Báo cáo thực tập: Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam

Rate this post

Download miễn phí báo cáo tốt nghiệp: Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam được kham khảo từ báo cáo  tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


1.2.1. Thừa kế theo di chúc

            Bộ luật 91/2015/QH13 về Dân sự: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. (Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam)

Di chúc còn được gọi là chúc thư do cá nhân còn sống tự nguyện lập ra với mục đích dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người còn sống khác, sau khi người lập di chúc chết. Người lập di chúc dựa vào ý chí và tình cảm của mình (mang tính chủ quan), định đoạt cho người khác được hưởng di sản sau khi qua đời. Do tính chất chủ quan của ý chí và mục đích chuyển tài sản của người lập di chúc cho người khác hưởng sau khi chết đã phản ánh tính độc lập và tự định đoạt của người lập di chúc. Theo quy định này thì di chúc phải có các yếu tố sau:

            – Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải của bất cứ chủ thể nào khác;

            – Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác;

            – Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.

            Di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc.

Xem Thêm ==>Dịch vụ viết chuyên đề thực tập , điểm cao 

            Như vậy, di chúc theo quy định của pháp luật dân sự phải nhằm chuyển tài sản của người lập di chúc cho người lập khác sau khi người lập di chúc chết. Xét về tính chất của giao dịch dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương, hoàn toàn độc lập, tự định đoạt ý chí của cá nhân người lập di chúc mà không có bất kì sự lệ thuộc vào bất kỳ ý kiến của ai, do vậy di chúc là giao dịch dân sự một bên. Giao dịch dân sự này là loại giao dịch đặc biệt, tuy rằng các điều kiện của chủ thể lập di chúc, ý chí của chủ thể, nội dung và hình thức của di chúc đều phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc nhưng di chúc chỉ phát sinh hiệu lực thi hành sau khi người để lại di chúc chết. Do hành vi đơn phương của người lập di chúc và nội dung của di chúc nhằm chuyển dịch tài sản cho ai, truất quyền thừa kế của ai, để lại tài sản dùng vào việc thờ cúng, để lại di tặng nhằm tặng cho một hoặc nhiều người vẫn không chắc chắn vì khi còn sống, người lập di chúc có quyền thay đổi ý chí của mình trong việc lập di chúc, theo đó nội dung của di chúc cũng bị thay đổi theo. Ý chí của cá nhân người lập di chúc có tính khả biến, vì ý chí trước hết do tâm lý, tình cảm của người lập di chúc chi phối và cung bậc tình cảm đối với những người được chỉ định thừa kế theo di chúc lại rất khác nhau. Khi yếu tố tình cảm và ý chí của người lập di chúc được thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức khách quan thì bản di chúc đó chỉ được thực hiện sau khi người lập di chúc qua đời. (Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam)

            Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản…

            Thừa kế theo di chúc chỉ phát sinh khi người để lại di chúc chết vì khi đó di sản của người lập di chúc mới được mang ra chia cho những người được hưởng di sản trong di chúc. Hay nói cách khác thì đó là việc cụ thể hoá di chúc, hay thực hiện di chúc của người để lại di sản. Người được thừa kế theo di chúc chỉ có quyền nhận tài sản của người lập di chúc sau khi người lập di chúc chết. Người thừa kế theo di chúc nhận di sản và làm chủ sở hữu của di sản được hưởng và thừa kế theo di chúc là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của người thừa kế. Tuy nhiên, di chúc thể hiện ý chí chủ quan của người lập, do vậy ý định của ngườ lập di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết có thể không thực hiện được do tài sản được định đoạt trong di chúc cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di chúc đó hoặc những người thừa kế được chỉ định thừa kế theo di chúc đã chết trước, chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc đều không có quyền hưởng, từ chối quyền hưởng di sản… thì mục đích nhằm chuyển tài sản của người lập di chúc cho người thừa kế không đạt được. Phần của di chúc không thể thực hiện được là phần di chúc vô hiệu.

1.2.2. Thừa kế theo pháp luật (Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam)

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật: Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Không có di chúc; (Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam)
  • Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước người lập di chúc; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản;

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt rong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được nhận di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng.

Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận. (Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam)

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật

Pháp luật quy định người lập di chúc phải đáp ứng được các vấn đề về chủ thể về năng lực hành vi để đảm ảo sự tự nguyện và minh bạch cho di chúc. Còn đối với những người được hưởng di sản thừa kế thì không quy định về năng lực hành vi, ai cũng có quyền được hưởng di sản của người chết để lại theo hàng thừa kế, mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế. Khác với việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc thì các phần được chia có thể không đều nhau tuy theo ý chí của người để lại di chúc, còn với thừa kế theo pháp luật mọi người đều được hưởng phần di sản bằng nhau, không ai có quyền hưởng nhiều hơn người khác.

Phạm vi những người thừa kế rất rộng, vì vậy pháp luật quy định thành nhiều hàng thừa kế. Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống gần gũi nhất so với các hàng khác. Các hàng thứ hai, thứ ba là những hàng dự bị nếu như người chết không còn những người ở hàng thứ nhất hoặc có nhưng họ đều không nhận hoặc không có quyền nhận. Thừa kế theo di chúc thì có thể là bất kì ai cũng có quyền hưởng di sản thừa kế nếu họ được người lập di chúc cho hưởng trong di chúc, còn đối với thừa kế theo pháp luật thì chỉ có những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống gần gũi với người để lại di sản thừa kế. Pháp luật cũng quy định các hàng thừa kế theo pháp luật thể hiện mức độ gần gũi của những người thừa kế với người để lại di sản nhằm đảm bảo quyền hưởng di sản của những người thừa kế. (Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam)

 

Tóm lại, thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống mà không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản mà chính là việc nhà nước thể hiện ý chí của mình trong đó để bảo đảm quyền lợi cho những người thừa kế có quan hệ gần gũi với người để lại di sản.


Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Phân Loại Thừa Kế Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo