Công Việc Thực Tập Của Sinh Viên Tại Tòa Án Nhân Dân

📣 Download Free !!!Công Việc Thực Tập Của Sinh Viên Tại Tòa Án Nhân Dân là một trong những bài báo cáo mà ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn cùng xem và tham khảo. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là quy trình công việc thực tập tại toà án,công việc tìm hiểu được về thực tế tại toà án… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ mang đến cho bạn thật nhiều kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể tự triển khai bài báo cáo của mình.

Hiện nay, bên mình có nhận viết thuê báo cáo theo yêu cầu mình có thể viết được những đề tài từ khó đến dễ, bạn có biết rằng mình đã nhận viết thuê báo cáo cho hàng loạt sinh viên và đã đậu tốt nghiệp.Nếu bạn đang có nhu cầu cần làm thuê một bài báo cáo hoàn chỉnh thì đừng đắn đo suy nghĩ nữa mà thay vào đó là hãy tìm đến ngay dịch vụlàm thuê báo cáo tốt nghiệpcủa chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ từ A đến Z nhé.

1 Quy trình Công Việc Thực Tập Tại Tòa Án

1.1 Quy trình công việc

Quy trình công việc
Quy trình công việc

(Nguồn: Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa)

2 Diễn giải quy trình.

Bước 1: Thụ lý vụ án.

Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

+ Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

XEM THÊM : Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận

Bước 2: Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết.

+Công Việc Thực Tập Của Sinh Viên Tại Tòa Án Nhân Dân trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án.

+ Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Toà án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

Bước 3: Thông báo về việc thụ lý vụ án.

+ Sau khi đã tiến hành các công việc thụ lý, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ biết được vụ án đã được thụ lý.

+ Tòa án cũng phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý vụ án để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát của mình đối với việc giải quyết vụ án.

Bước 4: Lập hồ sơ vụ án.

+ Để lập hồ sơ vụ án, căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, Tòa án xác định các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án yêu cầu các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện cung cấp.

+ Khi nhận được các chứng cứ, tài liệu do các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp, Tòa án phải đưa chúng vào hồ sơ vụ án. Thủ tục giao nhận các chứng cứ tài liệu phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

+ Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án phải được sắp xếp theo thứ tự nhất định để thuận tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng và phải có danh mục ghi lại các tài liệu trong hồ sơ vụ án.

Bước 5: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

+ Khi việc hòa giải vụ án không đạt được kết quả và không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì Toà án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

+ Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định này. Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án làm giấy triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa

XEM THÊM : Các Bài Học Kinh Nghiệm Của Sinh Viên Sau Khi Thực Tập

Công Việc Thực Tập Của Sinh Viên Tại Tòa Án Nhân Dân
Công Việc Thực Tập Của Sinh Viên Tại Tòa Án Nhân Dân

2 Công việc tìm hiểu được về thực tế tại Tòa Án

2.1 Tên công việc được giao.

+ Làm công việc văn phòng như: photo, đánh máy, đóng dấu, chuyển án cho các thẩm phán thụ lý, đóng bút lục. Tống đạt giấy triệu tập và thông báo thụ lý vụ án.

+ Đọc án Hôn nhân và Gia đình, án Dân sự, Kinh doanh Thương mại và Lao động…

2.2 Mô tả công việc được giao.

Mô tả công việc được giao
Mô tả công việc được giao

(Nguồn: Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa)

  • Diễn giải quy trình:

Bước 1: Nhận đơn.

+ Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện; còn trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.

 Bước 2: Kiểm tra đơn, tài liệu chứng cứ liên quan.

+ Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

+ Khi người khởi kiện nộp đơn mà có tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành thu thập và lập biên bản giao nhận chứng cứ.

+ Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.

Bước 3: Gửi thông báo thụ lý vụ án.

+ Công Việc Thực Tập Của Sinh Viên Tại Tòa Án Nhân Dân trong thời hạn ba ngày ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, gửi thông báo cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết vụ án.

+ Văn bản thông báo phải có các nội dung sau: Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; Tên, địa chỉ Toà án đã thụ lý vụ án;  Tên, địa chỉ của người khởi kiện;  Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết; Danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; Thời hạn người được thông báo phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Toà án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có.

Bước 4: Viết giấy triệu tập đương sự.

+ Sau khi thụ lý vụ án, gửi giấy mời triệu tập đương sự để lấy lời khai, hòa giải… Do đó, người được Tòa án triệu tập phải có mặt theo Giấy triệu tập. Nếu vắng mặt thì sẽ phát sinh hệ quả tương ứng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng dân sự không quy định về việc giới hạn số lần triệu tập đương sự của Tòa án nên Tòa án có quyền gửi giấy triệu tập cho đương khi khi thấy cần thiết.

2.3 Học tập từ công việc được giao.

  • Trong thời gian thực tập và làm việc tại Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa, em đã học hỏi thêm một số kỹ năng, kinh nghiệm và các công việc thực tiễn được giao. Khi làm việc cần phải có tính cẩn thận tránh sai sót gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
  • Ngoài ra, em còn được trải nghiệm môi trường làm việc và cũng nhận được sự giúp đỡ của các anh, chị cán bộ trong Tòa án.
  • Khi thực tập làm việc tại đây, em hiểu thêm được các nội quy của Tòa án và yêu cầu của Tòa án tại nơi làm việc.
  • Và qua các công việc được giao em thấy em đã một phần nắm bắt được quy trình kiểm tra hồ sơ, vụ án; một số nghiệp vụ khác khi làm việc và cũng như học tập được một số kinh nghiệm từ các anh chị trong Tòa án.

Bài viết trên đây là toàn bộ Công Việc Thực Tập Của Sinh Viên Tại Tòa Án Nhân Dân là một trong những tài liệu hoàn toàn hay mà mình đã liệt kê và đồng thời triển khai đến cho các bạn cùng xem và theo dõi. Cảm ơn tất cả các bạn đã cùng mình xem và tham khảo hết bài viết này, chúc các bạn sinh viên mau chóng hoàn thành bài báo cáo của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp trục trặc trong quá trình làm bài báo cáo thì đừng chần chừ nữa mà ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ thuê viết báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ cho các bạn nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *