Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Phương Thức Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Trong Pháp Luật Việt Nam dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp về Phương Thức Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Trong Pháp Luật Việt Nam được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Đề tài báo cáo thực tập: Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Ly hôn sẽ làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng. Việc chia tài sản chung là điều kiện cần thiết đảm bảo điều kiện sống của mỗi bên sau khi ly hôn. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân, nhưng nó không thể thiếu khi hôn nhân thực sự tan vỡ, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung. Thời điểm chấm dứt hôn nhân chứa đựng ý nghĩa pháp luật quan trọng vì thông qua thời điểm chấm dứt hôn nhân giúp xác định thời điểm chấm dứt các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, giải quyết con chung giữa vợ chồng. Về nguyên tắc, thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng là thời điểm chấm dứt quan hệ tài sản vợ chồng. Tòa án giải quyết ly hôn khi giữa hai bên đã tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp. Chính vì vậy, trong đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, tức là giữa các bên vợ chồng tồn tại quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận.
Để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, pháp luật HN&GĐ đã quy định về phương thức phân chia cũng như các nguyên tắc của việc phân chia này.
Thứ nhất, phương thức tự thỏa thuận:
“Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận”[1].
Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung chế độ tài sản theo thỏa thuận. Theo quy định tại Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2014 thì trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn. Tại Điều 48 Luật HN&GĐ năm 2014, nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm: “Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng: quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan, tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản…”. Thỏa thuận này vẫn có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi kết hôn hoặc bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 49 và 50 của Luật này. Quy định này góp phần giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình trạng hiện nay.
“Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận…
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó;…”.
Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đề cao ý chí của các bên, quyền tự định đoạt của vợ chồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc việc tự thỏa thuận này không được trái với những nguyên tắc mà pháp luật đã quy định để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, nhất là của phụ nữ và con cũng như tránh sự lợi dụng những quy định này nhằm mục đích tư lợi, không lành mạnh của vợ chồng. Trường hợp các bên thỏa thuận được về chia tài sản cùng với việc tự nguyện ly hôn và việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của vợ và con thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014. Trường hợp các bên không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, phương thức yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:
Nhà nước và pháp luật luôn luôn khuyến khích và tôn trọng sự thỏa thuận của giữa vợ chồng khi chia tài sản chung. Tuy vậy, không phải lúc nào vợ chồng cũng thể thỏa thuận được vấn đề này. Nhất là khi cuộc sống hôn nhân tan vỡ, tình yêu không còn, đôi khi lại ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, xung đột gay gắt khiến cho họ tranh chấp quyết liệt. Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014: “…Nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 2,3,4,và 5 Điều này và tại các Điều 60,61,62,63, và 64 của Luật này.
…nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2,3,4 và 5 Điều này và tại các Điều 60,61,62,63 và 64 của Luật này để giải quyết”.
Phương thức này nhờ Tòa giải quyết khi các bên lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận nhưng thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng hoặc vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật quy định nhưng không thỏa thuận được. Khi giải quyết, Tòa án cũng phải tuân thủ những nguyên tắc và các trường hợp cụ thể quy định trong Luật HN&GĐ.
Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
3.1.1. Hoàn thiện quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn căn cứ vào công sức đóng góp
Việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng đối với khối tài sản chung trong vụ án hôn nhân và gia đình là vấn đề khó khăn, phức tạp. Cho đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn trường hợp nào tính công sức, trường hợp nào không được tính công sức và việc định lượng công sức như thế nào cho hợp lý. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn giải quyết các vụ án HN&GĐ, tác giả xin có một số kiến nghị khi xem xét công sức trong vụ án HN&GĐ như sau: Cần xác định có công sức hay không? là công sức tạo lập, phát triển tài sản; công sức giữ gìn, bảo quản tài sản; hay công sức chăm sóc, nuôi dưỡng… và việc tính công sức phải dựa vào các tiêu chí: nguồn gốc tài sản, sức lực, thời gian bảo quản, giữ gìn; kết quả chi phí sức lực, thời gian cho việc bảo quản, giữ gìn; giá trị tài sản. Đặc biệt, người tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cần ưu tiên xem xét tới yếu tố công sức đóng góp để chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
3.1.2. Hoàn thiện quy định về thời điểm xác lập tài sản riêng của vợ chồng
Luật hôn nhân và gia đình không quy định cụ thể và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không có bất kỳ quy định nào hướng dẫn về thời điểm xác định khối tài sản riêng của vợ chồng. Do đó, có nhiều cách hiểu khác nhau về thời điểm “có” tài sản. Nếu áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự để xác định tài sản thì không đảm bảo được quyền lợi cho chủ sở hữu và không phù hợp với căn cứ xác lập tài sản chung. Do đó, tác giả kiến nghị pháp luật cần bổ sung quy định hướng dẫn theo hướng công nhận thời điểm xác lập tài sản riêng là thời điểm “có” tài sản trên thực tế. Theo đó, tại khoản 1 Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014 cần sửa đổi như sau: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có được trên thực tế trước khi hôn nhân; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân,…”. Quy định này tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật và đảm bảo được quyền lợi của vợ, chồng – chủ sở hữu tài sản khi ly hôn.
3.1.3. Hoàn thiện quy định về xác định tài sản chung của vợ chồng
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có định nghĩa tài sản chung của vợ chồng theo phương pháp liệt kê. Theo đó tài sản chung của vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp tài sản chung của vợ chồng đã được phân chia trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của Luật HN&GĐ; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng[1]. Đây là vấn đề cơ bản cần phải xác định khi có yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng. Việc xác định chính xác tài sản chung của vợ chồng là cơ sở, điều kiện tiên quyết để phân chia tài sản chung của vợ chồng được đúng đắn. Vì vậy, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc xác định tài sản chung của vợ chồng.
Thứ nhất, luật thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến thỏa thuận tài sản của vợ chồng còn chung chung, chưa rõ ràng. Pháp luật cần có quy định hướng dẫn để vợ chồng dễ dàng áp dụng trong việc thỏa thuận xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng của vợ, chồng; căn cứ xác định tài sản là tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng nếu tài sản được hình thành, phát triển trong thời kỳ hôn nhân; các trường hợp, điều kiện, nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng (nếu có)…Thỏa thuận vợ chồng về tài sản cần có tính ổn định; việc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung cần đáp ứng các điều kiện nhất định góp phần ổn định các quan hệ xã hội, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba.
Thứ hai, các quy định về việc nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung của vợ chồng cần phải có sự quy định rõ ràng thể thức của thỏa thuận sáp nhập tài sản đó. Đối với những quan hệ sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực cũng như các quy định khác về đăng ký tài sản, các nhà làm luật cần xây dựng các án lệ để tạo ra những quy tắc chung giúp có căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng trong những tình huống như vậy trên căn cứ nguyên tắc suy đoán.
Thứ ba, đối với các tài sản có giá trị lớn bất động sản, xe ô tô… pháp luật về đăng ký tài sản cần quy định rõ việc ghi nhận quyền sở hữu chung của các đồng chủ sở hữu (cả vợ và chồng) nếu đó là tài sản chung. Pháp luật cần quy định thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện để việc đăng ký sở hữu tài sản được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tâm lý do ngại thủ tục hành chính phức nên không muốn thực hiện quyền lợi của mình trên thực tế.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
3.2.1. Cần thành lập linh hoạt Tòa gia đình và người chưa thành niên
Theo số liệu của các cơ quan tư pháp, những năm gần đây, các vụ việc về HN&GĐ ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Điển hình thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Quế Sơn số vụ việc về HN&GĐ chiếm khoảng 42% tổng số vụ việc đã thụ lý.
Luật tổ chức tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014 và Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày 21 tháng 01 năm 2016 quy định về việc tổ chức các tòa chuyên trách tại tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc như sau:
“a) Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;
- Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đối với người chưa thành niên;
- Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”
Tuy đã có quy định về việc thành lập tòa án chuyên trách giải quyết vụ việc HN&GĐ nhưng trên thực tế từ khi ban hành, tại Quế Sơn chưa thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên. Công tác giải quyết các vụ việc về HN&GĐ vẫn giao chung vào thẩm quyền của tòa dân sự. Quy trình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình cũng giống như giải quyết các vụ án dân sự khác, chưa quan tâm đến những đặc thù trong quan hệ gia đình. Các thẩm phán và cán bộ tòa án cũng không được phân công chuyên trách thụ lý, giải quyết các vụ việc về HN&GĐ, mà phải kiêm nhiệm, thụ lý nhiều vụ việc dân sự khác nên chất lượng giải quyết các vụ việc về HN&GĐ tại tòa án còn nhiều hạn chế.
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ
3.2.2. Kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Tòa, đặc biệt là thẩm phán
Quan hệ hôn nhân và gia đình là một quan hệ chịu sự chi phối bởi yếu tố tình cảm. Cho nên dù pháp luật đã có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên vợ, chồng nhưng những quy định ấy vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để. Nếu Toà án áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Xuất phát từ thực tế trên, Tòa án cần phải vận dụng pháp luật cho linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Nói cách khác, đội ngũ thẩm phán phải giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm chất.
Trong những năm qua, cán bộ Tòa án ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, đặc biệt là Thẩm phán. Tuy vậy, so với tình hình thực tế và thực tiễn xét xử cho thấy, Thẩm phán, thư ký, cán bộ nghiệp vụ còn thiếu năng lực và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chưa đồng đều. Là cơ quan xét xử, hoạt động của Tòa án sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người dân. Những sai sót trong quá trình Tòa án xét xử có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khó lường. Do đó, cần tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ của Thẩm phán và tính thực thi của pháp luật; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ xét xử các vụ việc về hôn nhân gia đình đặc biệt là vụ việc về chia tài sản chung của vợ chồng để các thẩm phán trao đổi kinh nghiệm, học tập nâng cao kỹ năng xét xử.
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình
Nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời đảm bảo về mặt quyền lợi của các đương sự thì trong công tác xét xử các vụ án tranh chấp tài sản giữa vợ chồng, Tòa án cần có sự phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khác có liên quan trong việc cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu liên quan đến công tác giải quyết vụ án.
Cần kiện toàn lại quy chế, từng bước khắc phục những hạn chế, vướng mắc giữa các bên nhằm bảo đảm công tác phối hợp xử lý trong từng vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đạt được kết quả tốt nhất, phòng tránh những sai sót liên quan trong công tác tố tụng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Xem Thêm ==> 999+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
KẾT LUẬN
Việc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam trải qua quá trình lập pháp, có sự thay đổi và những bước tiến rõ rệt. Các quy định về chế độ tài sản vợ chồng ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với cuộc sống. Các nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn cũng đã khắc phục những thiếu sót, vướng mắc của các quy định trước đây. Luật hôn nhân và gia đình hiện hành cũng đã có nhiều quy định về một số trường hợp cụ thể chia tài sản chung để thuận tiện cho việc áp dụng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đã hoàn thiện. Mỗi một vụ việc có đặc điểm riêng của nó nên không thể đồng nhất mà tùy từng trường hợp giải quyết, Tòa án vẫn phải vận dụng pháp luật cho linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Đề tài đã tìm hiểu, phân tích những vấn đề lý luận cũng như những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn và liên hệ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng. Điều này góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, cũng như nguồn tài liệu tham khảo tốt đối với cơ quan có liên quan và còn là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đào tạo luật trên phạm vi cả nước.
Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Phương Thức Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Trong Pháp Luật Việt Nam được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149