Cơ Sở Lý Luận Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Bằng Hình Thức Sa Thải

Rate this post

Download miễn phí chuyen đề tốt nghiệp: Cơ Sở Lý Luận Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Bằng Hình Thức Sa Thải dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Cơ Sở Lý Luận Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Bằng Hình Thức Sa Thải được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Xem Thêm ==> Đề cương Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động Việt Nam Hiện Hành

1.1.Một số khái niệm về hình thức xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải

Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm “sa thải”. Tuy nhiên, sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 125 BLLĐ 2012 và BLLĐ 2019, bên cạnh hình thức xử lý kỷ luật khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức. Hình thức xử lý sa thải người lao động là một trong những căn cứ dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động. Như vậy, sa thải là hình thức Kỷ luật lao động sa thải dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Sa thải là hình thức nghiêm khắc nhất, nặng nhất mà người lao động có thể bị áp dụng. Trên thực tế, việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải gây ảnh hưởng rất lớn đến người lao động bởi vì khi bị sa thải là đồng nghĩa với chấm dứt việc làm đối với người lao động, lúc này người lao động sẽ khó khăn trong thu nhập, ổn định cuộc sống và đi tìm kiếm công việc mới.

Như vậy, sa thải là một trong những hình thức Kỷ luật lao động sa thải được quy định tại BLLĐ. Điều này có nghĩa là sa thải là một hình thức kỷ luật được quy định của BLLĐ ghi nhận và thực hiện. Thông qua quy định của pháp luật thì trong quá trình thực hiện hợp đồng đã được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động thì người lao động phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định đã được giao kết giữa hai người.

1.2.  Phân biệt hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải với đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng

Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có sự giống nhau ở chỗ: đều là việc chấm dứt hợp đồng lao động theo ý chí của người sử dụng lao động. Tuy nhiên việc chấm dứt như thế nào, nguyên nhân chấm dứt hợp đồng lao động sẽ ảnh hưởng đến vấn đề về quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể cũng như tính hợp pháp của việc chấm dứt hợp đồng. Việc phân biệt sự khác nhau được dựa trên các tiêu chí sau:

– Về chủ thể: Người sử dụng lao động và người lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Còn Chỉ người sử dụng lao động mới có thể áp dụng hình thức sa thải người lao động.

– Về bản chất: Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một biện pháp hành chính còn sa thải là một trong những hình thức Kỷ luật lao động sa thải.

– Về căn cứ pháp lý: Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Mục 3 – Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động Bộ luật Lao động 2019 (quy định từ điều 34 đến 48), với các nội dung về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động, người sử dụng lao động; các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật, trái pháp luật; thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng,còn sai thải được quy định tại Điều 125 và Điều 126 BLLĐ 2019.

– Về nguyên nhân: Đơn phương chấm dứt hợp đồng do nguyên nhân khách quan (như thiên tai, tình huống bất khả kháng) hoặc nguyên nhân chủ quan (như bị xâm hại, ngược đãi, bị ốm đau bệnh tật – đối với người lao động hoặc là do người lao động không thực hiện theo đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình – đối với người sử dụng lao động). Đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần phải xuất hiện hành vi vi phạm. Còn sa thải là hình thức kỷ luật áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 125 BLLĐ 2019.[1]

– Về thủ tục: Đối với đơn phương chấm dứt hợp đồng thì trước khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho bên còn lại biết trước một thời gian theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 35 và trong thời hạn pháp luật quy định tại Điều 48 BLLĐ 2019, các bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày và người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Còn sa thải thì người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; Việc sa thải người lao động phải được lập thành biên bản. Trình tự thủ tục hiện nay vẫn áp dụng theo quy định của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ

– Về hậu quả pháp lý: Đối với đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp có thể được nhận trợ cấp thôi việc. Còn người lao động sau khi bị sa thải không được nhận trợ cấp thôi việc.

Tóm lại, giữa sa thải và đơn phương chấm dứt HĐLĐ đều là hình thức chấm dứt hợp đồng, cùng kết thúc quan hệ lao động nhưng đơn phương chấm dứt hợp đồng lại mang đến nhiều quyền lợi hơn cho người lao động và thủ tục ngắn gọn, dễ dàng hơn. Sa thải mang lại nhiều bất lợi cho người lao động nhưng lại là biện pháp có lợi cho người sử dụng lao động vì không những không phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động mà còn là biện pháp có tính răn đe mạnh mẽ đối với người lao động.

1.3. Ý nghĩa của hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải

Kỷ luật lao động sa thải là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động dựa trên ý chí của người sử dụng lao động và pháp luật hiện hành, người lao động có nghĩa vụ phải tuân thủ, nếu có vi phạm xảy ra người lao động phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao động về hành vi vi phạm của mình. Là một chế định của Luật lao động, chế độ Kỷ luật lao động sa thải là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó.

Ý nghĩa của Kỷ luật lao động sa thải: Việc tuân thủ Kỷ luật lao động sa thải có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, cụ thể:

– Thông qua việc duy trì Kỷ luật lao động sa thải, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và trật tự xã hội nói chung.

– Nếu xác định được nội dung hợp lý, Kỷ luật lao động sa thải còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu

– Tuân thủ Kỷ luật lao động sa thải, người lao động có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất.

– Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa. Đó cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp cho người lao động không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong các điều kiện khác biệt.

[1] Xem: Điều 125 BLLĐ 2019:

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

  1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
  2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
  3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
  4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

 


Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Cơ Sở Lý Luận Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Bằng Hình Thức Sa Thải được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo