Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú

Rate this post

Muốn tạo được cho Công ty mình một chỗ đứng vững chắc để có thể phát triển một cách nhanh chóng và bền vững, đòi hỏi các phải không ngừng tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển mở rộng thị trường, kết hợp phát huy hiệu quả công tác tổ chức quản lý trong công ty với việc phát huy hiệu quả phân tích hoạt động tài chính của công ty. Bởi vì hoạt động tài chính là một bộ phận rất quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh và nó có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều này, các công ty phải luôn luôn quan tâm đến tình hình tài chính, phải nắm vững tình hình tài chính của công ty cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú  mẫu đề tài này được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Table of Contents

Đề cương mẫu: Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú

MỤC LỤC

  1. Lý do chọn đề tài 1
  2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
  3. Phương pháp nghiên cứu. 1
  4. Phạm vi nghiên cứu. 1
  5. Bố cục của đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1

1.1 Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp​ 1

1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp​ 1

1.1.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính​ 1

1.1.3 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp:​ 2

1.1.3.1 Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp​ 2

1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư​ 2

1.1.3.3. Đối với các đối tượng cho vay. 2

1.1.3.4. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước​ 2

1.1.3.5. Đối với các đối tượng khác. 3

1.1.4. Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 3

1.1.5 Phương pháp phân tích. 3

1.1.5.1.  Phân tích theo chiều ngang. 3

1.1.6.2. Phân tích theo chiều dọc. 4

1.1.6.3. Phân tích xu hướng. 4

1.1.6.4. Phân tích theo tỷ số. 4

1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp​ 4

1.2.1. Quy trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. 4

1.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp​ 6

1.2.2.1 Phân tích kết cấu BCTC.. 6

1.2.2.2 Phân tích biến động. 8

1.2.3. Phân tích tình hình tài chính theo các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu​ 8

1.2.3.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán​ 8

1.2.3.2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính​ 9

1.2.3.3. Các tỷ số về hoạt động​ 10

1.2.3.4. Các tỷ số về doanh lợi​ 13

1.2.4. Phương pháp phân tích tài chính Dupont 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ AN PHÚ.. 16

2.1 Giới thiệu Công ty TNHH Thiết Bị An Phú. 16

2.1.1. Quá trình thành lập​ 16

2.1.2. Chức năng của Công ty​ 16

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty​ 17

2.1.4. Một số đặc điểm về chính sách kế toán tại công ty. 19

2.1.4. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 20

2.1.4.1 Hoạt động kinh doanh chính. 20

2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh. 21

2.2  Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Thiết Bị An Phú. 22

2.2.1 . Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp​ 22

2.2.2 . Phân tích tình hình tài chính theo các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu​ 28

2.2.2.1  Các tỷ số về khả năng thanh toán​ 28

2.2.2.2  Các tỷ số về cơ cấu tài chính​ 31

2.2.2.3  Các tỷ số về hoạt động​ 32

2.2.2.4.  Vòng quay tài sản. 35

2.2.2.5  Các tỷ số về doanh lợi​ (tỷ số lợi nhuận). 35

2.2.3  Phương pháp phân tích Dupont​ 37

2.2.4  Phân tích nguồn và sử dụng ngân quỹ. 38

2.3 Đánh giá tình hình tài chính An Phú. 39

2.3.1 Điểm mạnh. 39

2.3.2  Điểm yếu. 39

2.3.3  Nguyên nhân. 39

2.3.3.1  Nguyên nhân chủ quan​ 39

2.3.3.2  Nguyên nhân khách quan​ 39

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI  PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THIẾT BI AN PHÚ.. 41

3.1. Những cơ hội và thách thức của ngành và của Công ty TNHH Thiết Bị An Phú. 41

3.1.1. Cơ hội 41

3.1.2. Thách thức. 41

3.2 Một số giải pháp về phân tích hoạt động tài chính của công ty  TNHH An Phú. 41

3.2.1 Giải pháp về tình hình tài chính. 41

3.2.2 Hoàn thiện về tổ chức công tác phân tích. 44

3.2.3. Hoàn thiện công tác kế toán. 46

3.2.4. Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính. 47


Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận và phân tích tài chính doanh nghiệp 

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ AN PHÚ

2.1 Giới thiệu Công ty TNHH Thiết Bị An Phú

2.1.1. Quá trình thành lập​

Công ty TNHH Thiết Bị An Phú  được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0308205056  do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCm cấp, đăng ký lần đầu ngày 15 tháng 06 năm 2009

-Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THIẾT bỊ AN PHÚ

– Địa chỉ: L52 Đường Số 7, Khu Dân Cư Phú Mỹ Khu Phố 2, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh
– Điện thoại: +84 62 62 88 88                                          –       Fax: +84  8-62 62 63 33

Công ty TNHH Thiết Bị An Phú là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo điều lệ, luật Doanh nghiệp.

2.1.2. Chức năng của Công ty​

  • Chức năng: kinh doanh thương mại, Dịch vụ, Tư vấn (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

– Mua bán thiết bị văn phòng, máy photocopy, máy vi tính, vật tư ngành in và phụ tùng

– Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị văn phòng, máy fax, máy quay phim, chịp ảnh, máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế.

 – Cho thuê thiết bị văn phòng. 

  • Nhiệm vụ của công ty:
  • Đối với khách hàng: mang lại cho người tiêu dùng sự phục vụ tiện nghi và giá trị thương hiệu tốt nhất.
  • Đối với nội bộ công ty: luôn bảo đảm trách nhiệm và quyền lợi của người lao động theo đúng luật lao động. Không ngừng quan tâm tới đời sống vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao năng lực, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp.
  • Đối với nhà nước: hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các chính sách kinh tế theo đúng quy định của nhà nước.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty​

  • Nhiệm vụ chính của các phòng ban:

+ Giám đốc: Là người đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của Công ty trước pháp luật. Đồng thời tham gia điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

+ Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược kinh doanh mua, tìm kiếm, xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng: chăm sóc khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng, dự thảo hợp đồng kinh tế, xây dựng phương án kinh doanh, bán sản phẩm hàng hoá, thiết lập quan hệ bạn hàng để cung cấp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu kinh doanh với chất lượng, chế độ bảo hành uy tín, chất lượng.

+ Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm quản lý về kỹ thuật, tham mưu trong công tác quản lý thiết bị. (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

+ Phòng Kế toán-Nhân sự : có nhiệm vụ thu thập, phân tích, xử lí, kiểm tra các nghiệp vụ thu, chi của công ty. Quản lý các hóa đơn, chứng từ  Lập kế hoạch về việc tuyển dụng, bố trí nhân sự theo sự cần thiết của hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên để phù hợp với yêu cầu của công việc.

Phòng tài chính kế toán của công ty có chức năng theo dõi toàn bộ các mặt liên quan tới tài chính của doanh nghiệp nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất có hiệu quả. Đồng thời có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế toán trong phạm vi công ty.

Phòng kế toán có quyền yêu cầu các phòng ban, các cá nhân có liên quan tới các chứng từ kế toán phải cung cấp kịp thời tất cả các thông tin có liên quan tới các chứng từ gốc nhằm xác định tính có thực của các thông tin, có quyền độc lập về nghiệp vụ và phản ánh những quan điểm của mình về các vấn đề liên quan tới thực hiện thể chế, chế độ chính sách.

Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán kiểu tập trung có nghĩa là toàn doanh nghiệp chỉ có một phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán. Hiện nay, bộ máy kế toán của công ty được xây dựng trên mô hình kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán. Mô hình được thể hiện trên sơ đồ sau:

Xem Thêm ==>Dịch vụ viết chuyên đề thực tập , điểm cao 

Chức năng các bộ phận

Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Do Ban Giám đốc bổ nhiệm, có nhiệm vụ giám sát, phụ trách chung mọi hoạt động của phòng kế toán, chỉ đạo phương thức hạch toán, tham mưu tình hình tài chính và thông tin kịp thời cho ban Giám đốc tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, giải thích các Báo cáo tài chính với các cơ quan quản lý cấp trên.

Kế toán TSCĐ và vật tư: Có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các loại TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, theo dõi lượng nhập – xuất- tồn vật tư toàn công ty.

           Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ là tổng hợp và chi tiết các khoản chi phí và tính giá thành cho từng công trình hoặc hạng mục công trình.

2.1.4. Một số đặc điểm về chính sách kế toán tại công ty

  • Nguyên tắc xác định các khoản tiền ( tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển)

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.

Trong năm, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các tài khoản thuộc loại doanh thu, chi phí, tài sản cố định, hàng tồn kho được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá  bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

  • Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

  • Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác

Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009.

  • Ghi nhận khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.

Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định như sau:

Loại tài sản cố định Số năm
Nhà cửa, vật kiến trúc 07 – 25
Máy móc và thiết bị 03 – 07
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 06 – 12

2.1.4. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

2.1.4.1 Hoạt động kinh doanh chính

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh theo mặt hàng kinh doanh

ĐVT: Ngàn đồng

STT Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/ 2011 Năm 2013/ 2012
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%)
1 Sản phẩm 624,680 75 521,968 72 399,589 69 -102,712 84 -122,380 77
2 Dịch vụ 208,227 25 202,988 28 179,525 31 -5,239 97 -23,462 88
Tổng 832,907 100 724,956 100 579,114 100 -107,951 87 -145,842 80

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:

Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của công ty TNHH Thiết Bị An Phú cho thấy công ty vẫn tập trung vào buôn bán sản phẩm như:  thiết bị văn phòng, máy photocopy, máy vi tính, vật tư ngành in và phụ tùng, máy fax, máy chụp ảnh, máy quay phim, điện thoại ….là mặt hàng chủ lực của công ty. Doanh thu chủ yếu của công ty TNHH Thiết Bị An Phú là mua bán sản phẩm chiếm 75% tương đương 624,680 triệu đồng , kế đến là dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị văn phòng…. Chiếm 25% tương đương 208,227 triệu đồng. Năm 2012 tổng doanh các mặt hàng là 724,956 triệu đồng giảm 13% so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu công ty tiếp tục giảm còn  579,114 triệu đồng  giảm 145,842 triệu đồng tương ứng giảm 20%. Doanh thu giảm do cơ cấu các mặt hàng giảm đều, có sự dịch chuyển nhẹ tăng lên của dịch vụ. Do năm vừa qua, công ty có các khách hang là hộ gia đình, công ty tăng lên đáng kể. (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

Xem Thêm ==> Kho tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 

Bảng 2.2  Kết quả kinh doanh theo thị trường kinh doanh

Đvt: ngàn đồng

STT Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/năm 2011 Năm 2013/năm 2012
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%)
 1 TP.HCM 541,390 65 405,975 56 301,139 52 (135,414) 75 (104,836) 74
 2 Khác 291,517 35 318,981 44 277,975 48 27,463 109 (41,006) 87
Tổng 832,907 100 724,956     100 579,114 100 (107,951) 87 (145,842) 80

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhìn chung qua ba năm  2011- 2012- 2013, Doanh thu theo thị trường TPHCM chiếm tỷ trọng cao hơn so với các thị trường khác. Năm 2011 thị trường TPHCM chiếm 65% tương đương 541,390 triệu đồng, các thị trường khác chiếm tỷ lệ 35% tương đương 291,517 triệu đồng. Do thị trường TP.HCM vẫn là thị trường trọng điểm và có nhiều khách hàng quen của công ty. Tại các thị trường khác công ty đang từng bước xây dựng thương hiệu nên doanh thu có phần thấp hơn.

  • Năm 2012 doanh thu giảm rõ rệt so với năm 2011. Và tỷ trọng giữa các thị trường có sự chuyển dịch rõ rệt so với năm 2011. Tỷ trọng tại thị trường TPHCM giảm còn 56% tương đương 405,975 triệu đồng và ở các thị trường khác đã tăng lên 44% tương đương 318,981 triệu đồng. Cho thấy công ty TNHH Thiết Bị An Phú đã mở rộng thị trường sang các tỉnh khác thành công
  • Năm 2013, doanh thu tiếp tục giảm do sự ảnh hưởng của nền kinh tế, và tiếp tục có sự chuyển dịch thị trường từ TP.HCM sang các thị trường khác. Doanh thu giảm 145,842 triệu đồng tương đương với giảm 20%

2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh

Hầu hết các chỉ số tài chính qua ba năm đều giảm vào năm 2012 và tăng nhẹ vào năm 2013. Điều này phản ánh sự tác động của thị trường có ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp. Doanh thu giảm nhưng khả năng sinh lãi của doanh nghiệp cao cho thấy trong các chính sách tài chính công ty chưa thật sự có những bước đi đúng đắn. Các khoản phải thu khách hàng thấp, nguồn vốn công ty sử dụng  hiệu quả chưa cao (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

Nợ ngắn hạn của công ty tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần, góp phần làm tăng khả năng thanh toán của công ty.

Thực tế cho thấy tình hình tài chính của Công ty tương đối lành mạnh và có nhiều triển vọng khả quan trong tương lai. Xu hướng tích cực này càng góp phần làm cho Công ty có chỗ đứng vững trong cạnh tranh và khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.

2.2  Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Thiết Bị An Phú (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

2.2.1 . Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp​

Đối tượng phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu kinh tế trên BCĐKT qua các năm, việc phân tích giúp cho đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách tổng quát nhất về sử dụng vốn và nguồn vốn. Sau khi so sánh đối chiếu số liệu trên theo nguyên tắc:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

2.2.1.1. Phân tích bảng CĐKT

  1. Phân tích chiều ngang

  Bảng 2.3 Bảng CĐKT                                                                    Đvt: ngàn đồng

TÀI SẢN 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
        +/- % +/- %
– TÀI SẢN NGẮN HẠN 186,008 169,347 161,154 -16,661 91.0 -8,193 95.2
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 37,136 81,600 62,313 44,464 219.7 -19,287 76.4
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 46,535 36,752 36,301 -9,783 79.0 -451 98.8
3.Hàng tồn kho 94,919 47,840 58,901 -47,079 50.4 11,061 123.1
4.Tài sản ngắn hạn khác 7,419 3,155 3,639 -4,264 42.5 484 115.3
B – TÀI SẢN DÀI HẠN 166,764 156,450 76,926 -10,314 93.8 -79,524 49.2
1.TS cố định 148,355 140,301 63,685 -8,054 94.6 -76,616 45.4
2.Các khoản phải thu dài hạn 7,947 6,480 4,715 -1,467 81.5 -1,765 72.8
3.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 8,081 8,081 8,081 0 100.0 0 100.0
4.Tài sản dài hạn khác 2,381 1,588 445 -793 66.7 -1,143 28.0
Tổng cộng tài sản 352,772 325,796 310,072 -26,976 92.4 -15,724 95.2
NGUỒN VỐN              
A. Nợ phải trả 89,219 51,707 40,612 -37,512 58.0 -11,095 78.5
1. Nợ ngắn hạn 87,671 48,873 38,930 -38,798 55.7 -9,943 79.7
2. Nợ Dài hạn 1,548 2,834 1,682 1,286 183.1 -1,152 59.4
B. Vốn chủ sở hữu 226,020 234,989 233,562 8,969 104.0 -1,427 99.4
  1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 226,020 234,989 233,562 8,969 104.0 -1,427 99.4
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 352,772 325,796 310,072 -26,976 92.4 -15,724 95.2

(Nguồn: Phòng kế toán)

Năm 2011 -2012

Phần tài sản: Tài sản ngắn hạn  giảm 9% tương ứng với 16,661 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản thu ngăn hạn giảm 21% tương đương 9,783ngàn đồng, hang tồn kho giảm 47,079ngàn đồng tương đương giảm 49.6%, tài sản ngắn hạn khác giảm 57.5% tương đương giảm 4,264 ngàn đồng. Trong khi đó, Các khoản  tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt tăng đến 219.7% tương ứng với 44,464 ngàn đồng. Các khoản phải thu giảm thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp đang sụt giảm.

Tài sản cố định giảm 5.4% tương đương 8,054 do trong năm công ty đã thanh lý một số trang thiế bị đã cũ

Phần nguồn vốn: Nợ phải trả giảm 37,512 với tỷ lệ 42% .

Vốn chủ sở hữu tăng 8,969 ngàn đồng yếu do lợi nhuận chưa phân phối để lại, điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh trong năm đã đem lại hiệu quả.

Năm 2012 – 2013

Phần tài sản: Tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm 4.2% tương ứng với 8,193 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản tiền mặt giảm 23.6% tương đương 19,287 ngàn đồng, các khoản phải thu khách hang giảm 1.2% tương đương giảm 451 ngàn đồng. Hàng tồn kho tăng và tài sản ngăn hạn tăng  đến 123.1% tương ứng với 11,061 ngàn đồng và 484 ngàn đồng

Tài sản cố định giảm mạnh 54.6% tương đương 76,616 ngàn đồng, công ty đang thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh

Phần nguồn vốn: Nợ phải trả giảm 21.5%  tương ứng với 11,095 ngàn đồng. Trong đó, hoàn toàn là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, cho thấy công ty đang thu hẹp quy mô sản xuất. Vốn chủ sở hữu giảm 1,427, điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh trong năm đã chưa đem lại hiệu quả. (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

  1. Phân tích theo chiều dọc

Bảng 2.4 Bảng CĐKT                                                                              ĐVT: %                  

  2011 2012 2013
Tiền và các khoản tương đương với tiền /TSNH 19.96 48.19 38.67
phải thu KH/TSNH 25.02 21.70 22.53
NPT/Tổng cộng nguồn vốn 25.29 15.87 13.10
NNH/NPT 98.26 94.52 95.86
VCSH/Tổng cộng nguồn vốn 64.07 72.13 75.33

(Nguồn: Phòng kế toán)

Về tài sản: Do sự biến động của các loại tài sản là khác nhau nên tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản đều có biến động. Tiền và các khoản tương đương tiền mặt tăng từ 19.96% lên 48.19% năm 2012 và năm 2013 giảm xuống cón 38.67% . Do ảnh hưởng nền kinh tế không ổn định nên khoản tiền và các khoản tương đương tiền mặt chiếm tỷ trọng ngày càng giảm (phù hợp với nhận xét theo chiều ngang). Khoản phải thu khách hàng giảm từ 25,02% xuống còn 21,7% vào năm 2012 nhưng đến năm 2013 tăng lên 22.53%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn chưa đem lại hiệu quả cao.

Về nguồn vốn: Nợ phải trả giảm mạnh qua các năm cho thấy độ phụ thuộc về tài chính giảm hẳn, chủ yếu là do nợ ngắn hạn. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 tuy tăng so với năm 2012 nhưng phân tích tài sản cho thấy năng lực kinh doanh giảm, doanh nghiệp cần chú ý trả nợ ngắn hạn dần.

2.2.1.2. Phân tích kết quả kinh doanh

Bảng 2.5 Bảng kết quả kinh doanh                                                     Đvt: ngàn đồng

Chỉ tiêu  

2011

 

 

2012

 

 

2013

 

Chênh lệch So sánh(%)
2011 -2012 2013 – 2012 2011 -2012 2013 – 2012
Tổng doanh thu 832,907 724,956 579,114 -107,951 -145,842 87 80
Các khoản giảm trừ              
Doanh thu thuần 832,907 724,956 579,114 -107,951 -145,842 87 80
Giá Vốn Hàng Bán 651,496 571,500 421,839 -79,996 -149,661 88 74
Chi phí tài chính 1,778 2,862 89 1,084 -2,773 161 3
Chi phí bán hàng 62,587 58,354 65,853 -4,233 7,499 93 113
Chi phí quản lý doanh nghiệp 55,130 48,246 46,172 -6,884 -2,074 88 96
Doanh thu tài chính 1,393 3,528 6,592 2,135 3,064 253 187
Doanh thu khác 3,842 2,142 12,815 -1,700 10,673 56 598
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 67,152 49,664 64,568 -17,488 14,904 74 130
Thuế TNDN 17,894 12,357 18,076 -5,537 5,719 69 146
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 46,705 34,576 47,332 -12,129 12,756 74 137

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhìn chung, như mọi công ty sản xuất khác, thu nhập Công ty là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tỷ trọng doanh thu từ bán hàng và cùng cấp dịch vụ luôn chiếm trên 99%. Đây là một tín hiệu tốt, cho thấy công ty đang tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư dàn trải.

Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm qua các năm. Năm 2012 so với năm 2011, giảm 107,951 ngàn đồng, giảm 13%. Nguyên nhân là do thị trường kinh doanh năm 2012 gặp nhiều khó khăn, hoạt động sụt giảm đáng kể. Sang năm 2013 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh 145,842 ngàn đồng  tức giảm 20%.

Bảng 2.6  Phân tích chi phí của doanh nghiệp

Phân tích chi phí của doanh nghiệp 2011 2012 2013
Doanh thu 832,907 724,956 579,114
Tổng CPKD 119,495 109,462 112,114
CP bán hàng/DT 52% 53% 59%
CP quản lí/DT 46% 44% 41%
Chi phí tài chính/DT 1.49% 2.61% 0%

(Trích bảng phân tích chi phí doanh thu trong năm 2013)

Qua bảng phân tích trên, ta thấy tổng chi phí kinh doanh của công ty không ổn định qua các năm, Năm 2011 chỉ là 119,495 ngàn đồng, chiếm 14% tổng doanh thu  nhưng Năm 2012 giảm còn 109,462 ngàn đồng, chiếm 15%, biến động. Năm 2013 tổng chi phí kinh doanh là 112,114 ngàn đồng, chiếm 19% tổng doanh thu. Cụ thể biến động về chi phí bán hàng và chi phí quản lí như sau:

  • Chi phí bán hàng:

Trong giai đoạn năm 2011 và Năm 2012 : tỉ trọng chi phí bán hàng trong tổng doanh thu tăng liên tục. Trong Năm 2011, chi phí bán hàng là 62,587 ngàn đồng, chiếm 8% doanh thu, Năm 2012 chiếm 8% tổng doanh thu. Năm 2013 chiếm 11% tổng doanh thu. Qua những kết quả trên ta thấy chi phí bán hàng của mỗi năm đều tăng.

  • Chi phí quản lí: (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

Năm 2011, chi phí quản lí đạt 55,130 ngàn đồng, chiếm 46% tổng chi phí kinh doanh. Năm 2012  đạt 48,246 ngàn đồng, chiếm 44% tổng chi phí kinh doanh, Năm 2013   chiếm 46,172 ngàn đồng, chiếm 41% tổng chi phí kinh doanh. Chi phí quản lí giảm vào năm 2012, tăng vào năm 2013.

Để lí giải điều này, phải nhìn vào thực tế là công ty đã không ngừng cải thiện để  nâng cao doanh thu, do đó lượng hàng bán ra ngày càng nhiều, nên chi phí bán hàng tăng. Kể từ đó, công ty được nhiều người biết đến trên thị trường, doanh số bán hàng giảm, do chi phí bán hàng không ngừng tăng qua mỗi năm. Để kịp thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, công ty gia tăng chi phí bán bang nhăm tăng thị phân kinh doanh làm cơ sở để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh sau này

  • Chi phí tài chính:

Năm 2011, chi phí tài chính đạt 1,778 ngàn đồng, chiếm 1.5% tổng chi phí kinh doanh. Năm 2012  đạt 2,862 ngàn đồng, chiếm 2.6% tổng chi phí kinh doanh, Năm 2013   là 89 ngàn đồng, chiếm 0.08% tổng chi phí kinh doanh. Chi phí tài chính giảm qua các năm, cho thấy giai đoạn năm 2011 – 2013 công ty tập trung vào hoạt động SXKD

Bảng 2.7 Phân tích tình hình lợi nhuân cuả doanh nghiệp

Phân tích tình hình lợi nhuân cuả doanh nghiệp 2011 2012 2013
Tổng LN trước thuế 67,152 49,664 64,568
Doanh thu thuần 832,907 724,956 579,114
LN/DT 8.06% 6.85% 11.15%

Trích bảng phân tích biến động lợi nhuận theo kết cấu trong năm 2013)

Năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 67,152 ngàn đồng. Năm 2012 giảm còn 49,664 ngàn đồng giảm 26% so với năm 2011. Từ Năm 2013 trở đi, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty có tốc độ tăng nhanh hơn. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2013  là tăng lên xấp xỉ 65000 ngàn đồng

Nhìn chung cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2011 và năm 2012 biến động đáng kể cho thấy tình hình kinh doanh của công ty biến động qua các năm. (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

  1. Phân tích kết cấu lưu chuyển tiền thuần của các hoạt động

Bảng 2.8 bảng lưu chuyển tiền tệ

  2011 2012 2013
LN sau thuế 46,705 34,576 47,332
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SX kinh doanh 117,717 106,600 112,025
Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt tài chính 1,778 2,862 89
lưu chuyển tiền thuần trong năm 166,200 144,038 159,446

Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm so với năm 2011, đến năm 2013 LN sau thuế tăng  cao trong khi đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng tăng mạnh năm 2013

  Dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty tăng trong 2 năm đầu  sang năm 2013 giảm còn 89 ngàn đồng. Trong 2 năm 2011 – 2012, công ty đã cố găng giảm vay ngắn hạn và dài hạn làm cho dòng tiền từ hoạt động tài chính dương ở mức cao.

2.2.2 . Phân tích tình hình tài chính theo các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu​

2.2.2.1  Các tỷ số về khả năng thanh toán​

  • Tỷ số thanh toán ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Bảng 2.9 Tỷ số thanh toán ngắn hạn.

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Tài sản ngắn hạn 186,008 169,347 161,154
Nợ ngắn hạn 87,671 48,873 38,930
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Lần) 2.1 3.3 4.0

 Nguồn : phòng kế toán

Tỷ số thanh toán ngắn hạn >1 tức là TSLĐ > Nợ ngắn hạn, lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của công ty tương đối mạnh ít nhất trong thời gian ngắn.

Thêm nữa, do TSLĐ > Nợ ngắn hạn nên TSCĐ < Nợ dài hạn + Vốn CSH, và như vậy các nguồn vốn dài hạn của công ty không những đủ tài trợ cho TSCĐ mà còn dư để tài trợ cho TSCĐ. 

Tuy nhiên phân tích tỷ số chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh được cả một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động của công ty, vì thế các tỷ số này phải được xem xét liên tục và phải xác định nguyên nhân gây ra kết quả đó như từ hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế, yếu kém trong tổ chức, quản lý của doanh nghiệp, các nguyên nhân, yếu tố trên mang tính tạm thời hay dài hạn, khả năng khắc phục của doanh nghiệp, biện pháp khắc phục có khả thi hay không?

Từ tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty An Phú, ta có tỷ số như trên, điều này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn hiện có là khả thi.

Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ta thấy, hệ số này của Công ty TNHH Thiết Bị An Phú tăng qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty thuận lợi, trả được nợ ngắn hạn đúng hạn. (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

  • Tỷ số thanh toán nhanh.

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + Phải thu)/Nợ ngắn hạn 

Tỷ số này thường > 0,5 là chấp nhận được.

Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh, là do hàng tồn kho sẽ phải mất thời gian lâu hơn để chuyển chúng thành tiền mặt so với các khoản mục TSLĐ khác. 

Tương tự như tỷ số thanh toán ngắn hạn, việc xem xét tỷ số thanh toán nhanh cũng phải xem xét đến các khoản phải thu khó đòi để đảm bảo đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.

Tình hình tài chính được phản ánh rõ nét qua tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty. Nếu hoạt động tài chính tốt, ít công nợ, khả năng thanh tóan dồi dào, ít chiếm dụng vốn cũng nhưng ít bị chiếm dụng, ngược lại, nếu tài chính không tốt sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Xem Thêm ==> Phân tích tình hình tài chính của công ty Bất động sản An Đông 

Bảng 2.10 Tỷ số thanh toán nhanh

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Tiền mặt + Phải thu 83,671 118,352 98,614
Nợ ngắn hạn 87,671 48,873 38,930
Khả năng thanh toán nhanh (Lần) 0.95 2.4 2.5

(Nguồn: Phòng kế toán)

Khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm lớn hơn 0.5, cho thấy công ty có khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn kể cả khi không tính lượng hàng tồn kho. Tỷ số này tăng qua các năm từ 2011 đến 2013. Công ty có thể đảm bảo mức an tòan về khả năng thanh toán cho các khoản nợ. Một vấn đề nữa khi đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp qua phân tích tỷ số là phải loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, các khoản tồn kho chậm luân chuyển trong TSLĐ của công ty. Và như vậy, hệ số thanh toán nhanh tăng lên, không có nghĩa là khả năng thanh toán của công ty được cải thiện nếu chưa loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, tồn kho chậm luân chuyển khi tính toán tại công ty An Phú.

  • Tỷ số thanh toán bằng tiền

Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty An Phú phụ thuộc vào lượng tiền mặt đi vào của công ty, chủ yếu từ hoạt động kinh doanh.

Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh dương (thu>chi) thể hiện công ty làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả ngay các khoản nợ đến hạn.

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền 37,136 81,600 62,313
Nợ phải trả 89,219 51,707 40,612
Khả năng thanh toán tiền mặt 0.4 1.6 1.5

(Nguồn: Phòng kế toán)

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty bằng tiền tốt. (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

Hệ số năm 2012 tăng so với năm 2011  tăng 1.3 lần, đây là một hệ số đáng kể. Nhưng đến năm 2013, hệ số giảm từ 1.6 lần của năm 2012 còn 1.5 lần của năm 2013, cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của Công ty.

2.2.2.2  Các tỷ số về cơ cấu tài chính​

  • Phân tích tỷ số nợ

Bảng 2.11 Tỷ số nợ trên tổng tài sản

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Nợ phải trả 89,219 51,707 40,612
Tổng tài sản 352,772 325,796 310,072
Tỷ số nợ 0.25 0.16 0.13

(Nguồn: Phòng kế toán)

Tỷ số nợ thấp thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho Công ty, Công ty đảm bảo về khả năng thanh toán. 

 Bảng 2.12 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số so với chủ sở hữu = Tổng nợ/Vốn CSH

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Nợ phải trả 89,219 51,707 40,612
Vốn CSH 226,020 234,989 233,562
Tỷ số đảm bảo nợ 0.39 0.22 0.17

(Nguồn: Phòng kế toán)     

Tỷ số so với chủ sở hữu nợ năm 2011 cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà Công ty phải đảm bảo khoảng 0.39  đồng nợ, năm 2012 thì cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà Công ty chỉ đảm bảo 0.22  đồng nợ. và năm 2013 chỉ đảm bảo 0.17 đồng nợ. Như vậy, khả năng đảm bảo nợ của Công ty chưa thật sự tốt.

Phân tích tỷ số tự tài trợ

Trong cơ cấu các khoản phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn 90%.  Điều này chứng tỏ Công ty tăng dần việc chiếm dụng vốn bên ngòai để tài trợ cho họat  động kinh doanh sản xuất của mình.

Việc tổng các khoản phải trả giảm là điều tốt, vì  nó chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty khá cao.

Bảng 2.13 Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Vốn CSH 226,020 234,989 233,562
Tổng nguồn vốn 352,772 325,796 310,072
Tỷ số 0.64 0.72 0.75

          (Nguồn: Phòng kế toán)

 Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn khá thấp chứng tỏ Công ty TNHH Thiết Bị An Phú chưa được đánh giá cao.

Bảng 2.14 Tỷ số trang trải lãi vay

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Lợi nhuận trước thuế và lãi 67,152 49,664 64,568
Lãi vay 1,778 2,862 89
Tỷ số khả năng trả lãi ( lần) 37.8 17.4 725.5

(Nguồn: Phòng kế toán)

Tỷ số qua 3 năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.

2.2.2.3  Các tỷ số về hoạt động​

Bảng 2.15 Vòng quay tồn kho và số ngày tồn kho bình quân.

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Tổng doanh thu 832,907 724,956 579,114
Hàng tồn kho 94,919 47,840 58,901
Vòng quay hàng tồn kho (lần) 8.8 15.2 9.8
Số ngày tồn kho ( ngày) 553.6 299.2 326.5

(Nguồn: Phòng kế toán)

Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết Công ty sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của Công ty . Vòng quay không ổn định qua các năm là do Công ty lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi tăng lên, tốn kém chi phí lưu giữ và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hoặc thị trường kém đi. Số ngày tồn kho bình quân của Công ty rất cao mặc dù có xu hướng giảm dần qua 2 năm 2012 và năm 2013. Năm 2011, số ngày tồn kho bình quân là 553 ngày, sang năm 2012 là 299 ngày, năm 2013 là 326 ngày. Chứng tỏ Công ty đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho.

Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân.

Qua bảng phân tích thấy rằng các khoản phải thu tăng dần qua các năm. Chính sách công nợ của Công ty chưa được chặt chẽ. Hơn thế nữa, khoản tiền trả trước cho người bán cũng có xu hướng giảm qua 3 năm 2011-2012-2013

Bảng 2.17 Các khoản phải thu ngắn hạn (2011-2013) (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

Năm 2011 2012 2013
Các khoản phải thu ngắn hạn (Ngàn đồng) 46,535 36,752 36,301
So sánh 2012 so 2011 2013 so 2012
Các khoản phải thu ngắn hạn (Triệu đồng/%) -9,783 79% -451 99%
             

(Nguồn: Phòng kế toán)

Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của Công ty, cần xem xét 2 tỷ trọng sau:

Tỷ trọng các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn = Các khoản phải thu
Tài sản ngắn hạn

Lần lượt qua ba năm 2011 – 2012-2013 tỷ số này lần lượt là 25%, 22% và 23%

            Tỷ trọng các khoản phải thu so với số tiền phải trả = Tổng các khoản phải thu x 100
Tổng các khoản phải trả

            Tỷ số này tại Công ty trong 3 năm gần đây luôn lớn hơn 50%. Đặc biệt năm 2013 tỷ lệ này là 101%. Điều này cho thấy tình trạng Công ty bị chiếm dụng vốn rất lớn

Bảng 2.18 Kỳ thu tiền bình quân

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Khỏan phải thu bình quân 46,535 41,644 36,527
Doanh thu thuần 832,907 724,956 579,114
Vòng quay khỏan phải thu (vòng) 17.9 17.4 15.9
Kỳ thu nợ bình quân (ngày) 20.1 20.7 22.7

(Nguồn: Phòng kế toán)

Năm 2011, để đạt được doanh thu thuần là 832,907 triệu đồng các khoản phải thu quay khoảng 17.9 vòng. Tương tự, năm 2012, các khoản phải thu cần 17.4 vòng để đạt được doanh thu thuần là  724,956 triệu đồng. Năm 2013, các khoản phải thu cần 15.9 vòng để đạt được doanh thu thuần là  579,114 triệu đồng

Kỳ thu tiền bình quân của Công ty là cao và có xu hướng tăng dần qua 2 năm 2012 và  năm 2013. Năm 2011, kỳ thu tiền bình quân là 20 ngày, sang năm 2012 là 20 ngày, năm 2013 là khoản 22 ngày. Chứng tỏ Công ty chưa có chính sách công nợ chặt chẽ.

Bảng 2.19 Vòng quay tài sản cố định.

ĐVT: ngàn đồng

 CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Tài sản cố định bình quân 148,355 144,328 101,993
Doanh thu thuần 832,907 724,956 579,114
Vòng quay tài sản cố định (vòng) 5.61 5.02 5.68

(Nguồn: Phòng kế toán)

Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty, Năm 2011 cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 5.61 đồng doanh thu. Năm 2012 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 5.02  đồng doanh thu. Năm 2013, 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 5.68 đồng doanh thu. Chỉ số này qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty tăng dần.

2.2.2.4.  Vòng quay tài sản

Bảng 2.20 Vòng quay tài sản

ĐVT: ngàn đồng

 CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Tài sản bình quân 352,772 339,284 317,934
Doanh thu thuần 832,907 724,956 579,114
Vòng quay tài sản 2.36 2.14 1.82

(Nguồn: Phòng kế toán)

Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của Công ty, Năm 2011 cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 2.36 đồng doanh thu. Năm 2012, 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 2.14 đồng doanh thu. Năm 2013, 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 1.82 đồng doanh thu. Chỉ số này giảm  vào năm 2013 cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty giảm dần. (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

2.2.2.5  Các tỷ số về doanh lợi​ (tỷ số lợi nhuận)

Lợi nhuận gộp trên doanh thu.

Bảng 2.21 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

-Tỷ số lợi nhuận hoạt động biên = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần

ĐVT: ngàn đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Lợi nhuận gộp 67,152 49,664 64,568
Doanh thu thuần 832,907 724,956 579,114
Tỷ số lợi nhuận hoạt động biên (%) 8 7 11

(Nguồn: Phòng kế toán)

Tỷ số trên cho thấy năm 2011 cứ một đồng doanh thu ta có thể kiếm được  8 đồng lợi nhuận, còn năm 2012 cứ một đồng doanh thu kiếm được 7 đồng lãi và năm 2013 cứ một đồng doanh thu kiếm được 11 đồng lãi. Từ đó, ta thấy năm  2013 Công ty kiếm được khoản lãi cao hơn năm 2011  là 3 đồng.

Tỷ số lợi nhuận thuần biên (ROS)= (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần)*100

Bảng 2.22 ROS

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
ROS (%) 6 5 8

(Nguồn: Phòng kế toán)

Tỷ số lợi nhuận thuần biên năm 2011 là 6  nghĩa là cứ một 100 đồng doanh thu Công ty lãi được 6 đồng lợi nhuận. năm 2012 là 5 nghĩa là cứ một 100 đồng doanh thu Công ty sẽ có được 5  đồng lợi nhuận. tương tự cho năm 2013, cứ một 100 đồng doanh thu Công ty lãi 8 đồng. Chứng tỏ, Công ty ngày càng tìm được nhiều khách hàng hơn nên lợi nhuận ngày càng tăng.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Bảng 2.23 ROA.

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Lợi nhuận sau thuế 46,705 34,576 47,332
Tài sản bình quân 352,772 339,284 317,934
ROA 13.24% 10.19% 14.89%

Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan và BC kết quả HĐKD

Tỷ số ROA vào năm 2011 là  13.24%,  sau đó giảm vào năm 2012 do lợi nhuận sau thuế tăng và năm 2013 tăng lên 14.89. Đây là mức ROA khá cao. Tuy nhiên, cả ROA và hiệu suất sử dụng  tài sản  đều cho thấy Công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn tài sản của mình.

Bảng 2.24

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Lợi nhuận sau thuế 46,705 34,576 47,332
Vốn chủ sở hữu bình quân 226,020 230,505 234,276
ROE 21% 15% 20%

Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan và BCKQ HĐKD

Tỷ số ROE khá tốt vào năm 2011 với 21%, sau đó giảm xuống 15% vào năm 2012. Năm 2013 ROE giữ mức 20%. Điều này có nghĩa là 100 đồng vốn bỏ ra thì chủ sở hữu của Công ty nhận được 20  đồng lợi nhuận sau thuế

2.2.3  Phương pháp phân tích Dupont​

ROA=(LN sau thuế/doanh thu)*(Doanh thu/TTSBQ)

Bảng 2.25 Phân tích Dupont ROA

 CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
LN sau thuế/Doanh thu 0.06 0.05 0.08
Doanh thu/Tổng tài sản bình quân 2.36 2.14 1.82
ROA 13.24% 10.19% 14.89%

(Nguồn: Phòng kế toán)

ROA năm 2012 giảm so với năm 2011 là do sự sụt giảm trong tỷ số Lợi nhuận sau thuế/doanh thu và Doanh thu/Tổng tài sản bình quân

            Năm 2013 ROA tăng lên mức 14.89%  là do sự gia tăng trong tỷ số LN sau thuế/Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu tăng nhỉnh hơn  năm 2012, đồng thời do tỷ số doanh thu/tổng tài sản ở mức 1.82 (thấp hơn năm 2012 nên ROA năm 2013 chỉ tăng nhẹ so với năm 2011. (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

            ROE=ROA*(Tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu)

ROE=(LN sau thuế/doanh thu)*(Doanh thu/TTSBQ)*(Tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu)

Bảng 2.26 Phân tích Dupont ROE

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
LN sau thuế/Doanh thu 0.06 0.05 0.08
Doanh thu/Tổng tài sản bình quân 2.36 2.14 1.82
Tổng tài sản  bình quân/VCSH bình quân 1.56 1.47 1.36
ROE 21% 15% 20%

(Nguồn: Phòng kế toán)

ROE  giữ mức ổn định trong khoảng 15%- 21%, không dao động mạnh.

ROE năm 2012 giảm còn 15% là do sự giảm sút mạnh trong tỷ số Tổng tài sản  bình quân/VCSH bình quân và Doanh thu/Tổng tài sản bình quân

Năm 2013, ROE tăng lại 20% là do sự tăng nhanh trong tý số LN sau thuế/Doanh thu

2.2.4  Phân tích nguồn và sử dụng ngân quỹ

Bảng 2.27 Phân tích nguồn và sử dụng ngân quỹ

Đvt: Ngàn đồng
  2011 2012 2013
-Thu nhập thuần túy 46,705 34,576 47,332
-Khấu hao 21,310 29,140 32,744
Tổng nguồn thu từ các hoạt động 68,015 63,716 80,076
Tổng các nguồn quỹ sử dụng quỹ      
Đầu tư bất động sản     71,992
Lợi ích các cổ đông 37,532 39,100 35,897
Tổng sử dụng quỹ 37,532 39,100 107,889
Tăng thuần túy trong vốn hoạt động 30,483 24,616 -27,813

(Nguồn: Phòng kế toán)

Tăng vốn lưu động ròng năm 2013 là 121,150 triệu đồng. Hầu hết phần các nguồn quỹ luôn luôn được bắt đầu với các nguồn quỹ do các hoạt động trong năm đem lại. Con số này bao gồm thu nhập thuần túy như đã báo cáo trong báo cáo thu nhập cộng với mọi thay đổi không phải là tiền mặt như chi phí khấu hao. Do phần khấu hao thể hiện phần phân bổ chi phí của các khoản đầu tư của công ty trong quá khứ cho nên chi phí khấu hao được khấu trừ đi trong báo cáo thu nhập không đòi hỏi phải chi dùng quỹ hiện tại và do đó cần phải được cộng lại vào thu nhập khi xác định nguồn tổng cộng do các hoạt động tạo ra. Tổng các khoản này cộng với nguồn quỹ do hoạt động đem lại thể hiên toàn bộ nguồn quỹ mà công ty có trong năm.

Phần sử dụng đã được thể hiện khá rõ ràng, ở đây, ta có thể thấy danh mục sử dụng

quỹ của công ty trong năm. Trong trường hợp của Công ty TNHH Thiết Bị An Phú, quỹ đã được sử dụng để đầu tư bất động sản, để trả cổ tức.

2.3 Đánh giá tình hình tài chính An Phú

2.3.1 Điểm mạnh

Nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm

Doanh thu của công ty giảm qua các năm nhưng lợi nhuận đạt được khá tốt (do chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp giảm, doanh thu thu được từ tài chính tăng). Sang năm 2013, công ty không huy động vốn bằng cách vay ngân hàng, do không phải trả một khoản lãi tương đối lớn như năm 2012, 2011. (Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú)

2.3.2  Điểm yếu

 

Hầu hết các chỉ số tài chính qua ba năm đều sụt giảm vào năm 2012 và tăng nhẹ vào năm 2013. Điều này phản ánh sự tác động của thị trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp.Khả năng sinh lãi của doanh nghiệp còn yếu kém cho thấy trong các chính sách tài chính còn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết kịp thời. Doanh nghiệp cần điều chỉnh lại cơ cấu tài sản ngắn hạn trên cơ sở xem xét lại vấn đề công nợ cho khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng không nên thiên nhiều về vốn vay ngắn hạn, hàng tồn kho và các khỏan chiếm dụng ngắn hạn  mà tập trung hơn vào nguồn vốn chủ sở hữu.

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt không ổn định, nguồn vốn công ty sử dụng chưa hiệu quả

Tổng doanh thu thuần giảm. Tuy nhiên, để tăng doanh thu thì đòi hỏi đơn vị phải phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư về chiều sâu hơn nữa, đó là đầu tư về TSCĐ và đầu tư về tiền

Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2013 là 22 ngày, điều này có nghĩa là phải mất 22 ngày thì một đồng tiền bán hàng trước đó mới được thu hồi.

2.3.3  Nguyên nhân

2.3.3.1  Nguyên nhân chủ quan​

Các khỏan phải thu khách hàng lớn, công ty bị chiếm dụng lượng vốn rất lớn. Bù lại, công ty lại dùng tiền vay bù đắp cho chính sách công nợ rộng rãi này.

Nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, góp phần làm gia tăng khả năng thanh tóan của công ty.

2.3.3.2  Nguyên nhân khách quan​

– Cuộc khủng hỏang tài chính 2011 -2012 tác động đến họat động kinh doanh của công ty, gây sự sụt giảm đáng kể doanh thu năm 2012 và năm 2013.

– Khủng khoảng chung dẫn đến tình hình kinh doanh của khách hàng của An Phú gặp khó khăn, dẫn đến việc thu nợ chậm.

– Do trượt giá nên chi phí đầu vào cao, để cạnh tranh trong nền kinh tế suy thoái dẫn đến lợi nhuận của An Phú bị giảm.


Trên đây là mẫu Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị An Phú  được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo