Cách Viết Bài Thu Hoạch Thực Tập Khoa Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Trường ĐH Ngoại Ngữ

 Cách Viết Bài Thu Hoạch Thực Tập Khoa Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Trường ĐH Ngoại Ngữ dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp  Cách Viết Bài Thu Hoạch Thực Tập Khoa Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Trường ĐH Ngoại Ngữ , mẫu cách viết được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


 Cách Viết Bài Thu Hoạch Thực Tập Khoa Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Trường ĐH Ngoại Ngữ

  1. NỘI DUNG CỦA THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.1. Lựa chọn và đặt tên đề tài

– Tên đề tài THTTTN phải phù hợp với ngành và chuyên ngành đào tạo (Kinh doanh quốc tế, Marketing, Quản trị nhân sự), cụ thể: vấn đề nghiên cứu phải có yếu tố quốc tế (thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị, marketing) hoặc thuộc một học phần trong khối kiến thức ngành, chuyên ngành của chương trình đào tạo.

– Tên đề tài: nêu vấn đề nghiên cứu, không cần nêu kèm các nội dung khác.

Ví dụ: không sử dụng tên đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản tại Công ty… sang thị trường Nhật Bản từ nay đến năm 2020”, cần điều chỉnh lại thành “Xuất khẩu hàng thủy sản của Công ty… sang thị trường Nhật Bản” (thời gian nghiên cứu có thể được giới hạn trong phần phạm vi nghiên cứu).

– Các đề tài phân tích, mô tả về quy trình nghiệp vụ: tên đề tài được sử dụng là “Tổ chức thực hiện hoạt động/nghiệp vụ… tại…”. Chương 2 của các đề tài này phải bao gồm các nội dung: nội dung trình tự công việc, bộ phận thực hiện, bộ phận phối hợp, chi phí, chứng từ đi kèm (chứng từ không quá 01 năm tính đến ngày nộp THTTTN).

1.2. Nội dung của THTTTN

Thu hoạch thực tập gồm 20 – 25 trang (tính từ Chương 1 (Chapter 1) đến Kết luận (Conclusion), được viết bằngtiếng Anh, chia thành 3 chương, với những nội dung chính sau:

1.2.1. Chương 1: mô tả khái quát về đơn vị thực tập:

– Lộ trình, ngày tháng năm thành lập, địa chỉ, số điện thoại, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, …

– Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty

– Kết quả kinh doanh (về tài chính: vốn, đầu tư, chi phí, lợi nhuận, …) của công ty trong 3 năm gần nhất: số liệu và phân tích.

– Vị trí / vai trò / tầm quan trọng của đề tài thực tập trong hoạt động công ty.

1.2.2. Chương 2: phân tích tình hình tổ chức và thực hiện một nghiệp vụ kinh doanh được chọn làm đề tài báo cáo. Nghiệp vụ hoặc hoạt động kinh doanh được chọn phải liên quan đến chuyên ngành đào tạo. Thông thường chương 2 gồm những phần chính sau:

– Tình hình kinh doanh của mảng đối tượng nghiên cứu

– Tìm hiểu cụ thể về cách thức tổ chức nghiệp vụ được chọn: những bước triển khai cụ thể như thế nào, cần lưu ý những điều gì (tùy theo đề tài lựa chọn, một số đề tài có thể không cần viết phần này mà tập trung vào phần “Tình hình …” ở phía trên và phần tiếp theo, nhưng vẫn đảm bảo số trang).

– Đánh giá về tình hình thực hiện nghiệp vụ được chọn: đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu, đối chiếu với lý thuyết đã học. Và đặc biệt chú trọng đến điểm yếu / hạn chế để làm cơ sở đưa ra giải pháp ở chương 3.

1.2.3. Chương 3: chủ yếu viết về giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ hoặc loại hình kinh doanh được chọn làm đề tài nghiên cứu. Chương 3 gồm những nội dung chính sau:

– Định hướng phát triển của công ty; lộ trình thực hiện.

– Cơ hội và thách thức đối với công ty, đặc biệt là với mảng kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh đã lựa chọn.

– Giải pháp: Giải pháp được nêu ra trên cơ sở phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức đã được nêu ở trên.

– Kiến nghị: với các cơ quan quản lý hữu quan.

à Lưu ý:

+ Tuyệt đối không sao chép bài làm của người khác.

+ Tránh trường hợp nêu một giải pháp không có liên quan gì đến những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đã nêu.

+ Giải pháp được nêu phải là giải pháp đối với nghiệp vụ hoặc mảng kinh doanh đã chọn nghiên cứu trong chương 2, chứ không phải là một giải pháp chung cho hoạt động của công ty.

Khi nộp bài cần nộp cả bản sao (copy) của các chứng từ để minh họa, chứng minh rằng những số liệu sử dụng trong bài là đúng. Các chứng từ được đính kèm trong Phụ lục.

Xem Thêm ==> Dịch vụ viết báo cáo thực tập , điểm cao 

  1. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THTTTN: (Xem phụ lục 3)
  2. MỘT SỐ LƯU Ý:

– Không để bảng, biểu, đồ thị…bị cắt thành hai trang.

– Không trang trí quá rườm rà.

– Không gạch dưới các phần trong THTTTN.

– Dấu câu phải đi liền với từ trước, không đánh máy dấu câu đi liền với từ sau. (vd: Cầu ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cùng xu hướng gia tăng bảo hộ mậu dịch của các thị trường này khiến cho xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn hơn trước. Không viết: Cầu ở các thị trường lớn như Mỹ ,châu Âu ,Nhật Bản cùng xu hướng gia tăng bảo hộ mậu dịch của các thị trường này khiến cho xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn hơn trước.)

Sử dụng dấu phân cách trong các cụm số học: Vì ngôn ngữ sử dụng trong THTTTN là Tiếng Anh, việc sử dụng dấu phân cách các cụm số phải theo quy tắc chính tả Tiếng Anh, cụ thể là: dấu phẩy được sử dụng để phân cách hàng nghìn, dấu chấm được sử dụng để phân cách hàng thập phân.

  1. TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH THTTTN
STT Hoạt động Thời hạn Ghi chú
1 Phổ biến công việc T2/2019 Họp nhóm
2 Thống nhất đề tài T2/2019  
3 Nộp đề cương T3/2019  
6 SV nộp Chương 1,2 T3-4/2019  
7 GV trả Chương 1,2 T3-4/2019  
8 SV nộp Chương 3 + Bài sửa Chương 1,2 T4-5/2019  
9 GV trả chương 3 T4-5/2019  
10 SV nộp bải hoàn chỉnh lần 1 T5/2019  
11 GV trả bản hoàn chỉnh lần 1 T5/2019  
12 SV nộp bản hoàn chỉnh lần 2 T5/2019  
13 GV trả bản hoàn chỉnh lần 2 T5/2019  
14 GV ký nộp bài T5/2019 Bản cứng
15 SV nộp bài tại VP Khoa Cuối tháng 5/2019 Bản cứng + CD

* Ghi chú:

– SV phải tuân thủ nghiêm túc thời hạn được Khoa và GVHD đưa ra. Khuyến khích SV đầu tư hoàn thành công việc trước thời hạn.

– Tùy theo điều kiện công tác và giảng dạy, GVHD có thể linh hoạt sửa bài theo chương hoặc sửa theo bài hoàn chỉnh. Mặc dù vậy, GVHD cần đảm bảo đã duyệt qua đề cương chi tiết của SV và bài hoàn chỉnh của SV ít nhất 01 lần.

– Khi nộp bất cứ phần nào trong bài, SV luôn nộp kèm đề cương chi tiết. Bài nộp được xem là hợp lệ khi SV trình bày hình thức theo đúng quy định.

– Đánh giá THTTTN được thực hiện theo hình thức chấm 2 vòng độc lập: Vòng 1 (60% do GVHD đánh giá) và Vòng 2 (40% do GV phản biện đánh giá).

– Nếu có thắc mắc phát sinh trong quá trình viết THTTTN, SV phải thông báo cho GVHD để có thể xử lý kịp thời. SV cần tuyệt đối trung thực trong quá trình viết và làm việc với GVHD.

  TRƯỞNG KHOA

NGUYỄN NGỌC HUÂN

PHỤ LỤC

  • PHỤ LỤC 1: QUY ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM NỘP
  • PHỤ LỤC 2: HÌNH THỨC CỦA THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
  • PHỤ LỤC 3: TRANG BÌA THTTTN
  • PHỤ LỤC 4: NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
  • PHỤ LỤC 5: PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HƯỚNG DẪN VÀ VIẾT THTTTN
  • PHỤ LỤC 6: PHIẾU BÁO CÁO CÔNG VIỆC
  • PHỤ LỤC 7: PHIẾU NHẬN XÉT THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (dành cho GVHD

PHỤ LỤC 1

QUY ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM NỘP

1.1 Về khía cạnh chuyên môn

– Tên đề tài THTTTN phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo (Kinh doanh quốc tế, Marketing, Quản trị nhân sự), cụ thể: vấn đề nghiên cứu phải có yếu tố quốc tế (thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị, marketing) hoặc thuộc một học phần trong khối kiến thức ngành, chuyên ngành của chương trình đào tạo.

– Các chương trong nội dung của một THTTTN phải đảm bảo tính logic khoa học với nhau, các phân tích và đánh giá thực trạng phải dựa trên khung lý thuyết đã được trình bày, các giải pháp và kiến nghị phải dựa trên thực trạng đã được phân tích và đánh giá.

Ví dụ: đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả của một hoạt động cụ thể ở chương 3 phải căn cứ vào nội dung phân tích và đánh giá về hiệu quả của hoạt động này ở chương 2 trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đã được xác định rõ trong khung lý thuyết / thông tin ở chương 1.

– Sinh viên phải chuẩn bị trước và trình bày với giảng viên hướng dẫn trong buổi hướng dẫn đầu tiên những nội dung sau: vấn đề nghiên cứu / thực tập, đơn vị thực tập, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những thuận lợi và khó khăn của bản thân khi thực hiện đề tài.

1.2 Về số lượng bản nộp

– Sinh viên trực tiếp nộp 02 (hai) quyển (bìa màu xanh da trời, không mùi, bên ngoài có bìa kiếng) và 1 CD về Văn phòng Khoa trong thời hạn qui định.

– Sinh viên chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường theo các quy định hiện hành về công tác học sinh – sinh viên nếu cố ý ngụy tạo số liệu sử dụng cho THTTTN và và / hoặc thực hiện các hình thức gian lận khác.

HÌNH THỨC CỦA THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

  1. Quy định về cách trình bày

– THTTTN được viết bằng tiếng Anh, trình bày rõ ràng, sạch đẹp theo bố cục sau:

+ Bìa chính (giấy bìa cứng, không mùi) (theo mẫu),

+ Bìa phụ là giấy thường, nội dung tương tự như bìa chính,

+ Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập” (theo mẫu phụ lục 4),

+ Trang “Phiếu theo dõi tiến độ hướng dẫn và viết THTTTN” (theo mẫu phụ lục 5),

+ Trang “Phiếu báo cáo công việc” (theo mẫu phụ lục 6),

+ Trang “Introduction” (hoặc “Abstract”),

+ Lists of Abbreviation; Lists of Tables and Figures (nếu có),

+ Mục lục (Table of content): lấy đến mục 03 chữ số (ghi rõ số thứ tự trang),

+ Phần nội dung chính (bao gồm các Chapters) (bắt đầu đánh số trang)

+ Phần kết luận (Conclusion),

+ Danh mục tài liệu tham khảo (References),

+ Phụ lục (Appendix),

– THTTTN được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297mm), in một mặt.

– Dung lượng bài (được tính kể từ Lời mở đầu đến hết phần Kết luận): THTTTN có số lượng từ 20 đến 25 trang (tính từ Chapter 1).

– Số thứ tự của trang đặt ở chính giữa, phía trên đầu trang giấy và bắt đầu đánh số trang từ Chapter 1 đến hết phần Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.

– Dùng font chữ Unicode “Times New Roman”, cỡ chữ 13, cách dòng 1,5 lines.

– Lề trên, lề dưới, lề phải: 2 cm; lề trái: 2,5 cm (tính từ cạnh trang giấy).

– Các tiểu mục của bài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 3.1.2.1. chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục2, mục 1, chương 3). Các chương mục được ghi theo cách dưới đây:

– Viết tắt:  Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đề tài. Nếu THTTTN có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu

của bài.

  1. Cách trích dẫn và sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo

Cách trích dẫn và sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo được thực hiện theo quy định của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association – APA), ấn bản số 06.

  1. Bảng biểu, đồ thị, hình, sơ đồ

– Bảng biểu, hình, đồ thị, sơ đồ… phải đánh số theo từng loại và bao gồm luôn cả thứ tự của chương.

* Ví dụ: + Figure 1.1, Figure 1.2, ….(Trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của Chapter 1, số 1, 2,…tiếp theo là số thứ tự hình trong chương đó).

+ Table 1.1., Table 1.2,…(Trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của Chapter 1, số 1, 2,…tiếp theo là số thứ tự bảng trong chương đó).

– Bảng biểu, hình, đồ thị…phải có tên, đơn vị tính, nguồn (tên, đơn vị tính ở phía trên, nguồn ở phía dưới bảng biểu, hình, đồ thị…).

– Không để bảng, biểu, đồ thị…bị cắt thành hai trang.

  1. Nội dung chính

Nội dung chủ yếu của THTTTN bao gồm những vấn đề sau:

(i). Tìm hiểu về đơn vị thực tập (quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân sự, tình hình kinh doanh trong thời gian qua,…)

(ii). Tìm hiểu hoặc phân tích một hoạt động/ nghiệp vụ cụ thể tại đơn vị thực tập phù hợp với chuyên ngành đào tạo tại Khoa (lựa chọn vấn đề thuộc một học phần trong khối kiến thức chuyên môn được giảng dạy tại ngành và chuyên ngành đào tạo). Ví dụ: tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, marketing quốc tế, du lịch quốc tế, đào tạo và tuyển dụng, tổ chức sự kiện,…; quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu, giao nhận vận tại quốc tế, thanh toán quốc tế, đánh giá thành tích nhân viên, xây dựng chiến lược giá,…

(iii). Đánh giá hoạt động/ nghiệp vụ được phân tích, tìm hiểu ở đơn vị thực tập, trong đó nêu bật những thuận lợi, khó khăn mà đơn vị thực tập gặp phải, chỉ rõ nguyên nhân của những thuận lợi, khó khăn đó và so sánh với lý thuyết đã học để làm cơ sở đề xuất giải pháp ở phần tiếp theo.

Xem Thêm ==>Hướng Dẫn Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Trường ĐH Quy Nhơn

(iv). Đưa ra đề xuất, giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện hoặc phát triển đối với hoạt động/ nghiệp vụ được tìm hiểu tại đơn vị thực tập.

Kết cấu của THTTTN có thể gồm 3 chương (chapter) như sau:

    • – Chương 1 (Chapter 1): Giới thiệu về đơn vị thực tập
    • – Chương 2 (Chapter 2): Phân tích thực tiễn của một hoạt động/ nghiệp vụ cụ thể tại đơn vị thực tập (có đánh giá và nhận xét)
    • – Chương 3 (Chapter 3): Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện hoặc phát triển đối với hoạt động/ nghiệp vụ được mô tả ở Chương 2 (giải pháp và kiến nghị bao gồm ở cấp vi mô và vĩ mô)

  •  

PHỤ LỤC 3: TRANG BÌA THTTTN

HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES

– INFORMATION TECHNOLOGY

DEPARTMENT OF INTERNATIONAL BUSINESS ADMINISTRATION

(Font Times New Roman,size14, in đậm, canh giữa)

———***——–

INTERNSHIP REPORT

(Font Times New Roman,size24, in đậm, canh giữa)

Major:…………………………..

(Font Times New Roman,size18, in đậm, cạnh giữa)

<TOPIC>

(Tên đềtài: định dạng Font Times New Roman, size18, in đậm, canh giữa)

 (Font Times New Roman,size14, in đậm, canh thẳng hàng và nằm ở nửa trang bên phải)

HCMC,<month>/<year>

(Font Times New Roman, size14, in đậm, canh giữa)

PHỤ LỤC 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Tên Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan:

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………………………

Mã số thuế: (nếu có) ……………………………………………………………………………………………………….

Mã số đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp: (nếu có)………………………………………………

Ngành nghề kinh doanh/ lĩnh vực hoạt động chính:…………………………………………………………

Chúng tôi xác nhận Sinh viên:…………………………………………………………………………………………

thực tập tại Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan từ ngày…… tháng….. năm……. đến ngày…. tháng…… năm…….. như sau:

– Về tinh thần thái độ:

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Về việc tiếp cận thực tế nghiệp vụ, hoạt động của Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan:

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Về số liệu sử dụng trong bài (ghi rõ số liệu được sử dụng trong THTTTN có phải do Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan cung cấp cho Sinh viên hay không):

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Nhận xét khác:

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  ………, ngày …… tháng …… năm ……

Ký tên

(Ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 5

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ HƯỚNG DẪN VÀ VIẾT THTTTN

Họ và tên SV:………………………………………………………Khóa/lớp…….………………

MSSV:……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Tên đề tài: ……………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giảng viên hướng dẫn:……………………………………………………………………………………………………………..

 

Bước

 

Nội dung hướng dẫn

 

Thời gian

 

Địa điểm

GVHD

ký xác nhận

 

 

1

 

Được góp ý tên đề tài và cách thực hiện đề tài, hướng dẫn tài liệu tham khảo

     
 

2

 

Nộp đề cương chi tiết

     
 

3

Nộp chương …      
 

4

Nộp chương …      
 

5

Nộp chương …      
 

6

Nộp bải hoàn chỉnh lần 1      
 

7

Nộp bản hoàn chỉnh lần 2      
 

8

Nộp bài hoàn chỉnh để GV ký      

Nhận xét của GVHD v/v đồng ý hoặc không đồng ý cho SV nộp THTTTN:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ghi chú: – SV giữ Phiếu theo dõi tiến độ hướng dẫn và viết THTTTN này, trình GVHD ký xác nhận sau từng đợt và nộp cùng THTTTN (không đóng vào quyển THTTTN).

  Tp. Hồ chí Minh, ngày …tháng … năm 20…

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 6

PHIẾU BÁO CÁO CÔNG VIỆC

Họ và tên SV:  ..……………………………….…………………Khóa/lớp…………………….

MSSV: ………………………………………………………………………………………………………………………………

Tên đề tài: …………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………….Ghi chú: SV hoàn thành Phiếu báo cáo công việc, đóng rồi nộp cùng THTTTN.

  Tp. Hồ chí Minh, ngày …tháng … năm 20…

Sinh viên thực tập

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Trên đây là mẫu  Cách Viết Bài Thu Hoạch Thực Tập Khoa Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Trường ĐH Ngoại Ngữ được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *