Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Thực Trạng Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp về Thực Trạng Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
1.1.2. Khái niệm đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.2. Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
1.2.1. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp
1.2.1.1. Chủ thể thành lập
1.2.1.2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
1.2.2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.2.3. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.2.3.1 Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp
1.2.3.2. Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
1.2.3.3. Thủ tục sau khi đăng ký thành lập đoanh nghiệp
1.2. Pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
1.2.1 Điều kiện đăng ký kinh doanh
1.2.2 Hồ sơ đăng ký kinh doanh
1.2.3. Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh
1.2.4 Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh
CHƯƠNG 2: THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp
2.1.1. Điều kiện về chủ thể
2.1.2. Điều kiện về vốn
2.2. Đăng ký kinh doanh
2.2.1. Nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh
2.2.2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
3.1. Sự cần thiết, yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
KẾT LUẬN
Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận về hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp
Chương 2: THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp
2.1.1. Điều kiện về chủ thể
Điều kiện chung:
Theo quy định tại khoản 1, 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều này cũng quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo quy định trên là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
– Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
– Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
– Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
+ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Quy định riêng:
Tùy theo các loại hình mà các chủ đầu tư lựa chọn, thì điều kiện về số lượng thành viên lại khác nhau như:
+ Công ty tư nhân: 1 cá nhân làm chủ
+ Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
+ Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
2.1.2. Điều kiện về vốn
Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ để chủ doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác.
Khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể cần lưu ý quy định của pháp luật về vốn:
+ Đối với ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực đó, các chủ thể phải đảm bảo được yêu cầu về vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp.
+ Đối với những ngành nghề pháp luật không có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đăng kí thành lập.
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ
2.1.3. Các điều kiện khác
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định ba loại hình của ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là: (i) các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, (ii) các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, và (iii) các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải:
+ Xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ví dụ như đối với ngành sản xuất phim, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh);
+ Đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như kinh doanh vũ trường, karaoke).
Ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định:
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, các nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng).
Ví dụ: Các tổ chức tín dụng, bất động sản…
Ngành nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề:
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành, thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
Ví dụ: kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán,..
Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần phải chắc chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước thay vì lo tập trung cho các công việc khác mà phải tốn kém chi phí (ví dụ như đặt cọc thuê nhà, thuê mướn nhân viên) rồi cuối cùng nhận ra là mình chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều kiện về tên công ty:
Đặt tên cho doanh nghiệp cũng như đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Nó là thương hiệu của doanh nghiệp, mà từ nó có thể mang đến thành công hay thất bại cho doanh nghiệp.
Điều 38, 39 40, 41, 42 Bộ luật doanh nghiệp quy định chi tiết về việt đặt tên doanh nghiệp để đảm bảo pháp luật sở hữ trí tuệ như sau:
+ Tên doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
+ Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
+ Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
+ Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Ví dụ về đặt tên công ty:
Công ty TNHH màn ngủ Bảo Ngọc
Trong đó Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp, màn ngủ là ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, Bảo Ngọc là tên riêng của doanh nghiệp đó
- Địa chỉ trụ sở công ty:
Căn cứ Điều 35 Luật Công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2.2. Đăng ký kinh doanh
2.2.1. Nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết chúng ta tiến hành soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập công ty và nộp lên sở KH & ĐT.
Chương IV Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể thành phần hồ sơ đối với các loại hình doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp tư nhân hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 20 Luật doanh nghiệp 2014.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 21,22, 23 Luật doanh Nghiệp 2014.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/ND- CP.
Xem Thêm ==> 999+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
Đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất và công ty nhận sáp nhập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 24 Nghị định 78/2015/ND- CP.
Đối với các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 25 Nghị định 78/2015/ND- CP.
Đối với tổ chức tín dụng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định 78/2015/ ND- CP tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ phải có bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đối với hộ kinh doanh hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 71, Nghị định 78/2015/ND- CP. Theo đó để tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh
- Soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập công ty.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định);
- Dự thảo điều lệ công ty TNHH 1 thành viên người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản);
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (1 bản theo mẫu qui định);
- Dự thảo điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên được tất cả các thành viên và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản);
- Danh sách thành viên ( 1 bản);
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên (đối với thành viên là cá nhân). ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
- Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, GCNĐKKD hoặc giấy tờ tương đương khác;
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Dự thảo Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
- Đối với cổ đông sáng lập là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, GCNĐKKD hoặc giấy tờ tương đương khác;
- Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010).
Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 9 – Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.2.2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và giải quyết cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài nhiệm vụ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh còn phải cập nhập thông tin về những thay đổi trong nội dung đăng ký kinh doanh của chủ thế kinh doanh, theo dõi và giám sát chủ thể kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh theo các nội dung đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Luật này;
- Có trụ sở chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật này;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ theo quy định của pháp luật;
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp và Thông tư số 106/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 176/2012/TT-BTC.
Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Thực Trạng Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149