Tải Free Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Đồng Tâm Group

Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Đồng Tâm Group sẽ là một trong những bài báo cáo thực tập với những nội dung hoàn toàn xuất sắc mà các bạn hãy cùng mình xem và tham khảo nhé. Nội dung mình cũng đã triển khai như là lịch sử hình thành công ty đồng tâm,quá trình phát triển công ty đồng tâm,chức năng nhiệm vụ công ty cổ phần đồng tâm,tổ chức bộ máy quản lý công ty đồng tâm,mô hình tổ chức bộ máy kế toán… Hy vọng đây sẽ là một trong những nguồn tài liệu cung cấp được cho các bạn nhiều kiến thức đa dạng để bạn có thể tiến hành triển khai bài báo cáo của của mình. 

Trước đây chúng tôi đã từng viết bài báo cáo thực tập tại công ty vietravel cũng hay không thua kém gì bài viết mình sắp chia sẻ sau đây, thế nên nếu bạn đang cần thêm nhiều nguồn tài liệu để xem thêm thì có thể xem ngay và luôn tại website vietbaocaothuctap.net của mình. Ngoài việc chia sẻ bài báo cáo này thì ngoài ra hiện nay bên mình có nhận viết thuê báo cáo thực tập tốt nghiệp với nhiều ngành nghề phổ biến, cho nên nếu nhưbạn đang có nhu cầu cần viết thuê một bài báo cáo hoàn chỉnh thì ngay tại giây phút này đây hãy tìm đến ngay dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập tốt nghiệpcủa chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ cho các bạn nhiệt tình từ A đến Z nhé.

1 Lịch sử hình thành Công Ty Đồng Tâm

  • Khởi nguồn sự ra đời của Đồng Tâm Group

Xuất phát điểm là một công ty gạch bông sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống. Năm 1969, ông Võ Thành Lân quyết định sáng lập thương hiệu Đồng Tâm. Thời điểm này công ty được đặt tại Phú Định, Quận 6, Sài Gòn.

Từ nền tảng đó, Đồng Tâm liên tục mở rộng quy mô, không chỉ đánh vào thị trường Việt Nam mà xuất khẩu ra các nước ở Châu Á và Châu Âu. Từ nền tảng về lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, Đồng Tâm đã mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực liên quan như xây dựng khu dân cư, phát triển khu công nghiệp, đầu tư cụm cảng, logistics…

Công ty Cổ phần Đồng Tâm hay Đồng Tâm Group, là Công Ty với quy mô 3000 lao động từ Bắc vào Nam. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1100548578 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Long An cấp ngày 10/09/2002.

XEM THÊM : Nhận Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập

Hình 1.1 Logo biểu tượng Đồng Tâm
Hình 1.1 Logo biểu tượng Đồng Tâm

Hình 1.1 Logo biểu tượng Đồng Tâm

  • Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TÂM
  • Tên tiếng Anh : DONGTAM GROUP
  • Tên viết tắt : DTG
  • Vốn điều lệ : 680.704.850.000 VNĐ
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5003000027 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp lần đầu ngày 10/09/2002 và đăng ký thay đổi lần thứ 29 vào ngày 22/12/2020.
  • Mã số thuế : 1100548578
  • Trụ sở : Số 07, Khu phố 06, Thị trấn Bến Lức, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An
  • Điện thoại : (+84) 272.3872233
  • Hotline : (+84) 1900 63 65 65
  • Email : [email protected]
  • Wesite : dongtam.com.vn
  • Văn phòng đại diện 1 : 236A Nguyễn Văn Luông, Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng đại diện 2 : 233 Nguyễn Văn Luông, Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : (+84) 28.38756536

Ý nghĩa logo:

Là hình ảnh những công trình thể hiện hoài bão, đam mê và khát vọng của Đồng Tâm không ngừng vươn lên, vừa mang ý nghĩa những bàn tay hợp lực, luôn kề vai sát cánh “vì cuộc sống tươi đẹp”.

  • Màu đỏ: thể hiện sự ấm áp, đầy sức sống, cá tính năng động, thân thiện, cởi mở, tinh thần hợp tác và sự phát triển mạnh mẽ, tự tin chiến thắng và thành công.
  • Màu trắng:tượng trưng cho sự tinh khiết, minh bạch, thể hiện sự uy tín trong kinh doanh.
  • Màu đỏ đen (nâu):là màu của đất, tượng trưng cho nền tảng vững chắc và tốc độ phát triển mạnh mẽ.

Ý nghĩa slogan “Vì cuộc sống tươi đẹp”:

  • Là tổ chức phát triển bền vững, mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư.
  • Mang đến những tiện ích hiện đại, sang trọng, điều kiện sống tốt nhất cho con người.
  • Luôn có trách nhiệm và chung tay với cộng đồng, xã hội, đất nước.
  • Đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện làm việc tốt nhất để phát triển tài năng, một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thường niên 2020)

XEM THÊM :Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Xây Dựng

2. Quá trình phát triển Công Ty Đồng Tâm

  • Các cột mốc phát triển quan trọng của Đồng Tâm Group

Mặc dù thời điểm thành lập gặp muôn ngàn khó khăn, thế nhưng ngay sau đó ông Võ Thành Lân đã bắt tay vào mở rộng quy mô và tìm kiếm thêm các hướng đi mới. Trong hơn 50 năm qua, thương hiệu Đồng Tâm đã vượt qua nhiều thời điểm thăng trầm khác nhau và không ngừng lớn mạnh.

  • Năm 1976: cơ sở Đồng Tâm cùng nhiều đơn vị sản xuất khác sáp nhập thành Tổ hợp Đồng Hiệp.
  • Năm 1986: sau một thời gian gián đoạn, ông Võ Quốc Thắng (con trai ông Võ Thành Lân) tái lập cơ sở và tiếp tục phát triển thương hiệu Đồng Tâm.
  • Năm 1993: cơ sở Đồng Tâm phát triển thành Công ty TNHH SX – XD – TM Đồng Tâm, có trụ sở đặt tại 453 ấp 3, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Năm 1994: Thành lập Công ty liên doanh gạch Ceramic Đồng Tâm, nay đổi thành Công ty CP Đồng Tâm Dotalia, trụ sở đặt tại số 2, Quốc lộ 1, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An
  • Năm 1997: Thành lập Công ty TNHH Thắng Lợi có trụ sở đặt tại số 7 Khu phố 6, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An
  • Năm 1999: Thành lập Công ty TNHH Đồng Tâm Miền Trung (nay là Công ty CP Đồng Tâm Miền Trung), có trụ sở tại Lô 3, Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
  • Năm 2002: Thành lập Công ty CP Thành Phát – Long An (nay là Công ty CP Đồng Tâm) có trụ sở đặt tại số 25, Quốc lộ 1, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An
  • Năm 2003: tiếp tục thành lập Công ty LD Phát triển Đầu tư KCN Bến Lức (nay là Công ty CP KCN Đồng Tâm)
  • Năm 2004: phát triển ra phía Bắc, thành lập Công ty CP Đồng Tâm Miền Bắc, trụ sở đặt tại Km 43, Quốc lộ 5, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, huyện Hải Dương
  • Năm 2005: Khởi công mở rộng dây chuyền sản xuất Công ty CP Đồng Tâm Miền Trung
  • Năm 2006: Chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Đồng Tâm cho đến nay
  • Năm 2007: Công ty CP Đồng Tâm tiến hành hợp nhất các công ty thành viên và mở rộng đầu tư
  • Năm 2008: Thành lập thêm 03 công ty thành viên và tiến hành mở rộng, chuyển đổi một số công ty con và khu công nghiệp
  • Năm 2009: Công ty CP Đồng Tâm tiến hành hợp nhất các công ty thành viên và mở rộng đầu tư
  • Năm 2010 – 2011: Công ty CP Đồng Tâm mở rộng hoạt động, tiến hành đầu tư liên doanh, liên kết
  • Năm 2012: Ra mắt BST gạch Hoàng Sa – Trường Sa
  • Năm 2014: Khánh thành một số hạng mục trong dự án Green City, Tp. Tân An, Long An
  • Năm 2016: Đồng Tâm Group ra mắt công nghệ mới cho sản phẩm gạch ốp lát

(Nguồn: tài liệu đào tạo DTG) 

3 Chức năng, nhiệm vụ Công ty Cổ phần Đồng Tâm

3.1 Chức năng

  • Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty CP Đồng Tâm:

Bên cạnh thế mạnh từ thuở mới hình thành là sản xuất gạch men và vật liệu xây dựng. Đồng Tâm Group và các công ty thành viên đã không ngừng mở rộng và đa dạng ngành nghề kinh doanh. Tính đến năm 2019, Công ty CP Đồng Tâm đang hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực chính sau đây:

  • Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
  • Kinh doanh bất động sản
  • Đầu tư, khai thác cảng biển
  • Xây dựng và cho thuê đất trong khu công nghiệp
  • Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Đồng Tâm Group cho thuê nhà xưởng
  • Đầu tư liên doanh, liên kết
  • Tầm nhìn, sứ mệnh, hoài bão của Công ty Cổ phần Đồng Tâm:
  • Tầm nhìn: Phát triển bền vững, mang lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư và điều kiện sống tốt nhất cho con người.
  • Sứ mệnh: Đem đến những tiện ích hiện đại, sang trọng và thẩm mỹ cho cộng đồng, xã hội.
  • Hoài bão: Trở thành một trong những công ty hàng đầu trong khu vực Châu Á, được tín nhiệm bởi thị trường trong nước và nước ngoài.
  • Bản sắc văn hóa: Nhân văn – đề cao giá trị con người, chung tay vì cộng đồng, xã hội

Triết lý kinh doanh:

  • Luôn lắng nghe, học hỏi sáng tạo, cải tiến để mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng.
  • Minh bạch, liêm chính, uy tín trong quản lý và kinh doanh.
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp tạo sự gắn bó lâu dài cho cán bộ nhân viên.
  • Quan tâm có trách nhiệm với cộng đồng.

3.2 Nhiệm vụ:

  • Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng, trang trí nội thất;
  • Công ty TNHH MTV Thương mại Đồng Tâm
  • Công ty TNHH Sản xuất – Xây dựng – Thương mại Đồng Tâm
  • Công ty TNHH MTV Sơn Đồng Tâm
  • Công ty Cổ phần Đồng Tâm Dotalia
  • Công ty Cổ phần Đồng Tâm – Miền Trung
  • Công ty TNHH MTV Đồng Tâm Window
  • Công ty TNHH MTV Sản xuất vật liệu xây dựng Đồng Tâm
  • Công ty TNHH Bê tông 620 Đồng Tâm
  • Công ty Cổ phần Đồng Tâm (Nhà máy Cọc)
  • Kinh doanh bất động sản và dịch vụ cho thuê đất trong KCN, cho thuê nhà xưởng, …
  • Công ty Cổ phần Đồng Tâm (Dự án Tân An)
  • Công ty TNHH Đồng Tâm Quảng Ngãi
  • Công ty Cổ phần KCN Long An
  • Công ty TNHH Phát triển đô thị Cảng Long An
  • Công ty TNHH Phát triển đô thị nhà Đồng Tâm
  • Công ty TNHH Dịch vụ công nghiệp Cảng Long An
  • Công ty Cổ phần I85 Flooring
  • Đầu tư và khai thác cảng biển
  • Công ty Cổ phần Cảng Long An
  • Giáo dục
  • Công ty TNHH Yamato
Sơ đồ 1.1 Mạng lưới công ty con và liên kết
Sơ đồ 1.1 Mạng lưới công ty con và liên kết
  • Nhiệm vụ của Đồng Tâm Group nói riêng:
  • Không ngừng nghiên cứu, phát triển, sáng tạo để đưa ra các sản phẩm với mẫu mã đa dạng, độc đáo cùng với chất lượng cao để phục vụ người tiêu dùng.
  • Phát huy tốt vai trò của mình trong việc khẳng định vị thế trong thị trường để trở thành công ty hàng đầu trong khu vực Châu Á.
  • Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.
  • Nhiệm vụ của Đồng Tâm Group nói chung:
  • Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu mọi trách nhiệm trước cơ quan pháp luật.
  • Có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và công tác phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.
  • Thực hiện các nghĩa vụ về thuế và những khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Hình ảnh tại công ty:
Hình ảnh 1.2 giới thiệu công ty
Hình ảnh 1.2 giới thiệu công ty

Nội dung bài viết trên đây là Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Đồng Tâm Group mà mình đã liệt kê cho các bạn những nguồn tài liệu như là lịch sử hình thành công ty đồng tâm,quá trình phát triển công ty đồng tâm,chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần đồng tâm chính là một số nội dung mà mình đã triển khai trên đây. Tuy nhiên, cũng như bạn đã biết một công ty lón hay nhỏ đều rất cần tổ chức bộ máy quản lý công ty đồng tâm,mô hình tổ chức bộ máy kế toán, vì vậy các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi hết phần còn lại để các bạn có thêm nhiều thông tin đa dạng và kiến thức sáng tạo hơn để có thể tiến hành làm bài báo cáo trong thời gian sắp tới nhé.

4, Tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Đồng Tâm

  • Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đồng Tâm
Sơ đồ 1. 2 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Đồng Tâm
Sơ đồ 1. 2 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Đồng Tâm

Sơ đồ 1. 2 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Đồng Tâm

(Nguồn: Bộ phận nhân sự Công ty Cổ phần Đồng Tâm)

  • Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
  • Đại hội cổ đông:
  • Thông qua định hướng phát triển của công ty
  • Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần
  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên
  • Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác
  • Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm
  • Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại
  • Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty
  • Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Đồng Tâm Group quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
  • Ban kiểm soát
  • Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị, cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu.
  • Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
  • Hội đồng quản trị:
  • Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
  • Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lí quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.
  • Ủy ban mua hàng:
  • Tư vấn giá mua hàng hóa nguyên vật liệu, dữ trự nguồn hàng nguyên vật liệu cần cho sản xuất
  • Tiềm kiếm, liên kết nguồn hàng hóa, vật liệu dịch vụ chất lượng cho DTG
  • Ủy ban đầu tư:
  • Cố vấn đầu tư tài chính cho công ty, tiềm hiểu rà soát tránh tổn thất tài chính đãm bảo nguồn lợi từ đầu tư
  • Ủy ban giá bán và chính sách kinh doanh
  • Điều tra nắm bắt thị trường
  • Điều phối giá bán chính sách kinh doanh phù hợp theo khu vực và vùng miền kinh tế
  • Đề xuất thỏa thuận giá bán và chiến lược marketing
  • Ủy ban nhân sự
  • Tìm kiếm nhân tài, tuyển dụng đào tạo, đãi ngộ nhân sự nhằm tạo nguồn nhân lực hiệu quả chất lượng cao cho công ty
  • Ban điều hành:
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
  • Phê duyệt văn bản, chứng từ từ các phòng ban.
  • Kiểm tra, quan sát toàn bộ hoạt động của công ty.
  • Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công
  • Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị
  • Công ty liên doanh liên kết:
  • Đầu tư hoạt động theo chính sách tổng công ty
  • Khối bất động sản
  • Phụ trách toàn bộ bất động sản của DTG
  • Xác định kết cấu, phân luồng sử dụng các hoạt động bất động sản
  • Khối kinh doanh
  • Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tiếp cận mở rộng phạm vi thị trường và khách hàng tiềm năng. Lên chiến lược phát triển cho hoạt động kinh doanh của công ty, từ khâu sản xuất sản phẩm tới việc gia nhập thị trường và xây dựng quan hệ với khách hàng.
  • Giám sát tiến độ thực hiện chiến lược kinh doanh, đảm bảo theo đúng quy trình và kế hoạch.
  • Phụ trách tìm hiểu thông tin, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác.
  • Phối hợp cùng ban Marketing đề xuất những chiến dịch quảng bá nhằm tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao doanh số.
  • Xây dựng chính sách bán hàng với lợi ích hấp dẫn riêng biệt cho từng nhóm khách hàng. 
  • Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động gia tăng độ tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, duy trì và mở rộng lượt khách hàng mới. 
  • Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng một cách khoa học, cẩn thận. Phòng ban chịu trách nhiệm chính đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khối sản xuất
  • Nhận đơn đặt hàng từ bộ phận kinh doanh, phân tích dữ liệu, lập kế hoạch và lên lịch sản xuất.
  • Dự trù, thống nhất về thời gian, kinh phí sản xuất. Đảm bảo sản xuất hàng hóa theo đúng thời gian và ngân sách đã định.
  • Theo dõi, đề xuất các cách điều chỉnh cho phù hợp.
  • Thực hiện các báo cáo theo dõi, thống kê sản xuất.
  • Phân bổ và đánh giá hiệu quả công việc của công nhân và nhân viên cấp dưới.
  • Lập kế hoạch theo yêu cầu, điều phối và luân chuyển thiết bị và vật liệu
  • Quản lý sản xuất, phát hiện, đánh giá và sửa chữa các khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa.
  • Khối cung ứng
  • Triển khai các hợp đồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ, vật tư, nguyên nhiên vật liệu.
  • Thực hiện việc khai thác, cung ứng các nguồn hàng, sản phẩm dịch vụ, hàng hóa, thực phẩm, vật tư, nguyên nhiên vật liệu đảm bảo các hoạt động kinh doanh của Công ty theo hợp đồng kinh tế đã được Tổng Giám đốc ký kết.
  • Thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu; cung ứng hàng hóa và thanh khoản tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu cho các Trung tâm.
  • Thực hiện chế độ báo cáo thống kê hàng hóa, vật tư, tài sản, công cụ dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu… xuất, nhập, tồn kho theo quy định.
  • Quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế và làm sạch cơ sở vật chất, trang thiết bị nội thất, tài sản, công cụ, dụng cụ lao động, vận hành sửa chữa hệ thống điện, điện tử, điện lạnh, hệ thống nước phục vụ cho toàn bộ các hoạt động của Công ty (trừ các chi nhánh Hà Nội, Hải Dương và Đà Nẵng).
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
  • Khối nhân sự
  • Phối hợp với các phòng ban trong công ty để lập kế hoạch nguồn nhân lực. Tiến hành theo dõi thông tin nhân lực toàn công ty, đưa ra bảng mô tả công việc chuẩn hóa cho từng vị trí nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
  • Tham vấn, giám sát quá trình tuyển dụng.
  • Hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người tài cho công ty.
  • Kết hợp cùng các phòng ban khác tổ chức tuyển dụng những vị trí thiếu cho công ty.
  • Đảm nhiệm công việc tổ chức hướng dẫn các nhân viên mới hội nhập với công việc. Đào tạo ngắn hạn cho nhân viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc quản lý nhân sự tại công ty.
  • Xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn hướng phát triển, đào tạo theo yêu cầu công ty đưa ra.
  • Xây dựng, quyết định chương trình đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp phát triển nghề nghiệp của họ. 
  • Trực tiếp thực hiện việc đánh giá kết quả công việc của nhân viên, khen thưởng, bố trí, thuyên chuyển, đề bạt, quản lý quá trình thôi việc… 
  • Thực hiện hướng dẫn, tư vấn cho các bộ phận khác về chính sách nhân sự của công ty và giữ nhiệm vụ đôn đốc các bộ phận khác thực hiện.
  • Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Đồng Tâm Group khối tài chính
  • Ghi nhận các giao dịch tài chính
  • Quản lý dòng tiền của doanh nghiệp
  • Lập ngân sách và đưa ra dự báo tài chính cho doanh nghiệp
  • Tư vấn và tìm kiếm nguồn tài chính dài hạn cho doanh nghiệp
  • Quản lý nghĩa vụ thuế
  • Quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
  • Phân tích và lập báo cáo tài chính
  • Hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược
  • Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Đồng Tâm Group phòng kế toán quản trị:
  • Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
  • Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
  • Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
  • Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
  • Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội.
  • Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty.
  • Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của Công ty.
  • Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết.
  • Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho BĐH Công ty.
  • Phòng kế toán là một phòng ban độc lập trực thuộc Khối tài chính Công ty Đồng Tâm.
  • Thu thập, thực hiện, ghi chép và xử lý thông tin nghiệp vụ kinh tế phát sinh chính xác, kịp thời.
  • Tham mưu cho Khối tài chính và Ban điêu hành về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
  • Phân tích, đánh giá, xử lý các dữ liệu kế toán về tình hình sản xuất kinh doanh, chi phí, doanh thu cũng như hoạt động tài chính của công ty.
  • Kiểm tra sổ sách kế toán.
  • Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan.
  • Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong việc quản lý tài chính để công ty đạt hiệu quả kinh doanh.
  • Thực hiện công tác quản lý, kiểm soát các tài sản và chi phí của công ty tuân theo quy định công ty và quy định của pháp luật và nhà nước.
  • Hạch toán các khoản thu chi của doanh nghiệp: vốn, doanh thu, chi phí, công nợ, các tài sản cố định (công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu…),…
  • Tham gia vào quản lý việc cho vay và các khoản đầu tư tài chính.
  • Góp ý với ban giám đốc về việc chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và giám sát quá trình chấp hành các chế độ tài chính nội bộ của công ty và Nhà nước.
  • Đảm bảo các kế hoạch tiêu dùng đúng kế hoạch và mang lại hiệu quả cao.
  • Xây dựng các nội quy về tài chính như: quy trình thu – chi, công nợ – tiền vốn, định mức về lương/ thưởng, hàng tồn kho… và chính sách về việc chấp hành.
  • Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả lên ban quản lý.
  • Cập nhật và tuyên truyền các chính sách quản lý tài chính của Nhà nước đến các bộ phận khác.
  • Kết hợp với các phòng ban liên quan để lên kế hoạch tài chính, kế toán ngắn hạn, dài hạn.
  • Thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính, thống kê các kế hoạch theo quy định. Báo cáo kết quả kinh doanh lên ban quản lý.

5. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 1. 3. Tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần đồng tâm
Sơ đồ 1. 3. Tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần đồng tâm

Sơ đồ 1. 3. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Đồng Tâm

(Nguồn: Bộ phận kế toán tại Công ty Cổ phần Đồng Tâm)

  • Chức năng, nhiệm vụ từng kế toán viên
  • Kế toán trưởng:
  • Là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty
  • Quản lý, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát công tác kế toán tại công ty và theo quy định pháp luật.
  • Lập báo cáo tổng hợp theo định kỳ.
  • Tham gia vào việc lập các báo cáo tài chính , báo cáo hợp nhất của DTG đúng thời gian quy định và trình bày báo cáo với những lãnh đạo cấp cao.
  • Giám sát việc quyết toán các khoản thu chi, tổ chức kiểm kê tài sản, dòng tiền của doanh nghiệp vào cuối năm tài chính.
  • Chuyên viên kế toán:
  • Hỗ trợ KTT lập báo cáo tổng hợp theo định kỳ.
  • Tham gia hỗ trợ KTT vào việc lập các báo cáo tài chính, báo cáo hợp nhất của DTG và trình bày báo cáo với những lãnh đạo cấp cao.
  • Giám sát việc quyết toán các khoản thu chi, dòng tiền của doanh nghiệp vào cuối năm tài chính
  • Đóng kỳ tổng hợp tại công ty và DTG
  • Kế toán tổng hợp
  • Kiểm tra lập báo cáo thuế, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định hàng tháng
  • Thực hiện đối chiếu và cung cấp số liệu chi tiết cho các tài khoản phân bổ trả trước được trích trước hàng tháng.
  • Theo dõi và giám sát số liệu báo cáo kho định kì hàng tháng và định mức sản phẩm, theo dõi và quản lý công nợ.
  • Hằng ngày thực hiện kiểm soát việc hạch toán các khoản thu nhập, chi phí, khấu hao TSCĐ, công nợ, thuế GTGT,…
  • Kế toán công nợ phải thu, phải trả:
  • Theo dõi, quản lý các khoản công nợ của khách hàng.
  • Hàng tháng tổng hợp công nợ khách hàng và đối chiếu với kế toán tổng hợp.
  • Tham gia, đôn đôc với nhà cung cấp về việc thu hồi nợ đối với khoản nợ phải thu khó đòi, nợ lâu.
  • Báo cáo tình hình công nợ phải trả trong nước và nước ngoài. Lập kế hoạch tài chính, dòng tiền gửi KTT và KTTH.
  • Lập báo cáo công nợ phải thu, phải trả cuối quý, cuối năm.
  • Kế toán thanh toán:
  • Theo dõi, báo cáo kịp thời và chính xác tình hình tiền gửi ngân hàng, vốn tín dụng, có xác nhận kiểm tra với ngân hàng.
  • Kiểm tra chứng từ hợp lý, hợp lệ trước khi trình ký bảo đảm việc thanh toán đúng quy định, đầy đủ và chính xác.
  • Lập hồ sơ thanh toán.
  • Sắp xếp và lưu trữ chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán theo quy định của Công ty.
  • Cập nhật báo cáo hàng ngày kịp thời và chính xác tình hình thu chi quỹ tiền mặt tại công ty có xác nhận kiểm tra với thủ quỹ.
  • Sắp xếp và lưu trữ chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tiền mặt theo quy định.
  • Kế toán bán hàng:
  • Xuất hóa đơn điện tử trên phần mềm và gửi cho Khách hàng.
  • Hằng ngày thực hiện ghi chép tất các các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng.
  • Định khoản và phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Theo dõi, ghi sổ chi tiết doanh thu.
  • Lập tờ khai hàng hóa mua vào theo biểu mẫu kê khai thuế GTGT.
  • Hàng ngày tổng hợp toàn bộ số liệu bán hàng – mua hàng trong ngày rồi giao cho bộ phận quản lý cửa hàng hay bộ phận kế toán công ty.
  • Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho theo định kỳ về số lượng xuất, tồn, đối chiếu với kế toán công nợ về khoản phải thu cho từng khách hàng, đối chiếu với thủ quỹ, kế toán ngân hàng về các khoản thanh toán.
  • Sắp xếp và lưu trữ chứng từ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng theo quy định của Công ty.
  • Thủ quỹ:
  • Quản lý tiền mặt của Công ty.
  • Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt và ghi chép vào sổ quỹ tiền mặt để chuyển lên kế toán.
  • Sắp xếp và lưu trữ chứng từ theo quy định.
  • Kế toán thuế, TSCĐ:
  • Lập báo cáo thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn, theo dõi cập nhật thông tin thuế hiện hành, tham mưu cố vấn thuế cho KTT và BĐH
  • Hạch toán các chi phí, khấu hao TSCĐ, thuế GTGT,…
  • Theo dõi báo cáo tình hình thuế công ty định kỳ cho KTT và BĐH
  • Kế toán giá thành
  • Tính giá thành sản phẩm, cập nhật trên phần mềm kế toán của công ty.
  • Kiểm tra và đối chiếu các dữ liệu phát sinh.
  • Tổng hợp số liệu kế toán làm báo cáo, kê khai thuế.
  • Tập hợp và tính giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
  • Kiểm soát các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.
  • Thực hiện việc điều chỉnh giá thành nếu có biến động theo chi phí.

5.2 Chính sách kế toán

  • Công ty áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 20/12/2014.
  • Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính ban hành.
  • Niên độ kế toán: từ 01/04 kết thúc vào ngày 31/03.
  • Đơn vị tiền tệ sử dụng: VND
  • Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
  • Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền cuối kỳ
  • Công ty sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

5.3 Hệ thống chứng từ kế toán tại công ty.

  • Hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào;
  • Chứng từ ghi sổ;
  • Phiếu Thu, Phiếu Chi;
  • Giấy báo Nợ, giấy báo Có;
  • Phiếu Nhập kho, phiếu Xuất kho;
  • Biên bản đối chiếu công nợ;
  • Bảng lương;
  • Giấy đề nghị thanh toán (cổ tức, mua hàng, nvl, ccdc)
  • Giấy đề tạm ứng

5.4 Hệ thống tài khoản sử dụng.

Căn cứ hệ thống tài khoản hệ thống ban hành theo TT200/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016, công ty hình thành nên hệ thống tài khoản chi tiết phù hợp với từng đối tượng kế toán có phát sinh trong quá trình kinh doanh. (Phụ lục 3.1)

5.5 Hình thức ghi sổ kế toán

Công ty đang sử dụng hình thức ghi sổ “Chứng từ ghi sổ” với quy trình như sau:

  1. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kiểm tra hợp pháp của chứng từ kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp sau đó lập chứng từ ghi sổ, sổ quỹ và sổ, thẻ kế toán chi tiết.
  2. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập kế toán ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái theo trình tự.
  3. Cuối tháng căn cứ vào sổ kế toán chi tiết kế toán tổng hợp số liệu, khóa sổ chi tiết rồi lập bảng tổng hợp chi tiết.
  4. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết.
  5. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
  6. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái, bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lấy số liệu lập báo cáo kế toán.

 

Sơ đồ 1.4. Trình tự ghi sổ kế toán
Sơ đồ 1.4. Trình tự ghi sổ kế toán

 

Phần mềm kế toán công ty
Phần mềm kế toán công ty

(Nguồn: Bộ phận kế toán Công ty Cổ phần Đồng Tâm)

Phần mềm kế toán tại công ty

Bên cạnh hình thức kế toán chứng từ ghi sổ công ty còn sử dụng và kết hợp với việc sử dụng phần mềm ERP.Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) nghĩa là hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp là một mô hình công nghệ all-in-one, tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành các module của một gói phần mềm duy nhất, giúp tự động hoá từ A đến Z các hoạt động liên quan tới tài nguyên của doanh nghiệp. Phần mềm ERP là tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất và xuyên suốt qua các phòng ban và khâu hoạt động như quản lý mua hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, …

Nhờ có phần mềm ERP mà công tác kế toán tại công ty được tổ chức và thực hiện có hệ thống với quy trình chặt chẽ thể hiện qua một số điểm sau đây:

  • Mỗi nhân viên đều có một tài khoản đăng nhập khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán, bên cạnh đó người quản lý cũng có thể dễ dàng kiểm tra được người thực hiện công việc hạch toán này.
  • Phần mềm giúp cho mỗi kế toán viên dễ dàng truy suất dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác từ đó có thể báo cáo kịp thời khi người quản lý yêu cầu. Ví dụ: Khi người quản lý yêu cầu cung cấp thông tin về công nợ của khách hàng A thì người kế toán viên dễ dàng truy suất dữ liệu công nợ của khách hàng A từ đó có thể biết được thông tin về số hóa đơn, thời gian nợ là ngày mấy, số tiền nợ là bao nhiêu của tất cả các khách hàng chứ không riêng mỗi khách hàng A.
  • Ngoài ra, khi hạch toán trên phần mềm kế toán viên có thể dễ dàng xác định được tài khoản đúng với đối tượng hạch toán, hạn chế rủi ro về hạch toán sai đối tượng và có thể kiểm tra bút toán tổng hợp thêm vào đó các thông tin sau khi được kế toán viên nhập vào phần mềm sẽ được tự động hóa theo quy trình đã cài sẵn để cho ra các báo cáo và các sổ chi tiết tạo điều kiện cho kế toán tổng hợp thực hiện công việc tổng hợp thông tin từ đó công tác kế toán tại công ty cũng được thực hiện một cách thống nhất từ trong quy trình cho đến thực tế.

Hình 1. 3. Giao diện phần mềm kế toán ERP

Hình 1. 3. Giao diện phần mềm kế toán erp
Hình 1. 3. Giao diện phần mềm kế toán erp

Hình 1. 4. Giao diện phần hành phải thu của phần mềm kế toán ERP

Hình 1. 4. Giao diện phần hành phải thu của phần mềm kế toán ERP
Hình 1. 4. Giao diện phần hành phải thu của phần mềm kế toán ERP

Hình 1. 5. Giao diện phần hành phải trả của phần mềm kế toán ERP

Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kế toán bắt đầu xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để chuẩn bị nhập dữ liệu vào phần mềm trên máy tính theo các bảng, biểu mẫu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm.

Theo quy trình của phần mềm ERP các thông tin sau khi nhập sẽ được tự động hóa vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái), các bảng kê và các sổ chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, kế toán tổng hợp thực hiện khóa sổ chốt kì và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết đã được thực hiện tự động và đảm bảo tính chính xác với các thông tin đã được nhập. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Bảng cân đối số phát sinh và BCTC.

Sơ đồ 1. 5. Trình tự ghi sổ vào phần mềm kế toán ERP

Hình 1. 5. Giao diện phần hành phải trả của phần mềm kế toán ERP
Hình 1. 5. Giao diện phần hành phải trả của phần mềm kế toán ERP
Ghi chú:

Nhập số liệu hằng ngày:

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm:

Đối chiếu, kiểm tra:

5.6 Tổ chức lập báo cáo kế toán.

–           Người chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính là kế toán trưởng.

–           Kế toán lập báo cáo tài chính cuối năm gồm:

  • Bảng Cân đối Kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B01-DN).
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B02-DN).
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B03-DN).
  • Thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B04-DN).

Trên đây là tổng hợp toàn bộ Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Đồng Tâm Group đầy đủ tất cả các nội dung cần thiết mà mình đã liệt kê và đồng thời triển khai gửi gấm đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Hứa hẹn nguồn tài liệu này ít nhiều sẽ mang đến cho các bạn nhiều kinh nghiệm phong phú để các bạn có thể rút gọn quá trình thực hiện bài báo cáo của mình, ngoài ra nếu như bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề làm bài báo cáo thì đừng chần chừ suy nghĩ nữa mà thay vào đó là liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết thuê báo cáo thực tập của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ lựa chọn bạn một đề tài cụ thể thích hợp nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *