Download miễn phí chuyên đề: Báo cáo thực tập tại Bệnh viện: đề tài báo cáo thực tập cho các bạn sinh viên học ngành y dược, đang làm báo cáo thực tập tại bệnh viện tham khảo, đây là bài báo cáo tương đối hoàn chỉnh rồi các bạn nhé, sau đây mình sẽ giới thiệu qua về nội dung sơ lược của bài:
Đề cương báo cáo thực tập tại bệnh viên Thủ Đức
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I − GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT:
II. KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC:
A. Sơ đồ tổ chức nhân sự khoa Dược:
B. Công tác dược bệnh viện:
1.Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược
III. NGHIỆP VỤ DƯỢC:
1. SẮP XẾP – PHÂN LOẠI
2. BẢO QUẢN THUỐC
3. QUY CHẾ DƯỢC CHÍNH
IV. Ý NGHĨA, YÊU CẦU, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT KHO ĐẠT GSP TẠI BỆNH VIỆN
V. THỐNG KÊ DƯỢC:
VI. DƯỢC LÂM SÀNG
PHẦN II . NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
1. KHO CHẲN (theo chuẩn kho GSP):
2. NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN :
3. KHO CẤP PHÁT BẢO HIỂM Y TẾ VÀ KHO ĐÔNG Y
4. KHO NỘI VIỆN
VII. MỘT SỐ THUỐC THƯỜNG SỬ DỤNG
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Trích mẫu lời cảm ơn trong bài báo cáo thực tập tại bệnh viên Thủ Đức
Trong sự phát triển của y học thế giới, đạo đức người thầy thuốc (y đức) luôn được coi là một phần quan trọng của khoa y học có ảnh hưởng đến hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp của thầy thuốc. Ở Việt Nam đạo đức người thầy thuốc mang đậm dấu ấn của đạo đức truyền thống phương Đông, thể hiện khác rõ nét qua tư tưởng của những danh y nổi tiếng chẳng hạn doanh y Tuệ Tĩnh (thế kỉ XIV) đã đưa ra lời di huấn:
“Cõi trời nam gấm vóc
Nước sông Hồng chảy dày
Vườn hạnh phúc nghĩa nhân
Gió mùa xuân áp rộng
Thương nhân dân chết chóc
Chọn hiền triết phương thang.”
Thời đại hiện nay, ngay những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị lãnh đạo cao nhất Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà nhất là về vấn đề y đức, “Lương y như từ mẫu” đó là năm chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu dành tặng cho cán bộ nhân viên nhân dân coi trọng và được tôn làm thầy. Kết hợp giữa việc học và hành, giữa lý thuyết và thực tiễn, thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập để trở thành một dược sỹ trong tương lai.
Quả là may mắn cho chúng em khi được thực tập tại bệnh viện quận Thủ Đức. Với những kiến thức tiếp thu được khi còn ngồi trên ghế nhà trường cùng với sự hỗ trợ, dạy dỗ nhiệt tình của các anh chị trong khoa Dược Bệnh Viện Quận Thủ Đức mà chúng em mới có thể hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, quý thầy cô bộ khoa Dược trường Trung Cấp Phương Nam và Ban lãnh đạo Bệnh Viện Quận Thủ Đức cùng các anh chị trong khoa, đã tận tình hướng dẫn, giới thiệu và tạo mọi điều kiện để chúng em hoàn thành tốt khóa thực tập tại bệnh viện. Song song đó, chúng em xin chân thành cám ơn quý bệnh nhân đã tin tưởng vào chúng em giúp chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ được khoa Dược bệnh viện phân công.
Sau cùng chúng em xin chúc ban lãnh đạo, các anh chị Khoa Dược Bệnh Viện Quận Thủ Đức và Ban Giám Hiệu, quý thầy cô trường Trung Cấp Phương Nam luôn được dồi giàu sức khỏe. Do thời gian đi thực tập có giới hạn, trình độ còn nhiều hạn chế và lần đầu đi thực tế còn gặp nhiều bỡ ngỡ nên bài báo cáo thực tập của chúng em còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy Cô và các anh chị trong khoa Dược Bệnh Viện Quận Thủ Đức đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tại bệnh viện này!
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Đặc điểm báo cáo thực tập tại bệnh viện
- Báo cáo thực tập có độ dài 45 trang
- Báo cáo thực tập đầy đủ từ bìa tới cuối
- Báo cáo đã được 9 điểm của người đầu tiên
- Được team hotrothuctap.com bảo hành chỉnh sửa hình thức trọn đời miễn phí
- Báo cáo hoàn thành vào tháng 4/2017
- Số liệu là mới nhất
Một số hình ảnh trong bài từ bài báo cáo thực tập tại bệnh viện
Trong sự phát triển của y học thế giới, đạo đức người thầy thuốc (y đức) luôn được coi là một phần quan trọng của khoa y học có ảnh hưởng đến hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp của thầy thuốc. Ở Việt Nam đạo đức người thầy thuốc mang đậm dấu ấn của đạo đức truyền thống phương Đông, thể hiện khác rõ nét qua tư tưởng của những danh y nổi tiếng chẳng hạn doanh y Tuệ Tĩnh (thế kỉ XIV) đã đưa ra lời di huấn:
“Cõi trời nam gấm vóc
Nước sông Hồng chảy dày
Vườn hạnh phúc nghĩa nhân
Gió mùa xuân áp rộng
Thương nhân dân chết chóc
Chọn hiền triết phương thang.”
Thời đại hiện nay, ngay những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị lãnh đạo cao nhất Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà nhất là về vấn đề y đức, “Lương y như từ mẫu” đó là năm chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu dành tặng cho cán bộ nhân viên nhân dân coi trọng và được tôn làm thầy. Kết hợp giữa việc học và hành, giữa lý thuyết và thực tiễn, thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập để trở thành một dược sỹ trong tương lai.
Quả là may mắn cho chúng em khi được thực tập tại bệnh viện quận Thủ Đức. Với những kiến thức tiếp thu được khi còn ngồi trên ghế nhà trường cùng với sự hỗ trợ, dạy dỗ nhiệt tình của các anh chị trong khoa Dược Bệnh Viện Quận Thủ Đức mà chúng em mới có thể hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, quý thầy cô bộ khoa Dược trường Trung Cấp Phương Nam và Ban lãnh đạo Bệnh Viện Quận Thủ Đức cùng các anh chị trong khoa, đã tận tình hướng dẫn, giới thiệu và tạo mọi điều kiện để chúng em hoàn thành tốt khóa thực tập tại bệnh viện. Song song đó, chúng em xin chân thành cám ơn quý bệnh nhân đã tin tưởng vào chúng em giúp chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ được khoa Dược bệnh viện phân công.
Sau cùng chúng em xin chúc ban lãnh đạo, các anh chị Khoa Dược Bệnh Viện Quận Thủ Đức và Ban Giám Hiệu, quý thầy cô trường Trung Cấp Phương Nam luôn được dồi giàu sức khỏe. Do thời gian đi thực tập có giới hạn, trình độ còn nhiều hạn chế và lần đầu đi thực tế còn gặp nhiều bỡ ngỡ nên bài báo cáo thực tập của chúng em còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy Cô và các anh chị trong khoa Dược Bệnh Viện Quận Thủ Đức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Phần I − GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT:
- Địa chỉ: 29 Phú Châu, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Được thành lập vào ngày 23/02/2007. Căn cứ vào Quyết Định 32/2007/QĐ – UBND về việc thành lập Bệnh Viện Quận Thủ Đức trực thuộc UBND quận Thủ Đức – UBND TP.HCM. bệnh viện quận Thủ Đức là đơn vị sự nghiệp y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động và mở tài khoản ở kho bạc nhà nước theo quy định. Bệnh viện quận Thủ Đức chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận Thủ Đức và hướng dẩn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế.
II. KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC:
- Sơ đồ tổ chức nhân sự khoa Dược:
- Công tác dược bệnh viện:
Trong quy chế ban hành ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng bộ y tế ký quyết định có phần quy định công tác tổ chức, chức trách, chế độ chuyên môn công tác dược bệnh viện, khoa dược các bệnh viện điều căn cứ vào quy chế này làm cẩm nang hoạt động hiện nay.
Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ
1.Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược
Theo thông tư 22/2011/TT-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ khoa Dược như sau :
- Chức năng:
Là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
- Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị.
- Quản lý, theo dõi việc xuất nhập, cấp phát thuốc.
- Đầu mối tồ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP).
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn vế sử dụng thuốc, thma gia công tác cảnh giác dược, theo dõi báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là kháng sinh và theo dõi tình hình kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao ( bong, băng, cồn, gạc ) y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi Giám Đốc bệnh viện giao.
III. NGHIỆP VỤ DƯỢC: TRÌNH ĐỘ TỐI THIỂU LÀ DƯỢC SĨ TRUNG HỌC.
- SẮP XẾP – PHÂN LOẠI
- Việc thiết kế và sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho được thực hiện theo thông tư 31/2011/TT-BYT.
- Nghĩa là các thuốc được xếp thành nhóm điều trị như nhóm thuốc tim mạch; nhóm thuốc kháng sinh; nhóm thuốc đường tiêu hóa; nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm non-steroid…
- Thuốc của mỗi nhóm được xếp theo thứ tự alphabet.
- BẢO QUẢN THUỐC
- Điều kiện bảo quản thuốc trong Kho
- Điều kiện bảo quản thuốc tại kho:
- Nhiệt độ ≤ 25ºC, độ ẩm: ≤ 70%
- Các thuốc cần bảo quản trong tủ lạnh (như insulin): nhiệt độ 2-8ºC.
- Điều kiện bảo quản ở nhà thuốc GPP:
- Nhiệt độ: < 30ºC
- Độ ẩm: ≤ 75%
- Quy định kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tại kho vào 2 thời điểm mỗi ngày: 9 giờ sáng và 15 giờ chiều, sau đó ghi nhận vào phiếu theo dõi.
- Các kho và nhà thuốc đều có nhiệt – ẩm kế để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.
- Sắp xếp thuốc trong Kho theo nguyên tắc :
- 5 chống 3 dễ.
- FEFO: hết hạn trước – xuất trước.
- FIFO: nhập trước – xuất trước.
– Quy trình bảo quản thuốc gồm:
- Theo dõi chất lượng.
- Theo dõi hạn dùng.
- Theo dõi, kiểm tra tồn kho.
- Nội dung quy trình bảo quản thuốc
- Theo dõi chất lượng:
- Theo dõi chất lượng của thuốc định kỳ mỗi tháng cho đến khi xuất hết toàn bộ lô đó.
- Thủ kho sơ bộ kiểm tra thuốc bằng cảm quan trên 1 đơn vị đóng gói nhỏ nhất.
- Nếu có bất kỳ sự cố hoặc nghi ngờ về chất lượng của thuốc phải tiến hành kiểm tra và báo cáo cho bộ phận cung tiêu, Trưởng Khoa Dược
- Nếu kho bệnh viện bảo quản đúng cách mà thuốc không đạt thì BV sẽ yêu cầu công ty đổi lô thuốc khác .
- Theo dõi hạn dùng:
- Định kỳ hàng tháng, thủ kho phải rà soát lại hạn dùng của từng lô sản phẩm đang tồn kho và báo cáo cho bộ phận cung tiêu, Trưởng khoa Dược nếu có sai sót.
- Kiểm tra tồn kho:
- Định kỳ hàng tháng
- Kiểm tra đối chiếu tồn kho giữa thực tế so với phần mềm.
- Kiểm tra đã cập nhật đầy đủ tất cả các số liệu, chứng từ nhập/xuất trong tháng gồm phiếu nhập/xuất kho.
- Kiểm tra số lượng tồn thực tế của mỗi lô
- Đối chiếu với số lượng tồn ghi trên mỗi thẻ kho, mọi chênh lệch phải kiểm tra lại thật kỹ để tìm ra nguyên nhân và báo cáo ngay cho bộ phận giám sát tại kho, tổ cung tiêu và Trưởng khoa dược. Thủ kho không được che giấu hay tự ý giải quyết các nhầm lẫn do giao nhận hay cấp phát.
- 3. QUY CHẾ DƯỢC CHÍNH : Thực hiện theo các quy chế, thông tư hiện hành như:
- Thông tư số 22/2011/TT- BYT: Quy định tổ chức hoạt động của Khoa Dược Bệnh viện.
- Thông tư số 23/2011/TT-BYT: Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
- Thông tư số 31/2012/TT-BYT: Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.
- Thông tư số 21/2013/TT-BYT: Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện.
- Thông tư số 40/2014/TT-BYT: về việc ban hành danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh tán quỹ bảo hiểm y tế.
- Thông tư số 19/2014/TT-BYT: quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.
IV. Ý NGHĨA, YÊU CẦU, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT KHO ĐẠT GSP TẠI BỆNH VIỆN
- Khoa dược Bệnh viện Quận Thủ Đức là khoa tiên phong trong việc triển khai GSP để đảm bảo cho thuốc thành phẩm, đảm bảo được chất lượng thuốc như đã định đến tay người sử dụng.
- Việc thực hiện tốt kho GSP không những đem lại hiệu quả tốt trong phòng bệnh, chữa bệnh mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho người dùng và nhà nước
- Kho:
- Phải bố trí nơi cao ráo, an toàn thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận chuyển bảo vệ: thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao.
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.
- Diện tích phải đủ rộng cho công tác bảo quản và cung ứng các mặt hàng.
- Kho hóa chất được bố trí riêng
- Trang thiết bị:
- Phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị như: tủ lạnh, quạt gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, … cho một kho GSP.
- Đủ giá kệ, pallet để xếp thuốc và khoảng cách giữa các kệ/ Pallet phải phù hợp.
- Phải có trang bị phòng cháy, chữa cháy.
- Phải có sổ sách cho việc theo dõi bảo quản, kiểm soát; nhiệt độ – độ ẩm; xuất nhập sản phẩm.
- Thuốc, hóa chất, vaccine, sinh phẩm y tế phải được bảo quản theo đúng yêu cầu về điểu kiện bảo quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn.
- Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần cần phải bảo quản theo quy định, chế độ thuốc gây nghiện, hướng thần.
- Thuốc, hóa chất cháy nổ, vaccine phải bảo quản tại kho riêng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần đối với thủ kho, nhân viên kho.
V. THỐNG KÊ DƯỢC: Có trình độ nghiệp vụ thống kê và dược.
Thực hiện các báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao theo thông tư 22/2014/BYT. Hiện tại, hàng tháng khoa dược thực hiện khoảng 39 báo cáo chưa kể các báo cáo đột xuất của Sở Y Tế TPHCM.
VI. DƯỢC LÂM SÀNG: Trình độ là dược sĩ đại học.
Hiện Bệnh viện quận Thủ Đức đã triển khai:
- Thực hiện thông tin thuốc, triển khai theo dõi, quan sát, báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác dược
- Tư vấn sử dụng thuốc cho HĐT&ĐT, bác sĩ điều trị, bệnh nhân.
- Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội ngoại trú.
PHẦN II . NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
I. KHO CHẲN (theo chuẩn kho GSP):
- Nhiệm vụ : cấp phát thuốc, hóa chất, VTYT tiêu hao cho cho các kho và nhà thuốc Bệnh viện.
1.1 Hàng hóa được đặt trên kệ hay pallet theo nguyên tắc:
- Đối với các mặt hàng có số lượng nhiều :
- Thùng hàng có hạn dùng xa được xếp dưới cùng trong một chồng thùng hàng hoặc trong cùng trên kệ.
- Số lượng hàng trong thùng lẻ sẽ được ghi trừ bên ngoài thùng để tiện kiểm kê hàng vào cuối tháng.
- Mặt hàng có số lượng ít, xếp chung 1 thùng, bên ngoài thùng ghi số lượng tương ứng để tiện quản lý.
- Có tủ mát (2 – 8ºC): bảo quản các loại thuốc đặc biệt
- Khi nhập hàng mới, phải tiến hành đảo kho, đưa các thuốc gần hết hạn dùng trước lên vị trí phía trên/phía ngoài.
- Khi kiểm hàng kiểm tra theo : FIFO (nhập trước – xuất trước), ưu tiên FEFO (Hết hạn trước – xuất trước ).
- 3 nguyên tắc bảo quản tại kho chẳn: bao gồm 5 chống và 3 dễ:
- Năm chống:
- Chống ẩm nóng.
- Chống mối mọt, chuột nấm mốc.
- Chống cháy nổ.
- Chống quá hạn dùng.
- Chống nhầm lẩn đổ vỡ thất thoát.
- Ba dễ:
- Dễ thấy.
- Dễ lấy.
- Dễ kiểm tra.
1.2 Quy trình hoạt động ( 4 khâu ) :
- Nhận hàng:
- Tất cả các mặt hàng các công ty giao cho bệnh viện đều do thủ kho chẳn nhận, nhập hàng vào đầu tháng.
- Soạn hàng theo thông tư số 40/2014_BYT để phân nhóm.
- Số lượng các mặt hàng được tính toán dựa vào số lượng xuất về các kho và lượng tồn tại kho chẳn tại thời điểm nhập hàng.
- Kiểm hàng:
- Thủ kho phải kiểm kê đầy đủ và đúng các thông tin: tên hàng, số lượng, nồng độ, hàm lượng, số lô, hạn dùng của tất cả các mặt hàng.
- Kiểm tra bằng cảm quan.
- Nhập hàng:
- Xếp hàng vào kho và nhập vào phần mềm quản lý kho.
- Xuất hàng:
- Kho chẳn có chức năng xuất hàng về cho các kho lẻ vào tuần thứ 2 của tháng và thực hiện chuyển kho trên chứng từ.
- Kho chẳn xuất thuốc tới kho nội viện, kho cấp phát BHYT, nhà thuốc bệnh viện, kho lẻ, kho gây nghiện – hướng tâm thần.
=> Kho chẳn có chức năng nhập hàng và xuất hàng.
- Các kho khác có chức năng xuất kho.
- Phiếu chuyển kho được in 2 bản, mỗi thủ kho giữ 1 bản với đầy đủ các nội dung về tên hàng, số lượng, nồng độ hàm lượng, số lô, hạn dùng.
- Đặc biệt đối với nhà thuốc bệnh viện và kho Đông y thì việc nhập hàng từ các công ty cung cấp diễn ra tại nơi đây mà không qua kho chẳn. nhưng trên chứng từ vẫn phải nhập vào kho chẳn trước như các kho khác.
4.3 Khu biệt trữ:
Các thuốc đựng trong tủ biệt trữ là những thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc bị lỗi do bên công ty dược cung cấp.
4.4 Kế hoạch dự trù thuốc :
- Đối với những thuốc đã sử dụng trong bệnh viện :
- Bộ phận công ty dược là người dự trù hàng hóa trực tiếp. Người ở bộ phận công ty sẽ theo dõi trên phần mềm để biết tốc độ xuất cùa 1 tháng là bao nhiêu để lên kế hoạch dự trù.
- Thuốc trong kho chẳn luôn đảm bảo 1 tháng sử dụng và 1 tháng an toàn kho. Khi lên kế hoạch dự trù xong sẽ gửi về bộ phận thủ kho chẳn để nhận hàng.
- Thủ kho chẳn không được lên kế hoạch dự trù, chỉ là người nhận hàng hoặc xuất hàng, quản lý hàng trực tiếp.
- Đối với những thuốc chưa sử dụng trong bệnh viện :
- Phải có dự trù của bác sĩ và gửi lên khoa dược, khoa Dược sẽ xem xét, trình Hội đồng Thuốc và Điều trị và Giám đốc Bệnh Viện phê duyệt, trừ những trường hợp đột xuất, cấp cứu bắt buộc phải xin ý kiến mua rồi làm giấy tờ bổ sung sau.
II. NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN : Dược sĩ phụ trách chuyên môn là dược sĩ đại học.
-
- Nhiệm vụ: bán thuốc theo đơn và tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc.
2.1 Nhà thuốc GPP gồm có 12 SOP như sau :
SOP 1: Soạn thảo quy trình thao tác nhanh.
SOP 2: Mua thuốc.
SOP 3: Bán và tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn.
SOP 4: Bán và tư vấn sử dụng thuốc không theo đơn.
SOP 5: Bảo quản và theo dõi chất lượng.
SOP 6: Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.
SOP 7: Đào tạo nhân viên.
SOP 8: Tư vấn điều trị.
SOP 9: Vệ sinh nhà thuốc.
SOP 10: Ghi chép nhiệt độ, độ ẩm.
SOP 11: Sắp xếp, trình bày.
SOP 12: Quản lý hàng lạnh.
2.2 Cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc :
- Có 2 tủ thuốc :
- Tủ thuốc kê đơn.
- Tủ thuốc không kê đơn.
- Trong mỗi tủ, sắp xếp theo các nhóm điều trị.
- Trong mỗi nhóm dược lý sắp xếp theo thứ tự alphabet.
- Các thuốc bình ổn được sắp xếp trong một ngăn tủ riêng và cũng sắp xếp theo thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
- Theo thông tư số 40/2014_BYT.
2.3 Quy trình bán thuốc tại nhà thuốc bệnh viện (GPP):
- Nhận toa thuốc từ bệnh nhân.
- Nhập toa thuốc vào phần mềm hoặc tìm mã bệnh nhân trên máy nếu toa thuốc có sẵn trên máy
- Thông báo cho bệnh nhân về số tiền và in hóa đơn :
- 1 phiếu gửi cho bệnh nhân
- 1 phiếu chuyển cho bộ phận kế toán thu tiền
- Soạn thuốc và ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân : Soạn thuốc đúng chỉ định của bác sĩ theo tên thuốc, hàm lượng, số lượng mỗi thuốc.
- Giao thuốc cho bệnh nhân.
2.4 Cách ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân :
- Đối với thuốc ra lẻ : đựng trong bao bì kín khí có dán hướng dẫn sử dụng đã được in sẵn bên ngoài của nhà thuốc.
- Bấm giấy hướng dẫn sử dụng đã được in sẵn của nhà thuốc lên vỉ, gói, nguyên hộp.
2.5 Quy trình xuất hóa đơn trên phần mềm:
- Đối với hóa đơn viết tay :
- Nhập thông tin bệnh nhân.
- Nhập tên thuốc.
- Nhập số lượng.
- In hóa đơn.
- Đối với toa đánh máy :
- Nhập mã bệnh nhân hoặc tìm tên bệnh nhân.
2.6 Cách quản lý thuốc thành phẩm gây nghiện dạng phối hợp :
- Để vào chỗ riêng biệt, ở ngoài có dòng chữ : THUỐC THÀNH PHẨM DẠNG PHỐI HỢP GÂY NGHIỆN.
- Khi bán phải có chỉ định của bác sĩ.
- Khi bán phải ghi thông tin bệnh nhận và lưu lại toa.
2.7 Thực hiện quy chế 3 tra, 3 đối:
- 3 tra:
- Thực thể đơn, liều dùng cách dùng
- Nhãn thuốc
- Chất lượng thuốc bằng cảm quan
- 3 đối:
- Tên thuốc ở đơn, phiếu so với nhãn thuốc
- Nồng độ số lượng của đơn thuốc toa thuốc so với thuốc được giao
- Số lượng khoảng ghi trên đơn, phiếu so với thuốc chuẩn bị giao cho khách hàng
III. KHO CẤP PHÁT BẢO HIỂM Y TẾ VÀ KHO ĐÔNG Y
- Nhiệm vụ : cấp phát thuốc trực tiếp cho bệnh nhân có BHYT.
- TÂN DƯỢC : Trình độ tối thiểu là DSTH.
Do lượng thuốc cấp phát nhiều, cần phải tồn trữ nên kho cấp phát BHYT thuốc tân dược được phân ra thành 2 khu vực: 1 khu ra lẻ và 1 kho chẵn:
Khu vực ra lẻ được sắp xếp theo Thông tư 31/2011/TT-BYT
Kho chẳn cũng được sắp sếp theo nhóm điều trị, trong mỗi nhóm sẽ xếp theo thứ tự alphabet.
3.1 Quy trình cấp phát thuốc BHYT: Gồm 5 khâu :
- Nhận toa thuốc của bệnh nhân
- Giám định toa: Kiểm tra toa thuốc của bác sĩ theo đúng quy định :
- 1 toa : Không cho quá 7 loại thuốc, cấp tính không quá 7 ngày, mãn tính không quá 14 ngày. Không cho 2 kháng sinh trên 1 toa thuốc.
- 2 toa : Không cho quá 8 loại thuốc, cấp tính không quá 7 ngày, mãn tính không quá 14 ngày. Không cho quá 2 kháng sinh trên 2 toa thuốc.
- Dựa vào chuẩn đoán và số lần uống trong ngày, số viên một lần uống để biết số ngày cho thuốc.
- Soạn thuốc theo toa.
- Kiểm tra thuốc :
- Kiểm tra số lượng thực tế được soạn đúng theo toa.
- Đóng mộc “Đã phát thuốc”.
- Phát thuốc tận tay bệnh nhân. Bệnh nhân kiểm tra thuốc trước khi ra về.
3.2 Các hoạt động tại tổ cấp phát thuốc tân dược BHYT
- Nhập hàng từ kho chằn:
- Thuốc được lập dự trù dựa vào cơ số sử dụng của tháng trước đó.
- Thuốc được nhập từ kho chẵn vào đầu tuần thứ 2 của mỗi tháng.
- Cấp phát thuốc BHYT cho bệnh nhân ngoại trú
- Tư vấn sử dụng thuốc trách nhiệm tư vấn sử dụng thuốc cho BN thuộc phòng ban nào, khi nào, thời gian bao lâu?
- KHO ĐÔNG Y : Trình độ y sĩ y học cổ truyền.
Quy trình hốt thuốc: Thông thường cho 7 – 14 ngày tùy theo bệnh. 01 toa thuốc thang có từ 03 đến 10 thang, mỗi thang có từ 10 đến 17 vị tùy theo từng thang, theo trình tự sau:
Xem Thêm ==> Tổng hợp 999+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Y Dược
- Đầu tiên kiểm tra xem toa thuốc bác sĩ cho bao nhiêu thang.
- Xếp giấy theo số thang thuốc.
- Cân các vị thuốc theo toa.
- Chia đều thuốc theo số thang thuốc sắp đều ra giấy.
- Gói thuốc lại và bỏ vào bịch.
- Phát thuốc cho bệnh nhân.
IV. KHO NỘI VIỆN
-
- Nhiệm vụ: cấp phát thuốc, hóa chất, VTYT tiêu hao cho các Khoa phòng điều trị.
4.1 Quy trình cấp phát thuốc Nội viện :
- Nhận phiếu lĩnh từ kho chẳn.
- Kiểm tra thuốc :
- Kiểm tra bằng cảm quan.
- Kiểm tra tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số đăng kí, số lô.
- Sắp xếp theo FIFO (nhập trước – xuất trước), ưu tiên FEFO (Hết hạn trước – xuất trước).
- Hàng được sắp trên khay theo nguyên tắc:
- Theo nhóm thuốc (nhóm thuốc tim mạch, tiêu hóa, vitamin và khoáng chất, …)
- Trong mỗi nhóm: theo alphabet từ trái qua phải.
- Thuốc nặng, dễ vỡ để phía dưới cùng.
- Nhập : chuyển vào phần mềm máy tính (chỉ có kho chẳn mới nhập hàng, kho nội vận chuyển từ kho chẳn sang).
- Xuất hàng :
- Điều dưỡng tại khoa điều trị kiểm tra đơn thuốc bác sĩ đã kê và nhập vào máy.
- Thủ khoa dược sẽ khóa phiếu lãnh (tránh sửa đổi) và in phiếu ra, phiếu phát thuốc soạn thuốc theo từng bệnh nhân theo dữ liệu của khoa lâm sang trên phần mềm.
- Đem thuốc đã soạn lên khoa, nhìn vào y lệnh hoặc toa xuất viện để soạn thuốc cho từng bệnh nhân.
- Phát thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
- Phiếu lãnh thuốc phải có đầy đủ chữ ký của người phát, điều dưỡng kiểm tra, bệnh nhân và lưu tại khoa Dược.
- Phiếu xuất viện có 3 chữ ký : Điều dưỡng kiểm tra, bệnh nhân, người phát.
- Phiếu bù tủ trực có 4 chữ ký : Trưởng khoa dược, trưởng điều trị, người phát và người nhận.
4.2 Thuốc gây nghiện – hướng tâm thần
- Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học có giấy ủy quyền theo quy định. Thủ kho quản lý thuốc hướng tâm thần trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học. Tại bệnh viện quận Thủ Đức thủ kho giữ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần là dược sĩ đại học.
- Được đựng trong tủ riêng có khóa.
- Phiếu lĩnh của tủ trực cấp cứu tại các khoa phòng có thể bổ sung vào sáng hôm sau khi lãnh thuốc phải mang theo vỏ chai thuốc đã dùng vào tối hôm trước trả về kho gây nghiện, hướng tâm thần. Nếu lỡ tay làm bể vỏ chai phải viết giấy báo cáo lại sự việc. Khoa dược trong tuần/tháng/năm phải lập hội đồng để hủy bỏ vỏ thuốc theo quy định.
- Khoa Dược phải theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chiết xuất, nhập, tồn kho.
- Phiếu lãnh thuốc : Trong phiếu viết tay người nhận và người lập phiếu có thể cùng 1 người. Trên phiếu có ghi số thứ tự trang, nếu viết sai không được xé mà phải gấp lại. Phiếu có dấu giáp lai của bệnh viện, ghi rõ tên thuốc hàm lượng, số lượng viết bằng chữ số lượng ghi bằng chữ, ô ghi chú ghi số lô và hạn dùng.
- Phải đảm bảo đủ 5 chữ ký : Trưởng khoa dược, trưởng khoa điều trị, người lập bảng, người giao và người nhận.
V. MỘT SỐ THUỐC THƯỜNG SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH
CEFALEXIN 500mg
THÀNH PHẦN :
– Cefalexin…………………………………………..500 mg
– Tá dược………………………………….vừa đủ 1 viên
CHỈ ĐỊNH:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai – mũi – họng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục, da và mô mềm.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG:
– Người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày.
– Trẻ em: 25 – 50mg/kg/24 giờ, chia làm 3 – 4 lần.
– Người yếu thận: độ thanh thải creatinine < 10ml/phút liều tối đa 1 viên/ngày.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
– Mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
– Người có tiền sử sốc phản vệ do Penicillin.
ZINMAX 500mg
THÀNH PHẦN:
Cefuroxime……………………………….. 500mg
CHỈ ĐỊNH:
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amiđan, viêm họng.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, nhiễm khuẩn da và mô mềm.
– Điều trị bệnh Lyme thời kỳ đầu biểu hiện bằng triệu chứng ban đỏ loang do Borrelia burgdorferi.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG: Dùng uống
* Người lớn:
– Viêm họng, viêm amiđan, viêm xoang hàm: 250mg x 2 lần/ngày.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: 125mg – 250mg x 2 lần/ngày. amiđan: 125mg x 2 lần/ngày.
– Viêm tai giữa, chốc lở: 250mg x 2 lần/ngày.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
– Dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin và penicillin.
– Viêm họng.
AUGBACTAM 625mg
Thành phần
Amoxicillin……………………………….. 500mg
Acid clavylanic………………………….. 125mg
Chỉ Định
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm Amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không giảm.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H. influenzae và Branhamella catarrbalissản sinh beta– lactamase: Viêm phế quản cấp và mãn, viêm phổi– phế quản.
– Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu– sinh dục bởi các chủng E. coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh beta– lactamase: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ).
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương.
– Nhiễm khuẩn xương và khớp: Viêm tủy xương.
– Nhiễm khuẩn nha khoa: Áp xe ổ răng.
– Nhiễm khuẩn khác: Sản phụ khoa, ổ bụng.
AUGMENTIN 625mg
Thành Phần:
– Amoxycillin trihydrate 500 mg
– Kali clavulanate 125 mg
Chỉ Định:
– Các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm kể cả vi khuẩn tiết men b-lactamase đề kháng với ampicilline & amoxycillin. Điều trị ngắn hạn nhiễm khuẩn đường hô hấp trên & dưới (kể cả TMH), tiết niệu-sinh dục, da & mô mềm, xương & khớp, các dạng nhiễm trùng khác như sẩy thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn sản khoa, nhiễm khuẩn ổ bụng. Dạng tiêm IV còn được dùng để dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Chống Chỉ Định:
– Quá mẫn cảm với penicillin; tiền sử vàng da ứ mật/ rối loạn chức năng gan khi dùng penicillin. Chú ý nhạy cảm chéo với kháng sinh nhóm b-lactam khác như cephalosporin.
Liều Dùng:
– Người lớn & trẻ > 12 t.: nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa: 1 viên 625 mg x 2 lần/ngày; nhiễm khuẩn nặng: 1 viên 1 g x 2 lần/ngày hoặc 1 viên 625 mg hoặc 1 gói 500 mg x 3 lần/ngày.
– Trẻ < 12 t.: tùy theo mức độ nhiễm khuẩn, 25-30 mg/kg/ngày, chia làm 3 liều mỗi 8 giờ, chỉ dùng dạng gói.
THUỐC CHỮA HO
THELIZIN 5mg
Thành phần
Alimemazin …………………………….. 5mg
Chỉ định
– Trong trường hợp thỉnh thoảng mất ngủ (ví dụ khi đi xa) và/ hoặc thoáng qua (ví dụ khi có một biến cố cảm xúc). – Trong điều trị triệu chứng đối với các biểu hiện dị ứng như: + Viêm mũi (ví dụ: cảm theo mùa, viêm mũi không theo mùa,…) + Viêm kết mạc (viêm mắt), + Nổi mề đay. – Để giảm ho khan và ho kích ứng, đặc biệt khi ho về chiều hoặc về đêm.
Chống chỉ định
– Tiền sử dị ứng với thuốc kháng histamin, Trẻ em dưới 6 tuổi, (đối với dạng viên 5mg) – Tiền sử mất bạch cầu hạt (giảm đáng kể số lượng bạch cầu trong máu) với các phenothiazine khác, – Khó tiểu do nguyên nhân tuyến tiền liệt hoặc nguyên nhân khác.
Liều dùng:
Kháng histamine , chống ho : Uống lặp lại nhiều lần trong ngày trong trường hợp có nhu cầu , nhưng không quá 4 lần trong ngày – Người lớn: 1-2 viên mỗi ngày. – Trẻ em trên 6 tuổi (tức 20 kg): 0,125 đến 0,25 mg/kg/lần, tức 1/2 – 1 viên mỗi lần. Tác dụng trên giấc ngủ: Uống một lần lúc đi ngủ. – Người lớn: 5 đến 20mg, tức 1 đến 4 viên. – Trẻ em trên 6 tuổi: 0,25 đến 0,5mg/kg tức: + Trẻ em từ 20 đến 40kg (6 đến 10 tuổi): 1 viên.
BROMHEXIN 8mg
THÀNH PHẦN: Mỗi viên chứa:
– Bromhexin hydrochlorid 8 mg
– Tá dược vừa đủ 1 viên nén
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI:
– Hộp 3 vỉ x 10 viên.
– Chai 100, 200, 500 viên.
CHỈ ĐỊNH:
– Điều trị rối loạn dịch tiết của phế quản.
– Dùng trong các bệnh viêm phế quản phổi cấp và mãn tính, long đàm.
CÁCH DÙNG & LIỀU DÙNG: Dùng uống.
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : 1 viên x 3 lần / ngày.
– Trẻ em từ 6 – 12 tuổi : ½ viên x 3 lần / ngày.
– Trẻ em từ 2 – 6 tuổi : ½ viên x 2 lần / ngày
THUỐC TIM MẠCH
CONCOR 2,5mg
Thành phần:
– Bisoprolol
Chỉ định:
– Cao huyết áp.
– Phòng những cơn đau thắt ngực.
Chống chỉ định:
– Quá mẫn với thành phần thuốc.
– Suy tim mất bù, sốc, block nhĩ thất độ II, III, hội chứng rối loạn nút xoang, bloc xoang nhĩ, nhịp chậm < 50 lần/phút, huyết áp thấp, hen phế quản, rối loạn tuần hoàn ngoại biên. Dùng cùng lúc với IMAO.Trong u tuỷ thượng thận, chỉ dùng Concor sau khi dùng chẹn a.
Tương tác thuốc:
– Thuốc tim mạch, IMAO, clonidin, thuốc trị loạn nhịp, thuốc trị tiểu đường, thuốc gây mê, digitalis, thuốc giảm đau & kháng viêm, ergotamin, cường giao cảm, thuốc trị động kinh, hướng tâm thần, rifampicin, mefloquin.
Tác dụng phụ:
– Cảm giác lạnh hoặc tê cóng tay chân & rối loạn tiêu hóa.
– Mệt mỏi, chóng mặt (thoáng qua khi bắt đầu điều trị).
– Yếu cơ, chứng chuột rút, rối loạn giấc ngủ, suy nhược, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền tim, tăng suy tim.
– Hiếm khi: giảm thính giác, viêm mũi, viêm gan, suy giảm tình dục, ngủ mê, ảo giác, ngứa, nổi mẩn. Tăng men gan, tăng triglyceride.
Chú ý đề phòng:
– Với bệnh nhân: đau ngực Prinzmetal, bloc nhĩ thất độ I, suy tim, bệnh phổi, đái tháo đường, vẩy nến, suy thận hay gan, thuyên tắt động mạch ngoại biên, cường giáp, bệnh van tim, bệnh cơ tim.
– Người già, trẻ em, phụ nữ có thai& cho con bú.
– Khi lái xe& vận hành máy.
Liều lượng:
– Với mức liều tăng dần: 1,25 mg/ngày 1 lần x 1 tuần; 2,5 mg/ngày 1 lần x 1 tuần; 3,75 mg/ngày 1 lần x 1 tuần; 5 mg/ngày 1 lần x 4 tuần; 7,5 mg/ngày 1 lần x 4 tuần; liều duy trì 10 mg/ngày 1 lần.
THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ TIÊU HÓA
ESPUMISAN
Chỉ định:
Bệnh hoặc triệu chứng có tích tụ khí trong đường tiêu hóa: đầy hơi, chướng bụng, cảm thấy nặng ở vùng thượng vị, sự nuốt khí quá nhiều.
Trường hợp gia tăng khí sau phẫu thuật hay trước khi xét nghiệm bằng hình ảnh khoang bụng (X quang, siêu âm).
Xem Thêm ==> Báo cáo thực tập tại Khoa Dược – Bệnh Viện – Đại học Đại Nam
Cách dùng:
Có thể dùng lúc đói hoặc no: Đối với trẻ nhỏ có thể pha nhũ dịch vào sữa hoặc cho uống với một ít nước sau bữa ăn.
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
ESOMEPRAZOLE 20mg
Công thức:
– Esomeprazol (dạng Mg) 20 mg
– Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
– Loét dạ dày – tá tràng lành tính.
– Hội chứng Zollinger-Ellison.
– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng (viêm thực quản trợt sước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi).
– Phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.
Chống chỉ định:
– Tiền sử quá mẫn với esomeprazol, phân nhóm benzimidazol hoặc các thành phần khác của thuốc.
– Quá mẫn với các thuốc ức chế bơm proton.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Thận trọng khi dùng thuốc:
– Trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư. Thận trọng khi dùng ở người bị bệnh gan, người mang thai hoặc cho con bú.
– Phải thận trọng khi dùng esomeprazol kéo dài vì có thể gây viêm teo dạ dày. Phải thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định. Thuốc không được khuyến cáo dùng cho trẻ em.
– Khi kê toa esomeprazol để diệt trừ H.pylori, nên xem xét các tương tác thuốc có thể xảy ra trong phác đồ điều trị 3 thuốc.
SMECTA
Thành phần:
– Diosmectite 3g
Chỉ định:
– Điều trị các chứng đau của bệnh thực quản – dạ dày và ruột.
– Tiêu chảy cấp và mạn, nhất là ở trẻ em.
Tương tác thuốc:
– Tính chất hấp thụ của Smecta có thể làm thay đổi thời gian và (hoặc) sự hấp thu của thuốc khác, do đó nên uống cách khoảng với BIỆT DƯỢC : CEZMETA
Liều lượng:
Trẻ em: Dưới một tuổi gói mỗi ngày
– Từ 1 đến 2 tuổi: 1 đến 2 gói mỗi ngày
– Trên 2 tuổi: 2 đến 3 gói mỗi ngày
Thuốc có thể hoà trong bình nước 50 ml, chia ra uống trong ngày hay trộn đều vào thức ăn sệt: bột, thức ăn nghiền.
– Người lớn: Trung bình 3 gói mỗi ngày, hoà trong nửa ly nước.
Trong tiêu chảy cấp tính, thông thường liều dùng hàng ngày có thể tăng gấp đôi khi khởi đầu điều trị.
Nên sử dụng:
– sau bữa ăn với viêm thực thẩm
– xa bữa ăn trong các bệnh khác.
Cách sử dụng:
Dùng đường uống
Tác dụng phụ:
Có thể gây ra hoặc làm tăng táo bón nhưng rất hiếm, điều trị vẫn có thể tiếp tụ với liều lượng giảm thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.
THUỐC HEN PHẾ QUẢN
SALBUTAMOL
Thành phần
Salbutamol sunfat…………………………………….. 2mg
Tác dụng:
Salbutamol có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể beta2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới các thụ thể beta1 trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng trên tim.
Chỉ định:
Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.
Ðiều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.
Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.
Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.
Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.
Chống chỉ định:
Dị ứng với 1 trong các thành phần của thuốc.
Ðiều trị dọa sẩy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai.
Tác dụng phụ
Ðánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Run đầu ngón tay.
THUỐC KHOÁNG CHẤT VÀ VITAMIN
CALCIUM SANDOZ
Thành phần:
Canlci lactat gluconat, Canlci carbonat.
Chỉ định:
– Thiếu canxi do nhu cầu phát triển (sinh trưởng, thời kỳ mang thai, cho con bú).
– Loãng xương do nhiều nguyên nhân khác nhau: mãn kinh, lớn tuổi, điều trị bằng corticoid, cắt dạ dày, nằm bất động lâu.
– Điều trị phối hợp trong còi xương và nhuyễn xương.
– Phòng ngừa tình trạng giảm sự khoáng hóa xương ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh.
Chống chỉ định:
– Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Tăng canxi huyết, tăng canxi niệu, sỏi canxi, vôi hóa mô.
– Bất động lâu ngày kèm tăng canxi huyết hoặc tăng canxi niệu.
Chú ý:
– Ở bệnh nhân tăng canxi huyết nhẹ (>300 mg hoặc 7,5 mmol/24h) kèm suy thận nhẹ hoặc vừa, cần theo dõi chức năng thận. Nếu cần thiết thì phải giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.
– Bệnh nhân bị suy thượng thận, ăn kiêng muối cần để ý khi dùng thuốc.
– Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose và galactose, thiếu sucrase-isomaltase.
– Những bệnh nhân có khả năng bị sỏi canxi niệu nên uống nhiều nước. Ngoại trừ những chỉ định thật cụ thể, tránh dùng vitamin D liều cao trong khi đang điều trị bằng canxi.
Phụ nữ có thai và cho con bú nên dùng đúng liều lượng cho phép.
Tác dụng phụ:
– Rối loạn tiêu hóa: táo bón, đầy hơi, buồn nôn.
– Liều cao: thay đổi canxi huyết, canxi niệu. Nổi mụn trên da diện rộng, nổi mề đay, mẩn ngứa.
Liều dùng:
– Người lớn & trẻ trên 10 tuổi: 2 viên/ ngày.
– Trẻ từ 6-10 tuổi: 1 viên/ ngảy
THUỐC RỐI LOẠN LIPID MÁU
ROSUVASTATIN STADA 10mg
Chỉ định:
Rosuvastatin được dùng để làm giảm LDL-cholesterol, apolipoprotein B, triglycerid và làm tăng HDL-cholesterol trong những trường hợp tăng lipid máu, bao gồm tăng cholesterol máu nguyên phát (loại IIa), rối loạn lipid hỗn hợp (loại IIb) và tăng triglycerid máu (loại IV).
Rosuvastatin cũng dùng được cho những bệnh nhân tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử.
Liều lượng và cách dùng:
Cách dùng
Bệnh nhân nên thực hiện chế độ ăn kiêng chuẩn ít cholesterol trước khi dùng rosuvastatin và nên tiếp tục chế độ ăn này trong suốt thời gian dùng thuốc.
Rosuvastatin có thể dùng với liều đơn bất cứ lúc nào trong ngày, có hoặc không kèm thức ăn.
Chống chỉ định:
Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có bệnh gan tiến triển bao gồm tăng transaminase huyết thanh kéo dài mà không rõ nguyên nhân và tăng transaminase huyết thanh hơn 3 lần giới hạn trên của mức bình thường (ULN).
Bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút).
Bệnh nhân có bệnh lý về cơ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ có khả năng có thai nhưng không dùng các biện pháp tránh thai thích hợp.
Tác dụng phụ:
Các tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua.
Thường gặp: đau cơ, táo bón, suy nhược, đau bụng, buồn nôn.
Ít gặp: loạn nhịp tim, viêm gan, phản ứng quá mẫn (như phù mặt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, ban bóng nước, mày đay và phù mạch), suy thận, ngất, nhược cơ, viêm cơ, viêm tụy, phản ứng nhạy cảm ánh sáng, bệnh cơ và ly giải cơ vân.
Các bất thường khác: tăng creatin phosphokinase, transaminase, tăng đường huyết, glutamyl transpeptidase, alkalin phosphatase, bilirubin và bất thường chức năng tuyến giáp.
THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG
ACETYLCYSTEIN 200mg
Thành phần:
-Acetylcystein ……………………. 200 mg
Chỉ định:
– Ðược dùng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt (mucoviscidosis) (xơ nang tuyến tụy), bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn.
– Ðược dùng làm thuốc giải độc trong quá liều paracetamol.
Chống chỉ định:
– Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc có chứa hoạt chất acetylcystein).
– Quá mẫn với acetylcystein hoặc với các thành phần khác của thuốc.
– Người ăn kiêng muối, kiêng đường.
– Chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Tương tác thuốc:
– Acetylcystein là một chất khử nên không phối hợp với các chất oxy – hóa.
– Không được dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein.
Tác dụng không mong muốn:
– Acetylcystein có giới hạn an toàn rộng. Tuy hiếm gặp co thắt phế quản rõ ràng trong lâm sàng do acetylcystein, nhưng vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein.
– Thường gặp, ADR > 1/100: Buồn nôn, nôn.
– Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai; viêm miệng, chảy nước mũi nhiều; phát ban, mày đay.
– Hiếm, ADR < 1/1000: Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn than; sốt, rét run.
Liều dùng: Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều thông thường:
– Người lớn và trẻ em > 7 tuổi: 1 gói/lần, ngày uống 3 lần.
– Trẻ em từ 2-7 tuổi: 1 gói/lần, ngày uống 2 lần.
– Trẻ em < 2 tuổi: ½ gói/ lần, ngày uống 2 lần.
THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, CHỐNG VIÊM KHÔNG STEOID
ASPIRIN 81 mg
Thành phần:
– Acid acetylsalicylic . 81 mg
– Tá dược vừa đủ 1viên
Dạng bào chế:
– Viên nén bao phim tan trong ruột.
Chỉ định:
– Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
– Điều trị các cơn đau nhẹ và vừa, hạ sốt, viêm xương khớp.
Chống chỉ định:
– Quá mẫn với dẫn chat salicylate & NSAID.
– Bệnh nhân ưa chảy máu, nguy cơ xuất huyết, giảm tiểu cầu.Loét dạ dày – tá tràng tiến triển.
– Tiền sử bệnh hen, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận. 3 tháng cuối thai kỳ.
Tương tác thuốc:
– Không nên phối hợp với glucocorticoid, NSAID, methotrexate, heparin, warfarin,
thuốc thải acid uric niệu, pentoxifyllin.
Tác dụng phụ:
– Buồn nôn, nôn, khó tiêu ở dạ dày, đau dạ dày, mệt mỏi, ban đỏ, mày đay, thiếu máu,tán huyết, yếu cơ, khó thở.
Chú ý đề phòng:
– Thận trọng khi dùng với thuốc gây nguy cơ chảy máu.
Liều lượng:
– Giảm đau, hạ sốt: người lớn & trẻ >12 tuổi: 650mg/4 giờ hoặc 1000mg/6 giờ, không quá 3,5g/ngày; trẻ < 12 tuổi: dùng theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
– Dự phòng nhồi máu cơ tim: người lớn: 81mg – 325mg/ngày, dùng hàng ngày hoặc cách ngày.
THUỐC ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
AMARYL 2mg
Thành phần:
Glimepiride: 2mg
Chỉ định:
Ðái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Chống chỉ định:
Đái tháo đường tuýp 1. Nhiễm ceton-acid do đái tháo đường. Tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường. Suy thận hoặc suy gan nặng. Dị ứng với thành phần thuốc, với sulfamide, sulfonylurea khác. Có thai hoặc cho con bú.
Chú ý đề phòng:
Khi quên uống 1 liều, không được uống bù bằng 1 liều cao hơn. Không được bỏ qua bữa ăn sau khi uống thuốc. Luôn mang theo người ít nhất 20g đường đề phòng bị hạ đường huyết. Tuân theo chặt chẽ chế độ ăn kiêng.
Tương tác thuốc:
Có các thuốc làm thay đổi tác dụng hạ đường huyết khi dùng chung.
Tác dụng ngoài ý:
Hạ đường huyết. Rối loạn thị giác thoáng qua. Buồn nôn, nôn, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Rất hiếm: giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Ngứa, đỏ da.
Liều lượng:
1mg x 1 lần/ngày. Nếu cần tăng liều từ từ: cách từ 1-2 tuần theo thang liều sau: 1mg, 2mg, 3mg, 4mg, 6mg (ít khi tới 8mg). Trung bình từ 1-4 mg x 1 lần/ngày. Uống ngay trước bữa điểm tâm hoặc ăn chính đầu tiên.
THUỐC GIÃN CƠ
DECONTRACYL 250
Chỉ định
Được đề nghị điều trị hỗ trợ các co thắt cơ gây đau trong:
Các bệnh lý thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống: Vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng.
Các tình trạng co thắt.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Rối loạn chuyển hóa porphyrine..
Có thai và cho con bú
Lúc có thai
Không nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai.
Lúc nuôi con bú
Không nên dùng thuốc này trong thời gian cho con bú.
Tác dụng phụ
Một vài trường hợp ngoại lệ được ghi nhận có gây sốc phản vệ. Hiếm khi bị buồn ngủ, buồn nôn, nôn, dị ứng da.
THUỐC ĐIỀU TRỊ MẮT,TAI-MŨI-HỌNG
TOBREX 5ml
Thành phần:
– Tobramycin
Chỉ định:
– Tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với steroid và khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
Chống chỉ định:
– Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ:
– Ngứa, phù mi mắt, đỏ kết mạc, tăng nhãn áp.
Chú ý đề phòng:
– Ngưng thuốc nếu xảy ra phản ứng mẫn cảm.
Liều lượng:
– Nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình: 1 – 2 giọt/4 giờ.
– Nhiễm khuẩn nặng: 2 giọt/giờ cho đến khi cải thiện thì giảm liều.
EFTICOL 0,9%
Thành phần
Natri clorid ……………………………… 0,09 g
Tính chất
Dung dịch đẳng trương.Tá dược thích hợp đảm bảo hoạt tính ổn định và không gây kích ứng niêm mạc.
Chỉ định
Dùng nhỏ và bơm rửa mắt hàng ngày.
Dùng thích hợp cho trẻ sơ sinh và người lớn.
Thận trọng
Tránh làm nhiễm bẩn đầu chai thuốc.
Đậy kín sau khi dùng.
Cách dùng
Nhỏ 2 – 3 giọt vào mắt, ngày 2 – 3 lần.
Báo cáo thực tập tại bệnh viện quận Thủ Đức được chia sẻ miễn phí. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149
TẢI FILE MIỄN PHÍ