Thực Thi Quy Định Loại Bỏ Việc Sử Dụng Lao Động Trẻ Em Trái Pháp Luật

Rate this post

Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Thực Thi Quy Định Loại Bỏ Việc Sử Dụng Lao Động Trẻ Em Trái Pháp Luật dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Thực Thi Quy Định Loại Bỏ Việc Sử Dụng Lao Động Trẻ Em Trái Pháp Luật được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


1. Đặt vấn đề

Trẻ em là người còn non nớt cả về thể chất, tinh thần lẫn khả năng nhận thức về thế giới bên ngoài. Do những hoàn cảnh, nguyên nhân và nhu cầu khác nhau mà trẻ em đã sớm tham gia vào các quan hệ lao động. Sự tham gia sớm này đã kéo theo một loạt các vấn đề có liên quan cần phải giải quyết để đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Hiện nay, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang mở rộng nhiều thành phần kinh tế, thu hút nhiều loại hình lao động, trong đó có lao động trẻ em. Để điều chỉnh vấn đề trên và đảm bảo phù hợp với những đặc thù về tâm, sinh lý, sức khỏe, nhận thức của trẻ em, Bộ Luật lao động 2012 và nay là BLLĐ 2019 cũng như một số văn bản hướng dẫn đã có những quy định riêng về lao động trẻ em song bên cạnh nhiều kết quả đạt được thì vẫn còn bộc lộ một số hạn chế thiếu sót gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện cũng như hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng đối với lao động trẻ em.

Với những tính chất ưu việt và tầm quan trọng nêu trên, pháp luật về sử dụng lao động trẻ em trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội – nhất là trong nền kinh tế hàng hoá với cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay. Thế nhưng, thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật về sử dụng lao động trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế. Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Đánh giá về hệ thống quy định pháp luật Việt Nam và việc thực thi những quy định này nhằm loại bỏ việc sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật.” làm tiểu luận một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về sử dụng lao động trẻ em nói riêng và hệ thống pháp luật lao động nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về sử dụng lao động trẻ em ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ 

2. Quy định của BLLĐ về lao động trẻ em

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, lao động luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất và lớn nhất của con người. Nhu cầu đó tưởng chừng như đơn giản, song trong điều kiện kinh tế thị trường không phải ai cũng được đáp ứng nhu cầu và đáp ứng một cách đầy đủ. Muốn được lao động, NLĐ phải có việc làm để từ đó tạo ra của cải vật chất và dịch vụ – tạo ra thu nhập nuôi sống mình và gia đình mình. Nhưng để có được việc làm, nhất là những việc làm phù hợp với năng lực trình độ và ngành nghề đào tạo của mình thì không phải NLĐ nào cũng dễ tìm kiếm. Bởi vì nguồn lao động xã hội và cơ hội việc làm không phải lúc nào cũng tương thích với nhau, do đó luôn tồn tại trong xã hội một bộ phận lao động thiếu việc làm.

Từ những văn bản pháp luật lao động đầu tiên của Nhà nước ta đã có những quy định chế độ lao động riêng đối với lao động là trẻ em. Ví dụ: Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947 quy định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ không được sử dụng trẻ em dưới 12 tuổi làm việc. Ty Lao động có quyền yêu cầu người chủ phải thay đổi hoặc thôi không cho trẻ em từ 12 tuổi đến 15 tuổi làm những công việc quá sức mình sau khi có sự xem xét của thầy thuốc nhà nước. Nghiêm cấm trẻ em trai dưới 15 tuổi và phụ nữ bất kỳ tuổi nào làm những công việc dưới hầm mỏ hoặc công việc độc hại, nguy hiểm mà Nhà nước đã quy định; không được sử dụng trẻ em làm ca đêm; thời gian nghỉ đêm của lao động trẻ em dưới 18 tuổi ít nhất là 11 giờ liên tiếp. Các văn bản pháp luật lao động sau đó như Pháp lệnh Hợp đồng lao động năm 1990, Pháp lệnh bảo hộ lao động năm 1991, Nghị định 233/HĐBT ngày 22/06/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về ban hành quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…, cũng có quy định về độ tuổi tham gia quan hệ lao động của người lao động trẻ em, nhất là trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.

Kế thừa những quy định trên, pháp luật lao động Việt Nam hiện hành một mặt vừa tổng hợp các quy định này, vừa có những quy định mới đối với người lao động trẻ em. Bộ luật Lao động năm 2012 đã dành Mục 1 của Chương XI với năm điều (từ Điều 161 đến Điều 165) để quy định riêng về chế độ lao động đối với trẻ em, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người lao động này khi tham gia quan hệ lao động. Điều này đã được khẳng định một lần nữa tại BLLĐ 2019 với các quy định về lao động trẻ em được quy định tại mục 1 chương XI (từ điều 143 đến 147).

Về cơ bản thì các quy định của lao động trẻ em vẫn được giữ nguyên như BLLĐ 2012, tuy nhiên BLLĐ 2019 đã bổ sung quy định thêm như sau:

Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật mới quy đinh chi tiết thêm 3 trường hợp NLĐ chưa thành niên như sau:

  1. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
  2. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  3. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này

Có thể thẩy rằng các quy định trên cho thấy, pháp luật lao động chỉ thừa nhận những người từ đủ 15 trở lên mới được tham gia quan hệ lao động, còn những người chưa đủ 13 tuổi tham gia quan hệ lao động thì chỉ tham gia vào các quan hệ lao động như trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc quy định tuổi lao động này dựa trên một số cơ sở nhằm đáp ứng các yêu cầu như: Đây là độ tuổi tối thiểu để một người đủ năng lực chủ thể để tham gia quan hệ động, có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lao động; căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội về số lượng và cơ cấu của lực lượng lao động xã hội; mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường lao động; cơ cấu nhu cầu giải quyết việc làm của xã hội; ngoài ra còn nhằm bảo đảm yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế, phù hợp giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế và các nước khác trong khu vực.

Và khi người sử dụng lao động nhận những em dưới 15 tuổi vào làm việc thì phải tuân theo những điều kiện chặt chẽ do luật quy định như: trẻ em đủ 12 tuổi, có sức khỏe phù hợp với công việc, có giấy cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, môi trường lao động không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần, có hợp đồng lao động… Như vậy, đối với người chưa đủ 13 tuổi, thì ngoài một số nghề, công việc đã được quy định thì và các điều kiện như trên thì bất kỳ nguời chưa đủ 13 tuổi chỉ tham gia vào một số quan hệ lao động đều là trái pháp luật lao động của Việt Nam.

Như vậy, đối với lao động trẻ em thì chú ý như sau:

* Về công việc: Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động trẻ em vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách. Cấm người sử dụng lao động cho người lao động trẻ em làm các công việc nặng nhọc, độc hại như: Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; Phá dỡ các công trình xây dựng; Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;… (khoản 1 Điều 147 Bộ luật lao động 2019) hoặc sản xuất kinh doanh rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác. Khi sử dụng người lao động trẻ em, người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

* Về thời gian làm việc: Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

* Về làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm: Lao động trẻ em được làm làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm đối với các công việc phù hợp theo quy định của Bộ Lao động thương binh và xã hội và đảm bảo thời gian làm thêm giờ không quá các chỉ số sau: 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 30 giờ trong một tháng, 200 giờ trong một năm.

Hiến pháp 2013 quy định không được sử dụng lao động dưới độ tuổi lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ pháp luật cho phép sử dụng lao động dưới 15 tuổi. Song hệ thống pháp lý quản lí loại lao động này rất chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối quyền trẻ em. Tóm lại, quy định về sử dụng lao động trẻ em là một trong  chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm giải quyết việc làm, phát triển kinh tế – xã hội đối với chủ thể là trẻ em… Từ khi xuất hiện cho đến nay, hoạt động sử dụng lao động trẻ em đã phát triển cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội của đất nước. Song song với quá trình phát triển này, những quy định về sử dụng lao động trẻ em là cơ sở và là căn cứ quan trọng cho quá trình sử dụng lao động được diễn ra trên thực tế. Cho đến nay, những quy định về sử dụng lao động trẻ em thể hiện được sự linh hoạt, đa dạng của nó trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia vào hoạt động lao động sản xuất trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

3. Thực thi quy định của BLLĐ về loại bỏ sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 – 2020. Điều này có ý nghĩa thiết thực khi toàn cầu đang cam kết triển khai việc phòng ngừa LĐTE, và Việt Nam đang có những bước chuẩn bị để trở thành quốc gia tiên phong trong Liên minh 8.7, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đã cam kết, trong đó có mục tiêu phát triển bền vững về xoá bỏ cưỡng bức lao động, chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại, mua bán người và xóa bỏ các hình thức LĐTE nặng nhọc, nguy hiểm.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

Theo thống kê, hiện cả nước vẫn còn 9,6% số trẻ em phải lao động sớm, gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân các em, gia đình và xã hội. Sử dụng lao động trẻ là điều khá phổ biến, từ thành thị tới nông thôn, tập trung nhiều nhất ở các làng nghề. Đáng lo hơn, 75% lao động trẻ em hiện có nguy cơ phải làm việc trong các ngành, nghề bị cấm sử dụng lao động trẻ em. Vì làm việc với thời gian kéo dài, bình quân khoảng 42 giờ/tuần, nhiều trẻ em đã phải nghỉ học. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số lao động trẻ em, ước tính có 52% đã thôi học và 2,8% chưa bao giờ đi học.

Thực tế hiện nay, một bộ phận lao động là người chưa thành niên làm việc trong điều kiện lao động ngoài trời, đi lại nhiều dễ bị tai nạn, nguy hiểm, điều kiện làm việc quá nóng, quá lạnh, môi trường có hoá chất độc hại và các tổn thương khác đến sự phát triển thể chất của người chưa thành niên. Thậm chí, nhiều trường hợp phải làm việc các nghề cấm sử dụng lao động trẻ em hoặc điều kiện lao động có hại. Số liệu thống kê cũng cho thấy, có khoảng 933 ngàn trẻ em là người chưa thành niên làm việc ở những nơi có nguy cơ bị bóc lột và bị xâm hại, trong đó có 11,6% lao động phải dịch chuyển nơi làm liên tục; gần 3,9% người chưa thành niên làm việc tại các nhà máy, xưởng sản xuất; trên 2,3% làm việc tại nhà khách hàng, 1,47% làm việc tại các nhà hàng, quán, bar, khách sạn; khoảng 2,45% trẻ em là người chưa thành niên phải làm việc tại các phố chợ. Các địa điểm làm việc khó khăn như mỏ đá, công trường xây dựng, xưởng sản xuất, hoặc môi trường nhạy cảm như cửa hàng, quán, bar, nhà hàng, khách sạn chủ yếu là người chưa thành niên ở nhóm từ 15 tuổi đến 17 tuổi

Các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về chế độ lao động đối với người chưa thành niên được xử lý như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động trẻ em hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật; sử dụng lao động trẻ em làm việc quá thời giờ làm việc theo quy định pháp luật lao động; sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định của pháp luật; sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép.

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 cũng đã quy định về tội “Vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi” tại Điều 296, theo đó, những người sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

Đánh giá chung về các biện pháp chế tài xử lý thực trạng sử dụng lao động trẻ em hiện nay có thể thấy, các quy định pháp luật là khá toàn diện, thậm chí mức phạt trong một số trường hợp cũng rất nặng. Vấn đề còn lại là các cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại các địa phương phải phát huy vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc chấm dứt các hành vi sử dụng lao động là người chưa thành niên trái pháp luật. Để làm được điều này, các cơ quan đó phải tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, nắm địa bàn mình quản lý để kịp thời phát hiện hành vi vi phạm và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật. Thanh tra Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cần lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sử dụng lao động trẻ em. Quá trình thực hiện cần kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền hoặc đoàn thể địa phương nơi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng trụ sở. Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể và thống nhất, đồng bộ để có thể theo dõi và cập nhật số liệu. Xây dựng mạng lưới bảo vệ lao động trẻ em dựa vào cộng đồng, trong đó xác định rõ trách nhiệm, vai trò của chính quyền, gia đình, nhà trường, người sử dụng lao động trong quá trình ngăn chặn tình trạng bóc lột sức lao động của người chưa thành niên. Tăng cường hoạt động truyền thông, phổ biến pháp luật về các quy định của pháp luật lao động nói chung và các quy định đối với lao động trẻ em nói riêng. Phát triển các hệ thống dịch vụ trợ giúp lao động trẻ em thông qua xây dựng các mô hình can thiệp tại địa phương và thiết lập mạng lưới trợ giúp cộng đồng, đặc biệt tại tuyến cơ sở. Kết hợp đồng bộ các chính sách cụ thể để hỗ trợ đối tượng lao động trẻ em về kinh tế, giáo dục, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm, chăm sóc sức khỏe. Đồng thời khuyến khích các hoạt động đấu tranh, phát hiện và tố giác về các trường hợp sử dụng lao động trẻ em trên địa bàn. Ngoài ra, cần có chế tài mạnh đối với những người sử dụng lao động trẻ em vào các công việc độc hại, nguy hiểm, thậm chí có thể truy tố trách nhiệm hình sự trong những trường hợp này.

 

KẾT LUẬN

Trải qua một thời gian được ban hành và thực thi, đối chiếu với tình hình thực hiện công tác thực hiện các nguyên tắc sử dụng lao động trẻ em trong giai đoạn hiện nay có thể khẳng định những quy định về sử dụng lao động trẻ em đã thay đổi cơ bản cả về quan điểm, chính sách, cơ chế tổ chức thực hiện và không ngừng được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng với nhu cầu đổi mới của đất nước, nhất là từ khi kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, do những đặc thù của nước ta trong vấn đề quản lý nên bên cạnh những ưu điểm nổi bật, chính sách về sử dụng lao động trẻ em ở nước ta còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, thiếu sót. Điều này đã làm quá trình áp dụng hiệu quả trên thực tiễn, các quy định về sử dụng lao động trẻ em ở nước ta trong giai đoạn trở lại đây còn vướng phải nhiều hạn chế, khó khăn, không phát huy được hết hiệu quả của chính sách.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và sự tiến bộ của xã hội, chính sách về sử dụng lao động trẻ em sẽ ngày càng mở rộng hơn, hoàn thiện hơn. Hy vọng bằng những giải pháp trên sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, thông suốt, phát huy tính tích cực, khắc phục những hạn chế của chính sách về sử dụng lao động trẻ em cũng như nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức thực hiện pháp luật lao động nói chung, đưa hoạt động này vào một quỹ đạo thống nhất, tạo điều kiện cho Nhà nước và xã hội bảo vệ lực lượng sản xuất trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO

  1. Chương trình Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 – 2020
  2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật Lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Bộ luật Lao động, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
  5. Giáo trình Luật Lao động Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. Hà Nội.
  6. Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Thực Thi Quy Định Loại Bỏ Việc Sử Dụng Lao Động Trẻ Em Trái Pháp Luật được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo