Cơ sở lý luận về thuê gia tăng giá trị

Cơ sở lý luận về thuê gia tăng giá trị dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, Cơ sở lý luận về thuê gia tăng giá trị được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Đề cương viết báo cáo thực tập: Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tư Vấn Thuế

Chương I : Những Vấn Đề Chung Về Thuế Giá Trị Gia Tăng

1.1 Khái niệm , đặc điểm, vai trò của thuế giá trị gia tăng

  • 1.1.1 Khái niệm của thuế giá trị gia tăng.
  • 1.1.2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
  • 1.1.3 Vai trò  của thuế giá trị gia tăng  .

1.2 Nhiệm vụ của kế toán thuế giá trị gia tăng

1.3 Các quy định về thuế giá trị gia tăng hiện hành.

  • 1.3.1 Luật thuế và văn bản thuế giá trị gia tăng
  • 1.3.2 Mức thuế giá trị gia tăng.
  • 1.3.3 Đối tượng tính thuế giá trị gia tăng
  • 1.3.4 Hoàn thuế giá trị gia tăng

1.4 Kế toán chi tiết thuế giá trị gia tăng.

  • 1.4.1 Chứng từ.
  • 1.4.2 Sổ kế toán chi tiết.

1.5 Kế toán tổng hợp thuế giá trị gia tăng

  • 1.5.1 Tài khoản sử dụng.
  • 1.5.2 Sổ sách.
  • 1.5.3 Phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăng
  • 1.5.4 Hình thức ghi sổ

Chương II: Công Tác Thuế Gía Trị Gia Tăng Tại Công Ty

2.1. Tổng quan về Công ty

  • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
  • 2.1.2 Bộ máy kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty

2.2. Thực trạng thuế giá trị gia tăng tại công ty.

  • 2.2.1 Kế toán thuế gtgt đầu vào.
  • 2.2.2 Kế toán thuế gtgt đầu ra.
  • 2.2.3 Tờ khai thuế

Chương III: Nhận Xét Và Một Số Đề Xuất Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thuế GTGT Tại Công Ty

3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty

3.2 Nhận xét về công tác kế toán thuế giá trị gia tăng.

  • Ưu điểm
  • Nhược điểm

3.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty.


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT

2.1.1. Khái quát chung về thuế

2.1.1.1. Các khái niệm chung về thuế

Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước. Cho đến nay trong các chính sách báo cáo kinh tế thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về thuế. Một số quan điểm về thuế được đưa ra như sau:

Quan điểm về thuế của nhà kinh tế học David Ricardo được đề cập trong Trần Bình Trọng (2008): “Thuế được cấu thành từ phần của Chính phủ lấy trong sản phẩm đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thuế được lấy từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế”

Quan điểm về thuế của VI.Lê nin cũng được tác giả Phan Thu Cúc (2009) đề cập: “Thuế là khoản Nhà nươc thu của dân mà không bù lại”.

Theo từ điển Wikipedia: “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức Chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau”

Theo từ điển tiếng Việt (1998): “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp bắt buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định.”

Theo Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14: “Thuế là một khoản nộp ngân sách Nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”

Về phương diện kinh tế: “Thuế được hình thành qua quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân”

Trong nghiên cứu này, khái niệm thuế được hiểu là: “Thuếlà các khoản đónggóp bắt buộc theo Luật của người dân không tính đến giá trị dịch vụ nhận lại của người đóng thuế hoặc khoản tiền phạt do vi phạm” 2.1.1.2. Đặc điểm của thuế

Xem Thêm ==> Dịch vụ viết báo cáo thực tập , điểm cao 

Theo Luật thuế GTGT số 13/2018/QH12, thuế có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, thuế là khoản thu mang tính bắt buộc mà mọi thể nhân và pháp nhân phải bắt buộc phải đóng góp theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, thuế là một khoản thu không mang tính bồi hoàn trực tiếp, mà mọi người dân đều được hưởng lợi từ các công trình dịch vụ được đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà Nước.

Thứ ba, các thể nhân và pháp nhân chỉ phải nộp các loại thuế đã được pháp luật quy định.

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thuế GTGT

2.1.2.1. Khái niệm thuế GTGT

Theo Luật thuếGTGT số13/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày03/06/2008: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Thuế GTGT được thực hiện theo Luật thuế GTGT và được tính trên giá bán chưa có thuế GTGT. Người sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ có trách nhiệm thu và nộp hộ người tiêu dùng, người tiêu dùng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm cả thuế GTGT. Vì vậy, người tiêu dùng là người chịu khoản thuế này.

2.1.2.2. Đặc điểm của thuế GTGT

Theo Luật thuếGTGT số13/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày03/6/2008 và thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 có thể tóm tắt một số đặc điểm của thuế GTGT như sau:

Đầu tiên, thuế GTGT là loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ. Người nộp thuế là người cung cấp dịch vụ, hàng hóa còn người chịu thuế là người tiêu dùng thông qua việc mua bán hàng hóa này.

Thứ hai, thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất rộng hầu như hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT. Mọi cá nhân, tổ chức đều phải chịu thuế GTGT.

Thứ ba, thuế GTGT đánh vào hầu hết các khâu vì nó đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa ở các giai đoạn. Từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và ở khâu tiêu dùng người tiêu dùng sẽ trả thuế thông qua việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

Thứ 4, phạm vi của thuế GTGT là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, bởi vì không những hàng hóa xuất khẩu chịu thuế xuất thế GTGT là 0% ở khâu xuất khẩu và vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa đó.

2.1.2.3. Vai trò của thuế GTGT

Từ những ưu điểm của thuế GTGT, việc áp dụng thuế GTGT có vai trò sau:

  • Động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước thông qua quá trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ;
  • Hạn chế thất thu thuế;
  • Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán có hóa đơn, chứng từ; Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy mạnh được xuất khẩu do thuế GTGT khắc phục được việc thu trùng lặp;
  • Góp phần hoàn thiện chính sách thuế, phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh tế thị trường.

2.1.2.4. Các văn bản quy định về luật thuế GTGT

Trong những năm qua để hoàn thiện quy định thuế và hướng dẫn thi hành thuế, các cơ quan Nhà nước đã ban hành những văn bản quan trọng:

Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12: Quy định về thuế GTGT quy định về những quy định chung, căn cứ, phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế GTGT.

Luật thuế GTGT 31/2013/QH13: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2018/QH12. Sửa đổi đối tượng chịu thuế, giá tính thuế, thuế suất, phương pháp khấu trừ thuế, phương pháp tính thuế trực tiếp trên thuế GTGT, khấu trừ thuế đầu vào và các trường hợp hoàn thuế.

Luật thuế số 106/2016/QH13: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.

Nghị định 92/2013/NĐ-CP: Quy định điều khoản áp dụng mức thuế suất 5%, kể từ ngày 01/07/2013 đối với bán, cho thuê, mua nhà ở xã hội. Giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/07/2013 đến hết 30/06/2014 đối với bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Nghị định 209/2013/NĐ-CP: Sửa đổi bổ sung về đối tượng nộp, đối tượng không chịu thuế và kê khai thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP: Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Nghị định này bổ sung thêm năm trường hợp sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử miễn phí và các quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong các doanh nghiệp. Từ ngày 01/11/2020 quy định các doanh nghiệp phải chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử.

Nghị định 91/2014/NĐ-CP: Sửa đổi bổ sung điều a, Khoản 2, Điều 3 và điểm c, Khoản 1, Điều 9

Nghị định 12/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.

Nghị định 49/2016/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Nghị định quy định sửa đổi, bổ sung thêm một số quy định trong xử phạt hành chính so với nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Nghị định 100/2016/NĐ-CP: Hướng dẫn luật thuế GTGT, luật thuế TTĐB và luật quản lý thuế sửa đổi.

Chính phủ ban hành Nghị định 100/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 12/2015NĐ-CP. Sửa đổi một số điều khoản trong Luật thuế GTGT là thêm một số quy định về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến và đã chế biến và không áp dụng mức thuế suất 0% rượu, thuốc lá, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu. Bổ sung thêm quy định về thuế TTĐB và quy định về Luật quản lý thuế đối với người nộp thuế chậm. Bỏ quy định về điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Nghị định 10/2017/NĐ-CP: Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực

Việt Nam và sử đổi quy định về kê khai, tính và nộp thuế GTGT của Tập đoàn Điện Lực.

Thông tư 219/2013/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT

Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, còn nhiều quy định mới về sổ sách, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính cũng như một số tài khoản kế toán. Ví dụ như: Thay vì tập hợp các chi phí sản xuất vào 154 như thông tư 133 thì trong thông tư 200 chia ra nhiều tài khoản chi phí, như tài khoản 621, 622, 641, 642.

Thông tư 26/2015/TT-BTC: Hướng dẫn thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng, cũng cấp dịch vụ do Bộ Tài chính bán hành.

Sửa đổi, bổ sung thêm một số đối tượng chịu thuế và không chịu thuế, các

điều kiện khấu trừ thuế, hoàn thuế, hồ sơ kê khai, phạt nộp chậm thuế GTGT,…

Thông tư 133/2016/TT-BTC: Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133 về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: nguyên tắc ghi sổ, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Thông tư 95/2016/TT-BTC: Hướng dẫn đăng ký thuế.

Thông tư này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế; thay đổi đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh; đăng ký thuế với trường hợp tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức; trách nhiệm quản lý và sử dụng mã số thuế.

Thông tư 130/2016/TT-BTC: Hướng dẫn nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế GTGT, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và quản lý thuế, sửa đổi một số điều tại các thông tư về thuế.

Thông tư 31/2017/TT-BTC: Quy định về rút ngắn thời gian hoàn thuế GTGT và sửa đổi nội dung về công khai thông tin hoàn thuế GTGT.

Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BTC: Hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP, một số điều về Luật Thuế GTGT. Được hợp nhất từ bảy Thông tư TT 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013; TT 119/2014/TT-BTC ngày25/08/2014; TT 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; TT 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015; TT 193/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015; TT 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016; TT 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 .

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BTC: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT, được hợp nhất từ năm Nghị Định 209/2013/NĐ-CPngày 18/12/2013; NĐ 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014; NĐ 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015; NĐ 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016; NĐ 10/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017.

2.1.3. Đối tượng chịu thuế và nộp thuế GTGT

2.1.3.1. Đối tượng chịu thuế GTGT

Theo Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013 quy định:

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT được hướng dẫn tại Điều 4 thông tư 219 và theo quy định của Luật thuế GTGT.

2.1.3.2. Đối tượng nộp thuế GTGT

Theo Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013 quy định:

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

Tổ chức cá nhân kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác; Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài có tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư; các tổ chức, các nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam; Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu; Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức có cơ sở thường trú tại Việt Nam, các nhân nước ngoài là đối tượng không cứ trú tại Việt Nam. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

2.1.3.3. Đối tượng không chịu thuế GTGT

Đối tượng không chịu thuế được quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và Khoản 1 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ như sau:

Theo quy định hiện hành, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện nộp thuế GTGT chủ yếu là đối tượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phục vụ cho xã hội như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, sản phẩm muối hay nông thủy sản sơ chế, các dịch vụ không mang tính lợi nhuận hoặc dịch vụ công cộng về y tế, giáo dục, đào tạo…

Nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Sản phẩm là giống vật nuôi, cây trồng, các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, các dịch vụ công cộng, dịch vụ bưu chính, viễn thông, dạy học, dạy nghề, truyền thanh, truyền hình. Các phương tiện vận chuyển công cộng, vũ khí, tài nguyên chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. Hàng hóa viện trợ quà biếu, tặng nhập khẩu. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu,chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, các sản phẩm vàng chưa qua chế tác. Các sản phẩm phục vụ cho y học, hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân thấp hơn mức chung tối thiểu.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 5 không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của luật thuế GTGT.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Kế toán 

2.1.4. Căn cứ tính thuế GTGT

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Theo quy định tại Thông tư số 16/VBHN-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2015, giá tính thuế và thuế suất được xác định như sau:

2.1.4.1. Giá tính thuế

Giá tính thuế được quy định tại điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

  • Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu. Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

  • Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
  • Giá tính thuế đối với sản phẩm. hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. Giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc dùng hàng hóa, dịch vụ. Hàng hóa luân chuyển nội không phải tính, nộp thuế GTGT.
  • Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không; trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
  • Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, phân xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền thuê chưa có thuế GTGT. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho một thời hạn thuê chưa có thuế GTGT.
  • Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán tính trả một lần chưa có thuế GTGT của hành hóa đó, không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm.
  • Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
  • Đối với xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầy nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc thiết bị chưa có thuế GTGT.

– Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT. Từng trường hợp cụ thể được quy định tại Khoản 10 Điều 7 – Thông tư 219/2013.

  • Đối với hoạt động đại lý, mô giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền gia công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… thì giá chưa có thuế được xác định như sau:

Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để tính thuế.

2.1.4.2. Thuế suất thuế GTGT

Theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12; Luật sửa đổi bổ sung số 31/2013/QH13; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013; Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Luật thuế GTGT, quy định 3 mức thuế suất là: 0%; 5%; 10%. Các mức thuế suất được áp dụng cụ thể như sau:

  1. Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%, theo quy định bao gồm:

– Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, các nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan); thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

  • Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu, sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
  • Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
  • Xe ô tô bán cho tổ chức, các nhân trong khu phi thuế quan;
  • Các dịch vụ do các cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
  • Các dịch vụ cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, các nhân ở nước ngoài không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, dụ lịch lữ hành;
  • Dịch vụ thanh toán qua mạng;
  • Dịch vụ cung cấp gắn liền với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
  1. Thuế suất 5%: Thuế suất 5% được áp dụng với các loại hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp mới qua sơ chế, y tế, giáo dục…

– Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.

  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chưa qua sơ chế, bảo quản ở khâu kinh doanh thương mại.
  • Mủ cao su sơ chế, sợi để đan lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.
  • Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm nằm trong doanh mục hàng không chịu thuế.

– Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vì thì áp dụng mức thuế suất 10%.

  • Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.
  • Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.
  • Sản phẩm thủ công được sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp.
  • Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế.
  • Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập.
  • Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
  • Đồ chơi trẻ em; sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Khoản 15 Điều 4 Thông tư 219.
  • Dịch vụ khoa học công nghệ và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ, không bao gồn trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.
  • Bán, cho thê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.
  1. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không nằm trong danh mục các hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế, chịu thuế 0% hoặc chịu thuế 5% được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219.

Các mức thuế suất 5%, 10% được áp dụng thống nhất cho từng hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

2.1.5. Phương pháp tính thuế

Điều 9 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008 có hai phương pháp tính thuế GTGT là:

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

2.1.5.1. Phương pháp khấu trừ thuế

Theo điều 10 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định các cở sở kinh doanh đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Cơ sở kinh doanh đang có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp;
  • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Tổ chức, các nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay.
  • Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước

Ngoài theo hướng dẫn của BTC áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;

  • Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên.
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài điều kiện quy định theo Luật thuế

GTGT thì phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

Thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế GTGT đầu vào được

Thuế GTGT phải nộp       =         Thuế GTGT đầu ra         khấu trừ

Trong đó:

Thuế GTGT đầu ra bằng tổng giá trị thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT đầu ra Giá tính thuế của hàng Thuế suất thuế GTGT của
= x
  hóa, dịch vụ bán ra hàng hóa, dịch vụ đó

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng giá trị thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua trong nước và nhập khẩu ghi trên hóa đơn GTGT hoặc chứng từ đầu

vào hợp lệ, hợp pháp, hợp lý.  
Thuế GTGT đầu vào của Thuế GTGT đầu vào của
Thuế GTGT đầu vào +   hàng hóa, dịch vụ nhập
=hàng hóa, dịch vụ trong
được khấu trừ khẩu
nước

Đối với thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua trong nước là giá trị thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Theo Điều 12 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 hướng dẫn về việc xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ như sau:

  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
  • Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ ngày phát sinh sai sót.

2.1.5.2. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng Điều 11 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định: Phương pháp trực tiếp được áp dụng đối với:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng hoặc mới thành lập (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế).

  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

– Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã;

Xác định số thuế gTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trong các trường hợp cụ thể được quy định như sau:

Trường hợp 1: Xác định theo GTGT và thuế suất thuế GTGT 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng của xThuế suất thuế GTGT (10%)  
vàng, bạc, đá quý
             
  Trong đó:          
GTGT của vàng, = Doanh số của vàng, Giá thanh toán của vàng, bạc,  
bạc, đá quý bạc, đá quý bán ra    
  đá quý mua vào tương ứng  
  Trường hợp 2: Xác định theo GTGT và tỷ lệ % trên doanh thu  
        Doanh thu bán hàng (giá đã Tỷ lệ % của từng  
Thuế GTGT phải nộp = bao gồm thuế GTGT theo
x  

ngành hàngphương pháp trực tiếp

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định (tại Điểm 2, Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC) theo từng hoạt động như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, bao gồm các khoản phụ thu, thu phí thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

2.1.6. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT

2.1.6.1. Vai trò của kế toán thuế GTGT

Theo Phí Thị Diễm Hồng, Bùi Thị Phúc và cộng sự (2019), Học viện nông nghiệp Việt Nam trình bày về vai trò của kế toán thuế như sau:

Kế toán thuế GTGT là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong Doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ của các Doanh nghiệp đối với Nhà nước. Nhà nước chỉ có thể quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. Vì vậy, vai trò của kế toán thuế rất quan trọng đối với cả Doanh nghiệp và Nhà nước. Nhiệm vụ của kế toán thuế là ghi chép đầy đủ, đúng thời hạn và lập ra các báo cáo thuế, báo cáo tài chính phục vụ cho Doanh nghiệp và cho cơ quan Thuế mỗi khi có thanh tra thuế đến kiểm tra. Kế toán thuế liên quan trực tiếp đến pháp luật Nhà nước, cần tuân thủ các bộ Luật, Quy định, Thông tư do Bộ Tài chính và nhà nước quy định. Do vậy, yêu cầu người đảm nhận vị trí này không chỉ có kiến thức chuyên môn mà phải có kinh nghiệm dày dặn cùng sự nhạy bén để xử lý nhanh các tình huống có thể phát sinh đối với doanh nghiệp.

Xem Thêm ==> Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nội Thất

2.1.6.2. Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT

Ngay từ khi thành lập công ty, kế toán thuế là bộ phận sẽ thực hiện việc kê khai và nộp thuế môn bài. Tiếp theo, trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, bộ phận kế toán thuế sẽ thực hiện nhiệm vụ cụ thể như sau:

– Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của Doanh nghiệp để theo dõi và hạch toán;

  • Lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và nộp thuế cho công ty;
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, báo cáo thuế cuối năm;
  • Khi có vấn đề phát sinh trực tiếp làm việc với cơ quan thuế;
  • Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê đầu vào, đầu ra từng cơ sở;
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty và phân loại theo thuế suất;
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỷ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ;

– Theo dõi báo cáo tình hình hoàn thuế của công ty, tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách

  • Đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán;
  • Lập hồ sơ hoàn thuế khi có vấn đề phát sinh;
  • Lập báo cáo tổng hợp thuế định kỳ hoặc đột xuất;
  • Kiểm tra hóa đơn đầu ra, đầu vào;
  • Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo với cục thuế;
  • Cập nhật kịp thời tông tin về pháp luạt, soan thảo báo cáo nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để cơ sở biết thực hiện;
  • Lập kế hoạch thế GTGT thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách;
  • Cập nhật theo dõi việc giao nhận, lưu trữ hóa đơn;
  • Hằng tháng, quý năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ và các công việc khác có liên quan đến kế toán thuế của doanh nghiệp.

Từ tính chất phức tạp và đa dạng của các công việc trên, có thể thấy trọng trách của bộ phận kế toán thuế trong doanh nghiệp là rất nặng nề.

2.1.7. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

2.1.7.1. Nguyên tắc hạch toán

Theo chế độ kế toán Việt Nam (ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC) tài khoản 133 được sử dụng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.

Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc giá vốn hàng bán ra trong kỳ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ liên quan đến hàng đã bán và chưa bán, thì phân bổ vào giá vốn hàng bán trong kỳ kế toán sau. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được dùng hóa đơn chứng từ đặc thù (tem bưu điện, vé cước vận tải,…) ghi giá thanh toán là đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh được căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu vào phải nộp của tháng đó. Số thuế GTGT đầu vào còn lại sẽ được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo quy định.

2.1.7.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng

  • Chứng từ sử dụng:

Các cơ sở sản xuất kinh doanh theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cần sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ sau:

Hóa đơn GTGT mẫu số: 01GTKT0/004;

Tờ khai thuế GTGT mẫu số: 01/GTGT;

Chứng từ thanh toán: Ủy nhiệm chi, phiếu thu, phiếu chi…

Các phụ lục tờ khai: Phụ lục 01-2/GTGT

Các chứng từ liên quan khác…

  • Sổ sách kế toán sử dụng:

Sổ cái tài khoản 133 theo mẫu số S03b-DNN

Sổ chi tiết tài khoản 133 theo mẫu số S19-DNN

Sổ theo dõi thuế GTGT theo mẫu số S25-DNN

  • Kết cấu và nội dung tài khoản 133:
Nợ TK 133
           
Số tư đầu kỳ: Số thuế GTGT chưa được      
khấu trừ, chưa được hoàn lại đầu kỳ.        
         
      – Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
      –  Kết  chuyển  số  thuế  GTGT  đầu  vào
– Số thuế GTGT đầu vào phát sinh. không được khấu trừ;      
      – Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn
      lại;      

Số dư cuối kỳ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

Tài khoản 133 – Thế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khát trừ của vật tư hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháo khấu trừ thuế.
  • Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.
Sơ đồ hạch toán:                              
TK 111, 112, 331     TK152, 153, 156, 211, 154,…   TK 131, 331  
                                         
              Giá chưa thuế   Hàng bị trả lại              
                               
      Tổng giá               Tổng giá      
                           
                                         
      thanh toán     TK 133                
              Thuế GTGT đầu                
              vào phát sinh                      
                                   
    TK 33312                     TK 33311  
                                         
        Thuế GTGT của hàng     Thuế GTGT được khấu trừ      
               
            nhập khẩu                      
                                         
                              TK 111, 112  
                        Hoàn thuế      
                                   
                              TK 632, 642  
                             
                      Thuế GTGT không được khấu trừ    
                                     
                      Nguồn: Thông tư 133/2016/TT-BTC  
                       
            Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 133              

2.1.8. Kế toán thuế GTGT phải nộp

2.1.8.1. Nguyên tắc hạch toán

Theo chế độ kế toán hiện hành, khi sử dụng tài khoản 33311 cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

  • Chủ động tính, xác định và kê khai số thuế GTGT phải nộp Nhà nước theo luật quy định;
  • Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT (kể cả theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy,các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc báo cáo khác;
  • Đối với khoản thuế được hoàn, được giảm, kế toán phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm, kế toán phải phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm là thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán. Riêng thuế GTGT đầu vào được hoàn ghi giảm số thuế GTGT được khẩu trừ;
  • Kế toán phải nở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.

2.1.8.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng

  • Chứng từ sử dụng:

Các cơ sở sản xuất kinh doanh theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cần sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ sau:

Hóa đơn GTGT mẫu số: 01GTKT0/001;

Tờ khai thuế GTGT mẫu số: 01/GTGT;

Các phụ lục tờ khai: Phụ lục 01-2/GTGT

Bảng kê hóa đơn GTGT đầu ra;

Chứng từ thanh toán: Ủy nhiệm chi, phiếu thu, phiếu chi… Các chứng từ liên quan khác…

  • Sổ sách kế toán sử dụng:
  • Tài khoản sử dụng:

Theo quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC để hạch toán thuế GTGT phải nộp kế toán sử dụng tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản này để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp vào NSNN. Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp áp dụng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.

Cơ sở lý luận về thuê gia tăng giá trị

  • Kết cấu và nội dung tài khoản 3331:
  Nợ TK 3331
             
        Số dư đầu kỳ: Thuế GTGT còn phải nộp
        đầu kỳ    
         
– Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; – Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng
– Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN;   hóa, dịch vụ đã tiêu thụ;    
– Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị – Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng
giảm giá.   hóa, dịch vụ dùng để trao đổi biếu tặng,
        sử dụng nội bộ;    
        – Số thuế GTGT của hoạt động tài chính,
        thu nhập khác;    
        – Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập
        khẩu.    
       
Số  dư  bên  Có:  Thuế  GTGT  nộp  thừa, Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT còn phải
được hoàn lại.   nộp ngân sách Nhà nước.    

Trong trường hợp cá biệt, TK 3331 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 3331 phản ánh số thuế GTGT đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện.

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.


Trên đây là Cơ sở lý luận về thuê gia tăng giá trị được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *