Bài Mẫu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động

DOWNLOAD miễn phí đề tài mẫu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Phân Tích tài chính Công Ty Cổ Phần Thế Giới Di Động mẫu đề tài này được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao, Hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Đề cương: Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động

LỜI MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài
2. Phương pháp nghiên cứu 
3. Lí giải việc chọn so sánh các doanh nghiệp trên 
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 

I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động

1. Thông tin tổng quan: 
2. Lịch sử hình thành và phát triển: 
II. Giới thiệu thông tin chung về công ty 
1. Ngành nghề kinh doanh: 
2. Mô hình quản trị và cơ cấu tổ chức 
3. Cơ cấu tổ chức 
4. Vị thế doanh nghiệp: 
PHẦN 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
I. Phân tích bảng cân đối kế toán 
1. Phân tích bảng cân đối kế toán 
1.1 Phân tích cơ cấu tài sản 
1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 
1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 
II. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
III. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính 
1. Phân tích về hệ số khả năng thanh toán 
1.1 Phân tích tình hình thanh toán 
1.2 Phân tích khả năng thanh toán 
1.3 Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước 
2. Phân tích các hệ số hiệu quả hoạt động 
2.1 Đánh giá hàng tồn kho 
2.2 Đánh giá khoản phải thu khách hàng 
2.3 Đánh giá hiệu suất sử dụng tổng tài sản (số vòng quay tổng tài sản) 
2.4 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định 
2.5 Đánh giá hiệu suất luân chuyển vốn lưu động 
3. Phân tích các hệ số về cơ cấu tài chính 
3.1 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) 
3.2 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 
3.3 Khả năng thanh toán lãi vay
4. Phân tích các hệ số về doanh lợi 
4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 
4.2 Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) 
4.3 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 
III. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: 
2. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: 
3. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính:

Lời Mở Đầu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động

1. Lí do chọn đề tài– Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động

Với lợi thế là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP ở nhóm cao nhất trong khu vực cùng quy mô dân số lớn và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, ngành bán lẻ tại Việt Nam thật sự là ngành có triển vọng bậc nhất cho giới đầu tư. Không những vậy, các doanh nghiệp bán lẻ còn có ưu điểm khá nhạy bén, sẵn sàng gia nhập vào các lĩnh vực mới, mang lại biên lợi nhuận cao thay vì chỉ tập trung vào một vài sản phẩm truyền thống vốn đã bị bão hòa hoặc bị cạnh tranh mạnh với biên lợi nhuận thấp. Trong đó, xét về tốc độ tăng trưởng vốn hóa thì MWG (Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động) là cổ phiếu “thần tốc” với mức tăng tới hơn 800% kể từ ngày lên sàn (năm 2014) đến nay, từ khoảng 220 triệu đô la Mỹ lên hơn 2 tỉ đô la Mỹ, tương đương mức tăng trưởng vốn hóa bình quân gần 164%/năm. Là doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ, mức vốn hóa của MWG được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi đà tăng của cổ phiếu này chưa có dấu hiệu dừng lại. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2019 tới nay, MWG đã ghi nhận mức tăng 46%, từ 85.553 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh) lên 125.000 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 1-11-2019). Ngoài ra, theo đánh giá của một số công ty chứng khoán, mức giả của MWG không chỉ dừng lại ở đó, mà sẽ còn tiến xa hơn, giá cổ phiếu MWG có thể tiến đến mức hơn 160.000 đồng/cổ phiếu. Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động

Đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thế giới di động” được lựa chọn nghiên cứu nhằm giúp các nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể, xác đáng trên nhiều phương diện qua các thông số tài chính của công ty để từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lí.

Xem Thêm ==> Dịch vụ viết báo cáo thực tập , điểm cao 

2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng 2 phương pháp:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Tham khảo số liệu báo cáo tài chính qua các năm từ 2017 – 2019 của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng kết hợp các kỹ thuật phân tích sau để làm rõ nội dung nghiên cứu: phân tích tổng quát, phân tích tỷ lệ, so sánh các hệ số và tổng hợp suy diễn về công ty qua các năm 2017 – 2019. Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty, tiểu luận sẽ liên tục so sánh chỉ số với các công ty khác cùng ngành kinh doanh bán lẻ. Cụ thể: Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT), Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Công ty Cổ phần Vincom Retail (VRE).

3. Lí giải việc chọn so sánh các doanh nghiệp trên (Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần TGDĐ)

Xét trên khối bán lẻ, MWG, PNJ, FRT được đánh giá là bộ ba “quyền lực” nhất. Đây là bộ ba có tốc độ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận cao hơn mức trung bình tăng trưởng ngành. Ngoài ra, tính đến thời điểm 11/2019, trên sàn chứng khoán, trong ngành bán lẻ, cổ phiếu có liên quan chặt chẽ đến ngành bán lẻ là VRE, với hoạt động cho thuê tại các trung tâm thương mại lớn, đã đạt mức vốn hóa gần 3,3 tỉ đô la Mỹ, tiếp đến là MWG với gần 2,5 tỉ đô la Mỹ, PNJ gần 800 triệu đô la Mỹ, FRT hơn 150 triệu đô la Mỹ, còn lại là các mã nhỏ.

PHẦN 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động

I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động:

1. Thông tin tổng quan:

− Tên giao dịch: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG
− Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0306731335 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương cấp ngày 16 tháng 1 năm 2009.
− Vốn điều lệ (tính đến 31/12/2019): 12.143.592.194.353
− Địa chỉ trụ sở chính: 222 Yersin, Phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam và văn phòng hoạt động tại Toà nhà MWG, Lô T2-1.2, Đường D1, Khu Công nghệ cao, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
− Số điện thoại: (84.28)39 125 960
− Số fax: (84.28)38 125 960 (Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần TGDĐ)
− Website: www.mwg.vn
− Mã cổ phiếu: MWG

2. Lịch sử hình thành và phát triển:

2004 – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thế giới di động được thành lập – Khai trương siêu thị đầu tiên
2007 – Tiếp nhận vốn đầu tư của Quỹ Mekong Capital, chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần.
2010 – Siêu thị thegioididong.com liên tiếp ra đời trên khắp mọi miền của đất nước- Cuối năm 2010, hệ thống chuyên bán lẻ các thiết bị gia dụng Điện Máy Xanh ra đời
2011 – Cuối năm 2011 đạt số lượng 200 siêu thị, tăng gấp 5 lần so với 2009
2012 – Thegioididong.com trở thành hệ thống bán lẻ thiết bị di đọng đầu tiên và duy nhất có mặt tại 63 tỉnh thành- Điện Máy Xanh có mặt tại 9 tỉnh thành với số lượng 12 siêu thị.
2014 – Niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE)- Số lượng siêu thị thegioididong.com tăng 60%, lợi nhuận sau thuế tăng 160% so với 2013.
2016 – Điện Máy Xanh trở thành nhà bán lẻ điện máy đầu tiên tại Việt Nam phủ sóng
63/63 tỉnh thành với hơn 250 siêu thị. – Bắt đầu giai đoạn thử nghiệm chuỗi bán lẻ mới: Bách Hoá Xanh 2017 – Thegioididong.com duy trì vị thế dẫn đầu với 1000 siêu thị
– Điện Máy Xanh đạt 640 siêu thị trên toàn quốc
– Chuỗi Bách Hoá Xanh tăng tốc với hơn 280 cửa hàng 2018 – Thegioididong.com và dienmayxanh.com thống lị thị trường Việt Nam với 45% thị phần điện thoại và 35% thị phần điện máy
– Hoàn tất việc mua lại chuỗi bán lẻ điện máy Trần Anh
– Bách Hoá Xanh đạt điểm hoà vốn EBITDA ở cấp cửa hàng
– Hoàn tất việc đầu tư cổ phần thiểu số tại Công ty Bán lẻ An Khang – Đơn vị vận hành chuỗi nhà thuốc An Khang 2019 – Công bố chuỗi Điện Máy Xanh đã vượt mốc 1000 siêu thị trên cả nước
– Mô hình Điện Máy Xanh mini cũng được nâng cấp với khả năng tối ưu diện tích.
– Bách Hoá Xanh đứng thứ hai về số cửa hàng trong các chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng.

III. Giới thiệu thông tin chung về công ty (Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần TGDĐ)

1. Ngành nghề kinh doanh:

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của MWG là mua bán, bảo hành, sửa chữa: thiết bị tin học, điện thoại, linh kiện và phụ kiện điện thoại, máy ảnh, camera, thiết bị kỹ thuật số, thiết bị điện tử, điện giá dụng và các phụ kiện liên quan; và bán lẻ tại các cửa hàng Nhóm Công ty bao gồm các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, thực phẩm từ thịt, thuỷ sản, rau quả. Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) hiện đang vận hành các chuỗi bán lẻ bao gồm: Điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay với chuỗi Thế Giới Di Động (thegioididong.com). Điện tử, điện lạnh và gia dụng với Điện Máy Xanh (dienmayxanh.com) (bao gồm chuỗi Trần Anh), Thực phẩm và hàng tiêu dùng với Bách Hoá Xanh (bachhoaxanh.com), chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị trường nước ngoài với 10 cửa hàng tập trung chủ yếu tại Phnôm Pênh, Campuchia (bigphone.com).

3. Cơ cấu tổ chức

Tên công ty con Lĩnh vực kinh doanh Công ty TNHH MTV Công nghệ thông tin Thế Giới Di Động Công nghệ thông tin CTCP Thế giới Di động Thương mại điện tử sản phẩm CTCP Thương mại Bách Hóa Xanh Thương mại thực phẩm Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh Thương mại sản phẩm điện tử Công ty TNHH Dịch vụ Lắp đặt – Sửa chữa – Bảo hành Tận Tâm Sửa chữa máy móc, thiết bị MWG (Cambodia) Co., Ltd Thương mại sản phẩm điện tử Tên công liên kết Lĩnh vực kinh doanh Công ty Cổ phần bán lẻ An Khang Bán lẻ dược phẩm
4. Vị thế doanh nghiệp:
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động (HOSE: MWG) là công ty bán lẻ số 1 Việt Nam và là công ty duy nhất lọt Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương, chiếm lần lượt gần 48% và 38% thị phần bán lẻ điện thoại và điện máy năm 2019 với mạng lưới hơn 3000 cửa hàng trên toàn quốc. Bên cạnh đó, từ cuối năm 2015, MWG đã mở rộng sang mảng bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh của công ty được chia theo các ngành chính: (1) Điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay với chuỗi thegioididong.com (TGDD); (2) Điện tử, điện lạnh và gia dụng với Điện Máy Xanh (ĐMX) (bao gồm chuỗi Trần Anh); (3) Thực phẩm và hàng tiêu dùng với Bách Hóa Xanh (BHX). Ngoài ra, MWG còn có chuỗi BigPhone.com là chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị trường nước ngoài với 10 cửa hàng tập trung chủ yếu tại Phnôm Pênh, Campuchia. (Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần TGDĐ)

PHẦN 2: Thực trạng Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động

I. Phân tích bảng cân đối kế toán

1. Phân tích bảng cân đối kế toán

1.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Tổng tài sản của công ty Cổ phần đầu tư thế giới di động năm 2019 tăng so với năm 2018 và 2017 , hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Tổng giá trị tài sản năm 2017 có giá trị thấp nhất với số tiền 22,822,664,215,220 VNĐ . Sang năm 2018 tổng giá trị tài sản tăng lên với số tiền 28,122,531,486,856 VND. Đến năm 2019, tổng giá trị tài sản tăng nhanh với mức giá trị là 41,708,095,544,883 VND (chiếm tỷ trọng 83,95%), tăng 13,585,564,058,027 VND so với năm 2018. Tài sản ngắn hạn của Công ty qua các năm tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng tuy nhiên không nhiều, cụ thể năm 2017 có tỷ trọng 82,65%, 2018 là 83,11%, 2019 giá trị là
35,011,896,908,246VND, tỷ trọng 83,95%. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và tăng đều qua các năm.
→ Do đặc điểm của công ty là loại hình kinh doanh thương mại, nên hàng tồn kho của công ty khá lớn. Việc gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho của công ty là mục tiêu chiến lược thị trường đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khoản mục như chi phí tồn kho, chi phí lãi vay… vì thế công ty nên xem xét và cân nhắc để dự trữ một lượng hàng tồn hợp lý.
Tài sản dài hạn không có biến động đáng kể.

1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động)

Nợ phải trả năm 2017 có tỷ trọng 74,11% (trong đó nợ ngắn hạn chiếm 68.85%), sang năm 2018 tỷ trọng lại giảm còn 68,08% (nợ ngắn hạn chiếm 63,75%), đến năm 2019, tỷ trọng tăng lên tới 70,88% (nợ ngắn hạn chiếm 68,19%). Năm 2019, nợ phải trả tăng mạnh so với năm 2018 do công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên không kịp với tốc độ tăng của quy mô. Vì vậy công ty đã tăng lượng tiền đi vay làm cho nợ phải trả tăng lên, làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh qua các năm: năm 2017 vốn chủ sở hữu có giá trị 5,908,916,335,215VND, năm 2018 tăng lên đến 8,983,035,331,342VND, đến năm 2019 đạt 12,143,592,194,353VND. Đây là một điều khả quan đối với công ty vì công ty đang hoạt động có lãi và có xu hướng tự chủ về tài chính.

Xem Thêm ==> Đề tài: Hoạt Động Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp ABCT

1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Tài sản= Tài sản ngắn hạn – Các khoản phải thu ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Chênh lệch = Nguồn vốn – Tài sản
Năm 2017: nguồn vốn chủ sở hữu gần 6 nghìn tỷ đồng nhưng vẫn không đáp ứng đủ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty thiếu một lượng vốn gần 17 tỷ đồng (16,913,747,880,005 VNĐ), vì vậy công ty phải vay thêm vốn là 14,147,900,064,451 VND.
Năm 2018: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng, nhưng đồng thời quy mô hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên làm cho công ty thiếu một lượng vốn còn cao hơn năm 2017 với số tiền 19,139,496,155,514 VNĐ.
Năm 2019: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng mạnh đạt hơn 29 tỷ đồng (29,564,503,350,530 VND) và quy mô hoạt động cũng tăng mạnh nên công ty vẫn phải bù đắp bằng cách vay thêm vốn với mức lên tới 27,749,417,788,551 VND.
Qua phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho hoạt động chủ yếu của công ty, nên doanh nghiệp phải đi vay, điều này rất phổ biến đối với các công ty thương mại như công ty Cổ phần thế giới di động. (Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần TGDĐ)

Vốn lưu động ròng:
VLDR (Vốn lưu động ròng) = Nguồn vốn thường xuyên – (TSCĐ + TSDH)
Năm 2017 nguồn vốn lưu động ròng của công ty đạt giá trị âm (-1,514,544,568,659 VND). Điều này đồng nghĩa với nguồn vốn thường xuyên của công ty (vốn chủ sở hữu) không đủ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản dài hạn, lúc này công ty chịu nhiều áp lực khi phải tìm thêm nguồn vốn bằng việc xoay vòng các khoản vay ngắn hạn. Năm 2018 nguồn vốn lưu động ròng có tiến triển đạt mức giá trị dương (899,350,941,278 VND),tăng khá nhanh so với năm 2018; lúc này nguồn vốn thường xuyên không chỉ tài trợ đủ cho tài sản cố định và tài sản dài hạn mà còn tài trợ cho tài sản lưu động của công ty → Công ty đang hoạt động khá tốt và đang có xu hướng tiến triển. Đến năm 2019 nguồn vốn lưu động vẫn đạt mức giá trị dương (43,616,568,795 VND) nhưng bị giảm sút so với năm 2018. Công ty vẫn đang trong tình trạng hoạt động ổn định.

II. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Nhìn vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh: Năm 2018 tăng 29,6% tương ứng tăng 20.039.839 triệu đồng, đến năm 2019 con số này lại tăng đến 17,95% so với năm 2018 tương ứng 15.746.668 triệu đồng. Điều này cho thấy Doanh thu của MWG vẫn tăng đều qua các năm và quy mô kinh doanh tăng trưởng đều đặn, chứng tỏ đường lối và chính sách mà ban lãnh đạo Công ty thực hiện khá hiệu quả.

Doanh thu thuần: dễ dàng nhận thấy khoản mục doanh thu thuần của Công ty cũng có biến động tương ứng với khoản mục doanh thu. Năm 2018 tăng 30.41% tương ứng với 20.176.483 triệu đồng so với năm 2017 và năm 2019 tăng 18,1% tương ứng với 15.657.957 triệu đồng so với năm 2018. Đây là một sự gia tăng lớn và đáng khen ngợi về doanh thu của công ty do tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới vẫn còn nhiều khó khăn vì vẫn phải chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng. Doanh thu hoạt động tài chính: Trong năm 2019 và 2018 đều tăng so với năm 2017. Cụ thể tăng lần lượt là 36,56% và 84,51% tương ứng 91.574 triệu đồng và 289.094 triệu đồng. Nguồn thu của hoạt động tài chính có thể do công ty được hưởng chiết khấu thanh toán mua hàng, thu lãi từ tiền gửi ngân hàng, thu lãi do khách hàng mua hàng trả chậm. Nhưng nhìn chung công ty chưa thực sự chú trọng vào hoạt động đầu tư tài chính khi mà doanh thu tài chính chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Giá vốn hàng bán: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 83,2%, 82.32%, 80,93% trên tổng doanh thu qua 3 năm 2017, 2018 và 2019. Giá vốn hàng bán năm 2018 tăng 29,03% so với năm 2017 tương ứng với 16,026,134 triệu đồng, năm 2019 giá vốn hàng bán tăng 16,09% tương ứng 11,462,286 triệu đồng so với năm 2018. Tuy chi phí qua các năm tăng nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng đáng kể, cụ thể:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2019 tăng 1.260.500 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,4%, năm 2018 tăng thêm 978.739 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tỷ lệ là 35,01%. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lợi nhuận trước thuế: So với năm 2017 thì tổng thu nhập chịu thuế tăng 34,78% tương ứng 977.007 triệu đồng, năm 2019 so với năm 2018 tăng 33,47% tương ứng 1.267.128 triệu đồng. Lợi nhuận gộp: Tăng trưởng ổn định. Cụ thể năm 2018 tăng 37,25% so với năm 2017 và năm 2019 có sự tăng nhẹ so với năm 2018 là 27,44%. Lý giải sự gia tăng mạnh mẽ của lợi nhuận gộp là do sự gia tăng của doanh thu thuần lớn hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Lợi nhuận sau thuế: Công ty đạt hiệu quả sản xuất lợi nhuận năm sau cao hơn
năm trước và số lợi nhuận đó được công ty tái sản xuất mở rộng sản xuất đầu tư vào các lĩnh vực khác. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy tình hình làm ăn của công ty khá tốt vào năm 2019, có được kết quả vô cùng khả quan.

III. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính

1. Phân tích về hệ số khả năng thanh toán

1.1 Phân tích tình hình thanh toán

1.1.1 Phân tích khoản phải thu

Khoản phải thu tăng giảm không đều trong 3 năm 2017 2018 và 2019. Ta thấy các khoản phải thu chủ yếu là phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu khác, phải thu dài hạn khác. Năm 2017, khoản phải thu là 2923.264 tỷ đồng. Năm 2018, khoản phải thu giảm mạnh xuống còn 1856.306 tỉ đồng với tốc độ giảm là 36,5%. Năm 2019, khoản phải thu tăng lên 333.343 tỷ với tốc độ tăng là 17,96%. Trong đó: Khoản phải thu khách hàng: có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này thể hiện tình hình thu tiền khách hàng của công ty khá kịp thời, số vốn bị chiếm dụng ít. Khoản trả trước cho người bán: Năm 2017 là 117.942 tỷ đồng, 2018 là 21.007 tỷ đồng, giảm 82.19%. Năm 2019, khoản trả trước tăng bất thường với tốc độ 828.34%, tức 174.010 tỷ đồng, cần phải điều tra nguyên nhân rõ ràng.

Các khoản phải thu khác: tăng không đều qua các năm. Năm 2018 tăng lên 1,81% không đáng kể so với 2017. Nhưng năm 2019 lại tăng 17.87% so với năm 2018. Các khoản phải thu dài hạn khác: tăng khá đều qua các năm với tốc độ tăng năm 2018 là 29.60%, năm 2019 là 19.37%

1.1.2 Phân tích khoản phải trả

Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Trong năm 2018, công ty đã đẩy mạnh đi vay và chiếm dụng vốn, trong đó tốc độ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp là 11.82%. Tốc độ này không quá cao chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty là khả quan Đến năm 2019, công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh đi vay và chiếm dụng vốn. Nhưng vì tốc độ vay ngắn hạn vượt mức 100% và tốc độ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp lớn hơn 40% nên cần phải xem xét lại tình hình thanh toán của công ty.

1.2 Phân tích khả năng thanh toán

Vốn luân chuyển ròng tăng qua các năm: Các chỉ số này đều mang dấu dương, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty là vô cùng tốt, hoàn toàn không có sức ép đối với việc thanh toán tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: tăng giảm không đều qua các năm. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đầu tư vào tài sản lưu động không quá mức, vì tài sản lưu động dư thừa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, hệ số này cao chứng tỏ công ty đã sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình nhưng chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: ổn định qua các năm. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tuy ổn định nhưng luôn duy trì ở mức nhỏ hơn 0,5 là vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động. Điều này cho thấy tình hình thanh toán nhanh của công ty là không cao, cần phải cải thiện.

 

Trên đây là mẫu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công ty Cổ Phần Thế giới Di Động  được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *