Download miễn phí mẫu cơ sở lý luận: Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung này được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
1.1. Bán Hàng Và Quản Trị Bán Hàng
1.1.1. Quản trị là gì?
Thuật ngữ quản trị dùng ở đây có nghĩa là một phương thức hoạt động hướng tới mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao , bằng hoặc thông qua những người khác . Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản trị sử dụng , đó là hoạch định , tổ chức , điều khiển và kiểm soát . ( Giáo trình quản trị học – NXB Phương Đông – 2014) (Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung)
1.1.2. Khái niệm về bán hàng
James M. Comer, 2012 : “Bán hàng là một quá trình mang tính cá nhân trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua nhằm thực hiện quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên. Bán hàng làm cho hàng hóa lưu thông từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ nơi dư thừa hàng hóa đến nơi có nhu cầu. Hoạt động bán hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho người bán khi họ nắm bắt tốt các cơ hội từ thị trường và điều chỉnh phù hợp các chính sách phục vụ quyền lợi cho người tiêu dùng”.
Bán hàng là một quá trình mang tính cá nhân trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua nhằm thực hiện quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên. (Giáo trình quản trị bán hàng – NXB Thống kê – 2012)
1.1.3. Quản trị bán hàng
Quản trị bán hàng là hoạt động quản trị của những người thuộc lực lượng bán của doanh nghiệp bao gồm những hoạt động chính như phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra hoạt động bán hàng. Như vậy, quản trị bán hàng là một tiến trình kết hợp chặt chẽ từ việc thiết lập mục tiêu, chương trình bán hàng, đến việc tuyển dụng, huấn luyện, giám sát và đánh giá kết quả công việc của nhân viên (ThS. Tôn Thất Hải, 2019); (ThS. Hà Thị Thùy Dương, 2019).
Quản trị bán hàng là hoạt động quản trị của những người thuộc lực lượng bán hàng của doanh nghiệp bao gồm những hoạt động chính như phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra hoạt động bán hàng.
(Kỹ năng và quản trị bán hàng –NXB Thống kê – 2009)
Xem Thêm ==>Dịch vụ viết chuyên đề thực tập , điểm cao
1.1.4. Vai trò của bán hàng
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp thì quá trình bán hàng có vai trò hết sức quan trọng. Chính hoạt động bán hàng sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cũng nhờ nó mà doanh nghiệp tự đánh giá được hàng hóa của mình sản xuất hay kinh doanh được xã hội chấp nhận ở mức độ nào. Do vậy, hoạt động bán hàng vừa là công việc hàng ngày, vừa là mối quan tâm của các nhà kinh doanh.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp kinh doanh Thương mại thì bán hàng chính là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hóa. Trong thời đại ngày nay với việc bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão trong lĩnh vực khoa học công nghệ thì việc bán hàng luôn bị cạnh tranh từ nhiều phía. Thực tế, có những mặt hàng vừa được đưa ra thị trường, thậm chí còn đang trong giai đoạn nghiên cứu thì đã xuất hiện những mặt hàng khác ưu việt hơn làm cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội cũng thường xuyên thay đổi.
Thứ ba, nhờ có hoạt động bán hàng mà hàng hóa được chuyển thành tiền tệ, thực hiện vùng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và hoạt động chu chuyển kinh tế trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu xã hội, việc bán hàng có vai trò quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và giải pháp mà doanh nghiệp theo đuổi thúc đẩy vòng lặp của quá trình tái sản xuất, qua đó tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động góp phần thực hiện các mục tiêu của hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, hoạt động bán hàng là một vấn đề hết sức cần thiết vì nó sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí bảo quản, đem lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận lớn và chứng tỏ hàng hóa chiếm được lòng tin của khách hàng, tăng nhanh vị thế trên thị thường (Robert J. Calvin, 2004).
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị bán hàng (Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung)
1.2.1. Yếu tố bên ngoài
Môi trường văn hoá xã hội.
Một cách đơn giản có thể hiểu : Thị trường = Hàng hoá + Túi tiền của họ. Như vậy, ta phải nghiên cứu khách hàng và túi tiền của họ để đưa ra một cách chính xác về sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng.
Môi trường chính trị và pháp luật.
Sự ổn định về chính trị, sản phẩm lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội, các quyết định bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện và hiện thực thi hành chúng… có ảnh hường rất lớn đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp
Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng. Kinh tế phát triển ổn định thì sẽ làm nhu cầu tăng lên, rồi lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn và nhất là khả năng quan hệ ngoại thương với nước ngoài đó là buôn bán với nước ngoài, là khả năng cạnh tranh với hàng nhập ngoại.
Cung cầu hàng hoá trên thị trường.
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá, nếu cung hàng hoá trên thị trường tiêu thụ tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại nếu cung hàng hoá giảm sẽ kích thích khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cầu hàng hoá tăng thì quy mô thị trường của doanh nghiệp sẽ tăng lên và nếu ngược lại sẽ gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh.
Đó là đối thủ cạnh tranh có mặt hàng giống như mặt hàng của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng có thể thay thế nhau người ta phân chia các đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.Yếu tố bên trong
Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
Nguồn vốn đó là sức mạnh của doanh nghiệp (Buôn tài không bằng dài vốn). Do vậy việc doanh nghiệp huy động các nguồn vốn vào kinh doanh, khả năng phân phối, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh đều ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. (Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung)
Tiềm năng con người.
Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực đó là sự chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi với điều kiện của thị trường.
Tiềm lực vô hình.
Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá: Một nhãn hiệu được ưa chuộng thì sẽ thu hút được khách hàng đến mua hàng và trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của sản phẩm.
Mỗi loại sản phẩm có đặc điểm riêng về mẫu mã, công dụng, chất lượng…phù hợp với người tiêu dùng, từng mức thu nhập, từng vùng.
Ảnh hưởng của phương thức thanh toán.
Phương thức thanh toán nhanh gọn đảm bảo an toàn chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngược lại những quy định về thanh toán rườm rà, qua nhiều khâu trung gian sẽ gây ức chế về mặt tâm lý cho khách hàng.
Ảnh hưởng của công tác xúc tiến.
Xúc tiến là công cụ quan trọng đẩy mạnh hoạt động bán hàng, nó giúp người mua hiểu biết về sản phẩm, thế lực của doanh nghiệp.
Xem Thêm ==> 99+ chuyên đề báo cáo thực tập ngành Quản trị bán hàng
1.3. Các nội dung của quản trị bán hàng
1.3.1. Lập kế hoạch bán hàng
Lập kế hoạch bán hàng là việc xây dựng các hoạt động mà người bán hàng thực hiện trong quá trình bán hàng, từ lúc bắt đầu cho đến lúc đạt mục tiêu.
1.3.2. Tổ chức bộ máy bán hàng và mạng lưới phân phối
1.3.2.1. Tổ chức bộ máy bán hàng (Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung)
– Bán theo lãnh thổ: Là sự tổ chức bộ máy bán bằng cách phân công mỗi nhân viên bán phụ trách hẳn một khu vực địa lý nhất định, trong đó nhân viên lo liệu việc chào bán toàn bộ hàng hóa của doanh nghiệp.
– Bán theo sản phẩm: Là sự tổ chức bộ máy bán qua đó nhân viên bán chuyên trách việc chào bán chỉ một phần trong dòng hàng của doanh nghiệp. Qua đó nhân viên bán sẽ chào bán theo mặt hàng. Bán theo sản phẩm có thể dẫn đến những khó khăn nếu như khách hàng lớn mua nhiều sản phẩm khác nhau thì nhân viên bán đi lại trùng tuyến và cùng chờ đợi nhân viên bán của cùng khách hàng tiếp kiến.
– Bán theo khách hàng: Là sự tổ chức bộ máy bán qua đó nhân viên bán chuyên trách việc chào bán cho những khách hàng hay ngành công nghiệp nào đó.
– Bán kiểu phức hợp: Khi một doanh nghiệp bán nhiều loại hàng cho nhiều khách hàng trên một địa bàn rộng, doanh nghiệp đó thường kết hợp nhiều kiểu cấu trúc bán lại với nhau.
1.3.2.2. Tổ chức mạng lưới phân phối
Việc tổ chức mạng lưới phân phối vào thị trường được xác định cụ thể qua 3 phương án phân phối như trực tiếp, gián tiếp và hỗn hợp (ThS. Tôn Thất Hải, 2019); (ThS. Hà Thị Thùy Dương, 2019),
1.3.2.3. Các biện pháp động viên nhân viên
Đối với nhân viên bán hàng của doanh nghiệp: Có các biện pháp động viên như được hưởng các khoản thù lao vật chất (tiền lương thưởng, khoản phụ cấp, phúc lợi…). Và các khoản thù lao tinh thần (khen thưởng, tuyên dương, cơ hội thăng tiến, tham dự các cuộc họp, hội nghị bán hàng…).
Đối với các Đại lý trực thuộc: Có các biện pháp động viên như được hưởng các chế độ lương (chiết khấu theo phần trăm doanh thu, thanh toán nhanh sẽ tăng thêm phần trăm doanh thu…). Và các chế độ thưởng (theo tháng, quý, năm…).
1.3.3. Kiểm soát hoạt động bán hàng
– Mục tiêu của việc bán hàng: Bán đúng khách hàng, đúng giá, đúng hàng; Bán đủ số lượng đã thỏa thuận; Bán kịp thời hạn đã cam kết trong hợp đồng bán hàng. (Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung)
– Mục tiêu của việc thu tiền: Thu đúng người, đúng lô hàng; Thu đủ số tiền cần phải thu; Thu kịp thời hạn và không để nợ quá hạn.
– Mục tiêu của việc ghi nhận và báo cáo: Bộ phận kế toán & Bộ phận bán hàng ghi nhận và báo cáo: Đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn, dễ hiểu.
1.4. Quy trình bán hàng
1.4.1.Chuẩn bị tiếp xúc khách hàng
Trước khi tiếp xúc khách hàng, nhân viên bán hàng cần chuẩn bị mọi thứ cho hoạt động bán hàng thành công, từ thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ, kế hoạch bán hàng (danh sách khách hàng cần ghé thăm). Giấy giới thiệu, card visit, trang phục, đến cả tâm lý bán hàng.
1.4.2. Tìm hiểu và sàng lọc khách hàng
Đây là bước đầu tiên trong quá trình bán hàng nhằm mục đích phát hiện ra các khách hàng triển vọng, xây dựng một danh sách khách hàng tiềm năng nhất của mình, sàng lọc những khách hàng yếu kém. Nhân viên bán hàng có thể gọi điện thoại, gửi thư cho các khách hàng triển vọng trước khi quyết định quyến thăm.
1.4.3.Tiếp cận và thiết lập cuộc hẹn
Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng triển vọng, đề ra mục tiêu cuộc viếng thăm. Nhân viên bán hàng cần biết cách chào hỏi người mua để được bước mở đầu cho mối quan hệ sau này, bao gồm biểu hiện bề ngoài, những lời mở đầu và cách nhận xét trong câu chuyện. Bước này thành công thì quy trình của bạn trở nên dễ dàng hơn bạn đã thuyết phục được 50% khách hàng mua hàng của bạn vì khách hàng chịu lắng nghe bạn nói, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Xem Thêm ==> Hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần dịch vụ ô tô
1.4.4. Giới thiệu và trình bày
Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm của mình với người mau theo công thức AIDA(chú ý, quan tâm, mong muốn, hành động mua), nhân viên bán hàng phải nhấn mạnh kỹ lưỡng những lợi ích của khách hàng và nêu lên những tính năng của sản phẩm đảm bảo được những lợi ích đó. (Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung)
1.4.5. Khắc phục những ý kiến phản đối hay xử lý từ chối, thuyết phục khách hàng
Khách hàng hầu như bao giờ cũng đưa ra những ý kiến phản đối trong quá trình giới thiệu hay khi đề nghị đặt mua hàng, sự chống đối của họ có thể về mặt tâm lý hay logic. Để xử lý những chống đối này, nhân viên bán hàng luôn phải giữ thái độ vui vẻ, đề nghị người mua làm rõ những ý kiến không tán thành, phủ nhận hợp giá trị những ý kiến phản đối,…
1.4.6. Thống nhất thương vụ, ký kết hợp đồng
Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng cần phải cố gắng, họ cần biết cách nhận ra những tín hiệu kết thúc thương vụ của người mua, bao gồm những cử chỉ, lời nói hay nhận xét và những câu hỏi, nhân viên bán hàng có thể đưa ra những tác nhân đặc biệt để kích thích người mua kết thúc thương vụ. Đặc biệt là luôn sử dụng những câu hỏi mở => làm khách hàng khó từ chối hơn (ví dụ: Anh chị lấy bao nhiêu hàng…?)
1.4.7.Chăm sóc khách hàng (Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung)
Bước cuối cùng này là cần thiết cho nhân viên bán hàng đảm bảo chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng và tiếp tục quan hệ làm ăn, khi kết thúc thương vụ nhân viên bán hàng cần hoàn tất mọi chi tiết về thời gian giao hàng, điều kiện mua hàng, họ cần có kế hoạch giữ khách để đảm bảo chắc chắn không bỏ quên hay để mất khách hàng, không những vậy mà còn chăm sóc khách hàng sau khi nhận hàng và sử dụng dịch vụ bằng cách thăm hỏi qua điện thoại, lấy ý kiến về sản phẩm dịch vụ, tặng quà ngày lễ, những hành động tuy nhỏ nhưng từ những hành động đó sẽ làm cho khách hàng tin tưởng bạn, công ty bạn và nếu có sự cố gì trong đơn hàng, khách hàng sử dụng sản phẩm thì dễ xử lý tốt. Vì 80% doanh thu có được nhờ vào 20% khách hàng trung thành.
Trên đây là 7 bước cơ bản trong quá trình bán hàng mà nhân viên bán hàng mới bước vào nghề cần trang bị, tùy ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ khác nhau mà quy trình bán hàng cũng khác nhau ở một số bước, hình thức bán hàng cũng vậy, quy trình bán hàng cá nhân, bán hàng công nghiệp, bán hàng qua điện thoại, Fax, Email sẽ khác. (Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung)
Trên đây là mẫu Quản trị bán hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149
TẢI FILE MIỄN PHÍ