Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Yêu Cầu Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Kinh Tế Trường ĐH Thăng Long dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Yêu Cầu Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Kinh Tế Trường ĐH Thăng Long mẫu đề tài này được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Yêu Cầu Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Kinh Tế Trường ĐH Thăng Long, Điểm cao
- CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp (sau đây gọi tắt là Báo cáo) được trình bày trang khổ A4 theo trình tự như sau:
- – Trang bìa (xem mẫu trang 6)
- – Trang bìa phụ
- – Lời cảm ơn
- – Mục lục (theo mẫu trang 7)
- – Danh mục các chữ viết tắt (nếu có) (theo mẫu trang 8)
- – Danh mục các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức… (theo mẫu trang 9)
- – Lời mở đầu
- – Nội dung của Báo cáo (trình bày trong 30-40 trang), xem phần Bố cục nội dung của Báo cáo.
- – Kết luận
- – Phụ lục (nếu có) (theo mẫu trang 10)
- – Danh mục tài liệu tham khảo (theo mẫu trang 11)
- – Nhận xét và xác nhận của đơn vị thực tập (theo mẫu trang 12)
- BỐ CỤC PHẦN NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP
- Mở đầu: phần này trình bày một cách ngắn gọn lý do sinh viên chọn đơn vị thực tập và chủ đề viết Báo cáo.
- Phần I: Khái quát về đơn vị thực tập (không quá 5 trang)
Phần này cần trình bày được những nội dung sau:
- Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập
- Cơ cấu tổ chức của đơn vị (trình bày dưới dạng sơ đồ)
- Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong sơ đồ cơ cấu tổ chức
- Lĩnh vực kinh doanh chính
- Kết quả kinh doanh của đơn vị thực tập trong 2 năm gần đây
- Nếu đơn vị thực tập là doanh nghiệp thì sinh viên cần phân tích một số chỉ tiêu gồm tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế
- Nếu đơn vị thực tập là ngân hàng thì sinh viên cần phân tích một số chỉ tiêu gồm tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ tín dụng, thu từ hoạt động tín dụng, thu từ dịch vụ khác, lợi nhuận trước thuế.
- Phần II: Nội dung thực tập (Tiêu đề của phần này gắn với tên đề tài của Báo cáo)
(từ 20-30 trang)
Trong phần này, sinh viên cần lựa chọn một chủ đề gắn với chuyên ngành học tại trường để tìm hiểu sâu trong quá trình thực tập. Đây là phần quan trọng nhất của Báo cáo. Sinh viên cần làm rõ những kết quả thu được trong quá trình thực tập như việc thu thập số liệu thông tin thực tế tại đơn vị thực tập, những nhận xét đánh giá của sinh viên về điểm mạnh, điểm yếu, kết quả đạt được và hạn chế liên quan đến chủ đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập.
- Phần III: Nhận xét và đề xuất (không quá 5 trang)
Phần này cần tổng hợp được những kết quả mà sinh viên học hỏi được trong quá trình thực tập và đưa ra 1-2 đề xuất cơ bản của cá nhân nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu trong phần II.
Xem Thêm ==>Dịch vụ viết chuyên đề thực tập , điểm cao
- HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
3.1 Trình bày báo cáo
- Báo cáo phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, hành văn mạch lạc, in ấn sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức.
- Thuật ngữ khoa học cần được sử dụng chính xác.
- Số trang chỉ được đánh số từ mục “Nội dung báo cáo” cho đến “Phụ lục” (nếu có). Lưu ý không ghi chú thêm bất cứ nội dung gì ở đầu và cuối mỗi trang (không ghi gì ở phần footer/header).
- Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. Nếu sử dụng bảng biểu giấy khổ A3 thì gấp giấy lại thành các trang có khổ nhỏ hơn A4.
- Số thứ tự của các phần, mục và tiểu mục được đánh số bằng hệ thống số Ả-rập, không dùng số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số, cách nhau một dấu chấm: số thứ nhất chỉ số phần, số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục (không nên chia tiểu mục quá 3 chữ số). Ví dụ: Mục 1.2.3 là tiểu mục thứ 3 trong mục 2 thuộc phần 1. Dưới các tiểu mục 3 chữ số, trong trường hợp cần dùng “Bullet”, phải dùng dấu gạch ngang (-), dưới gạch ngang là các dấu cộng (+), không dùng các ký hiệu khác.
3.2 Định dạng văn bản
- – Font chữ: Times New Roman-
- – Cỡ chữ (size): 13.
- – Hệ soạn thảo Unicode.
- – Giãn dòng (line spacing) đặt ở chế độ 1,3 lines.
- – Lề trên (top) 2 cm, lề dưới (bottom) 2 cm, lề trái (left) 3 cm, lề phải (right) 2 cm.
- – Số trang đánh ở giữa bên dưới, trang số 1 bắt đầu từ trang đầu tiên của Phần 1.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp phải đóng bìa mềm màu xanh nước biển (có kèm theo bìa bóng kính ở ngoài cùng).
3.3 Viết tắt
- Chỉ viết tắt những từ hoặc cụm từ là danh từ, không dài quá và được sử dụng ít nhất 5 lần trong thực tập tốt nghiệp.
- Viết tắt các từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế.
- Nếu dùng nhiều từ viết tắt, phải lập bảng các chữ viết tắt ở đầu thực tập tốt nghiệp, xếp theo thứ tự ABC của chữ viết tắt.
- Nếu dùng ít từ viết tắt, có thể viết toàn bộ cụm từ xuất hiện lần đầu với chữ viết tắt trong ngoặc đơn mà không cần lập bảng các chữ viết tắt. Sau đó sử dụng chữ viết tắt này
Ví dụ: Quản trị tài chính doanh nghiệp (QTTCDN) ở Mỹ. Quy định về QTTCDN ở Việt Nam.
3.4. Đánh số thứ tự bảng biểu, hình vẽ, công thức
- Đánh theo phần và thứ tự của bảng, hình vẽ, đồ thị, công thức trong phần (Ví dụ: Bảng 2.3 là bảng thứ 3 trong phần 2, công thức 3.2 là công thức thứ 2 trong phần 3).
- Sau số bảng là tên của bảng (Ví dụ: Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc).
- Chú ý ghi đầy đủ đơn vị tính (nếu có). Thứ nguyên (đơn vị đo lường) cần theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN.
- Phải ghi nguồn của thông tin trong bảng. Cách ghi giống như trích dẫn tài liệu tham khảo và ghi ở bên dưới bảng, căn lề bên phải.
- Bảng danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức phải có số trang (giống như mục lục). Nếu Báo cáo có nhiều công thức thì không cần đưa các công thức này vào bảng danh mục.
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp Tài chính Doanh nghiệp
3.5 Tài liệu tham khảo
– Chỉ nên thống kê các Tài liệu tham khảo được sử dụng (trích dẫn) trong Báo cáo.
– Xếp Tài liệu tham khảo theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt xếp đầu tiên, rồi đến các ngôn ngữ khác (Anh, Nga…).
– Xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC, cụ thể:
+ Tác giả người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên.
+ Tác giả người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
+ Tài liệu không có tác giả, coi tên cơ quan ban hành như tác giả và xếp theo chữ đầu của cơ quan đó (Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam xếp theo chữ Đ).
– Đánh số thứ tự liên tục cho toàn bộ tài liệu tham khảo mọi thứ tiếng.
– Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là sách:
STT. Tên tác giả (năm công bố), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang được trích.
– Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là bài viết trong Tạp chí (Kỷ yếu Hội nghị, Hội thảo) hay sách:
STT. Tên tác giả (năm công bố), tên bài viết, tên tạp chí, tập, (số), số các trang đầu và cuối của bài viết.
(Tài liệu tiếng Anh số trang ghi là pg.).
– Đối với tài liệu trực tuyến (online), ghi tên tác giả, tên bài, website và đường dẫn (URL), ngày cập nhật.
– Trích dẫn tài liệu dựa vào số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo. Ghi số thứ tự tài liệu đó cùng với số trang có nội dung trích dẫn và đặt trong ngoặc vuông.
Ví dụ: [24, tr.59] (tức là tài liệu số thứ tự 24, trang 59 có nội dung trích dẫn).
- VỀ SỐ LIỆU
- – Số liệu sử dụng trong Báo cáo phải lấy trong ít nhất 2 năm liên tục gần nhất tính tại thời điểm sinh viên đi thực tập.
- – Nếu trong Báo cáo sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính của đơn vị thực tập thì phần phụ lục phải kèm theo:
+ Báo cáo tài chính có mã vạch và đóng dấu đối với Doanh nghiệp.
+ Báo cáo thường niên dạng in Printscreen đối với sinh viên thực tập tại Hội sở chính của Ngân hàng.
+ Báo cáo tình hình kinh doanh đối với sinh viên thực tập tại chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng có dấu, chữ ký xác nhận ở trang cuối và dấu giáp lai ở tất cả các trang.
- LƯU Ý KHÁC
Một báo cáo của đợt sau giống một báo cáo thực tập của đợt trước sẽ bị loại bỏ. Hai báo cáo thực tập bất kỳ trong cùng một đợt mà giống nhau sẽ cùng bị loại bỏ.
Báo cáo nhất thiết phải có xác nhận (có đóng dấu) của đơn vị thực tập.
Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Thế Chấp Tài Sản Để Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ Tại Ngân Hàng PVCOMBANK được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149