Tải Free Báo Cáo Thực Tập Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã

Hình như bạn đang tìm Báo Cáo Thực Tập Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã? Bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài báo cáo hoàn toàn xuất sắc đáng để xem và tham khảo. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là giới thiệu về cơ quan đơn vị nơi sinh viên thực tập,mô tả công việc được giao,nội dung các công việc đã thực tập tại cơ quan,những kiến thức, kỹ năng được đào tạo tại trường áp dụng tại cơ quan đơn vị nơi mình thực tập… Hy vọng ít nhiều nguồn tài liệu mình sắp triển khai đưới đây sẽ mang đến cho bạn thật nhiều kiến thức để tiến hành triển khai tốt bài báo cáo của mình.

Ngoài việc chia sẻ bài báo cáo này thì hiện tại bên mình có nhận viết thuê báo cáo với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề hoàn thiện bài báo cáo thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ viết thuê báo cáo thực tậpcủa chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

1. Giới thiệu về cơ quan, đơn vị nơi sinh viên thực tập

Ngày 12 tháng 1 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1191/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thị xã Từ Sơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2021). Theo đó, thành lập phường Phù Khê, Phù Khê là 1 xã của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nước Việt Nam. Xã Phù Khê có tổng số diện tích theo km2 3,49 km². Tổng số dân gồm 11.300 người. Trong đó, nhân khẩu thường trú khoảng 9380 người, nhân khẩu lưu trú khoảng 2020 người.

Về vị trí địa lý:

Phía đông giáp các phường Đồng Kỵ và Hương Mạc

Phía tây giáp thành phố Hà Nội

Phía nam giáp phường Châu Khê

Phía bắc giáp phường Hương Mạc.

* Cơ cấu tổ chức, bộ máy

Cơ cấu tổ chức phường được thể hiện qua biểu đồ dưới đây

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hình 1.1 cơ cấu tổ chức bộ máy

Chức năng, nhiệm vụ

Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
  2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
  3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
  4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;
  5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM : Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình,kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;
  2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;
  3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
  4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.

Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp;
  2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
  3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
  4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.

Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội,văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
  2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
  3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng,chống các dịch bệnh;
  4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
  5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
  6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
  7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương.

XEM THÊM : Top 99 Đề TàiBáo Cáo Thực Tập Sở Tư Pháp

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
  2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
  3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
  4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.

Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
  2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền;
  3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 của Luật tổ chức HĐND & UBND và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường,trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;
  2. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật;
  3. Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
  4. Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

* Số lượng CBNV, tình hình nhân sự

Cán bộ công chức phường biên chế có 21 định biên, công chức 10 đồng chí, chuyên trách 11 đồng chí. Trình độ văn hóa cấp 3 chiếm 90,4 %, trình độ chuyên môn trung cấp chiếm 90,4%, trình độ lý luận chính trị chiếm 52,3%.

Báo Cáo Thực Tập Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã trong những năm qua, thực hiện Luật hộ tịch và Nghị định 125/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 về quy định một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch, công tác chứng thực tư pháp hộ tịch đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm sâu sát nên công tác quản lý hộ tịch đã đi vào nề nếp có nhiều tiến bộ so với những năm trước đây song vẫn còn tồn tại những khuyết điểm nhất định sớm cần được khắc phục.

XEM THÊM : Giới Thiệu Về Uỷ Ban Nhân Dân Phường Xã Trong Báo Cáo Thực Tập

2. Mô tả các công việc được giao

Trong thời gian thực tập, em đã có điều kiện vận dụng những kiến thức được học vào thực tế. Dưới sự giúp đỡ  của các cô, chú, anh, chị tại cơ quan theo sự phân công của lãnh đạo, em đã thực hiện các công việc sau:

Tìm hiểu tổng quan về HĐND& UBND xã Phù Khê

Đọc, nghiên cứu và tìm hiểu các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

  • Quan sát và học hỏi các thức giao tiếp cũng như cách giải quyết công việc hang ngày của công chức trong cơ quan.
  • Tham gia công tác chuẩn bị của hoạt động phòng chống COVID 19 của phường
  • Làm một số công việc của Văn phòng như: In, photo văn bản, lấy và chuyển công văn đi, công văn đến, vào sổ công văn, sắp xếp hồ sơ, soạn thảo văn bản, chuyển văn bản tới phường
  • Xin tài liệu ở phường để làm báo cáo thực tập.

     3. Nội dung các công việc đã thực hiện tại cơ quan:

Bảng 1. Nội dung các công việc được giao
Thời gian Công việc Kết quả Ghi chú
15/4/2021 Đến làm quen và trình bày văn bản giới thiệu thực tập của đơn vị – Lãnh đạo nhận và phân công công tác đến bộ phận một cửa hộ tịch hộ khẩu
16/4/2021 Nhận vào thực tập và làm quen với mọi người.

– Tìm hiểu quy chế của cơ quan thực tập và vị trí các phòng ban tại cơ quan.

– Tìm hiểu được bộ phận một cửa

– Hiểu được quy chế làm việc của cơ quan, tác phong làm việc

19/4/2021 – Quan sát tác phong làm việc trong phòng.

– Tìm đề tài báo cáo thực tập.

– Giúp bộ phận hộ tịch phô tô và sắp xếp giấy tờ theo hướng dẫn thực tập
20/4/2021 Báo cáo với người hướng dẫn về kế hoạch thực tập.

– Nhận và hoàn thành những công việc được giao tại cơ quan thực tập.

– Tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ phận và UBND phường Phù Khê.

 

Biết được hoạt động của bộ phận một cửa, cơ cấu tổ chức của UBND phường Phù Khê
21/4/2021 –  Lập đề cương báo cáo thực tập. Nộp đề cương và kế hoạch thực tập cho Giảng viên hướng dẫn.

Báo cáo với người hướng dẫn về kế hoạch thực tập.

– Nhận và hoàn thành những công việc được giao tại cơ quan thực tập.

– Tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ phận và UBND phường Phù Khê.

–  Lập đề cương báo cáo thực tập. Nộp đề cương và kế hoạch thực tập cho Giảng viên hướng dẫn.

– Biết một phần công tác về hộ tịch
22/4/2021 – Có mặt tại cơ quan thực tập, quan sát cách làm việc và xử lý công việc của mọi người trong cơ quan thực tập.

– Nhận và hoàn thành các công việc do cán bộ, nhân viên tại phòng thực tập giao.

– Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài thực tập.

– Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của trung ương và địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

– Giúp việc cho bộ phận một cửa và hiểu được công tác chứng thực tư pháp hộ tịch

– nghiên cứu hồ sơ chứng thực tư pháp hộ tịch

– Phô tô tài liệu giúp cán bộ hướng dẫn

 
23/4/2021 – Có mặt tại cơ quan thực tập, quan sát và nhận nhiệm vụ được giao tại nơi làm việc – hiểu được quy trình công chứng tư pháp hộ tịch

– Nghiên cứu hồ sơ về tư pháp hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành.

26/4/2021 – Tiếp tục thu thập số liệu, các tài liệu liên quan đến đề tài.

– Tiếp tục làm báo cáo thực tập.

Tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chứng thực tư pháp hộ tịch  
27/4/2021 –  Có mặt tại cơ quan thực tập.

– Tiếp tục quan sát và làm các công việc được giao tại cơ quan làm việc.

– Đến liên hệ với các phòng ban có liên quan đến đề tài thực tập để xin số liệu cần thiết.

Lấy số liệu nghiên cứu đề tài

– Viết báo cáo thực tập và hoàn chỉnh

27/4/2021 – Học hỏi một số kinh nghiệm làm công việc hành chính trong cơ quan hành chính Nhà nước.’ – Có mặt tại cơ quan thực tập, quan sát và làm các công việc được giao.

– Tổng hợp các số liệu đã thu thập được và hoàn thành bản thảo lần 1 trình Giảng viên hướng dẫn xem xét và sửa chữa.

– Bổ sung thêm những nội dung, những tài liệu còn thiếu .

– Có mặt tại cơ quan thực tập, quan sát và làm các công việc được giao.

– Tổng hợp các số liệu đã thu thập được và hoàn thành bản thảo lần 1 trình Giảng viên hướng dẫn xem xét và sửa chữa.

– Bổ sung thêm những nội dung, những tài liệu còn thiếu

Lấy số liệu nghiên cứu đề tài

– Viết báo cáo thực tập và hoàn chỉnh

4. Những kiến thức, kỹ năng được đào tạo tại trường áp dụng tại cơ quan, đơn vị nơi mình thực tập:

Quá trình thực hiện về chứng thực tư pháp hộ tịch được thực hiện qua một số văn bản sau:

– Luật hộ tịch 2014

– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

– Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

– Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều phải quan tâm. Một nhà nước muốn hoạt động có hiệu quả không thể không nắm chắc và cập nhật thường xuyên các thông tin, dữ liệu về dân cư. Một trong những phương thức để thực hiện nhiệm vụ đó là thông qua công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.

Xét từ góc độ ngôn ngữ học, “hộ tịch” là một từ ghép gốc Hán chính phụ, được ghép bởi hai thành tố có nghĩa độc lập, trong đó “tịch” là thành tố chính ở mức độ chung nhất, “hộ” được hiểu là: đơn vị để quản lý dân số, gồm những người cùng ăn, cùng ở với nhau; còn “tịch” là “sổ sách” và  “Hộ tịch” thường được hiểu là “việc ghi chép các sổ sách của nhà nước về dân cư theo các đơn vị hộ gia đình”

Dưới góc độ pháp lý, hộ tịch được quy định như sau:

Điều 2. Hộ tịch và chứng thực tư pháp hộ tịch

  1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.

Đây có thể xem là một khái niệm mở về hộ tịch bởi vì: Trong cuộc đời một con người từ khi sinh ra cho đến khi chết có rất nhiều sự kiên liên quan đến tình trạng thân nhân và trong tất cả các sự kiện đó không phải sự kiện nào cũng thuộc lĩnh vực hộ tịch.

* Khái niệm chứng thực tư pháp hộ tịch

Báo Cáo Thực Tập Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã chứng thực tư pháp hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. Theo đó, việc chứng thực tư pháp hộ tịch bao gồm những nội dung quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014:

  1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: a) Khai sinh;b) Kết hôn;c) Giám hộ;d) Nhận cha, mẹ, con;đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc; ung thông tin hộ tịch;
  2. e) Khai tử.
  3. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:a) Thay đổi quốc tịch;b) Xác định cha, ẹ, con;
  4. c) Xác định lại giới tính;d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;e) Công nhận giám hộ;g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  5. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  6. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Chứng thực tư pháp hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

– Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi, giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, xác định lại giới tính.

– Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch , ly hôn, việc huỷ kết hộ trái pháp luật, chấm dứt nuôi con nuôi.

Như vậy, có thể thấy theo quy định của pháp luật hiện hành thì hộ tịch không phải là toàn bộ những sự kiện liên quan đến thân nhân của một con người từ khi sinh ra cho đến khi chết mà là những sự kiện “ cơ bản nhất” và những sự kiện đó là những sự kiện mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chứng thực tư pháp hộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của nhà nước xét trên 3 phương diện:

Thứ nhất: Chứng thực tư pháp hộ tịch là cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đó.

Thứ hai: Hoạt động chứng thực tư pháp hộ tịch thể hiện tập trung, sinh động nhất sự tôn trọng của nhà nước đối với việc thực hiện các quyền nhân thân cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Pháp luật.

Thứ ba: Chứng thực tư pháp hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã hội. Hệ thống sổ sách hộ tịch là cơ sở quan trọng để quản lý từng con người trong xã hội.

Với vị trí, và trò đó nên trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó phục vụ cho công tác quản lý nhà nước luôn là vấn đề được quan tâm.

Báo Cáo Thực Tập Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã là nguồn tài liệu hoàn toàn xuất sắc mà mình đã liệt kê và đồng thời triển khai đến cho các bạn tha hồ xem và theo dõi. Nếu như trong suốt quá trình mình triển khai bài báo cáo trên đây không đủ đáp ứng nhu cầu của bạn hoặc bạn đang cần viết thuê một bài báo cáo thì hãy nhanh chóng tìm đến ngay dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập tốt nghiệp qua zalo/telegram : 0934.573.149để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *