Download miễn phí mẫu Thực trạng “chảy máu chất xám” của các DN Việt Nam hiện nay dành cho các bạn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu Thực trạng “chảy máu chất xám” của các DN Việt Nam hiện nay được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Thực trạng “chảy máu chất xám” của các DN Việt Nam hiện nay như thế nào? Ví dụ minh họa
Nhiều năm qua, “chảy máu chất xám” được coi là một hiện tượng phức tạp, buộc nhiều quốc gia cần xem xét và điều chỉnh, từ đó có chính sách, biện pháp khắc phục. Bởi, dù thế nào thì trong thế giới hiện đại, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn cần tới vai trò của tri thức, trí tuệ. Tuy nhiên, do cơ chế trả lương và đãi ngộ quá bất cập mà Việt Nam đang phải… chấp nhận tình trạng chảy máu chất xám hằng ngày, hằng giờ.
Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, hiện có trên 3 vạn lưu học sinh du học theo các con đường: Hiệp định giữa hai chính phủ, với học bổng của các tổ chức nước ngoài, học bổng của chính phủ trong khuôn khổ đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật của các cơ sở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước và du học tự túc. Với Đề án 322, từ năm 2011 đến 2015, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho khoảng 3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập; và trong số 2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước. Chi phí bình quân cho mỗi du học sinh theo đề án này là khoảng 22.000USD/năm. Như vậy, trong 10 năm Nhà nước phải chi cho mỗi người là 220.000USD, tức gần 4,4 tỉ đồng.
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho biết số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng, theo đó, năm học 2016-2017 có 98.536 người, năm học 2015-2017 có 106.104 học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Như vậy, nếu tính một suất du học tốn tối thiểu 10.000-15.000USD (có thể cao hơn) thì mỗi năm Việt Nam chuyển ra nước ngoài 1-1,5 tỉ USD. Dù vậy, nhưng hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng chỉ nắm được con số du học sinh đi theo Đề án 322, với 120 du học sinh đã tốt nghiệp trở về nước. Số còn lại, do cá nhân học sinh, sinh viên tự liên hệ, không thông qua Bộ GD&ĐT nên khó nắm được con số đi cũng như số trở về và đến nay cũng chưa có một điều tra nào về thực trạng việc làm của những du học sinh, sau khi tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài trở về.
Nhiều người đi học ở nước ngoài về vẫn phải tự thân vận động, tự bỏ tiền túi để nghiên cứu khoa học, một phần do thủ tục hành chính, chế độ, chính sách chưa thỏa đáng. Họ không về do hệ thống nghiên cứu khoa học trong nước chưa đủ hấp dẫn cho người có tài làm việc trong nước, chưa đủ mức tin cậy cho những nhà khoa học trẻ thấy rằng, mình làm trong nước có thể tiến bộ và cống hiến được như nước ngoài. Chúng ta cần chú trọng đội ngũ trí thức trong nước ở các viện khoa học, các trường đại học, các tổ chức… Có một điểm không thể thiếu được là chú trọng kêu gọi những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài trở về nước hợp tác, cộng tác thường xuyên để có sự gắn bó, hợp tác. Nhà nước không cần có một chính sách gì quá đặc biệt với trí thức Việt kiều mà hãy tập trung vào những chính sách tốt cho trí thức trong nước”.
Ví dụ
Là á quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm đầu tiên, năm 2002, Nguyễn Thành Vinh có học bổng sang Australia du học ngành hóa học tại Đại học New South Wales tại Sydney. Kết thúc chương trình cử nhân, Vinh tiếp tục chương trình tiến sĩ về hóa hữu cơ tại Đại học Quốc gia Australia (ANU). Phản ứng trước con số 70% du học sinh Việt Nam không trở về nước sau khi tốt nghiệp, Vinh nói: “Nếu 30% quay trở về làm đất nước phát triển rực rỡ thì thế đã là quá đủ. 70% nữa quay trở về chỉ làm môi trường thêm chật chội. Nếu 30% đã quay về chẳng làm được gì hết thì 70% nữa quay về liệu có làm được gì không? “.
Trên đây là mẫu Thực trạng “chảy máu chất xám” của các DN Việt Nam hiện nay được chia sẻ miễn phí các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149