Thương Mại Quốc Tế Là Gì? Thể Chế Thương Mại Quốc Tế Là Gì?

Rate this post

Có phải bạn đang tìm Thương Mại Quốc Tế Là Gì? Thể Chế Thương Mại Quốc Tế Là Gì? Thế thì bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn, thương mại quốc tế tức là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Ngay bây giờ đây các bạn hãy cùng mình xem và tham khảo hết nguồn tài liệu này nhé. Nội dung mình sẽ triển khai 2 phần như là quan niệm về thương mại quốc tế,quan niệm về thể chế… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ giải đáp được hết mọi thắc mắc của bạn về thương mại quốc tế và thể chế thương mại quốc tế.

Hiện nay các trường đại học, cao đẳng ngày càng yêu cầu khó hơn đối với các bài báo cáo tốt nghiệp đặc biệt là bài viết đều được kiểm tra lỗi đạo văn khắt khe, đòi hỏi các bạn sinh viên cần phải đầu tư rất nhiều thời gian mới thực hiện tốt được bài báo cáo. Hãy liên hệ với dịch vụ làm thuê báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 nếu các bạn gặp bất kì vấn đề khó khăn trong viết bài.

1 Quan niệm về thương mại quốc tế

Có thể nói hoạt động buôn bán nói chung và buôn bán quốc tế nói riêng là hoạt động trao đổi hàng hoá, tiền tệ đã có từ lâu đời. Thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì một lý do đó là ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một quốc gia. Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện một nền kinh tế khép kín, thương mại quốc tế cũng cho phép khai thác các nguồn lực trong nước có hiệu quả, tranh thủ khai thác được mọi tiềm năng và thế mạnh về hàng hoá, công nghệ, vốn…của nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Như vậy con người đã sớm tìm ra lợi ích của thương mại quốc tế, thế nhưng trong mỗi một hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia cũng như từng giai đoạn phát triển của các phương thức sản xuất thì hoạt động ngoại thương lại có những cách hiểu và vận dụng rất linh hoạt, khác nhau và có cả sự đối lập nhau. Chính vì vậy, đã có rất nhiều tư tưởng, lý thuyết được đưa ra để phân tích, giải thích về hoạt động thương mại quốc tế. Quá trình nghiên cứu của các học giả cũng như các trường phái kinh tế khác nhau trong lịch sử phát triển tư tưởng về thương mại quốc tế đã đưa ra những lý thuyết để lý giải vấn đề này, khẳng định những tác động của thương mại quốc tế đối với sự tăng trưởng và phát triển theo trình tự nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ phiến diện đến toàn diện, từ hiện tượng đến bản chất. Để hiểu biết thêm về hoạt động thương mại quốc tế, cũng như cách nhìn nhận về nó trong những giai đoạn phát triển cụ thể, cần xem xét các nhà kinh tế học, các học giả trong mỗi thời kỳ đã đề cập và phân tích thương mại quốc tế để đưa ra những hướng vận dụng các lý luận về thương mại quốc tế trong thực tiễn chính sách quốc gia về ngoại thương như thế nào. 

XEM THÊM : Top 99+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Doanh Quốc Tế

Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism) là hệ tư tưởng đầu tiên, tư tưởng trọng thương xuất hiện và phát triển ở Châu Âu từ giữa thế kỷ XV, XVI, thịnh hành suốt thế kỷ XVII, tồn tại đến giữa thế kỷ XVIII. Trong thời kỳ này, hoạt động thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, gắn liền với việc cướp bóc thuộc địa, đã đóng góp vai trò rất quan trọng cho việc làm giàu của giai cấp tư sản lúc bấy giờ. Chủ nghĩa trọng thương đánh giá rất cao vai trò của tiền, khối lượng tiền chỉ có thể tăng lên bằng con đường ngoại thương và phải thực hiện xuất siêu với phương châm: “Một quốc gia chỉ có thể thu lợi do ngoại thương nếu xuất khẩu vượt qua nhập khẩu”. Chủ trương “Một cán cân thương mại thặng dư” của phái trọng thương đã dẫn đến việc chỉ quan tâm đến xuất khẩu, tìm mọi cách để tăng được xuất khẩu cả số lượng và giá trị và rất hạn chế nhập khẩu vì muốn trả cho ngoại quốc càng ít càng tốt. Bên cạnh đó, các quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương cũng sẽ tiến hành thực hiện độc quyền mậu dịch và bảo hộ mậu dịch cho sản xuất trong nước. Đó là cơ sở để chủ nghĩa trọng thương cho rằng nhà nước có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế, thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệ lợi ích thương nhân bằng các hàng rào thuế quan, chính sách bảo hộ mậu dịch. Mặc dù có nội dung rất sơ khai và còn chứa đựng nhiều yếu tố đơn giản, phiến diện về bản chất của hoạt động ngoại thương, song đó là tư tưởng đầu tiên của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển nghiên cứu về hiện tượng và lợi ích của ngoại thương. Lý luận của trường phái trọng thương là một bước tiến đáng kể trong tư tưởng về kinh tế học. Ý nghĩa tích cực của tư tưởng này đối lập với tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ là coi trọng kinh tế tự cấp, tự túc. Ngoài ra nó đã đánh giá được tầm quan trọng của xuất khẩu và vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu, điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu để đạt cán cân thương mại thặng dư thông qua các công cụ thuế quan, bảo hộ mậu dịch trong nước…

Vào thế kỷ XVIII, châu Âu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, thời kỳ tích lũy nguyên thủy của tư bản chấm dứt, thay vào đó là tích lũy tư bản. Chính cơ sở quan trọng đó đã tạo điều kiện cho sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, nhiều thành tựu mới của khoa học xuất hiện. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã làm thay đổi một cách nhanh chóng nền kinh tế. Điều đó đồng nghĩa với việc các công trường thủ công trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh. Nếu thời kỳ trọng thương hoạt động của tư bản chủ yếu là lưu thông thì sự phát triển các công trường thủ công, tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Mậu dịch từ nội bộ địa phương đã được mở rộng ra toàn quốc và toàn cầu, các mặt hàng xuất khẩu trở nên phong phú và đa dạng hơn; hệ thống ngân hàng phát triển, hệ thống thương phiếu ra đời và bắt đầu phát hành tiền tệ. Trong bối cảnh đó, xuất hiện một quan điểm mới về thương mại quốc tế của Adam Smith, một nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh thời bấy giờ.  

XEM THÊM : Top 444+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Thương Mại Quốc Tế

Adam Smith đã đưa ra lý thuyết Bàn tay vô hình (The invisible hand), ông cho rằng, nhà nước không cần can thiệp vào các cá nhân kinh doanh mà cứ để họ tự do hoạt động. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình, “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của một quốc gia” (Inquiry into the nature and the wealth of nation) năm 1776, ông đã khẳng định rằng, “Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh”. Triết lý này của Adam Smith được mọi quốc giới chấp nhận và trở thành học thuyết ngự trị suốt thế kỷ XIX. Adam Smith đề cao vai trò của các cá nhân và doanh nghiệp, ủng hộ nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của nhà nước. Khi một quốc gia sản xuất hàng hóa có hiệu quả hơn so với quốc gia khác nhưng kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa thứ hai, hai quốc gia có thể thu lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu hàng hóa mà họ không có lợi thế. Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn và qua đó thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa. Sự tăng lên về sản lượng của hai hàng hóa này đo lường thặng dư từ chuyên môn hóa sản xuất được phân bố lại giữa hai quốc gia thông qua thương mại. Khác với tư tưởng trọng thương đã tuyệt đối hoá quá mức vai trò của ngoại thương, Adam Smith cho rằng ngoại thương có vai trò rất lớn nhưng không phải là nguồn gốc duy nhất của sự giàu có. Sự giàu có là do công nghiệp, tức là do hoạt động sản xuất đem lại chứ không phải do hoạt động lưu thông. Theo ông, hoạt động kinh tế (bao gồm cả hoạt động sản xuất và lưu thông) phải được tiến hành một cách tự do, do quan hệ cung cầu và biến động giá cả thị trường quy định. Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đó là những câu hỏi cần được giải quyết ở thị trường.

Thể Chế Thương Mại Quốc Tế Là Gì lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy một nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hoá, nước đó sẽ thu được lợi ích từ ngoại thương, nếu chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên chỉ dựa vào lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì không giải thích được vì sao một nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn so với nước khác, hoặc một nước không có một lợi thế tuyệt đối nào vẫn có thể tham gia và thu lợi trong quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động thương mại quốc tế. Để khắc phục những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối và cũng để trả lời cho câu hỏi trên, vào năm 1817, nhà kinh tế học cổ điển người Anh, David Ricardo xuất bản cuốn sách “Những nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế khóa” (Principles of Political Economy and Taxation), trong đó ông có nói về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau. David Ricardo chỉ ra rằng Adam Smith đã không chú ý đến các tình huống mà một quốc gia không có lợi thế chi phí tuyệt đối so với các quốc gia khác. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo cho thấy mỗi nước nên chuyên môn hóa việc sản xuất và xuất khẩu loại hàng hóa mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Lý thuyết này đã chứng minh sự tồn tại lợi ích mậu dịch quốc tế cho tất cả các quốc gia tham gia, thậm chí đối với các quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm. Về cơ bản, lý thuyết của David Ricardo không có gì khác với Adam Smith, nghĩa là ông ủng hộ tự do hoá hoạt động xuất nhập khẩu, khuyến cáo các chính phủ tích cực thúc đẩy, khuyến khích tự do hoá thương mại quốc tế. 

Thương Mại Quốc Tế Là Gì hai nhà kinh tế học Thụy Điển: Eli Hecksher và Bertil Ohlin trong tác phẩm: “Thương mại liên khu vực và quốc tế”, xuất bản năm 1933 đã phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra mô hình H-O (tên viết tắt của hai ông) để trình bày lý thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có (factor endowments). Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng tới chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O, một số nước có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là do việc sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó đã sử dụng được những yếu tố sản xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so với nước khác. Chính sự ưu đãi về các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm: vốn, lao động, tài nguyên, đất đai, khí hậu…) đã khiến cho một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) trong sản xuất những sản phẩm nhất định. Như vậy cơ sở lý luận của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo nhưng ở trình độ cao hơn là đã xác định được nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (các nguồn lực sản xuất). Thuyết này đã kế thừa và phát triển một cách logic các yếu tố khoa học trong lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo và các lý thuyết cổ điển trước đó về thương mại quốc tế. Tuy còn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của thương mại quốc tế ngày nay, song quy luật H-O vẫn là quy luật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế và được nhiều quốc gia vận dụng trong hoạch định chính sách thương mại quốc tế. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có theo thuyết H-O sẽ là điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế, và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những nước này.

Thương Mại Quốc Tế Là Gì Thể Chế Thương Mại Quốc Tế Là Gì
Thương Mại Quốc Tế Là Gì Thể Chế Thương Mại Quốc Tế Là Gì

2 Quan niệm về thể chế

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có thể trình độ phát triển khác nhau, song đều được vận hành bởi sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của thể chế. Cho đến hiện nay đã và đang có sự ghi nhận rộng rãi về vai trò của thể chế đối với sự phát triển nói chung, tăng trưởng phát triển kinh tế nói riêng, song vẫn chưa có sự thống nhất chung về lý luận thể chế và hiện tồn tại những quan niệm khác nhau về thể chế.

Thể chế là một khái niệm rộng, được hiểu là những luật chơi chính thức hoặc phi chính thức, lặp đi lặp lại định hình nên phương thức ứng xử của con người. Một nền kinh tế thường được điều tiết bởi những thể chế chính thức và phi chính thức. Thể chế chính thức bao gồm Hiến pháp, luật, đặc biệt là các quyền sở hữu, luật pháp về tự do khế ước, tự do cạnh tranh, tổ chức công quyền, nhất là các thiết chế thi hành pháp luật và những quy trình kiểm soát quyền lực công cộng khác được thực hiện bởi những cơ chế khách quan, không lệ thuộc vào quan hệ cá nhân. Thể chế phi chính thức bao gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, các quy phạm, những điều cấm kỵ được tuân thủ trong quan hệ giữa nhóm người.

Thương Mại Quốc Tế Là Gì theo quan niệm của Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economics Forum – WEF), thể chế có thể được hiểu là cái tạo thành khuôn khổ trật tự cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ.

Thể Chế Thương Mại Quốc Tế Là Gì nghiên cứu của Simon Anholt và Dung (2008) cho rằng, thể chế bao gồm ba yếu tố: luật pháp, bộ máy nhà nước, phương thức điều hành đất nước. Giá trị phổ biến về thể chế của những nước phát triển thuộc OECD (được xem như là những nước có thương hiệu quốc gia tốt nhất) là dân chủ, tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp và tư pháp) kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế…Những giá trị này có tính bền vững vì dù ở những nước này đã nổ ra hàng chục cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng không những đã không phá hủy những giá trị bền vững ấy mà còn làm cho những giá trị phổ biến ấy ngày càng hoàn thiện hơn.

Theo Douglass North (Nobel Kinh tế 1993), thể chế là những ràng buộc mà con người tạo ra để định hướng cho những tương tác giữa người với người. Hoặc nói một cách khác, thể chế là những “luật chơi trong một xã hội”. Nếu chúng làm tốt thì sẽ khích lệ con người hành động theo hướng tạo ra những kết quả tốt đẹp, và ngược lại. Những “luật chơi” này bao gồm những thể chế chính thức (chẳng hạn như luật pháp, quyền sở hữu, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước) và những thể chế phi chính thức (chẳng hạn như những tục lệ, truyền thống, và chuẩn mực ứng xử trong xã hội). North cho rằng những thể chế không chính thức cũng rất quan trọng, chúng có ảnh hưởng đối với sự thành công hay thất bại của những thể chế chính thức. Ví dụ, cho dù nhiều đạo luật tốt được ban hành nhưng nếu thiếu vắng tinh thần thượng tôn pháp luật thì hiệu quả của chúng chẳng là bao.

Như vậy, hiểu một cách khái quát thì thể chế là những nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội; định hình cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội. Một cách cụ thể thì nội hàm thể chế bao gồm 3 yếu tố chính: Hệ thống pháp luật, các quy tắc xã hội điều chỉnh các mối quan hệ và các hành vi được pháp luật thừa nhận của một quốc gia; Các chủ thể thực hiện và quản lý sự vận hành xã hội (bao gồm nhà nước, cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội dân sự); Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động xã hội, quản lý và điều hành sự vận hành xã hội.

Thương Mại Quốc Tế Là Gì thể chế kinh tế, chính trị hay xã hội khác nhau là một nguyên nhân giúp giải thích vì sao các quốc gia trở nên giàu nghèo khác nhau, bởi chúng tạo ra những động cơ lợi ích khác nhau trong xã hội. Các thể chế căn bản cần cho một nền kinh tế thị trường bao gồm một hệ thống pháp luật đáng tin cậy, ghi nhận và bảo hộ các quyền tự do sở hữu, tự do khế ước, tự do cạnh tranh, một cơ chế giữ gìn công lý đáng tin cậy giúp giải quyết các tranh chấp như một chính quyền minh bạch, đáng tin cậy, mọi hành vi can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế có tính tiên liệu và có khả năng lường trước được. Thể chế và hiệu lực của thể chế có vai trò quan trọng và quyết định đối với phát triển quốc gia. Tuy nhiên, vai trò của thể chế phụ thuộc lớn vào chất lượng của khung khổ pháp luật; sự can thiệp của chính phủ và hiệu quả hoạt động của môi trường xã hội. Tình trạng quan liêu hay can thiệp quá mức, tham nhũng, tình trạng thiếu trung thực trong thực hiện, quản lý và điều hành sự vận hành xã hội, hoặc thiếu minh bạch, công khai, sự phụ thuộc lớn của hệ thống tư pháp có thể khiến cho hiệu lực thể chế bị giới hạn, theo đó sẽ ảnh hưởng và cản trở phát triển nói chung, phát triển kinh tế nói riêng.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết Thương Mại Quốc Tế Là Gì? Thể Chế Thương Mại Quốc Tế Là Gì? ngoài chia sẻ được đọc các bạn cũng có thể tải flie về. Các bài viết của chúng tôi đều có nguồn đó là trích dẫn cụ thể, đa số là nội dung được chúng tôi tự biên soạn, phần còn lại được chúng tôi tham khảo từ các bạn sinh viên khoá trước. Hy vọng với nội dung về thương mại quốc tế này sẽ giúp ích được cho các bạn đang làm báo cáo thực tập của ngành thương mại quốc tế của mình. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê báo cáo theo yêu cầu của các bạn những đề tài từ khó đến dễ. Nếu như bạn có nhu cầu thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ làm báo cáo tốt nghiệp thuê của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ từ A đến Z nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo