Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Vai Trò Quản Lý Của Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Quảng Cáo Ngoài Trời dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Vai Trò Quản Lý Của Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Quảng Cáo Ngoài Trời được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thương mại ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời được coi là một ngành dịch vụ thúc đẩy sự phát triển của đất nuớc nhưng cũng đòi hỏi đảm bảo thuần phong mỹ tục và giữ gìn bản sắc văn hoá theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị TW 5 khoá VIII “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Quảng cáo ngoài trời không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa – xã hội tác động trực tiếp đến sinh hoạt đời sống của người dân. Do đó, việc quản lý hoạt động này sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quảng cáo ngoài trời phát triển trong khuôn khổ của pháp luật.
Hiện nay, Đảng và nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách, biện pháp nhằm đưa hoạt động quảng cáo nói chung và hoạt động quảng cáo ngoài trời nói riêng trở thành một ngành công nghiệp; đồng thời, quy hoạch, định hướng quảng cáo sao cho để vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vừa đem lại nét đẹp văn hoá riêng, phù hợp với thuần phong mỹ tục và thị hiếu của đất nước. Quảng cáo ngoài trời gắn liền với vấn đề tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do quảng cáo, nó luôn vận động, phát triển phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời nhằm đảm bảo tự do quảng cáo và tự do ngôn luận trên quảng cáo ngoài trời định hướng trong khuôn khổ của pháp luật. Đây là cơ sở để các cán bộ phụ trách quảng cáo dễ dàng quản lý, nắm bắt rõ tình hình hoạt động và phát triển của ngành dịch vụ này.
1.2.1. Ban hành, chỉ đạo thực hiện quảng cáo ngoài trời
Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời đang tiếp cận ngày một gần hơn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường quảng cáo, hệ thống pháp lý trong lĩnh vực quảng cáo dần được hoàn thiện hơn. Luật Quảng cáo ra đời vào năm 2012 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2013 chính là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho công tác quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời dễ dàng và thuận lợi hơn, là tiền đề cho hoạt động quảng cáo phát triển, hướng tới những công nghệ tiên tiến, hiện đại, bắt kịp với xu thế chung của toàn thế giới.
Quy định tại Điều 3, Luật Quảng cáo đã thể chế hóa chủ trương, đường lối thành những quyết định cụ thể thông qua chính sách quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo.
- Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo.
- Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động quảng cáo.
Luật Quảng cáo là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất được ban hành vào thời điểm thích hợp và cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời trong thời điểm hiện nay, đồng thời giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo ngoài trời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Luật Quảng cáo đã thực sự đi vào đời sống bằng sự tích cực của các cơ quan chức năng và sự đồng thuận chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động quảng cáo.
Hoạt động quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ theo một số quy định nghiêm ngặt mà nhà nước đã đặt ra nếu nó muốn tiếp tục tồn tại, phát triển và truyền đạt thông tin đến khách hàng. Hay nói cách khác, quảng cáo ngoài trời muốn phát triển theo hướng bền vững (có nghĩa là tiếp thu các công nghệ đổi mới, các giá trị giao thoa của quảng cáo nước ngoài nhưng vẫn giữ trong mình những yếu tố về truyền thống, về thuần phong mỹ tục của dân tộc) thì hoạt động này buộc phải tuân thủ ngặt nghèo các quy định của pháp luật.
Những quy định này chi phối các hình thức quảng cáo ngoài trời dựa vào kích thước, mục đích, nội dung và vị trí mà từng hình thức quảng cáo được lựa chọn. Ví dụ như với bảng, biển quảng cáo có diện tích từ 20m2 trở lên yêu cầu phải có giấy phép xây dựng kết cấu quảng cáo và giấy phép về nội dung quảng cáo mới được lắp đặt và sử dụng; trong khi đó, biển quảng cáo có diện tích dưới 20m2 chỉ cần xin giấy phép về nội dung quảng cáo.
1.2.2. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ người thực hiện và quản lý quảng cáo
Bên cạnh yếu tố thương mại, hệ thống các phương tiện quảng cáo ngoài trời còn đóng một vai trò quan trọng trong tổng thể cảnh quan đô thị hiện đại, đồng thời hệ thống này cũng sẽ mang lại một hiệu quả to lớn khi sử dụng vào việc tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị. Lợi ích về kinh tế của hệ thống quảng cáo ngoài trời mang lại là rất to lớn, tuy nhiên đi kèm với nó là những tồn tại, hạn chế như là việc lắp dựng không theo quy hoạch chung của địa phương, chưa tuân thủ qui chuẩn về kết cấu, hình thức, kích thước, chưa đảm bảo độ an toàn và đạt chuẩn thẩm mỹ. Tất cả đã gây tác động tiêu cực đến mỹ quan đô thị và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Nhờ có các quy định của nhà nước mà hoạt động quảng cáo ngoài trời phát triển rầm rộ theo hướng CNH, HĐH nhưng vẫn luôn giữ trong mình thuần phong mỹ tục, bản sắc truyền thống của dân tộc, làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của đất nước. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho người thực hiện và người quản lý quảng cáo là hết sức quan trọng.
Tại điều 3, Luật Quảng cáo năm 2012 có nêu “Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo”. Do đó, cần chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chương trình, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền cổ động trực quan, quảng cáo cho cán bộ làm công tác quản lý và doanh ghiệp quảng cáo. Cử cán bộ đi tập huấn tập trung ở một số trung tâm đào tạo chuyên ngành về quản lý, tuyên truyền, quảng cáo.
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ
1.2.3. Kiểm tra, xử lý các vi phạm về hoạt động quảng cáo
Cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động quảng cáo thì công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về quảng cáo là hết sức quan trọng, chính vì vậy Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo. Nghị định 158/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 và song hành với Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quảng cáo. Đây là chế tài cụ thể để cơ quan quản lý nhà nước áp dụng và cụ thể hóa từng khung hình phạt đối với từng hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Hàng năm đều có các đợt kiểm tra chuyên ngành, liên ngành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, mất vệ sinh môi trường và xử lý các trường hợp quảng cáo trái với quy định của pháp luật.
-
1.3. Các văn bản của nhà nước về quảng cáo
Nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của hoạt động quảng cáo và tầm quan trọng của quảng cáo đối với nền kinh tế thời kỳ hội nhập, Đảng và nhà nước ta không ngừng đưa ra những chủ trương nhằm đưa quảng cáo phát triển thành một ngành công nghiệp, đồng thời định hướng cho các địa phương trong việc lập quy hoạch quảng cáo ngoài trời nhằm mang lại lợi nhuận về kinh tế, cùng đó để làm tốt công tác quản lý nhà nước mang lại nét đẹp văn hóa truyền thống, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người dân Việt Nam.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước từng bước được cụ thể hóa thông qua Luật quảng cáo và hệ thống các văn bản hướng dẫn, các văn bản pháp lý liên quan. Có thể kể đến các văn bản sau đây:
Luật Quảng cáo đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
Nghị đinh 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của CP ban hành quy chê hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (trong đó có quy đinh về việc viết, đặt biển hiệu).
Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời.
Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
Hướng dẫn số 3873/HD-BVHTTDL ngày 11/11/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Xem Thêm ==> 99+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
Nhà nước quản lý hoạt động quảng cáo bằng các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư…, cùng với đó là tổ chức bộ máy phân cấp quyền quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương; tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý.
Hiện nay, quản lý nhà nước đang dùng Luật Quảng cáo có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 làm văn bản pháp quy thực thi quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Theo đó Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2011 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Quảng cáo có hiệu lực thi hành. Luật Quảng cáo có những điểm mới so với Pháp lệnh quảng cáo như:
Điều chỉnh diện tích quảng cáo trên báo chí, cụ thể với báo in: Tách ấn phẩm báo và ấn phẩm tạp chí. Quy định diện tích quảng cáo không vượt quá 15% đối với báo in (tăng 5% so với Pháp lệnh), 20% tổng diện tích ấn phẩm tạp chí (Pháp lệnh không quy định riêng cho tạp chí).
Bên cạnh đó, chương III của Luật Quảng cáo 2013 cũng đưa ra các quy định về viêt, đặt biển hiệu, nội dung thể hiện trên biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh; quy định về công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo tại địa phương với yêu cầu của nội dung quy hoạch và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc xây dựng quy hoạch quảng cáo để đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự an toàn xã hội; quy định về hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn; trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn; cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Nghị định đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan quản lý và các cá nhân tổ chức tham gia hoạt động quảng cáo nắm bắt được phạm vi và đối tượng áp dụng cho việc viết, đặt biển hiệu.
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Quảng cáo. Nghị định ra đời khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh hoạt động quảng cáo ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho người dân và là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyền hạn và nhiệm vụ từ cấp cơ sở đến trung ương, từ đó nâng cao ý thức đạo đức của cán bộ quản lý ở các cấp.
Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo. Nghị định 158/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 và song hành với Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quảng cáo. Đây là chế tài cụ thể để cơ quan quản lý nhà nước áp dụng và cụ thể hóa từng khung hình phạt đối với từng hoạt động vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo.
Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Một số điểm trong Nghị định này đã cụ thể hóa từng khung hình phạt với mức xử phạt cao hơn đối với các vi phạm trong hoạt động làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự giao thông và xã hội.
Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thị xã Phú Thọ được đánh giá là có tiềm năng, đặc biệt từ khi tuyến đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường mòn Hồ Chí Minh đi vào khai thác sử dụng, đó là cơ hội để hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thị xã phát triển. Tuy nhiện do tỉnh Phú Thọ chưa ban hành được quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung, vì vậy các quy định cụ thể như kích thước, vị trí, chất liệu, hình thức… nên hiện nay các hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn còn mang tính tự phát, xâm phạm mỹ quan đô thị; chưa kết hợp được giữa quảng cáo và tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, nhiều biển bảng quảng cáo chưa xứng tầm ở những vị trí then chốt vì vậy làm giảm hiệu quả giữa hoạt động quảng cáo gắn liền với tuyên truyền cổ động của địa phương.
Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Vai Trò Quản Lý Của Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Quảng Cáo Ngoài Trời được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149