Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định

Ngay bây giờ đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn sinh viên Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định là một trong đề tài báo cáo thực tập dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, thế thì bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài báo cáo thực tập với đề tài là công tác kiểm toán tài sản cố định hoàn toàn xuất sắc, đáng để xem và tham khảo. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là thủ tục chung, thủ tục phân tích,kiểm tra chi tiết,ưu điểm của công tác kiểm toán tài sản cố định và cuối cùng là nhược điểm của công tác kế toán kiểm soát tài sản cố định. Hứa hẹn ít nhiều nguồn tài liệu này sẽ cung cấp được cho các bạn thêm nhiều nguồn kiến thức hữu ích để nhanh chóng hoàn thành bài báo cáo thực tập hoàn thiện nhất nhé.

Chưa dừng lại ở đó,hiện tại bên mình có nhận viết thuê báo cáo thực tập với đa dạng đề tài điểm cao, chất lượng. Có phải bạn đang muốn làm hoàn thiện một bài báo cáo, đừng quá lo lắng, ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết báo cáo thực tập thuê của chúng tôi qua zalo/telegram : 0973.287.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhiệt tình nhé.

I. Thủ tục chung

1.Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

2.Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết,… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

II. Thủ tục phân tích

1.So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn

2.Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, so sánh với các quy định và hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành và CMKT liên quan

3.So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trước và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi.

XEM THÊM : Nhận Viết Báo Cáo Thực Tập Thuê

III. Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra nguyên giá tài sản cố định hữu hình/vô hình/BĐS đầu tư

  1. Thu thập bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại tài sản cố định (nguyên giá, hao mòn luỹ kế, số đầu kỳ, tăng/giảm trong kỳ, số cuối kỳ…). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC).
  2. Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, TK đối ứng…). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).

3.Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (1):

  • Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các tài sản cố định có giá trị lớn.
  • Thu thập biên bản kiểm kê tài sản cố định đầu kỳ để đảm bảo tính hiện hữu của tài sản cố định.Kiểm tra phương pháp tính khấu hao, cách xác định thời gian sử dụng hữu ích và tính toán lại giá trị khấu hao lũy kế đầu năm.
  • Kiểm tra tính hợp lý của việc phân loại các loại TSCD.
  1. Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các tài sản cố định/BĐS đầu tư tăng trong năm.

Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm tài sản cố định và sự phê duyệt của BGĐ. Đánh giá việc ghi nhận tài sản cố định/BĐS đầu tư có đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo qui định của các CMKT liên quan hay không.

Lưu ý trường hợp khi mua tài sản cố định nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán có ghi nhận có đúng theo quy định của TT200/2014/TT-BTC hay không

  1. Nếu có chi phí lãi vay được vốn hóa (1):

Đối chiếu với phần hành kiểm toán E100-“Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn” để đảm bảo việc vốn hóa được thực hiện phù hợp.

  1. Kiểm tra các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát sinh trong năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện (kết hợp với phần hành kiểm toán liên quan)

7.Kiểm tra các nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định/BĐS đầu tư. 

Xem xét các quyết định thanh lý, hợp đồng mua bán, việc xác định và ghi nhận các khoản lãi/lỗ về thanh lý, nhượng bán, thời điểm dừng khấu hao tài sản cố định

  1. Đối với các tài sản cố định tăng do nhập khẩu (1):

Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về thời điểm và tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ về đồng tiền ghi sổ khi xác định nguyên giá

XEM THÊM : Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Dễ Viết Nhất Điểm Cao

  1. Đối với nghiệp vụ mua/bán tài sản cố định với bên liên quan (1):

Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch

  1. Rà soát danh mục tài sản cố định/BĐS đầu tư (chi tiết theo từng tài sản)

Để đảm bảo việc phân loại giữa tài sản cố định hữu hình với BĐS đầu tư, giữa tài sản cố định hữu hình với chi phí SXKD hoặc HTK, giữa BĐS đầu tư và hàng hóa BĐS, giữa tài sản cố định vô hình với chi phí trả trước dài hạn là phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

  1. Thu thập danh mục tài sản cố định

Dùng để cầm cố, thế chấp, hạn chế sử dụng,…(kết hợp với phần hành “Vay và nợ ngắn/dài hạn”) và danh mục tài sản cố định đã dừng hoạt động, tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanh lý, đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng,…(thông qua phỏng vấn KH, kết hợp với thủ tục quan sát thực tế).

Quan sát thực tế tài sản cố định:

1.Tham gia chứng kiến kiểm kê thực tế tài sản cố định cuối kỳ, đảm bảo các thủ tục kiểm kê được thực hiện phù hợp và chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế và số liệu sổ kế toán (nếu có) đã được xử lý. Đánh giá tình trạng sử dụng của từng tài sản cố định

2.Trường hợp KTV không tham gia kiểm kê cuối kỳ (1): Thực hiện quan sát tài sản cố định tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu ngược để xác định tài sản cố định thực tế của DN tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

3.Nếu DN có tài sản cố định do bên thứ ba giữ (1): Lấy xác nhận của bên thứ ba hoặc trực tiếp quan sát (nếu trọng yếu).

Kiểm tra khấu hao tài sản cố định/BĐS đầu tư:

1.Thu thập Bảng tính khấu hao tài sản cố định/BĐS đầu tư trong kỳ (chi tiết đến từng tài sản cố định). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC).

Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định (Lưu ý kiểm tra khấu hao của BĐS đầu tư theo đúng quy định của TT200/2014/TT-BTC:“BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá không phải trích khấu hao mà xác định tổn thất do giảm giá trị.).

2.Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, TK đối ứng…). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).

3.Kiểm tra tính hợp lý của bảng tính khấu hao về: Phân loại nhóm tài sản; Khoản mục chi phí phân bổ căn cứ bộ phận và mục đích sử dụng; Tính phù hợp về thời gian khấu hao so với quy định hiện hành, so với đặc điểm sử dụng của đơn vị; Tính nhất quán trong phân bổ giữa năm nay với năm trước, giữa các kỳ trong năm, giữa các tài sản cùng loại

4.Ước tính độc lập chi phí khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của TNHH UNITED COLORMATE

5.Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

6.Nếu có tài sản cố định sử dụng chung cho các bộ phận (1)Xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng

  1. Xem xét chênh lệch giữa phương pháp phân bổ cho mục đích kế toán và mục đích thuế (nếu có) và tính toán thuế TNDN hoãn lại phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

XEM THÊM : 60 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Ngân Hàng

Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định

XDCB dở dang:

1.Thu thập bảng tổng hợp chi tiết chi phí XDCB dở dang theo từng công trình, từng nội dung chi phí:

  • Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC).

Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là KH,…). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần).

  1. Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng…). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).
  2. Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở dang bao gồm cả việc gửi TXN tới nhà thầu, kiểm tra chi tiết các hồ sơ liên quan và quan sát thực tế. Đảm bảo chi phí xây dựng và các khoản nợ phải trả được ghi nhận tương ứng với công việc xây dựng đã thực hiện tại ngày kết thúc kỳ kế toán

4.Đối với các công việc do nhà thầu thực hiện: Kiểm tra chi phí XDCB dở dang tăng trong kỳ với các chứng từ gốc (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình, biên bản bàn giao, yêu cầu thanh toán, hóa đơn…). Kiểm tra tính tuân thủ các qui định về lĩnh vực XDCB của Nhà nước (nếu liên quan

  1. Đối với công trình DN tự xây dựng (1): Kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan

6.(Đối với công trình XDCB do bên liên quan thực hiện (1)Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch

  1. Nếu có chi phí lãi vay được vốn hóa vào chi phí XDCB (1):Đối chiếu với phần hành kiểm toán E100-“Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn” để đảm bảo việc vốn hóa được thực hiện phù hợp

8.Kiểm tra xem chi phí phát triển được vốn hoá có phù hợp với CMKT không. Lưu ý chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được vốn hoá

9.Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ chứng từ chứng minh tài sản dở dang đã hoàn thành để đảm bảo nguyên giá đã được tính toán đúng đắn và tài sản đã được chuyển giao, phân loại đúng và khấu hao kịp thời

10.Xem xét thu thập giải trình của BGĐ về các vấn đề liên quan đến tài sản cố định và chi phí SXKD dở dang, BĐS đầu tư.

  1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán có ảnh hưởng đến các nghiệp vụ trong kỳ, tính đánh giá của tài sản cố định và chi phí SXKD dở dang, BĐS đầu tư cuối kỳ.

Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định kTV trao đổi với bộ phận kỹ thuật – phụ trách theo dõi tiến độ XDCB để nắm bắt tình hình thực tế % hoàn thành của các công trình dở dang tại ngày kết thúc niên độ kế toán để đảm bảo các số liệu ghi nhận về XDCB dở dang của phòng kế toán là hợp lý.

Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản mục tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư trên BCTC.

Kiểm tra việc thuyết minh đầy đủ về tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư, cụ thể:

–           tài sản cố định khấu hao hết vẫn đang sử dụng

–           tài sản cố định cầm cố, thế chấp cho các khoản vay của công ty

–           tài sản cố định không còn sử dụng được và chờ thanh lý

–           tài sản cố định không sử dụng

Chú ý kiểm tra việc phân loại ngắn/dài hạn theo quy định TT200/2014/TT-BTC đối với các khoản chi phí XDCB dở dang.

IV. Ưu điểm của công tác kiểm toán tài sản cố định

Nhận thức được khoản mục tài sản cố định là một khoản mục quan trọng có ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực và hợp lý của BCTC của doanh nghiệp, nên công ty đã xây dựng qui trình kiểm toán tài sản cố định với đầy đủ các thủ tục kiểm toán và thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán cụ thể. Hơn nữa, công ty đã là một trong các đơn vị áp dụng qui trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành.

Những thủ tục này có vai trò rất quan trọng, làm cơ sở cho việc kiểm tra số liệu nhằm đưa ra ý kiến chuẩn xác trên Báo cáo kiểm toán đối với công ty khách hàng. Hơn nữa, việc kiểm toán tài sản cố định thường được kiểm toán viên chính, người có kinh nghiệm lâu năm thực hiện. Dựa trên quy trình đã được lập sẵn các kiểm toán viên tiến hành thực hiện theo đúng các thủ tục và trình tự của quy trình, tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định đều được kiểm toán viên kiểm tra đầy đủ để đảm bảo rủi ro kiểm toán đối với tài sản cố định là thấp nhất.

Những bằng chứng có liên quan đến tài sản cố định đều được đoàn kiểm toán thu thập, và lưu đầy đủ trong Hồ sơ làm việc của khách hàng. Ngoài ra, đoàn kiểm toán còn thu thập những thông tin chung, những quy định riêng áp dụng cho nội bộ đơn vị, các quy chế tài chính… đối vỡi những khách hàng mới để lập nên Hồ sơ thường trực dùng cho nhiều năm. Với các khách hàng cũ thì đoàn kiểm toán có nhiệm vụ cập nhật những nguồn tài liệu mới hàng năm để bổ sung vào Hồ sơ thường trực. Hồ sơ thường trực sẽ giúp các Kiểm toán viên khác năm sau khi thực hiện kiểm toán sẽ giảm được thời gian tìm hiểu về khách hàng.

V. Nhược điểm của công tác kiểm toán tài sản cố định

Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì công tác kiểm toán tài sản cố định vẫn còn một số hạn chế như:

  • Việc kiểm tra, đánh giá hệ thống KSNB

Tìm hiểu hệ thống KSNB tại đơn vị khách hàng là một bước quan trọng để kiểm toán viên có những cái nhìn tổng quát về công ty, xác định mức rủi ro kiểm soát để có thể thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản một cách phù hợp nhất. Việc này nếu được tiến hành bài bản sẽ giúp cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả tối ưu khi có thể rút ngắn những thủ tục không cần thiết mà vẫn đưa ra những kết luận chính xác. Trên thực tế, công ty tiến hành đánh giá hệ thống KSNB tương đối kĩ đối với những khách hàng mới mà công ty kiểm toán năm đầu, còn đối với khách hàng quen thuộc thì việc này khá sơ sài. Vì vậy, thường là trưởng đoàn kiểm toán, những KTV chính ,mới có thể tiến hành quá trình đánh giá công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị khách hàng, còn những trợ lý kiểm toán sẽ không có kinh nghiệm trong những vấn đề này. Đối với khoản mục tài sản cố định nói riêng, công ty có đưa ra qui chế cụ thể nhưng lại ít thực hiện. Phương pháp mà KTV thực hiện chủ yến là phỏng vấn đối với đơn vị khách hàng, rồi dựa vào kinh nghiệm của mình, cũng như thủ thập tài liệu rồi tóm tắ lại trên giấy làm việc. Công việc được tiến hành khá đơn giản, gọn nhẹ, ít tốn thời gian những không đem lại hiệu quả cao vì bằng chứng ít tin cậy , phụ thuộc nhiều vào người được phỏng vấn và không được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.

  • Về thử nghiệm kiểm soát

Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định việc thực hiện thử nghiệm hay không là kết quả của việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì vậy mà việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện sơ sài nên kéo theo các thử nghiệm kiểm soát ít được thực hiện trên thực tế, mà đi vào các thử nghiệm chi tiếtViệc thực hiện các thủ tục phân tích

Việc áp dụng tại công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này được giải thích những khó khăn mà kiểm toán vấp phải khi thực hiện thủ tục phân tích như: thời gian, kinh nghiệm, độ phức tạp  của các thủ tục. Vì vậy, mà kiểm toán viên chỉ thực hiện những thủ tục đơn giản nhất, và đi sâu vào thử nghiệm chi tiết hơn.

  • Việc chọn mẫu trong khi kiểm toán

Kiểm toán viên vẫn còn chọn mẫu theo cảm tính, tức là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, điều này chưa đảm bảo tính khách quan và thường tập trung vào những nghiệp vụ có phát sinh lớn nên nếu khách hàng nhận biết được điểm này thì những sai sót có thể rơi vào những nghiệp vụ có phát sinh nhỏ. Rủi ro có thể xảy ra trong vấn đề chọn mẫu và nó phụ thuộc vào tài sản cố định do số lượng các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ ít nên các kiểm toán viên thường phải kiểm tra đầy đủ cả 100% số liệu.

  • Về thử nghiệm cơ chi tiết

Trong khâu kiểm kê tài sản cố định. Để kiểm tra được tính hiện hữu của tài sản cố định các KTV phải tiến hành kiểm kê vào cuối mỗi niên độ kế toán. Trong quy trình kiểm toán của mình công ty đã nêu rõ việc theo dõi, và tham gia kiểm kê với khách hàng. Tuy nhiên do khách hàng của công ty rất nhiều và ngày càng gia tăng, mà số lượng nhân viên và sức ép về thời gian lớn nên các nhân viên không thể tham gia kiểm kê ở tất cả các đơn vị khách hàng của mình được, chính vì vậy tại một số đơn vị thì kiểm toán viên thường chấp nhận Biên bản kiểm kê mà khách hàng thực hiện.

  • Về việc kiểm tra xác nhận của bên thứ ba

Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định thông thường các cuộc kiểm toán đều chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 ngày, chính vì thế nên các KTV không có đủ thời gian để có thể gửi thư yêu cầu xác nhận của bên thứ ba về những tài sản cố định đi cầm cố thế chấp hay những tài sản cố định cho thuê

  • Qui trình kiểm toán mẫu VACPA

Việc thực hiện theo qui trình này giúp kiểm toán kiểm soát được chặt chẽ, tối đã những thủ tục kiểm toán cần thiết. Tuy nhiên, việc bắt buộc phải áp dụng một qui trình cứng nhắc cho mọi khách hàng khiến công việc của KTV bị ràng buộc, không linh hoạt đối với các khách hàng khác nhau.

Trên đây là toàn bộ Báo Cáo Thực Tập Công Tác Kiểm Toán Tài Sản Cố Định đã chia sẻ đến cho các bạn sinh viên bài báo cáo thực tập với đề tài là công tác kiểm toán tài sản cố định hoàn toàn xuất sắc mà mình đã liệt kê và triển khai đầy đủ nội dung cho các bạn xem và tham khảo. Nếu như nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai trên đây chưa đủ để làm hài lòng các bạn thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết thuê báo cáo thực tậpcủa chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được hỗ trợ tải và tư vấn báo giá nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *