Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: So Sánh Các Vấn Đề Hủy – Đơn Phương Chấm Dứt – Tạm Ngừng Thực Hiện Hợp Đồng dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về So Sánh Các Vấn Đề Hủy – Đơn Phương Chấm Dứt – Tạm Ngừng Thực Hiện Hợp Đồng được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận về Hủy bỏ và đơn phương chấm dứt hợp đồng
1.1.1. Với chế tài đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Theo Điều 423 và 428 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đều là các trường hợp chấm dứt hợp đồng Dân sự theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng là hai trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng được Bộ luật Dân sự 2015 quy định. Xét thấy, hai trường này có những điểm tương đồng và đôi khi gây ra sự nhầm lẫn, vì vậy em xin được ra bản so sánh giữa hai trường hợp chấm dứt hợp đồng này.
Điểm giống nhau:
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng đều là trường hợp chấm dứt hợp đồng được pháp luật quy định.
– Hậu quả của đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng đều dẫn đến việc chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
– Hợp đồng có thể bị chấm dứt bởi một bên chủ thể và bên chủ thể chấm dứt hợp đồng có thể không phải bồi thường thiệt hại.
– Phải thông báo cho bên còn lại biết về việc chấm dứt hợp đồng.
Điểm khác nhau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng đều được pháp luật Dân sự quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 và trong Bộ luật Dân sự 2015 hai trường hợp trên vẫn được quy định một cách cụ thể, rõ ràng tại Điều 422 và Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015.
Để phân biệt hai trường hợp này, chúng ta dựa theo bảng sau:
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ
Tiêu chí | Đơn phương chấm dứt hợp đồng | Huỷ bỏ hợp đồng |
Điều kiện phát sinh | Không cần có sự vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng phát sinh khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định | Huỷ bỏ hợp đồng sẽ phát sinh khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định |
Thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng | Hợp đồng mất hiệu lực kể từ khi bên kia nhận được thông báo chấm dứt. |
Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. |
Hậu quả pháp lý |
– Sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng Dân sự thì coi như chưa có hợp đồng.
– Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán cho mình. |
– Sau khi hợp đồng Dân sự bị hủy bỏ thì những nội dung của hợp đồng được thực hiện trước khi hợp đồng bị tuyên bố hủy bỏ vẫn có hiệu lực.
– Các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. |
Như vậy, hủy bỏ hợp đồng Dân sự và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng Dân sự có những điểm khác biệt nhau nhất định nó được thể hiện rõ trong Bộ luật Dân sự 2015, nhìn nhận cụ thể hơn thì hủy bỏ hợp đồng Dân sự là trường hợp khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên còn lại có quyền xóa bỏ việc thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp: Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; Trường hợp khác do luật quy định. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng:
Theo nhìn nhận tổng quan của em là trường hợp mà các bên đã thoả thuận với nhau hoặc pháp luật có quy định thì một bên có quyền xóa bỏ hợp đồng và yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại. Cụ thể Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm Dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Sự khác nhau căn bản giữa hủy bỏ hợp đồng Dân sự và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng Dân sự thể hiện qua hai tiêu chí sau:
Về điều kiện áp dụng: Hủy bỏ hợp đồng sẽ được áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được áp dụng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, tức là không cần phải có sự vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật.
Về hậu quả pháp lý: Hủy bỏ hợp đồng làm hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Như vậy, nội dung nào của hợp đồng đã được thực hiện trước thời điểm tuyên hủy bỏ thì vẫn có hiệu lực.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng làm hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Như vậy, khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng Dân sự thì coi như chưa có hợp đồng.
Như em đã phân tích theo Bộ luật Dân sự hiện hành, khi hợp đồng không được thực hiện, bên không được thực hiện có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu điều đó đã được thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong thực tế rất nhiều hợp đồng không có điều khoản cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng khi bên kia có vi phạm. Cách điều chỉnh trên của Bộ luật Dân sự hiện hành về vấn đề hủy bỏ hợp đồng do không được thực hiện biểu lộ những bất cập. Trong phần chuyên biệt về một số hợp đồng thông dụng, Bộ luật Dân sự hiện hành có quy định những trường hợp được phép hủy bỏ hợp đồng do không được thực hiện. Song, những quy phạm này không đầy đủ, một số vi phạm có thể dẫn đến hủy hợp đồng không được quy định. Chúng ta không thể cho phép hủy bỏ hợp đồng vì đối với những vi phạm hợp đồng này, việc hủy bỏ không có quy định của pháp luật.
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
Theo quy định Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ có những quy định cho phép hủy bỏ đối với những hợp đồng Dân sự thông dụng. Vậy, đối với hợp đồng Dân sự không thông dụng, chúng ta cũng không có quy phạm cụ thể cho phép hủy bỏ hợp đồng khi bị vi phạm, và do đó chúng ta không thể hủy những hợp đồng này vì, theo quy định tại Điều 425 Bộ luật Dân sự nêu trên, một bên chỉ được hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm khi việc đó được “pháp luật có quy định”. Chính vì vậy, tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ cụm từ này đây là điểm mới tiến bộ hơn. Việc sửa đổi Điều luật này là cần thiết, bởi vì chúng ta thấy cách điều chỉnh như trên của Bộ luật Dân sự 2005 tạo ra “lỗ hổng hay điểm trống pháp lý” đối với một số trường hợp vi phạm hợp đồng, chúng ta không có quy định cho phép bên bị vi phạm quyền hủy bỏ hợp đồng. Xin trích một ví dụ để thấy được sự bất cập này của Bộ luật Dân sự hiện hành.
Ngày 05/12/2012 chị Lê Thị T làm giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là nhà ở cấp 4 toạ lạc tại phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho anh Cao Văn S với giá là 400.000.000 đồng. Trong thời gian cùng ngày chị T lại làm giấy uỷ quyền giao nhà và đất trên cho anh S. Căn cứ vào giấy ủy quyền và theo lời khai của bà Lê Thị V (người làm chứng) và bà T thì bà T bán nhà và đất nói trên với điều kiện là bà T ở lại nhà cho đến chết (bản thân bà T không có con) và ông S phải chăm sóc bà T. Nhưng ông S không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết sau 01 năm vợ chồng ông S đã tự bán lại căn nhà trên cho vợ chồng ông D. Trước sự vi phạm trên, bà T yêu cầu được hủy hợp đồng. Hợp đồng có tranh chấp trên là hợp đồng mua bán nhà và đất với điều kiện là người bán ở lại nhà đến chết và người mua phải nuôi người bán.
Người bán muốn hủy hợp đồng vì người mua đã không đảm bảo cho người bán ở lại nhà đến chết. Việc vi phạm trên là nghiêm trọng và chúng ta nên cho phép người bán hủy hợp đồng. Nhưng, trên cơ sở Điều khoản nào của Bộ luật Dân sự chúng ta cho phép hủy hợp đồng? Phần điều chỉnh hợp đồng thông dụng không có quy phạm cụ thể nào quy định rằng, đối với hợp đồng mua bán nhà và đất trên, bên bán có quyền hủy hợp đồng bán nhà và đất khi người mua không thực hiện nghĩa vụ cho người bán ở lại nhà đến chết.
Ví dụ trên cho thấy cách điều chỉnh của Bộ luật Dân sự hiện hành về việc hủy hợp đồng khi thực hiện có nhiều bất cập đặt ra cho các nhà làm luật đã sửa đổi sang Bộ luật Dân sự 2015 để áp dụng pháp luật cho phù hợp hơn.
Ví dụ, theo Điều 1644 Bộ luật Dân sự Pháp (phần về hợp đồng mua bán), khi tài sản bán có khuyết tật nghiêm trọng thì bên mua có quyền trả lại vật và đòi lại tiền. Vậy, theo phần chuyên biệt về hợp đồng thông dụng của Bộ luật Dân sự Pháp, hợp đồng mua bán có thể bị hủy khi tài sản bán có lỗi nghiêm trọng. Tương tự, theo Điều 1722 Bộ luật Dân sự Pháp (phần về hợp đồng thuê tài sản), hợp đồng cho thuê bị chấm dứt khi tài sản cho thuê bị mất, bị hỏng do sự cố bất khả kháng hay do lỗi của một bên. Bên cạnh các quy phạm cho phép hủy hay chấm dứt hợp đồng trong phần hợp đồng thông dụng trên, chúng ta còn thấy phần chung của luật hợp đồng Pháp cho phép (Điều 1184 Bộ luật Dân sự) hủy hay chấm dứt hợp đồng khi một bên có vi phạm, nhất là khi lợi ích hợp pháp hay phần lớn lợi ích hợp pháp mà bên bị vi phạm mong đợi khi giao kết không thể đạt được.
1.2.2. Với chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng trong thương mại bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Nội dung pháp lý về tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 308 và 309 Luật Thương mại 2005. Khi tạm ngừng, hợp đồng vẫn còn có hiệu lực và sẽ tiếp tục được thực hiện.
Theo quy định tại Điều 308 Luật Thương mại 2005 thì tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Căn cứ vào quy định tại Điều 308 Luật Thương mại thì: Quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng là quyền của một bên khi bên kia vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng. Thực tiễn cho thấy có nhiều tranh chấp giữa các doanh nghiệp, các đối tác về vấn đề này, nhiều Tòa án lúng túng trong xét xử. Pháp Luật Thương mại cho phép một bên có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng, tạm ngừng thanh toán khi một bên trong quan hệ hợp đồng vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 308 Luật Thương mại năm 2005 về tạm ngừng thực hiện hợp đồng, như sau: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; 2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng được giải thích theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005 là: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.”
Như vậy tùy theo tính chất mức độ của vi phạm và mục đích giao kết hợp đồng của các bên để xác định vi phạm đó có phải là vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng hay không? Ví dụ: Hợp đồng mà các bên giao kết là hợp đồng mua bán hàng hóa thì việc bên giao hàng tiến hành giao hàng không đúng chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng hoặc giao hàng không đúng hạn thì cần xác định việc này ảnh hưởng cho bên kia đến mức độ nào? Có làm cho họ không đạt được mục đích giao kết hợp đồng ban đầu hay không. Trong trường hợp đối tác cần giao hàng gấp để thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba chẳng hạn, việc giao hàng này làm cho đối tác không thể thực hiện hợp đồng đã kí kết với bên thứ ba, và gây thiệt hại cho họ, làm họ mất hợp đồng này, thì đây là trường hợp bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng, áp dụng các biện pháp như tạm ngừng thanh toán cho bên kia. Rõ ràng, hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ nhằm đạt được lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn khi giao kết.
Thực tế cho thấy lợi ích hợp pháp mong đợi thường không đạt được theo ý muốn vì hợp đồng không được thực hiện như dự tính. Trước hoàn cảnh này, bên không được thực hiện có thể tạm ngừng thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. So với chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng chế tài Huỷ bỏ là việc bãi bỏ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, các bên sẽ không phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng. Huỷ bỏ hợp đồng gồm huỷ bỏ toàn bộ và huỷ bỏ một phần. Hậu quả của việc huỷ hợp đồng, các bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những phần việc đã thực hiện. Nếu là dịch vụ không thể trả lại được thì sẽ được trả bằng tiền.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là một trong những chế tài có điểm giống với chế tài hủy hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 411 Bộ luật Dân sự 2015: “Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn”. Như vậy, có thể nói cùng một tình huống nhưng chúng lại được gọi khác nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau. Không những thế căn cứ pháp lý cũng được quy định một cách khác nhau. Chế tài tạm ngừng và hủy bỏ hợp đồng thể hiện sự tự vệ và thái độ phản ứng trực tiếp của bên bị vi phạm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong quan hệ hợp đồng.
Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập So Sánh Các Vấn Đề Hủy – Đơn Phương Chấm Dứt – Tạm Ngừng Thực Hiện Hợp Đồng được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149