Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc Minh Đức

Download miễn phí báo cáo tốt nghiệp: Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc Minh Đức dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc Minh Đức được kham khảo từ báo cáo  tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC MINH ĐỨC

MỤC LỤC

A- ĐẶT VẤN ĐỀ 

B – NỘI DUNG BÁO CÁO 

  1. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THUỐC 
  2. VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC GPP

2.1. Nhân sự

2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật tại nhà thuốc

  1. VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN TẠI NHÀ THUỐC 

3.1. Các văn bản, các tài liệu chuyên môn có tại nhà thuốc

3.2. Sổ sách, quy trình thao tác chuẩn đang sử dụng

3.3. Các quy trình thao tác chuẩn

  1. HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC 

4.1. Nguồn thuốc

4.2. Kiểm tra chất lượng

4.2.1. Kiểm tra thuốc mua về

4.2.2. Kiểm tra chất lượng thuốc

4.3. Ghi chép sổ sách, chứng từ

  1. HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC

5.1. Quy trình đón tiếp khách hàng

5.3. Tư vấn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc kê đơn

5.3. Tư vấn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc không kê đơn

5.4. Niêm yết giá

       6.BẢO QUẢN THUỐC 

6.1. Sắp xếp thuốc tại nhà thuốc

6.2. Theo dõi chất lượng thuốc, hạn dùng của thuốc

6.3. Kiểm kê, bàn giao

6.4. Ứng dụng công nghệ thông tin

7. THUỐC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 

8. DANH MỤC THUỐC KINH DOANH TẠI CƠ SỞ 

8.1. Số lượng mặt hàng

8.2. Phân loại một số thuốc bán chủ yếu tại Nhà thuốc

8.2.1. Theo dõi tác dụng dược lý

8.2.2. Thuốc kê đơn

8.2.3. Thuốc không kê đơn

  1. CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI NHÀ THUỐC 

9.1. Tư vấn, giám sát, hướng dẫn sử dụng thuốc

9.2. Giám sát phản ứng có hại của thuốc tại nhà thuốc

  1. THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH GPP TẠI NHÀ THUỐC 

10.1. Niêm yết giá, hồ sơ pháp lý, số điện thoại đường dây nóng

10.2. Việc đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn của Nhà thuốc

10.3. Marketing của các hãng thuốc tại Nhà thuốc

C – KẾT LUẬN     

A- ĐẶT VẤN ĐỀ  BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC Minh Đức

Trong đời sống hiện nay ngành dược việt nam luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, được sự quan tâm của nhà nước và sự ủng hộ từ cộng đồng vì vậy mà ngành dược luôn cố gắng phát triển đi lên để luôn có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành dược luôn được quan tâm, bản thân em ý thức được ngành nghề mình theo học và tìm hiểu với mong muốn được học hỏi tìm tòi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ học đi đôi với hành lí thuyết gắn liền với thực tế.

Nhà thuốc thường là nơi đầu tiên người dân tìm đến khi gặp các vấn đề sức khỏe thông thường, tìm kiếm các thông tin về dược phẩm và các lời khuyên về chăm sóc sức khỏe. Như vậy người dược sỹ có vai trò quan trọng trong việc tư vấn và đưa thuốc đến tay người dân.

Báo cáo thực tập nhằm trình bày những hiểu biết, kết quả mà em được học hỏi trong quá trình thực tế, bao gồm cách sắp xếp thuốc, bảo quản thuốc, hoạt động mua thuốc, bán thuốc và tăng cường khả năng tư vấn hướng dẫn cho người mua thuốc, nắm được các quy định, nguyên tắc, tiêu chuẩn trong ngành.  Thực hành kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện các chức trách nhiệm vụ của dược sĩ đại học tại vị trí được phân công.

Bài báo cáo thực tập ở nhà thuốc là kinh nghiệm tóm tắt lại quá trình học tập ở nhà trường và nhà thuốc. Với những kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các quý thầy cô.


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1. Hồ sơ pháp lý

– Tên nhà thuốc: Nhà thuốc Minh Đức

– Địa chỉ: Số nhà 622, tổ 2, đường Lĩnh Nam, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

– Điện thoại: 0904746468

– Nhà thuốc nằm ngoài mặt đường có đông dân cư đi lại, vị trí ở gần chợ, thuận lợi cho việc kinh doanh nhà thuốc. Nhà thuốc mở cửa từ 7h sáng đến 22h30 để đảm bảo có thể phục vụ người dân liên tục vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, chủ nhật.

– Hình ảnh bên ngoài nhà thuốc:

Nhà thuốc đạt chuẩn GPP với đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý như sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh Số 01M009990 đăng ký lần đầu ngày 19/06/2012; đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24/10/2016. Nơi cấp: UBND Quận Hoàng Mai.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc Số 03-3685/HNO-ĐKKDD ngày 21/11/2016. Nơi cấp: Sở y tế Thành phố Hà Nội.

– Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” Số 3685/GPP do Giám đốc Sở y tế Hà Nội cấp ngày 21/11/2016. Nơi cấp: Sở y tế thành phố Hà Nội.

Các giấy tờ pháp lý của nhà thuốc:

Xem Thêm ==>Dịch vụ viết chuyên đề thực tập , điểm cao 

1.1.1.     Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

1.1.2. Giấy chứng nhận đăng ký thuế

1.1.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc

1.1.4. Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”

1.1.5. Chứng chỉ hành nghề của dược sĩ đại học

II. VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC GPP

2.1. Nhân sự

Nhà thuốc gồm có 1 DSĐH và 1 DSCĐ:

– Chủ nhà thuốc: DSĐH: Phạm Minh Phúc – Quản lý nhà thuốc và phụ trách chuyên môn

+ Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình thức kinh doanh thuốc.

+ Đã qua thực hành nghề nghiệp ít nhất từ 2 năm đến 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp đối với từng hình thức kinh doanh.

+ Có đạo đức nghề nghiệp.

+ Có đầy đủ sức khỏe.

– Người giúp việc: DSCĐ: Vũ Thị Huệ

2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật tại nhà thuốc

– Diện tích và bố trí: cơ sở có diện tích 25m2.

– Nhà thuốc có 5 tủ kính, trong đó:

+ 03 tủ thuốc tân dược

+ 01 tủ thực phẩm chức năng

+ 01 tủ mỹ phẩm.

– Nhà thuốc có 2 quầy trước mặt để tư vấn, giao dịch với khách hàng và ra lẻ thuốc.

– Tủ quầy đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và dễ vệ sinh.

– Nhà thuốc có bồn rửa tay cho nhân viên và người mua thuốc.

– Nhà thuốc có nhiệt kế, ẩm kế (đã hiệu chuẩn) và có sổ ghi chép theo dõi nhiệt độ, độ ẩm.

– Nhà thuốc có hệ thống đèn tuýp, đèn led đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho các hoạt động của nhà thuốc.

– Địa điểm cố định riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, xây dựng chắc chắn có trần ngăn bụi, nền dễ làm vệ sinh và đủ ánh sáng.

– Có đầy đủ các thiết bị như tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ để bảo quản thuốc.

– Nội quy đại lý thuốc và bảng giá được treo trong nhà thuốc theo quy định.

– Nhà thuốc có từ điển tra cứu các loại thuốc tân dược.

– Có bao bì ra lẻ thuốc phù hợp, dễ vệ sinh

– Có bao bì kín khí cho thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp. Có đủ túi PE, mép kín, trên có dán nhãn để ghi thông tin theo quy định.

* Sơ đồ bố trí tủ thuốc trong nhà thuốc:

III. VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, SOP TẠI NHÀ THUỐC

3.1. Các văn bản, các tài liệu chuyên môn có tại nhà thuốc

– Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2017.

– Nghị định số 54/2017 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

– Các quyết định, thông tư khác của Bộ y tế liên quan đến các hoạt động của Nhà thuốc:

            Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc:

+ Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Bộ y tế “Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc – GPP”.

+ Thông tư số 07/2017/TT-BYT ngày 3/5/2017 của Bộ y tế “Ban hành danh mục thuốc không kê đơn”.

+ Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ y tế “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 “Quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú”.

+ Thông tư số 26/2019/TT-BYT ngày 18/9/2019 “Quy định về danh mục thuốc hiếm”.

+ Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 “Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp”.

             Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

+ Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế quy định về “Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc”.

Thông tin, quảng cáo thuốc:

+ Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ y tế “Quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược”.

            Quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt:

+ Thông tư số 10/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

            Danh mục thuốc thiết yếu:

+ Thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI.

            Quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

+ Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

– Nhà thuốc có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc và các quy chế dược hiện hành.

– Có tài liệu, máy vi tính kết nối mạng và điện thoại di động có thể tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cập nhật, các quy chế dược hiện hành, các thông báo có liên quan của cơ quan quản lý dược để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.

3.2. Sổ sách

Nhà thuốc có hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, gồm sổ sách và máy tính, có phần mềm quản lý thuốc tồn trữ, hồ sơ, sổ sách lưu dữ liệu về bệnh nhân, về hoạt động mua bán thuốc, pha chế thuốc.

3.2.1. Sổ theo dõi ADR

Ngày tháng năm nhận phản ánh Họ tên bệnh nhân, địa chỉ, điện thoại Thông tin về các thuốc BN đó sử dụng khi xuất hiện ADR Hiện tượng ADR đã xảy ra, số lần xảy ra, thuốc nghi ngờ xảy ra ADR Cách giải quyết
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, NSX Số lượng, đơn vị Lô SX, hạn dùng Thông tin khác

3.2.2. Sổ sao đơn thuốc kê kháng sinh

Ngày tháng năm Họ tên và địa chỉ người bệnh Họ tên bác sỹ kê đơn

Tên và địa chỉ cơ sở khám chữa bệnh

Chẩn đoán của bác sỹ kê đơn Thuốc kháng sinh BN đã mua
Tên thuốc, nồng độ hàm lượng Số lượng

3.2.3. Sổ nhập thuốc, kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng:……………………………………………………..

Đơn vị tính:……………………………………… ……………………………..

Ngày nhập hoặc K.kê, KSCL Nhà cung cấp Hãng, nước sản xuất Sổ đăng ký Số lô SX Hạn dùng Số lượng nhập Số lượng kiểm kê Kiểm tra chất lượng cảm quan Ghi chú
                   

3.2.4. Sổ theo dõi xuất – nhập thuốc hướng tâm thần

Tên thuốc, nồng độ hàm lượng:

Ngày, tháng, năm Nơi nhập, xuất (họ tên, địa chỉ bệnh nhân) Số chứng từ nhập, xuất (họ tên, địa chỉ BS kê đơn) Số lượng Số lô hạn dùng Ghi chú
Nhập (mua) Xuất (bán) Còn lại

3.2.5. Sổ theo dõi bệnh nhân

Ngày, tháng, năm Họ tên bệnh nhân, tuổi, địa chỉ Họ tên – địa chỉ BS kê đơn Chẩn đoán của BS kê đơn Thuốc BN đã mua
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng Số lượng

3.2.6. Sổ theo dõi khiếu nại

Ngày tháng năm Họ tên địa chỉ khách hàng Nội dung khiếu nại Xử lý của nhà thuốc

3.3. Các quy trình thao tác chuẩn

Hiện nay, Nhà thuốc đang có 5 quy trình thao tác cơ bản:

STT Tên quy trình thao tác chuẩn
1 Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng
2 Quy trình bán và tư vấn thuốc theo đơn
3 Quy trình bán và tư vấn thuốc không kê đơn
4 Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc
5 Quy trình giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

– Các quy trình thao tác chuẩn của cơ sở do người có thẩm quyền phê duyệt và ký ban hành.

– Đây là tài liệu quan trọng để đối chiếu khi quá trình phân phối, nhập thuốc có vấn đề như khiếu nại, thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Xem Thêm ==> Kho báo cáo thực tập tại Nhà thuốc 

– Nhân viên bán thuốc áp dụng thực hiện đầy đủ các quy trình.

IV. HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC

4.1. Nguồn thuốc

– Nguồn mua là cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp. Qua kinh nghiệm của nhà thuốc, với nhiều năm hành nghề, nhà thuốc đã lựa chọn các nhà cung cấp hợp pháp, có uy tín đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh.

– Thuốc phải được phép lưu hành, bao bì còn nguyên vẹn và có đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ chứng minh nguồn gốc thuốc.

– Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh. Cụ thể, nhà thuốc thường nhập thuốc từ các công ty dược phẩm như: CTCP Traphaco, CTCP Dược Hậu Giang, CTCP Á Âu, CTCP dược Thái Bình Dương, Zuellig Pharma,…

– Sổ sách, hồ sơ thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc lưu giữ ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.

– Dựa trên dự trù thuốc, các nhà cung cấp đã được nhà thuốc liên hệ sẽ cử nhân viên giao thuốc tới tận nhà theo đúng số lượng đã yêu cầu. Lập kế hoạch mua thuốc. Kế hoạch mua thuốc bao gồm:

+ Các kế hoạch mua hàng thường kỳ (Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, đột xuất)

+ Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất (gọi tắt là thuốc hướng tâm thần). Khi lập kế hoạch phải căn cứ vào: Danh mục thuốc thiết yếu; lượng hàng tồn kho tại nhà thuốc; khả năng tài chính của nhà thuốc.

– Giao dịch mua thuốc:

+ Lựa chọn nhà phân phối:

+ Lập dự trù đặt hàng vào sổ đặt hàng

+ Lưu sổ đặt hàng

– Chỉ mua các loại thuốc được cấp phép lưu hành. Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành.

4.2. Kiểm soát chất lượng

4.2.1. Kiểm tra thuốc mua về

– Khi hàng nhập về phải kiểm tra kiểm soát chất lượng theo quy trình “Bảo quản và theo dõi chất lượng”. Trong đó,

+ Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ, bao bì sản phẩm;

+ Kiểm tra hóa đơn, chứng từ đầy đủ hợp pháp;

+ Kiểm tra số đăng ký hoặc tem nhập khẩu đối với thuốc nhập khẩu;

+ Kiểm tra số lô, hạn dùng.

– Hàng đảm bảo chất lượng, dược sỹ phụ trách nhà thuốc đồng ý cho nhập và nhân viên kế toán hoặc dược sỹ cao đẳng tiến hành nhập số liệu vào sổ theo dõi.

– Hàng không đảm bảo chất lượng được để riêng và trả lại cho nhà cung cấp.

4.2.2. Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan

– Đối với thuốc viên nén: kiểm tra màu sắc, độ ẩm của viên trong lọ hay vỉ bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu, kiểm tra toàn bộ vỉ thuốc bằng mắt thường.

– Đối với viên bao: bề mặt nhẵn không nứt, không bong mặt, bảo quản trong lọ hoặc vỉ kín, lắc không dính. Đối với viên bao đường không được chảy nước.

– Đối với viên nang mềm: kiểm tra tính toàn vẹn của viên, vỉ (vỉ không bị hở, bị rách, không có bột thuốc trong khoảng trống chứa viên).

– Đối với viên đạn, thuốc trứng: không chảy nước, bao bì trực tiếp nguyên vẹn.

– Đối với siro thuốc: thuốc phải trong, không biến chất trong quá trình bảo quản, không lắng cặn, lên men, không có đường kết tinh lại.

– Đối với thuốc mỡ: thuốc mỡ đồng đều, bao bì nguyên vẹn.

– Đối với thuốc cốm: kiểm tra độ ẩm bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu.

– Đối với thuốc tiêm: kiểm tra thuốc bột pha kiêm xem có bị vón cục không, lắc nhẹ, quan sát; nếu hàng không đạt yêu cầu phải để ở “khu vực chờ xử lý”. Liên hệ với nhà cung cấp để trả hoặc đổi hàng.

– Đối với miếng dán hạ sốt hoặc băng dính: phải đồng nhất.

4.3. Ghi chép sổ sách, chứng từ

Sau khi kiểm nhập và kiểm tra chất lượng tốt, người giúp việc ghi vào “Sổ nhập thuốc, kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc” đầy đủ các thông tin về thuốc vào các cột, các mục có trong sổ.

V. HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC

5.1. Giao tiếp, tư vấn sử dụng thuốc

– Trước khi bán hàng, người giúp việc vệ sinh quầy tủ thuốc và chuẩn bị đầy đủ trang phục như: quần áo blouse, đeo biển hiệu, mũ, khẩu trang.

– Khi khách đến, người giúp việc tươi cười niềm nở chào hỏi khách.

– Tùy từng trường hợp mà người giúp việc sẽ tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho khách hàng sao cho hợp lý, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm cho từng người bệnh.

– Đối với bệnh phải tư vấn, khi người giúp việc không nắm rõ thì hướng dẫn bệnh nhân ra bàn tư vấn để người phụ trách chuyên môn giải quyết hoặc đề nghị bệnh nhân tới khám bác sĩ chuyên khoa thích hợp.

– Nhà thuốc không thực hiện các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, khuyến khích người mua thuốc nhiều hơn cần thiết.

5.2. Trường hợp bán thuốc không có đơn thuốc kèm theo

– Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, người dược sĩ cần giải thích rõ cho người mua biết cách tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng của bệnh.

– Người dược sĩ phải xác định trường hợp nào cần có sự tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả lựa chọn thuốc không cần kê đơn.

 

– Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh và đến thuốc mà người mua yêu cầu: Thuốc được mua dùng để chữa bệnh/triệu chứng gì, giới tính, tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh mạn tính? Bệnh mắc kèm? Đang dùng thuốc gì? Hiệu quả? Tác dụng không mong muốn?

– Dược sĩ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc

– Dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói, đồng thời viết lên túi giấy đựng thuốc hoặc gắn nhãn cách sử dụng lên đồ bao gói.

– Dược sĩ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu với đơn thuốc các thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.

– Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá.

5.3. Trường hợp bán thuốc theo đơn

– Khi bán thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của dược sĩ có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y Tế về bán thuốc theo đơn.

– Người dược sĩ kiểm tra đơn thuốc có hợp lệ không.

– Kiểm tra thuốc trong đơn tại quầy có không.

– Giới thiệu thuốc tại quầy.

– Khi bệnh nhân đồng ý, tính tiền thu tiền.

– Sau đó chuẩn bị hàng ghi số lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng.

– Giao thuốc cho người mua đối chiếu thuốc thực với đơn thuốc của bệnh nhân, dặn dò nhắc nhở người bệnh thực hiện đúng cách sử dụng theo đơn thuốc để có kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

– Người dược sĩ phải bán đúng theo đơn thuốc, trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, yêu cầu người bệnh phải thông báo lại cho Bác sỹ kê đơn biết để xử lý hoặc thay đổi đơn thuốc.

– Nhà thuốc bán lẻ giải thích cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc không nhằm mục đích chữa bệnh…

– Khi trong đơn thuốc biệt dược mà nhà thuốc không có thì Dược sỹ đại học thay thế thuốc trong đơn bằng một loại thuốc khác có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, công dụng khi có sự đồng ý của người bệnh và ghi tên thuốc thay thế vào đơn thuốc hoặc sổ y bạ.

5.4. Giá thuốc, niêm yết giá

– Tất cả thuốc đều được niêm yết giá bán lẻ.

– Giá niêm yết thể hiện đầy đủ mức giá và theo từng đơn vị nhỏ nhất của thuốc. Ví dụ: vỉ, lọ, chai.

VI. BẢO QUẢN THUỐC

6.1. Cách theo dõi chất lượng thuốc, hạn dùng

Sau khi nhập hàng về 100% các loại thuốc được theo dõi chất lượng bằng cảm quan và được ghi chép vào sổ theo dõi và có một sổ theo dõi thuốc cận date riêng, nhân viên nhà thuốc kiểm tra, kiểm soát về các nội dung sau:

– Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng.

– Số lượng thuốc.

Xem Thêm ==> Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Tâm An

– Số đăng ký.

– Số lô.

– Hạn dùng của thuốc.

– Thuốc còn nguyên vẹn trong bao bì gốc của nhà sản xuất.

– Các thông tin ghi trên nhãn thuốc (theo yêu cầu quy chế nhãn).

– Có kiểm soát chất lượng bằng cảm quan.

– Thuốc lưu tại Nhà thuốc: có tiến hành kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ và đột xuất (định kỳ kiểm soát tối thiểu 1 quý/1 lần).

– Tránh để hàng bị biến đổi chất lượng, hết hạn dùng.

+ Cột “Ghi chú”: ghi những lưu ý về thuốc,bao gồm hàng sắp xếp, hàng cận date dễ dàng hơn để từ đó ta có thể dự trù mặt hàng cần mua, loại bỏ những mặt hàng không đủ yêu cầu.

+ Lập và quản lý các hóa đơn nhập, hóa đơn xuất. Quản lý thông tin nhà cung cấp, xuất nhập và điều chỉnh nhập, xuất hàng. Quản lý công việc bán, xử lý đơn hàng của khách hàng và nhà cung cấp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

+ Cung cấp các báo cáo nhanh, chính xác số lượng thuốc còn tồn theo loại thuốc, lô sản xuất, quá hạn sử dụng. Báo cáo xuất – nhập – tồn theo ngày, tháng, năm. Báo cáo doanh số và lợi nhuận theo ngày, tháng, năm.

+ Có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi theo quy định. Có kiểm kê đối với các loại thuốc khiếu nại, thuốc thu hồi.

6.2. Sắp xếp thuốc tại nhà thuốc

Nhà thuốc Minh Đức được đầu tư các tủ kính đề bày thuốc bên ngoài và có kho thuốc nằm gian trong. Các tủ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Trong hiệu thuốc được bố trí với 5 tủ quầy, các tủ quầy được chia ra thành nhiều ngăn với các nhóm thuốc:

– Nhóm thuốc giảm đau – chống viêm

– Nhóm thuốc hen phế quản

– Nhóm thuốc kháng sinh và sulfamid

– Nhóm thuốc nhuận tẩy chống nôn, chống co thắt

– Nhóm thuốc chống dị ứng

– Nhóm thuốc dạ dày gan mật

– Nhóm thuốc tiêu chảy, lị, giun sán

– Nhóm thuốc trị nấm và bệnh ngoài da

– Nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch – lợi tiểu.

– Dụng cụ y tế.

Với mục đích sắp xếp thuốc cho thuận lợi, thuốc được sắp xếp theo hệ thống trong các ngăn tủ theo một nguyên tắc nhất định để tiện trong việc bán thuốc, dễ thấy, dễ lấy, dễ nhớ, thẩm mỹ, an toàn. Cụ thể:

– Các mặt hàng vỏ đựng bằng thủy tinh dễ vỡ được xếp ra mép ngăn ở các tủ thấp để ở trong, không xếp chồng lên nhau để thuận tiện cho việc lấy và tránh va chạm làm vỡ.

– Sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng. Nhãn hàng (chữ số, hình ảnh,…) trên các bao bì quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách  hàng.

– Nguyên tắc FEFO và FIFO đảm bảo chất lượng hàng:

+ FEFO: Các thuốc có hạn sử dụng ngắn được xếp ngoài, thuốc dài hạn hơn được xếp ở trong.

+ FIFO: hàng sản xuất trước, lô sản xuất trước xuất trước.

– Trên các mặt hàng thuốc được bán giá rõ ràng để khi khách hàng mua thuốc có thể nắm bắt được giá cả của từng loại thuốc cho việc mua bán được thuận tiện.

Khi bán lẻ: bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau. Tránh tình trạng mở nhiều hộp thuốc cùng một lúc.

Chống đổ vỡ hàng: hàng nặng để dưới, hàng nhẹ để trên.

Với cách sắp xếp như trên đã giúp nhân viên bán hàng thuận tiện cho việc lấy thuốc, đồng thời thuận tiện tham khảo thuốc cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang cũng được chú trọng theo các nguyên tắc sau:

– Các sổ sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn:

+ Được phân loại, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ (theo quy định), ghi nhãn.

+ Sắp xếp trên ngăn tủ riêng.

– Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo) được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.

– Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định. (Tư trang không để trong khu vực quầy thuốc).

Nhà thuốc nằm ở khu đông dân cư thuộc quận Hoàng Mai, vì vậy luôn phải đảm bảo đủ thuốc, dụng cụ y tế đạt tiêu chuẩn, chất lượng và thường xuyên tư vấn tuyên truyền cho khách hàng sử dụng an toàn hợp lý, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe, tính mạng của khách hàng đến với nhà thuốc được đặt lên hàng đầu.

6.3. Bảo quản thuốc

Chất lượng thuốc tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tính mạng và tiền của xã hội. Vì vậy, việc kiểm tra và bảo quản nhằm giữ vững chất lượng thuốc là một nhiệm vụ không thể thiếu được của những người làm công tác dược.

Các loại thuốc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và đảm bảo 3 dế: dễ thấy, dễ lấy và dễ kiểm tra. Đồng thời cũng đảm bảo 5 chống: chống ẩm nóng, chống mối mọt, chống cháy nổ, chống quá hạn dùng và chống nhầm lẫn, đổ vỡ, mất mát.

– Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.

– Thuốc được sắp xếp theo tác dụng dược lý.

– Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận tiện, tránh nhầm lẫn.

– Có nhiệt ẩm kế trong nhà thuốc và được phân công theo dõi thường xuyên. Điều kiện bảo quản: nhiệt độ <30 độ C, độ ẩm <75%.

– Thường xuyên làm công tác vệ sinh, tuyệt đối không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

– Thuốc không kê đơn được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc không kê đơn”.

6.4. Kiểm kê, bàn giao

Kiểm kê – bàn giao định kỳ hàng tháng số lượng tồn thực tế với số lượng trên sổ sách vào ngày cuối tháng và có kiểm chứng của chủ nhà thuốc vì số lượng thiếu thừa về thuốc hoặc tiền hàng. Trong quá trình kiểm kê, nhà thuốc vẫn bán hàng bình thường.

6.5. Ứng dụng công nghệ thông tin

Nhà thuốc đã và đang sử dụng phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý thuốc. Do đó, các loại thuốc đang được sử dụng cũng như danh mục hàng tồn kho được kiểm soát tốt, tránh việc nhập thiếu hoặc thừa thuốc. Ngoài ra, do đã áp dụng phần mềm quản lý nên những thuốc sắp hết hạn hoặc hết hạn sử dụng luôn được theo dõi chặt chẽ, không để thuốc hết hạn đến tay khách hàng. Nhà thuốc cũng đã sử dụng camera để theo dõi hoạt động trong nhà thuốc và kiểm soát hoạt động mua bán trong nhà thuốc.


Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Thuốc Minh Đức được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *