ phận dịch vụ khách hàng, để lập phiếu đề nghị mua hàng cho công ty, sau đó đưa lên Giám Đốc xét duyệt.


Và bài viết trên mình đã chia sẻ với các bạn về Sơ đồ Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất nhựa. Chúc các bạn hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình nhé. Các bạn sinh viên có nhu cầu viết thuê bài trọn gói liên hệ zalo: 0973287149

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *