Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp

Rate this post

Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


1.1. Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro theo nghĩa rộng hàm nghĩa rằng doanh nghiệp cần phát huy, sử dụng năng lực của chính mình để đề phòng và chuẩn bị cho sự biến động của thị trường hơn là chờ đợi sự biến động rồi mới tìm cách đối phó lại.

Mục tiêu của quản trị rủi ro là nhận diện toàn bộ những rủi ro, xác lập mức rủi ro DN có thể chấp nhận đồng thời phải ý thức được rủi ro với kiến thức đầy đủ để có thể đo lường và giúp giảm nhẹ tổn thất. Quản trị rủi ro có nghĩa là tất cả các chi tiết rủi ro phải vận hành trong phạm vi được chấp nhận, giới hạn và quản lý.

Quản trị rủi ro tài chính là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mong muốn.

Nguồn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro
tài chính, NXB Thống kê năm 2013

Quản trị rủi ro là chương trình hướng tới sự hoàn thiện trong hoạt động của doanh nghiệp, quản lý hiệu quả các nguồn lực quan trọng , bảo đảm sự tuân thủ các quy định nhằm đạt được mục tiêu duy trì sự cân bằng tài chính và cuối cùng là ngăn chặn sự mất mát, thiệt hại cho doanh nghiệp.

Chức năng chủ yếu của quản trị rủi ro là nhận diện, đo lường và quan trọng hơn cả là giám sát rủi ro. Quản trị rủi ro là một hành động chủ động trong hiện tại để bảo vệ trong tương lai.

1.2. Mục tiêu, động cơ và lợi ích của quản trị rủi ro:

1.2.1. Mục tiêu quản trị rủi ro:

  1. a) Kiểm soát rủi ro

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị rủi ro là phải kiểm soát được rủi ro. Đối với một quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh cụ thể, có nhiều rủi ro tiềm tàng cùng đe dọa xảy ra. Các rủi ro này có thể xảy ra, nhưng cũng có thể không xảy ra, tác động của chúng có thể dao động từ rất lớn đến rất nhỏ. Chúng có thể chỉ là đe dọa, nhưng cũng có thể làm cho doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề. Do vậy vấn đề ở đây là làm thế nào kiểm soát được rủi ro, giới hạn tác động của nó trong phạm vi cho phép.

  1. b) Chuyển rủi ro thành lợi thế – đầu cơ khi có cơ hội.

Rủi ro không hoàn toàn chỉ có nghĩa là thua lỗ hoặc thất bại, mà rủi ro cũng có thể tạo ra cơ hội để kiếm được lợi nhuận. Do vậy một mục tiêu quan trọng khác của quản trị rủi ro là cần phải giúp doanh nghiệp nhận thức đúng thực trạng rủi ro và khả năng chuyển đổi rủi ro thành lợi thế. Trên cơ sở nhận thức này, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng các nguồn lực để chuyển các rủi ro thành lợi thế của mình. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực, chủ động xây dựng được dự án đầu tư phù hợp với năng lực của mình và chủ động phòng ngừa rủi ro ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp cần xây dựng nhiều kịch bản, từ tốt
nhất đến xấu nhất, để luôn giữ được khả năng chủ động ứng phó trong mọi trường hợp.

1.2.2. Động cơ quản trị rủi ro:

Lý do chính để doanh nghiệp tiến hành quản trị rủi ro là những quan ngại có liên quan đến độ bất ổn của các nhân tố trên thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa, sự điều chỉnh thay đổi của chính sách pháp luật, những khó khăn không lường trước được trong kinh doanh.

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chủ sở hữu không có điều kiện để nắm giữ một danh mục đầu tư được đa dạng hóa tốt, việc không ưa thích rủi ro sẽ là một động lực quan trọng cho quản trị rủi ro. Những bài học từ sự thất bại của các doanh nghiệp khác khi không quan tâm đến quản trị rủi ro cũng góp phần khuyến cáo doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn đến vấn đề này. Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập một cách toàn diện vào thị trường thế giới, các quan hệ giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Cơ hội kiếm lợi nhuận nhiều hơn, nhưng rủi ro cũng nhiều hơn. Những điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng nhiều hơn nữa đến quản trị rủi ro. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các sản phẩm phái sinh cũng bắt đầu được giới thiệu và xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Chính sự ra đời của những sản phẩm này cũng tạo nên một tác động tâm lý to lớn về yêu cầu phòng ngừa rủi ro trong toàn thể cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ 

1.2.3. Lợi ích quản trị rủi ro:

Đối với các doanh nghiệp lớn hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, có nhiều chủ sở hữu là các cổ đông, công ty quản trị rủi ro có hiệu quả với chi phí thấp hơn so với trường hợp nếu chính bản thân cổ đông thực hiện quản trị rủi ro thông qua điều chỉnh danh mục đầu tư cá nhân. “Các công ty quản trị rủi ro để giảm thuế, giảm chi phí phá sản, bởi vì các nhà quản trị quan tâm đến tài sản của riêng họ, để tránh đầu tư lệch lạc, để thực  hiện vị thế đầu cơ khi có dịp, để kiếm được lợi nhuận kinh doanh chênh lệch hoặc để giảm rủi ro tín dụng và từ đó làm giảm chi phí đi vay”.

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê năm 2013

Đối với doanh nghiệp Việt Nam thường do một vài cá nhân làm chủ
sở hữu, không có sự khác biệt về chi phí giữa quản trị rủi ro của doanh nghiệp và cá nhân chủ sở hữu, quản trị rủi ro có thể mang lại một số lợi ích sau:

– Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi thế về khấu trừ thuế khi đầu tư tài sản mới, các khoản lỗ chuyển sang…cũng như phát huy tối đa lá chắn thuế để gia tăng giá trị doanh nghiệp.

– Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh rơi vào tình trạng
phá sản, tiết kiệm chi phí phá sản.

– Quản trị rủi ro bảo đảm cho doanh nghiệp Việt Nam có được trạng thái an toàn, tăng sự tự tin, tập trung cho hoạt động kinh doanh, ra quyết định đầu tư đúng đắn, tránh đầu tư lệch lạc. Trong một số trường hợp có thể biến rủi ro thành lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận.

– Một doanh nghiệp Việt Namcó chương trình quản trị rủi ro có hiệu
quả sẽ hoạt động ổn định, được các đối tác và các tổ chức tài trợ vốn tin cậy, giảm rủi ro tín dụng, từ đó làm giảm chi phí đi vay.

– Quản trị rủi ro có hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được
trường hợp bị sa vào tranh chấp, kiện tụng; giảm thiểu khả năng vi phạm pháp luật trong kinh doanh.

– Hiện nay, với mức độ phát triển nhanh của thị trường chứng khoán, quản trị rủi ro mang tính chuyên nghiệp làm gia tăng giá trị thương hiệu, củng cố niềm tin của nhà đầu tư tạo ra lợi thế về giá cổ phiếu trên thị trường, tăng tính thanh khoản – một trong những yêu cầu bức thiết nhất hiện nay trên thị trường chứng khoán.

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro

1.3.1. Quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp

Rủi ro hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô và loại hình. Nhưng mức độ ảnh hưởng của rủi ro thì hết sức khác nhau giữa các doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô, hình thức tổ chức của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, với bộ máy tổ chức đồng bộ, đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, chương trình quản lý rủi ro hoàn hảo, cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ,… các doanh nghiệp này lại có đủ điều kiện để sử dụng các công cụ tài chính hiện đại để quản trị rủi ro. Do vậy tác động tiêu cực của rủi ro thường được ngăn chặn và giảm thiểu trong mức giới hạn cho phép. Đối với doanh nghiệp ngành Việt Nam, do những hạn chế về quy mô, không có khả năng thiết lập chương trình quản trị rủi ro đầy đủ như doanh nghiệp lớn, nên tác động tiêu cực của rủi ro thường rất nặng nề.

Mức độ tác động của rủi ro cũng khác nhau tùy thuộc vào hình thức tổ chức của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc công ty… trong quá trình hoạt động các tổ chức này có sự quản lý, giám sát lẫn nhau. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có thể tiến hành kiểm toán nội bộ, yêu cầu Ban giám đốc công ty xây dựng chương trình quản trị rủi ro và thực hiện các biện pháp
bảo đảm an toàn tài sản và các nguồn lực của công ty. Trong các doanh nghiệp ngành Việt Nam, thông thường chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là người quản lý doanh nghiệp, thiếu các cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc ra quyết định đầu tư thường do ý chí chủ quan của một vài người, chương trình quản trị rủi ro thường bị bỏ qua, nên khả năng xảy ra rủi ro cũng như mức độ tác động tiêu cực thường rất lớn.

1.3.2. Nhận thức của nhà quản trị

Việc nhận diện, đánh giá nguy cơ tiềm tàng, mức độ, tính chất nguy hiểm của rủi ro, việc xây dựng chương trình và chính sách chủ động phòng ngừa rủi ro ngày nay đã trở thành một trong số các nhiệm vụ trung tâm của nhà quản trị doanh nghiệp. Do vậy, nhận thức của nhà quản trị là một trong các nhân tố quan trọng quyết định đến công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

1.3.3. Sự phát triển thị trường các sản phẩm phái sinh:

Thị trường các sản phẩm phái sinh ra đời và phát triển đã cung cấp cho các
doanh nghiệp những công cụ có khả năng phòng ngừa rủi ro một cách chủ động và hiệu quả. Sự phát triển của thị trường này đã tác động đến việc xây dựng tâm lý phòng ngừa rủi ro trong toàn thể xã hội và cộng đồng các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam tuy có nhiều hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro, nhưng sự phát triển của thị trường này có tác động lớn đến việc nâng cao ý thức về phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp Việt Nam.

 1.4. Chương trình quản trị rủi ro

Rủi ro có thể xuất hiện theo những hình thức khác nhau tùy theo từng giai đoạn và đặc điểm ngành nghề, quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Việc thiết lập một chương trình quản trị rủi ro phù hợp là một cách để bảo vệ doanh nghiệp khỏi mắc phải những vấn đề không may có thể xảy đến bất cứ lúc nào. “Nội dung cơ bản của một chương trình quản trị rủi ro phải bao gồm việc kết hợp chuyển đổi linh hoạt các quyết định kinh doanh với dự báo giá cả và sử dụng các công cụ tài chính hiện đại, được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro ở doanh nghiệp “PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Quản trị rủi ro”

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp 

* Một chương trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh phải đạt được các mục tiêu cụ thểchủ yếu sau:

– Xây dựng các nguyên tắc, quy định nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch kinh doanh có tính nhất quán và có thể kiểm soát.

– Hỗ trợ cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định đúng đắn, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.

– Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp;
bảo vệ và làm gia tăng giá trị cũng như hình ảnh doanh nghiệp.

– Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

– Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

* Một chương trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh phải thể hiện được những nội dung cụ thể sau: Xác định rủi ro, mô tả rủi ro, phân tích rủi ro, lượng hóa rủi ro, xếp hạn rủi ro, đánh giá rủi ro, lập báo cáo vể rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà soát quy trình quản lý rủi ro.

1.5. Các phương thức quản trị rủi ro

– Quản trị rủi ro chủ động: Là phương thức quản trị rủi ro thông qua các chương trình, chính sách của doanh nghiệp nhằm phòng ngừa những rủi ro ngay từ khi chúng còn tiềm ẩn. Các chính sách quản trị rủi ro thực hiện vừa giúp doanh nghiệp chủ động né tránh rủi ro, giới hạn tác động rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận được, từ đó giúp doanh nghiệp tránh được các rắc rối và khó khăn, đồng thời có thể biến các rủi ro thành cơ hội và làm tăng giá trị doanh nghiệp. – Quản trị rủi ro thụ động: Là các biện pháp đối phó, khắc phục những hậu quả sau khi rủi ro đã xảy ra. Tất nhiên khi rủi ro đã xảy ra, tổn thất đã rõ ràng, các giải pháp khắc phục sẽ khó có được kết quả như mong muốn.

1.6. Các công cụ phòng ngừa rủi ro

Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, thế giới ngày càng trở nên “phẳng hơn”, sự lưu thông và dịch chuyển các nguồn tài chính cũng như các loại hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhưng chính vì thế mà sự bất ổn cũng cao hơn, rủi ro cũng nhiều hơn và ngày càng trở nên khó dự báo hơn. Trước tình hình đó, thị trường xuất hiện nhu cầu về các phương thức quản trị rủi ro một cách năng động và chủ động hơn. Đó là nguyên nhân ra đời của các công cụ phòng ngừa rủi ro. Các công cụ này cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển giao trực tiếp các rủi ro tài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Tùy theo đặc điểm ngành nghề hoạt động của mình, các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản trị rủi ro khác nhau mục tiêu khác nhau, nhưng chủ yếu là để quản trị các rủi ro liên quan đến độ bất ổn của lãi suất, của giá cả hàng hóa và của tỷ giá. Các công cụ quản trị rủi ro phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm:

– Hợp đồng kỳ hạn (forwards): là loại công cụ quản trị rủi ro ra đời sớm nhất, đơn giản nhất trong các sản phẩm phái sinh, xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro những bất ổn liên quan đến giá cả hàng hóa. Đây là loại hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay.

– Hợp đồng giao sau (future): cũng là một loại công cụ quản trị rủi ro do bất ổn về giá cả hàng hóa, là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán để mua hoặc bán tài sản vào một ngày tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau là sự phát triển của hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống hợp đồng kỳ hạn, nhưng loại hợp đồng này được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là sàn giao dịch giao sau.

– Quyền chọn (options): dùng công cụ này để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, giá cổ phiếu trong tương lai. Thực chất Otions là hợp đồng giữa người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call), một quỳên chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm là mua bán các loại tài sản tài chính chẳng hạn như các loại ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu… Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loại thoả thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, và bảo hiểm cũng là một hình thức khác của quyền chọn. Ngoài ra, bản thân cổ phiếu cũng là quyền chọn trên tài sản công ty. Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện giao dịch. Hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá tri của nó thay đổi.

– Quyền chọn trên hợp đồng giao sau là một kết hợp của thị trường giao sau và thị trường quyền chọn. Quyền chọn trên thị trường giao sau cho người mua quyền được mua hoặc bán một hợp đồng giao sau vào một ngày trong tương lai với giá cố định vào ngày hôm nay

– Hoán đổi (swaps): sử dụng công cụ này nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất hoặc cả hai. Hoán đổi là Hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền, một giao dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Ví dụ, một bên đối tác đang nhận được một dòng tiền từ một khoản đầu tư, nhưng lại thích một loại đầu tư khác với dòng tiền mà mình đang thị hưởng. Bên đối tác này sẽ liên lạc với một dealer hoán đổi, thường là một công ty hoạt động trên OTC, và họ sẽ thực hiện vị thế đối nghịch trong giao dịch. Tuỳ thuộc vào lãi suất hay giá sau đó thay đổi như thế nào mà một bên sẽ thu được lợi nhuận hay là bị lỗ. Lãi của bên này chính là lỗ của bên kia. Có 4 loại hoán đôỉ là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá. Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn. Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn.

Trong thị trường tài chính, các sản phẩm phái sinh là hàng hoá được giao dịch, bản thân các sản phẩm này cũng mang lại lợi nhuận hoặc thua lỗ cho người mua và bán (với ý nghĩa là nhà đầu cơ). Bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro mà họ không mong muốn cho các đối tác khác. Hiện nay, tuy còn đơn sơ nhưng thị trường Việt Nam cũng đã triển khai một vài công cụ cho các doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro cho mình như: các Option tiền tệ, hoán đổi (Swaps)

Tuy các sản phẩm phái sinh là những công cụ quản trị rủi ro hiệu quả, nhưng do yêu cầu về quy mô hợp đồng giao dịch và chi phí bỏ ra, việc sử dụng các công cụ này để quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp Việt Nam cũng rất hạn chế.

1.7. Kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số công ty Việt Nam:

Với các công ty đa quốc gia thì sự tồn tại hay diệt vong của một doanh nghiệp nhiều khi bắt nguồn từ chính hoạt động quản trị rủi ro và ứng phó với khủng hoảng. Ông Richard Whittington, giáo sư quản lý tại trường Cranfield School of Management, cho rằng: “Hiện nay tình hình đối với các doanh nghiệp khó khăn hơn trước rất nhiều, các công ty trước đây thường có nhiều thời gian để nghĩ trước khi phản ứng thế nhưng nay họ phải phản ứng rất nhanh nhạy”.

Với bề dày về kinh nghiệm quản trị rủi ro toàn cầu của mình, các công  y đa quốc gia kinh doanh ngành vật tư nông nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường toàn cầu để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, tiền tệ và dòng tiền Syngenta Group và Bayer là hai Doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam có đầy đủ bộ máy về quản trị rủi ro. Họ có bộ phận chuyên trách về  uản trị rủi ro ở Việt Nam dưới sự điều hành của CFO từ Singapore. Các DN này sử dụng các công cụ như quyền chọn (Options) tiền tệ, hợp đồng Hoán đổi(Swaps) tiền tệ hoặc lãi suất để bảo vệ thu nhập và giảm thiểu chi phí lãi vay.

Với các DN Việt Nam, chủ yếu vài DN hàng đầu mới có bộ phận kiểm soát nội bộ kiêm quản trị rủi ro tổng thể. Các DN này với quy mô đủ lớn mới có thể sử dụng các công cụ phái sinh. Công cụ phòng ngừa thường sử dụng nhất là quyền chọn ngoại tệ mà chủ yếu là đồng dollar Mỹ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, Hợp đồng Hoán đổi chỉ hai DN sử dụng và các tổ chức tham gia bán các sản phẩm phái sinh này là Ngân hàng Agribank, HSBC, BIDV, Standard Chartered Đại đa số các DN Việt Nam còn lại chưa có bộ phận chuyên trách kiểm toán nội bộ cũng như quản trị rủi ro toàn diện nên lời khuyên dành cho các DN này là hãy tìm cho mình những nhà tư vấn có chất lượng và hãy lưu ý hai cảnh báo sau:

Xem Thêm ==> Tài chính của công ty vận tải hàng hóa Anh Quân 

+ Dù giáo sư Whittington cho rằng việc tìm kiếm lời khuyên từ bên ngoài mang lại nhiều giá trị, Brian Leach cảnh cáo rằng cách tiếp cận này có điểm bất lợi: “Người ta có thể đưa ra lời khuyên độc lập trong 1 năm đầu tiên hoặc hơn thế nữa thế nhưng sau đó còn được như vậy hay không lại là chuyện khác. Nếu chi phí thuê chuyên gia bên ngoài rẻ, có thể quên những lời họ nói đi. Nhưng nếu chi phí lớn, chất lượng lời khuyên sẽ tùy vào phí.”

+ Một khi bộ máy quản trị rủi ro đã tập hợp được các phương án tối ưu để xử lý những rủi ro khi xảy ra, nếu có một phương án mang lại sự nguy hiểm thì khả năng phương án này được thực thi là rất cao. Chúng ta đang nói tới Định luật Murphy: “Nếu trong kinh doanh nghiêm túc có cách làm nguy hiểm, người ta sẽ làm theo cách đó”. Cho đến nay, chúng ta đều thấy, dường như định luật Murphy chi phối mọi hoạt độngcủa con người: trong nhiều phương án tối ưu phát triển một hoạt động nào đó.

 


Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp  được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo