Thực trạng quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận

Thực trạng quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Thực trạng quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Đề cương chi tiết: Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận

Chương 1: Giới thiệu công ty cổ phần giao nhận

  • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển
  •  1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động.
  • 1.3 Cơ cấu tổ chức
  •  1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2016-2018.

Chương 2: Thực trạng quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển  (lcl) tại công ty cổ phần giao nhận

2.1 Quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển (LCL) tại công ty cổ phần giao nhận 

  • 2.1.1 Lấy thông tin từ khách hàng.
  • 2.1.2 Kiểm tra Bộ chứng từ
  • 2.1.3 Lấy lệnh giao hàng (D/O)
  • 2.1.4 Lên Tờ khai Hải quan điện tử và truyền dữ liệu Tờ khai
  • 2.1.5 Lập bộ chứng từ Hải quan
  • 2.1.6 Mở Tờ khai tại Cảng
  • 2.1.7 Kiểm hóa
  • 2.1.8 Lấy hàng ra khỏi kho/bãi và giao cho khách hàng

2.2 Đánh giá quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển (LCL) của công ty cổ phần giao nhận  

Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty

  • 3.1 Kiến nghị 1: Về việc đẩy mạnh hoạt động marketing và công tác tìm kiếm KH kí kết hợp đồng GN
  • 3.2 Kiến nghị 2: Hoàn thiện quá trình chuẩn bị các chứng từ
  • 3.3 Kiến nghị 3: Rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục HQ
  •  3.4 Một số kiến nghị đối với các Cảng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG LẺ NHẬP KHẨU  BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (LCL) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN CHUCHONAM

2.1 Quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển (LCL) tại công ty cổ  phần giao nhận CHUCHONAM

Công ty CP GN CHUCHONAM đã có quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng  đường biển (LCL) từ khi thành lập. Người đã mang quy trình này đến công ty  cũng chính là Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Cho. Dưới đây là quy trình nhận hàng  lẻ nhập khẩu (LCL) bằng đường biển cho tất cả loại hàng hóa. (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

2.1.1 Lấy thông tin từ khách hàng

Đây là công việc của phòng kinh doanh. Nếu là khách hàng cũ, nhân viên (NV) công  ty KH liên hệ với Công ty CHUCHONAM qua điện thoại, fax hoặc email để báo rằng mình  có một lô hàng cần nhập về và yêu cầu Công ty làm dịch vụ cho mình. Đối với KH mới, NV  Sales của công ty sẽ trực tiếp chào giá qua điện thoại, email hoặc thông qua mối quan hệ.

Nếu KH không yêu cầu làm dịch vụ GN thì công ty chỉ bán cước tàu cho khách. Nếu KH  yêu cầu làm dịch vụ trọn gói thì công ty sẽ liên hệ với hãng tàu nhập hàng về, tiến hành khai  HQ để thông quan cho lô hàng và giao hàng đến công ty hoặc kho của KH. Ở đây phần lớn  các lô hàng nhập về, công ty đều làm dịch vụ trọn gói cho khách. (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

KH liên hệ với công ty để kí kết hợp đồng dịch vụ, trong hợp đồng phải thỏa thuận  nêu rõ trách nhiệm của 2 bên, thỏa thuận về giá cả, mặt hàng XNK… KH sẽ cung cấp các  chứng từ sau để NV công ty có thể thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa:

− Hóa đơn thương mại (INV – Commercial Invoice);

− Hợp đồng thương mại (S/C – Sales Contract) (nếu cần);

− Phiếu đóng gói hàng hóa (P/L – Packing List);

− Vận đơn gốc (B/L gốc) (nếu có). Nếu hồ sơ không có B/L gốc mà chỉ có B/L  Surrender thì NV phải lên hãng tàu để xin con dấu Surrender;

− Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu cần)

Tuy nhiên, nếu được KH ủy thác, Công ty CHUCHONAM có thể giúp KH lập  các chứng từ này (trừ B/L).

Cụ thể hóa đối với lô hàng trình bày trong báo cáo thực tập là lô hàng Table Tennis  Goods của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại TAKE, đây là khách hàng cũ nên đã  cung cấp cho công ty CHUCHONAM các chứng từ qua fax như sau:

− Hóa đơn thương mại (INV – Commercial Invoice); (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

− Hợp đồng thương mại (S/C – Sales Contract);

− Phiếu đóng gói hàng hóa (P/L – Packing List);

− Vận đơn gốc (B/L gốc)

− Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 

Đối với mặt hàng đặc biệt, mới lạ nhưng lại chưa xin được giấy phép cũng như các giấy  tờ cần thiết dẫn đến mất thời gian bổ sung hồ sơ, cần hối thúc KH bổ sung khi gặp  trường hợp như vậy.

2.1.2 Kiểm tra Bộ chứng từ

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất  hay nhập khẩu một lô hàng. Khi nhận được BCT đầy đủ từ KH, NV chứng từ của công ty  phải kiểm tra tất cả chi tiết trên chứng từ có phù hợp không. Nếu các chứng từ không phù  hợp thù yêu cầu KH chỉnh sửa lại. BCT cần kiểm tra gồm có: 

Xem Thêm ==>Dịch vụ viết báo cáo thực tập , điểm cao 

+ Hợp đồng thương mại (S/C – Sales Contract) (nếu có)

+ Hóa đơn thương mại (INV – Commercial Invoice)

+ Vận đơn đường biển (B/L – Bill of lading)

+ Phiếu đóng gói (P/L – Packing List)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O – Certificate of Origin) (nếu có) + Giấy thông báo hàng đến (A/N – Arrival notice)

+ Giấy giới thiệu

Đây là khâu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc thông quan của lô hàng. Nếu  BCT đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đồng bộ và chính xác thì sẽ tiết kiệm được thời gian và  chi phí. Ở lô hàng Table Tennis Goods, NV sẽ nhận BCT và kiểm tra gồm có:

Về Sales Contract (Phụ lục 1) (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

Sales Contract (1 bản gốc), số hợp đồng: 2191902, kí ngày: 24/06/2019 • Người xuất khẩu: YASAKA CO., LTD

Địa chỉ: MIDORI 3-7-21, SUMIDA-KU, TOKYO, JAPAN

  • Người nhập khẩu: TAKE SERVICE TRADING COMPANY LIMITED

− Địa chỉ: 506/15/6 Ba Tháng Hai, P. 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  − Tên hàng: Table Tennis Goods

− Trị giá hợp đồng: JPN¥5,775,960

− Thanh toán bằng: JPN

− Thanh toán: T/T (Chuyển tiền) đến ACB Bank, Vietnam

− Bộ chứng từ: B/L(Vận đơn đường biển); Invoice (Hóa đơn) và Packing List (Phiếu  đóng gói) 3 bản

− Cảng xếp hàng: Yokohama

− Cảng dỡ hàng: Ho Chi Minh

− Ngày hàng đến dự kiến: 20/07/2019

− Điều kiện giao hàng: FOB Yokohama

10

Về Bill of Lading (Phụ lục 2) (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

Bill of Lading (1 bản gốc), số vận đơn: YHHCM-048-012-19JP, phát hành ngày:  02/07/2019

− Người xuất khẩu: YASAKA CO., LTD 

− Địa chỉ: MIDORI 3-7-21, SUMIDA-KU, TOKYO, JAPAN

− Người nhập khẩu: TAKE SERVICE TRADING COMPANY LIMITED

− Địa chỉ: 506/15/6 Ba Tháng Hai, P. 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  − Tên tàu/chuyến tàu: WAN HAI 231 S306

− Cảng xếp: YOKOHAMA, JAPAN

− Cảng dỡ: CFS TP. Hồ Chí Minh

− Số Container: TRLU9719688/20FT

− Số Seal: IAAE 598829

− Số lượng kiện: 20 Cartons 

− Khối lượng cả bao bì: 390.000 kgs

− Thể tích: 1.095 m3

− Cước phí: Trả sau

− Nơi trả cước phí: Cảng đến 

− Nơi/ngày phát hành: 02/07/2019

− Ngày hàng lên tàu: 02/07/2019

Về Commercial Invoice (Phụ lục 3)

Commercial Invoice (1 bản gốc), số hóa đơn: 2191902, ngày 24/06/2019 − Khách hàng: TAKE SERVICE TRADING COMPANY LIMITED

− Địa chỉ: 506/15/6 Ba Tháng Hai, P. 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  − Thanh toán: Ngân hàng chuyển tiền

− Ngày hàng lên tàu: 02/07/2019

− Xuất xứ hàng hóa: Japan & Germany & Sweden (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

− Tổng trị giá hóa đơn: JPN¥5,775,960

Về Packing List (Phụ lục 4)

Packing List (1 bản gốc), số: 2191902, ngày 24/06/2019

11

− Gửi: TAKE SERVICE TRADING COMPANY LIMITED

− Địa chỉ: 506/15/6 Ba Tháng Hai, P. 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  − Ngày hàng lên tàu: 02/07/2019

− Từ: YOKOHAMA 

− Đến: HO CHI MINH

− Thanh toán: Ngân hàng chuyển tiền

− Tổng số kiện: 20 Cartons

− Tổng khối lượng cả bao bì: 390.00 kgs

Về Arrival notice (Phụ lục 5)

A/N (1 bản gốc), số KIMCSL1907045, ngày 08/07/2019

− Người nhận hàng: TAKE SERVICE TRADING COMPANY LIMITED − Địa chỉ: 506/15/6 Ba Tháng Hai, P. 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam − Người gửi hàng: YASAKA CO., LTD (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

− Tên tàu/ chuyến: WANHAI 231 / S306

− Ngày đến: 11/07/2019

− Vận đơn số: YHHCM-048-012-19JP – Loại: Vận đơn Điện giao hàng − Mô tả hàng hóa: như trên Vận đơn

− Khối lượng: 20 CT / 390.000 KGS / 1.095 CBM

− Số Container/Seal: TRLU9719688/IAAE598829/20

− Và một số khoản chi phí phải thanh toán trước khi nhận hàng

Về Certificate of Origin (Phụ lục 6)

C/O form JV (1 bản gốc), số 190047547170301909, ngày 25/07/2019

C/O có rất nhiều form khác nhau, tùy thuộc vào Hiệp định đối tác kinh tế giữa nước XK và  nuớc NK mà những mặt hàng có trên các loại C/O này sẽ được hưởng thuế suất thuế ưu đãi  đặc biệt khác nhau. 

Việc kiểm tra BCT luôn lấy C/O làm gốc, mọi chứng từ khác luôn được so với C/O. Cụ thể  là số INV và số S/C. Các chứng từ khác có thể sửa đổi nhưng C/O thì không. Các nội dung,  điều khoản trong hợp đồng trùng khớp với INV, P/L nên BCT này được xem là hợp lệ. Sau  khi NV kiểm tra BCT, nếu hợp lệ và đầy đủ thì tiến hành các bước tiếp theo của quy trình,  nếu có sai sót thì NV sẽ liên hệ với KH để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung để tránh làm ảnh  hưởng đến quá trình thông quan HH.

Trong trường hợp các thông tin, số liệu… trên các chứng từ sai biệt, không đồng bộ với  nhau, NV mở Tờ khai sẽ liên hệ trực tiếp với người đại diện của đối tác để tiến hành chỉnh  sửa nội dung BCT.

Trong trường hợp lô hàng này, sử dụng C/O Form JV (Japan – Việt Nam) được hưởng thuế  suất thuế nhập khẩu là 0%. Sau khi kiểm tra, nhận thấy các nội dung và điều khoản trong  INV, P/L, S/C và C/O đều trùng khớp. (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

2.1.3 Lấy lệnh giao hàng (D/O)

Lệnh giao hàng là một trong những chứng từ cơ bản và bắt buộc cần phải có để nhà  nhập khẩu có thể lấy hàng ra khỏi Cảng (đối với cả hàng LCL và FCL). Lấy lệnh giao  hàng là một trong những mắt xích cuối cùng để hàng về được kho của Nhà nhập khẩu.  Lệnh giao hàng được lấy sau khi tàu cập Cảng, hãng tàu hoặc Forwarder gửi giấy báo hàng  đến Arrival Notice cho Người nhận hàng. Về cơ bản, lấy lệnh giao hàng có thể diễn ra  trước/ sau hoặc song song với việc làm thủ tục Hải quan vì nó độc lập với Quy trình làm  thủ tục Hải quan.

Với các trường hợp thông thường để đi lấy lệnh giao hàng cần mang những chứng từ sau:

  • Giấy giới thiệu (bản gốc)
  • Giấy báo hàng đến (bản photo)
  • Vận đơn (bản gốc)
  • Chứng minh nhân dân người đi lấy lệnh

Nếu là vận đơn gốc thì khi đi lấy D/O, NV GN cầm vận đơn gốc cùng giấy giới  thiệu của công ty nhập khẩu đến hãng tàu để lấy D/O. Nếu là vận đơn Surrendered (Vận  đơn theo điện) thì NV GN chỉ cần cầm giấy giới thiệu và Giấy báo hàng đến là nhận được  D/O. Còn nếu là vận đơn theo lệnh To Order thì mặt sau của vận đơn phải có ký hậu cùng  với giấy giới thiệu để lấy D/O.

Nếu lô hàng thanh toán bằng LC thì ngoài các chứng từ trên cần mang theo vận đơn  gốc nhưng là vận đơn ký hậu có đóng dấu ngân hàng ở mặt sau.

Chẳng hạn như đối với lô hàng Table Tennis Goods. Vì là vận đơn Surrendered,  nên khi tàu cập Cảng, công ty TNHH Toàn cầu Khải Minh sẽ gửi fax Giấy báo hàng đến  (A/N) cho Công ty CHUCHONAM. NV GN của Công ty CHUCHONAM sẽ mang giấy  giới thiệu của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại TAKE và A/N để đến công ty TNHH  Toàn cầu Khải Minh đóng phí lấy D/O.

Giấy uỷ quyền của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại TAKE cho Công ty  CHUCHONAM để thay mặt Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại TAKE đóng hộ các chi  phí liên quan (phí D/O, phí hàng lẻ, phí bốc xếp, …) và xuất hoá đơn cho Công ty  CHUCHONAM.

Thông thường sẽ có 2 cách đóng phí để lấy D/O, một là đóng trực tiếp bằng tiền  mặt tại hãng tàu, hai là đóng phí bằng hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng.  Phương thức xuất hóa đơn cũng tương tự, hóa đơn có thể là hóa đơn giấy hoặc hóa đơn  điện tử (được gửi qua mail).

Đôi khi, hệ thống xuất hóa đơn tại hãng tàu gặp sự cố (không thể xuất hóa đơn ngay). NV có nhiệm vụ đóng tiền lấy D/O và hóa đơn sẽ nhận được 01 phiếu Xác nhận  Tạm thu từ hãng tàu để khi nào xuất được hóa đơn, hãng tàu sẽ liên hệ với NV Công ty  đến lấy, hiển nhiên, NV này phải mang theo giấy Xác nhận Tạm thu của hãng tàu để  chứng minh rằng Công ty đã đóng tiền để tiến hành nhận hóa đơn.

Trong trường hợp lô hàng này, NV khi đi đến công ty TNHH Toàn cầu Khải Minh  đóng phí lấy D/O đã được hóa đơn ngay.

2.1.4 Lên Tờ khai Hải quan điện tử và truyền dữ liệu Tờ khai (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

Khai báo và làm thủ tục HQ là một phần rất quan trọng trong công tác giao nhận  hàng. Thủ tục HQ là một thông lệ quốc tế, là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp  XNK vì nó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HQ, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo  vệ quyền lợi chủ quyền an ninh quốc gia. Ngoài ra nó là cơ sở pháp lý để xác định hàng hóa  thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Do vậy việc lên Tờ khai HQ điện tử phải chính xác và  cẩn thận. Khi nhận được bộ chứng từ của KH, NV công ty tập hợp được tất cả những thông  tin về lô hàng sẽ tiến hành lên Tờ khai HQ điện tử và truyền dữ liệu Tờ khai. 

Cụ thể hóa đối với lô hàng Table Tennis Goods. NV GN của Công ty CHUCHONAM sẽ  dựa vào các chứng từ mà KH gửi như S/C, INV, P/L, Bill of Lading để điền vào chi tiết Tờ  khai hàng hóa nhập khẩu.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Logistics 

Nhập thông tin chung của Tờ khai:

Sau khi khởi động phần mềm ECUS5, nhập chữ kí số của doanh nghiệp cần khai HQ, NV  khai báo HQ của công ty CHUCHONAM sẽ chọn mục Đăng ký mới Tờ khai nhập khẩu  (IDA). Người khai HQ sử dụng thông tin trong S/C sẽ nhập thông tin vào các ô tương ứng  như sau (Phụ lục 7):

  • Mã loại hình: vì hàng của công ty là nhập khẩu để kinh doanh nên có mã tương ứng là A11.
  • Phân loại cá nhân/tổ chức (Phản ánh tính chất của giao dịch): từ tổ chức đến tổ chức chọn mục số 4
  • Mã hiệu phương thức vận chuyển: thể hiện phương thức vận chuyển của lô hàng đang được khai báo. Đối với lô hàng này, phương thức vận chuyển là đường biển (số 3)
  • Khi dựa vào thông tin của S/C ta sẽ sử dụng những thông tin đó điền vào mục đơn vị XNK, bao gồm thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, mã số bưu chính của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Người khai HQ điền thông tin vào các ô tương ứng: (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

Người nhập khẩu

− Mã: 0312087158

− Tên: TAKE SERVICE TRADING COMPANY LIMITED

− Mã bưu chính: (+84) 43

− Địa chỉ: 506/15/6 Ba Tháng Hai, P. 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Người xuất khẩu

− Tên: YASAKA CO., LTD 

− Mã bưu chính:

− Địa chỉ: MIDORI 3-7-21, SUMIDA-KU, TOKYO, JAPAN

− Mã nước: JP

  • Ở mục thông tin vận đơn, ta sẽ kết hợp, đối chiếu thông tin của B/L và A/N để điền vào các thông tin chi tiết như sau (Phụ lục 8).

− Số vận đơn: YHHCM-048-012-19JP

− Ngày vận đơn: 02/07/2019

− Số lượng: 20 CT

− Tổng trọng lượng hàng (Gross): 390.000 KGM

− Phương tiện vận chuyển: 9999 WAN HAI 231 S306 (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

− Ngày hàng đến: 11/07/2019

− Địa điểm lưu kho: 02CIRCI CCHQCK CANG SG KV I

− Địa điểm dỡ hàng: VNCLI CANG CAT LAI (HCM)

− Địa điểm xếp hàng: JPYOK YOKOHAMA – KANAGAWA

Khai thông tin chung về hàng hóa

15

Chọn thẻ Thông tin chung 2, để nhập các thông tin về văn bản pháp quy (nếu có), hóa đơn  thương mại, Tờ khai trị giá, thuế và bảo lãnh và các thông tin khác:

  • Ở phần Hóa đơn thương mại, ta sẽ dụng các thông tin trong INV để điền vào chính xác như sau (Phụ lục 9):

− Phân loại hình thức hóa đơn: Hóa đơn thương mại

− Số hóa đơn: 2191902

− Ngày phát hành: 24/06/2019

− Mã hóa đơn: A – Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

− Phương thức thanh toán: KC

− Điều kiện giá hóa đơn: FOB

− Mã đồng tiền của hóa đơn: JPY

− Tổng trị giá hóa đơn: 5,775.960

  • Tờ khai trị giá: để khai báo Tờ khai trị giá tính thuế, doanh nghiệp chỉ cần nhập vào tổng các chi phí, tổng trị giá tính thuế, hệ thống VNACCS sẽ tự động phân bổ và tính thuế trả về. Ngoài ra tại mục Phí vận chuyển, ta sử dụng A/N để xác định tiền phí (Phụ lục 10).

− Mã phân loại khai trị giá: 6 – Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch − Phí vận chuyển: + Mã loại A – Khai trong trường hợp chứng từ vận tải ghi Tổng số  tiền cước phí chung cho tất cả hàng hóa trên chứng từ

+ Mã tiền: USD

+ Phí VC: 50.37

− Người nộp thuế: 1 – Người nhập khẩu

− Chi tiết khai trị giá: ta chú thích để HQ hiểu được phương thức thanh toán KC:  Thanh toán T/T 

  • Thuế và bảo lãnh: nhập vào thông tin về ngân hàng bảo lãnh nếu có, trường hợp không có bảo lãnh, ở mục Mã xác định thời hạn nộp thuế chọn D – Trường hợp nộp thuế ngay (Phụ lục 11).
  • Thông tin khác: Phần ghi chú ta sẽ chú thích những thông tin đính kèm về S/C hay C/O (nếu có) như sau (Phụ lục 12)

− CONTRACT: 2191902 DATE: 24/06/2019  (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

C/O FORM JV: 90047547170301909 DATE: 25/07/2019

16

Nhập thông tin chi tiết hàng hóa

Tại thẻ Danh sách hàng, nhập đầy đủ thông tin về hàng hóa, mã HS, tên hàng, xuất xứ,  lượng, đơn vị tính, các thông tin về thuế (nếu có). Các thông tin trên được lấy từ INV và  C/O (nếu có) (Phụ lục 13).

=> Sau khi hoàn thành tất cả thông tin trên Tờ khai điện tử, NV chọn lệnh Ghi và In TK.  NV gửi Tờ khai đã in đến KH, nhờ KH kiểm tra thêm lần nữa xem có chính xác không. Nếu  có sai sót thì NV khai báo chỉnh sửa từ đầu. Còn nếu thông tin khai báo đã chính xác thì NV  sẽ làm bước tiếp theo là truyền dữ liệu Tờ khai cho HQ.

Truyền Tờ khai điện tử

Sau khi doanh nghiệp truyền dữ liệu Tờ khai lên Chi cục HQ, thì dữ liệu sẽ tự động  xử lý thông qua mạng internet và hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu  liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu  tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự  động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho doanh nghiệp tại  màn hình đăng ký Tờ khai (EDC). Khi nhận được màn hình đăng ký Tờ khai (EDC) do hệ  thống phản hồi, doanh nghiệp kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống  tự động xuất ra, tính toán. Nếu doanh nghiệp khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi  đến hệ thống để đăng ký Tờ khai. (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

HQ điện tử sẽ trả về số tiếp nhận hóa đơn điện tử cũng như kết quả phân luồng.

Sau khi tiến hành khai HQ hàng nhập cho lô hàng nhập khẩu Table Tennis Goods của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại TAKE, kết quả trả về là:

− Số Tờ khai: 102751439230

− Ngày, giờ đăng ký: 11/07/2019 lúc 14:17:24

− Phân luồng kiểm hóa: (2) – Luồng vàng

Sau khi đã có đầy đủ thông tin, NV in 03 bản khai điện tử (Phụ lục 14) và liên hệ với  KH để xin chữ ký, dấu của công ty và kèm theo BCT đến cơ quan HQ để tiến hành thông  quan

Măc dù hiện nay do áp dụng công nghệ thông tin vào khai báo HQ giúp tiết kiệm  thời gian rất nhiều tuy nhiên phần mềm khai báo bị sập thường xuyên dẫn đến sự lúng túng  cho NV cũng như Công ty tốn thời gian. Bên cạnh đó việc sửa lỗi trên phần mềm trở nên  khó khăn hơn.

17

Đối với hàng hóa lạ lẫm thường xuyên xác định tên hàng và áp mã HS không chính  xác cản trở tiến độ thông quan hàng hóa.

2.1.5 Lập bộ chứng từ Hải quan

Sau khi lên Tờ khai HQ và truyền dữ liệu Tờ khai, sẽ nhận lại được kết quả phân  luồng trả về. Khi đã nhận kết quả phân luồng, NV chứng từ cần chuẩn bị BCT HQ gồm có:  (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

+ Giấy giới thiệu

+ Hợp đồng ngoại thương mại (S/C)

+ Vận đơn (B/L)

+ Hóa đơn thương mại (INV)

+ Phiếu đóng gói (P/L)

+ Tờ khai HQ

+ Tờ khai trị giá tính thuế

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu cần)

+ Giấy nộp tiền thuế

Chẳng hạn đối với lô hàng Table Tennis Goods. NV chứng từ sau khi truyền Tờ khai xong sẽ in Tờ khai ra và photo các chứng từ cần thiết đưa cho NV GN sắp xếp đầy đủ để  đem sang Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại TAKE hoặc sao y các chứng từ cần thiết  (nếu cần).

Sau khi đã đóng dấu đầy đủ và có BCT gốc từ Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại  TAKE, NV GN Công ty CHUCHONAM sẽ sắp xếp thành 1 bộ hoàn chỉnh như sau:

Xem Thêm ==> Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ

− Giấy giới thiệu

− Tờ khai (bản chính)

− 1 hoá đơn thương mại (bản gốc)

− 1 phiếu đóng gói hàng hóa (bản gốc)

− 1 bảng kê chi tiết (bản gốc)

− 2 vận đơn 1 MBL và 1 HBL (có đóng dấu hãng tàu)

− 1 giấy chứng nhận xuất xứ (bản gốc) (nếu cần)

− Giấy nộp tiền thuế (NV sẽ nhận giấy này ở ngân hàng …)

Sắp xếp hoàn chỉnh BCT NV GN sẽ đến Chi cục HQ cửa khẩu Sài Gòn KV1/ Cát  Lái, Hồ Chí Minh để làm thủ tục. Lịch phân công cán bộ HQ tiếp nhận Tờ khai của Công ty

18

sẽ tra trên máy. NV GN sẽ gõ số Tờ khai để xem ai là người tiếp nhận BCT để đến người đó  để mở Tờ khai.

Ở một số lô hàng có mã loại hình nhập khẩu đặc biệt, ví dụ như lô hàng tạm nhập tái  xuất các thiết bị, máy móc đã qua sử dụng thì cần phải bổ sung Giấy giám định thiết bị, máy  móc đã qua sử dụng được kiểm định, chứng nhận tại các Trung tâm Giám định có thẩm  quyền. Đối với một số lô hàng đặc biệt khác, cần phải có Công văn đính kèm BCT để nộp  cho Chi cục HQ làm thủ tục thông quan hàng, ví dụ như: Công văn xin phép cho nhập hàng  vào kho ngoại quan, các loại công văn cam kết,… và một số giấy tờ liên quan khác, tùy  thuộc vào tính chất, đặc điểm của lô hàng nhập khẩu. (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

Khâu chuẩn bị BCT HQ thực sự rất quan trọng, cần NV chứng từ phải cẩn thận và  kiểm tra kĩ lưỡng số lượng cũng như độ chính xác của chứng từ hồ sơ liên quan. Nếu có sai  sót trong các chứng từ, sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến những bước tiếp theo, làm chậm tiến  độ thông quan HH.

2.1.6 Mở Tờ khai tại Cảng

Ở bước mở Tờ khai tại Cảng, NV GN của công ty tuân thủ theo quy định của Cảng  để làm thủ tục HQ. NV GN xuất trình BCT khai HQ đã có Tờ khai phân luồng cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ, cán bộ sẽ đánh số Cửa cần nộp BCT. Tại cửa được chọn, cán bộ HQ nhập  mã số thuế NK của công ty để kiểm tra điều kiện cho phép mở Tờ khai của công ty trên hệ  thống máy tính và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế. Lúc này cán bộ HQ cũng tiếp nhận  và kiểm tra chi tiết BCT có thiếu chứng từ hay sai sót gì không để đưa ra mức độ kiểm tra.

Cụ thể hơn với lô hàng Table Tennis Goods. Tờ khai phân luồng của lô hàng này là  luồng vàng nên sau khi chuẩn bị và sắp xếp thành 01 BCT hoàn chỉnh, NV GN sẽ đến Chi  cục HQ cửa khẩu Sài Gòn KV1/ Cát Lái, Hồ Chí Minh để làm thủ tục HQ. NV sẽ nộp BCT  vào rổ đăng ký phân Cửa kiểm tra Tờ khai, sau khi cán bộ HQ kiểm tra sơ bộ thì trên Tờ  khai đã phân luồng sẽ được đánh số Cửa mà cán bộ HQ đảm nhận việc kiểm tra chi tiết  BCT để duyệt thông quan lô hàng

2.1.7 Kiểm hóa

Nếu HH phải qua khâu kiểm hóa (luồng đỏ), thì NV GN phải liên hệ với phòng  thương vụ Cảng để đăng ký chuyển bãi kiểm hóa (cảng sẽ chuyển container từ bãi trung  tâm về bãi dành riêng cho kiểm hóa) 

NV GN liên hệ với cán bộ HQ kiểm hóa để kiểm tra thực tế lô hàng. Tiến hành lấy  hàng cho cán bộ HQ kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra thực tế lô hàng nhằm xác định mặt hàng  công ty nhập khẩu thực tế có đúng như khai báo không, có đúng về số lượng, trọng lượng,

có đúng về xuất xứ như đã khai báo trên Tờ khai HQ. Mặt khác việc kiểm tra thực tế hàng  hóa giúp cho cán bộ HQ xác định chính xác mặt hàng, từ đó kiểm tra xem mã HS mà công  ty áp có đúng không, thuế suất công ty tính để nộp vào ngân sách nhà nước có đúng không.  Nếu không đúng thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ có mức xử phạt khác nhau, từ tăng thuế đến  lập biên bản vi phạm, xử phạt theo quy định pháp luật.

Đối với lô hàng Table Tennis Goods thì đây là hàng LCL được phân luồng vàng nên  chúng ta sẽ không có bước kiểm hóa này. Tuy nhiên, đối với các lô hàng LCL khác được  phân luồng đỏ. Các bước kiểm hóa được thực hiện như sau:

– Bước 1: In phiếu kiểm hóa

NV GN sẽ dùng 01 D/O để in phiếu kiểm hóa tại HQ Giám sát kho.

– Bước 2: Lấy hàng để kiểm hóa

NV giao nhân sẽ mang Phiếu kiểm hóa đến đúng Kho, Cửa chứa hàng, đưa cho chị  quản lý kho 01 phiếu kiểm hóa và 10.000 VNĐ tiền phí, NV GN giữ lại một phiếu  kiểm hóa để lưu lại. Có thể yêu cầu xe nâng hạ hàng kiểm hóa nếu hàng nằm ở tầng  trên cao, phí nâng hạ hàng xuống là 10.000 VNĐ.

– Bước 3: Mời cán bộ HQ xuống kho để kiểm hóa

Trong thời gian chờ xe nâng hạ hàng xuống, NV GN đi sang khu vực HQ kiểm hóa  để tìm Cán bộ kiểm hóa đã được phân kiểm, có thể điện thoại cho cán bộ kiểm hóa  và mời họ xuống kiểm hóa.

– Bước 4: HQ kiểm hàng thực tế

Cán bộ kiểm hóa kiểm tra thực tế HH, kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong  HH, số bao, trọng lượng… đúng với Tờ khai và P/L. Sau đó ghi kết quả kiểm tra thực  tế vào Tờ khai HQ, mô tả cụ thể cách thức kiểm tra, mặt hàng thuộc diện kiểm tra,  mã số phân loại HH, giá tính thuế và ký tên, đóng dấu số hiệu cán bộ vào ô “phần ghi  kết quả kiểm tra của HQ” trên Tờ khai HQ. Sau đó cán bộ nhập kết quả kiểm tra thực  tế vào hệ thống máy tính và tiến hành thông quan cho lô hàng. (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

 

2.1.8 Lấy hàng ra khỏi kho/bãi và giao cho khách hàng

2.1.8.1 In phiếu xuất kho

– Với lô hàng lẻ (LCL), NV GN cầm Tờ khai phân luồng và 01 D/O bản gốc  liên hệ với phòng thương vụ cổng C tại Cảng để bốc số thứ tự chờ đến lượt và  làm phiếu xuất kho hàng nhập. Đóng các chi phí có liên quan nếu có, như phí  lưu kho, phí hàng nguy hiểm.

20

– Tương tự như lô hàng Table Tennis Goods, NV GN của công ty  CHUCHONAM cầm các chứng từ cần thiết đến kho nhận hàng. Khi đến  thương vụ hàng lẻ, NV GN sẽ xuất trình 01 Tờ khai phân luồng và 01 D/O bản  gốc để in phiếu xuất kho và phiếu vị trí lô hàng. Phiếu xuất kho gồm 4 liên:

➢ Liên 1: màu trắng, thương vụ kho sẽ giữ lại liên này;

➢ Liên 2: màu hồng, dành cho KH;

➢ Liên 3: màu xanh, dành cho HQ cổng;

➢ Liên 4: màu vàng, dành cho cổng bảo vệ.

– Ở bước này, đòi hỏi NV GN phải chờ theo số thứ tự để làm phiếu xuất kho.  Nên thời gian “chết” này quá nhiều, làm chậm tiến trình lấy và giao hàng hóa  đến với KH.  (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

2.1.8.2 Nhận hàng

– NV GN sẽ xuống kho, căn cứ vào phiếu vị trí lô hàng mà tìm lô hàng. Công ty  CHUCHONAM sẽ điều xe tải xuống cảng để chở lô hàng về giao cho KH. NV  GN mang phiếu xuất kho đến kho gặp thủ kho để xuất trình. Thủ kho sẽ điều  động xe nâng bốc hàng và đưa lên phương tiện chuyên chở với phí là 10.000  VNĐ. NV GN lưu ý, phải ghi số xe của xe đến nhận hàng lên phiếu xuất kho,  đồng thời kiểm tra số lượng hàng được đưa lên phương tiện vận chuyển để  tránh thiếu sót và nhầm lẫn. Sau khi chất hàng xong, NV GN ký xác nhận đã  nhận đủ hàng lên phiếu xuất kho, liên màu trắng thủ kho giữ lại.

– Trong quá trình vận chuyển HH, mang hàng ra khỏi kho khó tránh khỏi rủi ro  làm hư hỏng HH, móp rách bao bì… NV GN phải quay lại HQ kho để Xin Biên  bản/ Giấy kiểm nhận hàng với đại lý hãng tàu về tình trạng của hàng hoá.

– NV GN nhận hàng, kiểm tra xem có đúng lô hàng cần nhận không, số lượng  chất lượng, hàng hóa có bị mất mát hư hỏng không. Và vấn đề thất lạc chứng từ  thì sẽ khó khăn torng việc lấy hàng, mất thời gian chứng thực hàng hóa. Tại mỗi  kho, lực lượng xe nâng ít nên thời gian chờ đến lượt bốc hàng còn chậm trễ

2.1.8.3 Thanh lý hàng tại hải quan cổng

– Thanh lý cổng, NV GN liên hệ với HQ cổng để thanh lý cho lô hàng, xuất  trình phiếu xuất kho, Tờ khai HQ bản chính cho HQ cổng để thanh lý. HQ cổng  lý tên đóng dấu vào phiếu xuất kho để cho hàng ra khỏi Cảng.

– Chẳng hạn như lô hàng Table Tennis Goods, tài xế mang hàng ra khỏi kho.  Trong lúc đó, NV GN đến HQ cổng, trình Tờ khai + 02 tờ mã vạch + 03 liên  phiếu xuất kho giao cho HQ giám sát cổng xem xét, đối chiếu.

– Tại đây, HQ giám sát cổng sẽ ký tên, đóng dấu số hiệu công chức lên phiếu  xuất kho và Tờ khai, sau đó giữ lại 01 tờ mã vạch, trả lại cho NV GN Tờ khai và 02 liên phiếu xuất kho còn lại.

– Ra đến cổng, NV GN trình và giao lại liên màu xanh cho bảo vệ cổng. Liên  màu hồng giữ lại để giao cho KH.

– Kết thúc quá trình nhận hàng và thanh lý cổng, NV GN cho xe chở hàng đến  giao cho KH và lập biên bản bàn giao hàng cho KH.

– Khi hàng đã được bốc lên phương tiện vận tải, những thủ tục cuối để chở hàng  ra khỏi Cảng được thực hiện nhanh chóng, chính xác.

Đến đây NV GN của công ty CHUCHONAM đã hoàn thành nhiệm vụ  của mình. (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

2.2 Đánh giá quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển (LCL) của công ty  cổ phần giao nhận CHUCHONAM

2.2.1 Ưu điểm

❖ Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm được trang bị kiến thức tốt, năng động nên  dễ dàng thích ứng với công việc.

❖ Môi trường làm việc thân thiện giúp các nhân viên gần gũi chia sẽ kinh nghiệm  với nhau.

❖ Có được quan hệ tốt, kết hợp chặt chẽ giữa các nhân viên với nhau từ bộ phận  làm chứng từ cho đến bộ phận giao nhận.

❖ Nhập nhiều lô hàng giống nhau nên tạo thuận lợi hơn trong công tác tiếp xúc với  hải quan, dễ hoàn thành thủ tục hải quan một cách nhanh chóng.

❖ Trong quá trình lên Tờ khai khai báo cho hải quan nhân viên được tiếp xúc với hệ thống ECUS hiện đại giúp cho việc khai báo dễ dàng và chính xác cao về  khai thuế nhập khẩu, tên hàng,… và có thể in Tờ khai theo mẫu có sẵn trong hệ thống.

Thực trạng quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận
Thực trạng quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận

2.2.2 Hạn chế

Hạn chế 1: Hạn chế tìm kiếm khách hàng ký kết hợp đồng giao nhận Theo báo cáo 3 Quý đầu năm 2019 từ bộ phận Đại lý & Sales, sản lượng ký kết hợp đồng  Công ty còn khiêm tốn, chưa thu hút được khách hàng mới, thị trường bị bó hẹp. Hầu hết  các hợp đồng đều đến từ các KH cũ. Hoạt động Marketing và công tác tìm kiếm KH của  Công ty chưa thực sự hiệu quả. Công ty chưa chú trọng nhiều vào hoạt động này cũng như  còn rất nhiều hạn chế so với các Công ty GN khác. Phòng kinh doanh vẫn chưa hoạt động  hiệu quả với công việc tìm kiếm KH, kỹ năng đàm phán thương lượng với KH còn kém.

Nguyên nhân: KH mới của Công ty thường là do Giám đốc hay Phó Giám đốc tạo lập mối  quan hệ hay do đối tác trung thành giới thiệu, việc này đòi hỏi nhiều thời gian. Ngoài ra,  Công ty chưa tìm hiểu rõ

– Chính sách xuất nhập khẩu của chính phủ, xu hướng mặt hàng nào xuất nhập nhiều trong  năm

– Thị trường mũi nhọn trong xuất nhập khẩu của Việt Nam, pháp luật, văn hóa của những  nước này để có những chính sách khách hàng phù hợp

– Các thông lệ quốc tế liên quan đến hang tàu, bảo hiểm và incoterm

– Các chính sách thuế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan

– Các Công ty GN đối thủ và chiến lược của họ

Hạn chế 2: Hạn chế trong quá trình chuẩn bị các chứng từ

Tồn tại những sai sót trong quá trình kiểm tra và chuẩn bị chứng từ dẫn đến mất nhiều thời  gian và chi phí phát sinh do Công ty chịu. Khi chứng từ chưa ăn khớp, chậm trễ và sai sót,  NV phải mất từ 1 – 2 ngày để xử lý chứng từ, có thể làm trễ thời gian kế hoạch hoàn thiện  bộ chứng từ dự kiến, làm phát sinh chi phí lưu kho lưu bãi. (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)

Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân nhưng sai sót bởi con người là một nhân tố lớn.  Nhân viên Công ty còn thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ chưa vững vàng, làm việc chưa khao  học, trình độ anh văn cần được trau dồi. Nguồn lực Công ty còn hạn chế nên một NV chứng  từ hay một NV GN phải thực hiện một lúc nhiều hợp đồng từ những mặt hàng khác nhau  nên dễ mắc phải nhầm lẫn. Thêm vào đó, quá trình NV chứng từ bổ sung thêm một số văn  bản vào hồ sơ có thể nhập sai những số có trong chứng từ như số INV, số B/L, … dẫn đến  khi làm thủ tục, cán bộ chi cục phát hiện sai sót và trả BCT lại, phải mất 01 ngày để làm lại văn bản và xin mộc/ chữ ký của Công ty KH. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như chủ  hàng gửi thiếu chứng từ quan trọng, sai sót thông tin giữa các chứng từ.

Hạn chế 3: Hạn chế về thời gian thực hiện thủ tục HQ

Đây là nguyên nhân của sự trì truệ, lãng phí thời gian của cả Công ty lẫn khách hàng. Thời  gian làm việc với hãng tàu và thời gian thực hiện thủ tục HQ mất nhiều thời gian chờ đợi,  hiệu quả công việc không cao.

Nguyên nhân: Thực trạng tại Việt Nam, quy trình làm thủ tục vẫn còn khá chậm chạp và  mất nhiều thời gian. Vào mùa cao điểm GN, NV GN có thể mất gần 01 ngày để chờ đợi tới  lượt lấy D/O, cược container hay đóng phí, nhưng trong khoảng thời gian chờ đợi cũng  không thể tranh thủ làm việc khác vì nếu để qua số thứ tự NV hãng tàu không xử lý, làm  khối lượng công việc nhiều nhưng năng suất không hiệu quả. Thêm vào đó, làm thủ tục HQ  là công việc làm mất nhiều thời gian nhất của NV GN và các đối tác. Quá trình tiếp nhận  và xử lí Tờ khai của cơ quan hải quan hàng xuất khi bị luồng vàng và đỏ còn chậm và  không hỗ trợ nhiệt tình làm cho các nhân viên giao nhận phải chạy qua nhiều phòng  ban, yêu cầu các giấy tờ không rõ ràng, nhiều chi phí phát sinh làm cho giá trị hàng hóa  tăng cao, giảm sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế và làm cho công ty phải chịu thêm  phí thuê tàu do qúa nhiều thủ tục giấy tờ làm cho hàng hóa không thông quan được  trước giờ cut-off.TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực GN hàng hóa XNK, quy trình GN hàng hóa nhập  khẩu tại công ty được tổ chức ngày một chuyên nghiệp và chặt chẽ, bao gồm từ việc nhận  và kiểm tra BCT; lấy D/O cho đến khai báo HQ điện tử và làm thủ tục HQ; thủ tục thanh lý  hàng nhập và cuối cùng là giao hàng, thanh toán, trả chứng từ cho KH. Quy trình GN nhập  khẩu đã được hoàn thiện, tinh gọn hơn cùng với những cải cách về mặt hành chính và thủ  tục HQ, tiếp cận và cập nhật theo những chính sách đổi mới của Nhà nước. Bên cạnh những  thành công đạt được đó thì còn có những thiếu sót, tồn tại, những yếu tố gây cản trở việc  thực hiện quy trình GN hàng hóa XNK tại công ty. Nếu khắc phục được những tồn tại đó,  thì quy trình GN hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp sẽ ngày càng hoàn  thiện và tốt hơn nữa.

Nhận thấy được những hạn chế mà Công ty CHUCHONAM đang phải đối mặt, tiếp theo  chương 3 của bài viết sẽ đề ra một số kiến nghị mang tính tham khảo nhằm nâng cao hiệu  quả hoạt động của quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển (LCL) tại Công ty  CHUCHONAM. (Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận)


Trên đây là mẫu Thực trạng quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua được chia sẻ miễn phí SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *