Kết cấu của 1 bài báo cáo thực tập

Dưới đây là Kết cấu của 1 bài báo cáo thực tập dành cho các bạn sinh viên ngành Luật đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu Kết cấu của 1 bài báo cáo thực tập được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


* Nhận xét của đơn vị thực tập

  • Thời gian thực tập thực tế tại doanh nghiệp.
  • Thái độ, tinh thần kỷ luật trong quá trình thực tập.
  • Tính thực tiễn của báo cáo thực tập.
  • Chữ ký và dấu xác nhận của đơn cị thực tập.

Kết cấu chung của báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu cơ bản của báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương.

Lời nói đầu:

  1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:nêu lên tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu, các vấn đề tồn tại liên quan đến đề tài, từ đó nêu lên tính cấp thiết (sự cần thiết phải nghiên cứu ) của đề tài và từ đó nêu lên lý do chọn đề tài
  2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu:Nghiên cứu đề tài để làm gì? giải quyết vấn đề gì cho đề tài, cho đơn vị thực tập?
  3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:Không gian: Phạm vi tại đơn vị thực tập; thời gian: 3 năm gần nhất
  4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:Sử dụng các phương pháp phân tích đã học: so sánh, phân tích, dự báo…
  5. Nguồn số liệu của đề tài:thu thập số liệu từ đâu?

Mục lục

Chương 1:Giới thiệu về đơn vị thực tập:

1.1 Giới thiệu tổng quan về đơn vị mình đang thực tập

1.2 Lịch sử hình thành

1.3 Lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm dịch vụ

1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành

1.5 Kết quả kinh doanh qua các năm..

Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ 

Chương 2: Cơ sở lý luận về [mục tiêu nghiên cứu] + [đề tài nghiên cứu]: Trình bày những vấn đề lý luận chung, những lý thuyết, thuật ngữ, phương pháp nghiên cứu. Toàn bộ chương này phải được tổng hợp từ các sách vở, tài liệu học tập tại trường hoặc của các học giả công bố được công nhận. Tuyệt đối không sao chép, copy trên internet. Các nội dung phải đảm bảo như sau:

2.1 Khái niệm của vấn đề chung.

2.1 Khái niệm của vấn đề cụ thể (đề tài nghiên cứu)

2.3 Vai trò của vấn đề nghiên cứu: đối với đơn vị thực hiện, đối với khách hàng, đối với nền kinh tế

2.4 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: đối với đơn vị thực hiện, đối với khách hàng, đối với nền kinh tế, tầm quan trọng

2.5 Những vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu:

– Các sản phẩm cụ thể của [đề tài nghiên cứu]

– Đối tượng

– Thời hạn thực hiện

– Chi phí thực hiện, điều kiện thực hiện

– Phương pháp thực hiện

– Quy trình thực hiện (có vẽ sơ đồ cụ thể)

2.6 Khái quát hoá các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu: đề tài nghiên cứu có liên quan đến các lý thuyết, học thuyết gì? (ví dụ: lý thuyết hộ nghèo, lý thuyết về tín dụng hộ nghèo, lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng, Basel III….)

2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến [mục tiêu nghiên cứu] của [Đề tài nghiên cứu]: làm rõ các nhân tố chủ quan, khách quan, đơn vị thực hiện ảnh hưởng thế nào, khách hàng ảnh hưởng thế nào, môi trường (nền kinh tế) ảnh hưởng thế nào?

2.8 Các rủi ro có thể xảy ra trong [đề tài nghiên cứu]: rủi ro do khách hàng, do đơn vị thực tập, do nền kinh tế, chủ quan, khách quan….

2.9 Phương pháp phân tích vấn đề nghiên cứu: Nêu rõ khái niệm, ý nghĩa, phương pháp phân tích vấn đề nghiên cứu

Ví dụ 1: nếu nghiên cứu về hiệu quả cho vay thì làm rõ: hiệu quả là gì? hiệu quả trong cho vay là gì, phương pháp phân tích hiệu quả trong cho vay là gì? sử dụng các công cụ, số liệu, công thức, chỉ tiêu, mô hình nào đề nghiên cứu?;

Ví dụ 2: nếu nghiên cứu về chất lượng tín dụng thì làm rõ: chất lượng là gì? chất lượng tín dụng là gì, làm thể nào để đảm bảo chất lượng tín dụng, phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng là gì? sử dụng các công cụ, số liệu, công thức, chỉ tiêu, mô hình nào đề nghiên cứu?

2.10 Các chỉ tiêu dùng để phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu: từ cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng …. phải đưa ra được các công cụ dùng để phân tích đánh giá là gì? có sử dụng mô hình phân tích nào không? các chỉ tiêu nào dùng để phân tích….

Lưu ý: các chỉ tiêu phải nêu cụ thể: khái niệm về chỉ tiêu, ý nghĩa của chỉ tiêu (chỉ tiêu này dùng để phân tích điều gì, và cho ra kết luận gì), công thức tính cụ thể của chỉ tiêu là gì, phương pháp đánh giá về chỉ tiêu đó như thế nào?

2.11 Kết luận: Các vấn đề đã trình bày, mục tiêu và kết quả của chương 2 như thế nào, dùng để làm gì?

Chương 3: Thực trạng của [đề tài nghiên cứu] tại [phạm vi nghiên cứu]:  Phân tích thực trạng về đề tài nghiên cứu tại đơn vị thực tập: thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm, việc phân tích bắt buộc phải dựa trên cơ sở lý luận đã đề ra trong chương 2 và đặc biệt phải dựa trên các chỉ tiêu phân tích đã đưa ra trong chương 2…, Cụ thể hóa như sau:

3.1. Nêu tình chung về [Đề tài nghiên cứu] tại địa bàn, tại [đơn vị thực tập]

3.2. Trình bày chi tiết về các sản phẩm hiện có của [đề tài nghiên cứu] tại [đơn vị thực tập]:

– Tên sản phẩm

– Mục đích của sản phẩm

– Đối tượng khách hàng, đối tượng sản phẩm

– Điều kiện thực hiện

– Chi phí, thu nhập của sản phẩm

– Phương pháp thực hiện sản phẩm

– Các khuyến mãi, các chương trình tiện ích kèm theo (nếu có)

– Quy trình thực hiện sản phẩm (có vẽ sơ đồ thực hiện chi tiết)

– Đánh giá: Ưu nhược điểm của sản phẩm thực tế so với lý thuyết…

  1. Phân tích thực trạng về [mục tiêu nghiên cứu] của [đề tài nghiên cứu]:Sử dụng các mô hình, chỉ tiêu đã đề ra, phối hợp với số liệu để phân tích, cụ thể:

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

– Nêu mục tiêu ý nghĩa của chỉ tiêu, mô hình phân tích

– Trình bày bảng số liệu liên quan đến chỉ tiêu, mô hình, số liệu phải phân loại theo đối tượng khách hàng, theo thời hạn, nhóm sản phẩm, theo cơ cấu ngành nghề…, bảng số liệu phải có phần so sánh tăng giảm tuyệt đối, tăng giảm tương đối qua các năm. (Lưu ý: đánh số thứ tự: bảng thứ nhất thì đánh số: 3.1, bảng thứ 2 thì đánh số 3.2, tên bảng số liệu bên trên bảng số liệu, bên dưới bảng số liệu phải ghi rõ nguồn số liệu)

– Vẽ sơ đồ so sánh tăng trưởng, tăng giảm của chỉ tiêu phân tích (lưu ý: đánh số thứ tự:  sơ đồ thứ nhất thì đánh số: 3.1, sơ đồ thứ 2 thì đánh số 3.2, tên sơ đồ bên dưới sơ đồ)

– Phân tích:

+ Phân tích số liệu tăng giảm theo số tuyệt đối, số tương đối, theo chiều ngang, theo chiều dọc, so sánh với trung bình ngành…

+ Phân tích cụ thể theo từng chỉ tiêu riêng biệt, theo từng năm, có đánh giá tăng giảm như thế nào, nhận xét tăng giảm do nguyên nhân nào (khách hàng hay đơn vị thực tập hay khách quan), tăng giảm đó so với trung bình ngành thế nào, kết luận tăng giảm đó tốt hay xấu, có cần đưa ra giải pháp hay không, giải pháp thế nào? (lưu ý: mỗi vấn đề viết thành 1 đoạn văn riêng, không được viết thành 1 đoạn văn liên tục, viết văn theo phương pháp diễn giải, nên tránh sử dụng phương pháp quy nạp)
+ Mỗi chỉ tiêu phân tích phải phân tích theo từng cách phân loại đã nêu trong bảng số liệu.

3.4 Đánh giá thực trạng về vấn đề nghiên cứu tại đơn vị nghiên cứu: Đánh giá cụ thể các vấn đề đã nghiên cứu: ưu điểm, nhược điểm, khó khăn, tồn tại, nguyên nhân tồn tại theo kết quả nghiên cứu thực tế từ các chỉ tiêu phân tích trong mục 3.3.

Lưu ý: có nghiên cứu thì mới có kết luận, chỉ cần copy phần nhận xét ở từng chỉ tiêu vào đây là xong, không được sáng tác thêm hay trình bày theo quan điểm “là tôi thấy nó như vậy”

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả/ chất lượng [vấn đề nghiên cứu]: 

– Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá trong chương 3, nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề.

– Trình bày các giải pháp theo hình thức nhóm giải pháp, có nghĩa là để giải quyết một vấn đề khó khăn tồn tại, chúng ta cần nhiều giải pháp đang xen nhau.

– Mỗi nhóm giải pháp là giải quyết 1 vấn đề khó khăn tồn tại đã nêu ra trong phần kết luận cuối chương 3.

Danh mục tài liệu tham khảo: trình bày tất cả các tài liệu đã dùng tham khảo bao gồm cả sách, công trình nghiên cứu, website, bài báo…. và phải theo đúng quy cách trình bày tài liệu tham khảo (nên xem các sách, giáo trình để học cách trình bày)


Trên đây là mẫu Kết cấu của 1 bài báo cáo thực tập được chia sẻ miễn phí. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *