Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn

Rate this post

Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp về Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN  PHƯỜNG 7 QUẬN 6

MỤC LỤC

PHẦN MƠ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài
  2. Mục tiêu nghiên cứu
  3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
  4. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

1.1 Đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn

1.1.2 Sự cần thiết phải đăng ký kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn

1.1.3 Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn

1.2 Tổng quan pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn

1.2.2 Hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục đăng ký kết hôn

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KÉT HÔN

2.1 Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn

2.1.1 Chủ thể trong hoạt động đăng ký kết hôn

2.1.1.1 Chủ thể đăng ký kết hôn

2.1.1.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

2.1.2 Hồ sơ đăng ký kết hôn

2.1.2.1 Tờ khai đăng ký kết hôn

2.1.2.2 Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

2.1.2.3 Giấy chứng minh nhân dân

2.1.3 Trình tự đăng ký kết hôn

2.1.3.1 Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

2.1.3.2 Xác minh và niêm yết công khai

2.1.3.3 Lễ kết hôn

2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn và nguyên nhân

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TRIỂN KHAI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 7 QUẬN 6

3.1 Khái quát về Uỷ ban nhân dân phường 7 Quận 6 và thực trạng công tác tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn

3.1.1 Khái quát về Uỷ ban nhân dân phường 7 Quận 6

3.1.2 Thực trạng công tác tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường 7 Quận 6

3.2 Một số vướng mắc chủ yếu trong việc thực thi pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường 7 quận 6

3.2.1 Vướng mắc về hồ sơ đăng ký kết hôn

3.2.2 Vước mắc về chủ thể đăng ký kế t hôn

3.2.2 Vướng mắc về trình tự đăng ký kết hôn

3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn và nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND phường 7 quận 6

3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn

3.3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND phường 7 quận 6

3.3.2.1 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tư pháp hộ tịch

3.2.2.2 Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các pháp luật về đăng ký kết hôn


Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận về thủ tục và pháp luật Việt Nam về đăng ký kết hôn

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KÉT HÔN

2.1 Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn

2.1.1 Chủ thể trong hoạt động đăng ký kết hôn

Trong thủ tục đăng ký kết hôn thì có 02 chủ thể: (i) chủ thể là người kết hôn; (ii) cơ quan có thẩm quyền thực hiện ĐKKH.

2.1.1.1 Người kết hôn

Người kết hôn đi đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đáp ứng về độ tuổi kết hôn đối với nam giới phải đủ từ 20 tuổi trở lên, với nữ giới phải từ đủ 18 tuổi trở lên là độ tuổi đủ trưởng thành về mặt nhận thức để lập gia đình.

– Về ý chí của hai bên, khi kết hôn để được pháp luật ghi nhận là kết hôn hợp pháp thì giữa nam và nữ phải có ý chí tự nguyện để kết hôn với nhau, đến với nhau bằng mong muốn chung sống với nhau hợp pháp, xây dựng hạnh phúc gia đình, không có yếu tố lừa dối, giả tạo để kết hôn hay có yếu tố cưỡng ép người khác để kết hôn.

– Người thực hiện việc kết hôn phải là người không thuộc vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, đủ tỉnh táo và minh mẫn để kết hôn với người khác.

– Việc kết hôn với người khác hợp pháp còn phải đáp ứng điều kiện là không thuộc vào các trường hơp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật [1], ví dụ như: Người nào đã kết hôn thì không được kết hôn với người khác, hoặc biết người khác đã có vợ, hoặc có chồng rồi nhưng vẫn cố tình kết hôn với người khác. Hoặc pháp luật cũng cấm kết hôn đối với những trường hợp đối tượng kết hôn là những người có quan hệ thân thích trong gia đình, trong dòng máu trực hệ hoặc phạm vi 3 đời. Cấm kết hôn giữa các đối tượng đã là cha, mẹ,con nuôi với nhau hợp pháp, hoặc họ đã từng là cha, mẹ con nuôi. Cấm hôn kết hôn giữa cha mẹ vợ, cha mẹ chồng với con rể, con dâu; giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế.[2]

2.1.1.2 Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn gọi chung là cơ quan đăng ký kết hôn. Pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta quy định việc đăng ký kết hôn do nhiều cơ quan khác nhau tiến hành. Việc xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn phụ thuộc vào việc kết hôn đó là giữa công dân Việt Nam với nhau ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ 

Theo khoản 1, điều 17, Luật Hộ tịch năm 2012:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

  1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”. Như vậy, khi công dân Việt Nam kết hôn với nhau mà việc đăng ký kết hôn đó được tiến hành tại Việt Nam, thì thẩm quyền đăng ký kết hôn đó thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của hai bên nam hoặc nữ.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở Việt Nam cũng được quy định tại Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.” Điểm này là có sự khác biệt so với luật HN&GĐ năm 2000 tại điều 12 quy đinh: “Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn”. Việc quy định của luật HN&GĐ 2014 được thực hiện cho đảm bảo tính thống nhất với Luật hộ tịch năm 2012. Đảm bảo cho quá trình xây dựng và hoàn thiện thống nhất pháp luật về HN&GĐ trong thực tế.

Đối với quy định về nơi cư trú được xác định theo Luật cư trú. Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”. Theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên sẽ thực hiện việc đăng ký kết hôn cho họ. Nơi thường trú và nơi tạm trú của cá nhân được xác định theo Luật Cư trú năm 2006. Theo Luật Cư trú quy định: “Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú” còn “Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú”. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. Việc xác định nơi cư trú của cá nhân cũng được quy định theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định: “Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Việc xác định nơi thường xuyên sinh sống được áp dụng theo quy định của Luật cư trú.

+ Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.

+ Cá nhân có quyền lựa chọn nơi cư trú khác với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 để xác lập, thực hiện một hành vi pháp lý, trừ trường hợp luật có quy định khác”.

Đối với trường hợp kết hôn với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện ĐKKH là:[3]

– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn đối với trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Theo đó theo quy định của pháp luật hộ tịch thẩm quyền để đăng ký kết hôn không có yếu nước ngoài là thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Trong đó nơi cư trú của công dân theo quy định của pháp luật cư trú là chỗ ở mà người công dân đó đang thường trú hoặc tạm trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống hoặc hiện tại đang sinh sống, theo đó  xác định có thể là nơi một trong hai bên  đang tạm trú hoặc đang thường trú. Như vậy, đối với trường hợp kết hôn không có yếu tố nước ngoài thì hai bên có thể lựa chọn ủy ban nhân dân xã nơi một trong hai bên đang tạm trú hoặc thường trú đều có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Đối với trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật thẩm quyền đăng ký kết hôn là thuộc về Uỷ ban nhân cấp huyện. Trong đó UBND cấp huyện đang là nơi cư trú của công dân Việt Nam sẽ  thực hiện các thủ tục  đăng ký kết hôn đối với các đối tượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, ví dụ: giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, công dân Việt Nam  với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài..vvv…Đối với vấn đề kết hôn giữa hai bên nam nữ ngoài việc đáp ứng điều kiện để kết hôn thì  phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Nếu các bên thực hiện viêc kết hôn nhưng không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật đây là vợ chồng hợp pháp.

 2.1.2 Hồ sơ đăng ký kết hôn

2.1.2.1 Tờ khai đăng ký kết hôn

Theo quy định hiện nay thì tờ khai đăng ký kết hôn là một trong những giấy tờ không thể thiếu cho thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bước đầu trong thủ tục đăng ký kết hôn là điền tờ khai để đăng ký kết hôn.  Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn là mẫu tờ khai được ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP được sử dụng để nam nữ đăng ký kết hôn. Tờ khai kết hôn thể hiện thông tin do hai bên nam nữ tự khai, được kiểm tra lại và được lưu trữ trong hồ sơ đăng ký kết hôn.  Theo quy định, hai bên nam nữ bắt buộc điền thông tin vào tờ khai kết hôn. Nam nữ có thể sử dụng 1 tờ khai chung, để cơ quan có thẩm quyền xác định thông tin nhân thân, nơi cư trú, đã kết hôn mấy lần rồi… Qua đó, làm căn cứ để tiến hành làm giấy chứng nhận kết hôn cho nam nữ.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

Khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, công dân có thể lấy tờ khai làm giấy kết hôn theo các cách như sau:

Cách 1: Tải mẫu khai đăng ký kết hôn ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch và NĐ 123/2015/NĐ-CP.

Cách 2: Công dân đăng ký kết hôn ở đâu thì đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn để xin mẫu giấy khai đăng ký kết hôn.

 Theo quy định Luật Hộ tịch năm 2014, công dân có thể xin mẫu khai kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn sau:

– Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam;

– Cơ quan đại diện đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài;

Khi tiến hành lập tờ khai hai bên nam, nữ phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân của mình vào Tờ khai đăng ký kết hôn. Trong trường hợp hai bên nam, nữ cùng cư trú tại một xã, phường, thị trấn hoặc cùng công tác trong cùng một đơn vị vũ trang nhân dân, thì hai bên đăng ký kết hôn chỉ cần khai vào một Tờ khai đăng ký kết hôn[4]. Tờ khai đăng ký kết hôn phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác hoặc Ủy ban nhân dân của xã, phường, thị trấn nơi cư trú của mỗi bên về tình trạng hôn nhân nếu họ không cùng nơi cư trú. Từ đó, làm nền tảng cho hoạt động ĐKKH của công dân tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.1.2.2 Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Giấy xác định tình trạng hôn nhân là giấy tờ xác định tình trạng của một cá nhân đã kết hôn hay chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, vợ hoặc chồng đã chết, là một trong những giấy tờ quan trọng trong nhiều thủ tục pháp lý không thể không có (như là đăng kí kết hôn, mua bán đất đai, đi lao động nước ngoài…), là văn bản do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi người yêu cầu thường trú cấp. Mặc dù biết được vai trò quan trọng của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng không phải ai cũng biết điều kiện và thủ tục cấp như thế nào?. [5]

2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn và nguyên nhân

  Trình tự thủ tục về ĐKKH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đảm bảo quyền và lợi ích của công dân. Thông qua các quy định cụ thể của Luật HN&GĐ, Luật hộ tịch và Luật cư trú cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã đảm bảo cho quá trình ĐKKH trong và ngoài nước. Tuy nhiên, pháp luật về thủ tục ĐKKH vẫn còn bộc lộ một số bất cập như:

  Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn của công dân hiện nay được thực hiện theo Luật HN&GĐ về ĐKKH. Theo đó, UBND cấp xã là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn cho công dân trong nước. Tuy nhiên, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch cho thấy, vẫn còn nhiều sai sót trong quá trình giải quyết đăng ký kết hôn cho người dân, dẫn đến nhiều hệ lụy pháp lý phát sinh sau này.

Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, khi đến đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã- nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thì hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và xuất trình chứng minh nhân dân. Trong trường hợp, một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Quy định như vậy, nhưng qua kiểm tra, có nhiều hồ sơ một trong các bên nam, nữ không tiến hành xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định, hoặc có xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng đã quá hạn 6 tháng mà UBND cấp xã vẫn giải quyết cho đăng ký kết hôn. Lẽ ra, trong trường hợp này phải yêu cầu xác nhận lại tình trạng hôn nhân, nhưng cán bộ hộ tịch cơ sở vẫn giải quyết cho đương sự đăng ký kết hôn là không đúng luật. Ngược lại, chỉ yêu cầu các bên nam, nữ xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu với tờ khai đăng ký kết hôn theo thủ tục, nhưng nhiều cán bộ hộ tịch vẫn yêu cầu người dân phải photo nộp cả chứng minh nhân dân, gây phiền phức cho người dân.

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhiều UBND cấp xã giải quyết chưa đúng quy định. Theo luật định, để UBND cấp xã giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn cho người dân là 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, thủ tục hợp lệ; nếu xác minh các vấn đề nào khác thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Nhưng thực tế vẫn có nhiều hồ sơ gần 1 tháng vẫn chưa giải quyết, gây nhiều phiền hà cho người dân.

Sai sót nhiều nhất trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn cho công dân là việc ký tên trong chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và tờ khai đăng ký kết hôn. Một trong những quy định bắt buộc trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn là các bên nam, nữ đều phải ký tên vào sổ đăng ký kết hôn để chứng tỏ quan hệ hôn nhân do các bên xác lập là quan hệ hôn nhân hoàn toàn tự nguyện và chịu trách nhiệm về quan hệ hôn nhân do mình xác lập. Nghị định 123 quy định: khi đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện đăng ký kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Sau đó, hai bên nam, nữ ký vào Sổ và Giấy chứng nhận kết hôn; chủ tịch UBND cấp xã sẽ ký, cấp cho mỗi bên nam, nữ một bản chính giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đây còn gọi là nghi thức đăng ký kết hôn (hay lễ đăng ký kết hôn), tuy nhiên hầu hết các UBND cấp xã không hề thực hiện nghi thức này. Nhiều trường hợp cho thấy, chỉ có một bên nam hay nữ đơn phương đến UBND cấp xã nhận Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; chỉ cần có chữ ký của một trong các bên, bên còn lại không ký vào chứng nhận kết hôn cũng được UBND cấp xã cho nhận Giấy chứng nhận kết hôn. UBND xã cho rằng, không có thời gian để tiến hành lễ đăng ký kết hôn cho người dân, chỉ cần cán bộ Tư pháp- hộ tịch tiếp nhận hồ sơ, tham mưu UBND xã ký chứng nhận kết hôn là đủ. Giải quyết kiểu “đốt cháy giai đoạn” như vậy sẽ phát sinh nhiều hệ quả pháp lý sau này, nếu một trong các bên đăng ký kết hôn không thừa nhận quan hệ hôn nhân của mình trước Tòa án- khi ly hôn, do giấy tờ đăng ký kết hôn không hợp lệ và phát sinh tranh chấp tài sản thì UBND cấp xã sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết đăng ký kết hôn không đúng luật.

Khâu lưu trữ hồ sơ đăng ký kết hôn cũng chưa đúng quy định, nhiều cán bộ Tư pháp- hộ tịch cơ sở chưa thực hiện việc lưu trữ các thủ tục đăng ký kết hôn của người dân. Theo quy định, các giấy tờ đương sự đã nộp khi đăng ký hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong thời hạn 5 năm, nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch . Nhưng qua kiểm tra, phát hiện các hồ sơ đăng ký kết hôn ở nhiều xã chỉ trong một hai năm gần đây cũng không còn lưu trữ, không thể đối chiếu, xác minh khi có khiếu nại, tố cáo xảy ra. Hồ sơ đăng ký kết hôn không được lưu trữ, dẫn đến mất mát còn gây khó khăn cho công tác quản lý hộ tịch ở địa phương.

Đăng ký kết hôn cho công dân là nhiệm vụ của UBND cấp xã. Để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền kết hôn theo quy định, UBND xã phải áp dụng đúng luật để giải quyết các thủ tục cần thiết. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của công dân, tránh những hệ lụy pháp lý phát sinh sau này.

 

[1] Xem điểm d, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ

[2] Khoản 2 Điều 5. Cấm các hành vi sau đây:

  1. a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  2. b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  3. c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  4. d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
[3] Điều 37, Luật Hộ tịch 2014

[4] Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch và NĐ 123/2015/NĐ-CP.


Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo