Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty

Rate this post

Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp về Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Đề cương báo cáo thực tập: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH SX TM XNK QUỐC TẾ THIÊN PHÚ

LỜI NÓI ĐẦU.

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

1.1. Khái quát chung về vốn của doang nghiệp

1.1.1. Vốn là gì?

1.1.2 Phân loại vốn

1.1.2.1 Phân loại vốn dựa trên giác độ chu chuyển của vốn thì vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn lưu động và vốn cố định

1.1.2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành

1.1.2.3 Phân loại theo thời gian huy động

1.1.2.4 Phân loại vốn theo phạm vi huy động

1.1.3 Vai trò của vốn đối với hoạt động sản kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 . Hiệu quả sử dụng vốn cùa doanh nghiệp

1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn là gì?

1.2.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Việt nam hiện nay

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận

1.2.3 Một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.3.1 Tốc độ luân chuyển

1.2.3.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

1.2.4.1 Cơ cấu vốn

1.2.4.2 Chi phí vốn

1.2.4.3 Thị trường của doanh nghiệp

1.2.4.4 Nguồn vốn

1.2.4.5 Rủi ro kinh doanh

1.2.4.6 Nhân tố con người:

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH SX TM XNK QUỐC TẾ THIÊN PHÚ

2.1. Giới thiệu công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

2.1.1. Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

2.1.1.2. Quá trình phát triển

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại đơn vị

2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh

2.1.2.2. Kết quả kinh doanh

2.1.3. Sơ đồ tổ chức

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của đơn vị thực tập .

2.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

2.2.1. Khái quát chung về nguồn vốn của công ty

2.2.1.1. Cơ cấu tài sản

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty

2.2.2.1. Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty

2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

2.2.3.1. Cơ cấu vốn lưu động

2.2.3.2. Tình hình thanh toán của công ty trong các năm qua

2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

2.2.4.1. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

2.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận.

2.2.4.3. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động

2.2.4.4. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

2.2.4.5. Mức tiết kiệm vốn lưu động

2.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

2.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

2.2.6.1. Những kết quả đạt được

2.2.6.2. Những mặt tồn tại

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHAP NHẰM NANG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH SX TM XNK QUỐC TẾ THIEN PHU

3.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới

3.2 Một số giải pháp chủ yếu

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty

3.2.1.1 Tiến hành nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới.

3.2.1.2 Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

3.2.2.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn

3.2.2.2 Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu.

3.2.2.3 Quản lý chặt hơn nữa hàng tồn kho.

3.2.2.4 Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Về phía nhà nước

3.3.2 Về phía doanh nghiệp

KẾT LUẬN


Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỮ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SX TM XNK QUỐC TẾ THIÊN PHÚ

2.1.Tổng quan về công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

2.1.1.1.Giới thiệu về công ty Công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ THIÊN PHÚ

Mã số thuế: 0312367500

Địa chỉ: 60/24B Đường số 6, Phường 16, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Số TK: 163215409

Ngân hàng: NH ACB

Tên quốc tế: THIEN PHU INTERNATIONAL IMPORT EXPORT TRADING PRODUCTION COMPANY LIMITED

Tên giao dịch: CTY TNHH SX TM XNK QT THIÊN PHÚ

Giấy phép kinh doanh: 0312367500 – ngày cấp: 12/07/2013

Ngày hoạt động: 12/07/2013 (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

Website: http://mtvthienphu@gmail.com – Email: mtvthienphu@gmail.com

Giám đốc: NGUYỄN MINH TRÍ / NGUYỄN MINH TRÍ

Điện thoại: 0933253028

2.1.1.2.Lịch sử hình thành của công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

Công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú được thành lập ngày 21 tháng 03 năm 2013, theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh nghiệp số 0312367500 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.

Công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quan hệ đối nội đối ngoại tốt và có con dấu riêng. Công ty luôn bình đẳng trong kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác. Công ty được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Với đội ngũ bán hàng năng động và nhiệt huyết luôn sẵn lòng phục vụ khách hàng chu đáo, tận tâm, luôn mang đến cảm giác thân thiện đối với khách hàng trong kinh doanh.

2.1.1.3. Qúa trình phát triển của công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng thị trường hoạt động và liên kết với các công ty cùng lĩnh vực nhằm đưa Công ty ngày một phát triển.

Tính đến thời điểm này công ty thành lập đã được 3 năm, từ 1 công ty nhỏ lẻ với bộ phận nhân viên ít, công ty đã dần hoàn thiện và phát triển trở thành một trong những công ty chủ chốt về lĩnh vực cung cấp các mặt hàng ngành nước, có khả năng cạnh tranh với các công ty lớn lâu năm, với bộ phận nhân viên dày dặn kinh nghiệm và nhiệt huyết hứa hẹn sẽ đưa công ty vươn đến tầm cao mới, mở rộng quy mô, với hàng trăm khách hàng và đại lý khắp cả nước.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

2.1.2.1 Chức năng

Sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm ngành nước, các thiết bị phòng cháy chữa cháy: đồng hồ nước, van vòi nước, phụ kiện đường ống,…

Thực hiện bán hàng theo các kênh phân phối của công ty như bán cho đại lý, bán hàng theo dự án, bán hàng theo kênh hiện đại và bán lẻ.

Đáp ứng những đơn hàng với kiểu dáng theo yêu cầu của khách hàng

2.1.2.2 Nhiệm vụ

  • Đối với khách hàng:

Thực hiện các đơn hàng cho khách một cách nhanh chóng, chất lượng. Thực hiện các dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng đúng với quy định và hợp đồng.Phân phối các sản phẩm thiết bị điện nước nói chung trong phân khúc trung và cao cấp, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.

  • Đối với công ty:

Sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và phát triển nguồn vốn KD được giao thực hiện mục tiêu kinh doanh. Thực hiện sứ mệnh rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, tiềm lực và năng lực. Xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn. Chấp hành nghiêm túc chế độ an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời quan tâm đến lợi ích của người lao động.         

2.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty

Công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú chuyên cung cấp các loại van công nghiệp và đồng hồ nước công nghiệp, sản phẩm van công nghiệp và đồng hồ nước được sản xuất tại Việt Nam và ngoài ra nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú là sản xuất và nhà phân phối các loại van mang thương hiệu MIHA, MBV, MI do Công ty Cổ Phần Đầu Tư Minh Hoà sản xuất, các sản phẩm như:van bi, van cửa, van 1 chiều,Van phao, Rọ đồng, Vòi đồng, Vòi Daling…và các phụ kiện ren đồng,… Ngoài ra Công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú còn Phân phối các loại đồng hồ nước hiệu Unik (Đài Loan), Zenner-Coma (Đức), Shinha(Hàn Quốc) Fuzhuo Fuda, Yuta… Mặt Bích, Co hàn… Với đội ngũ bán hàng năng động và nhiệt huyết luôn sẵn lòng phục vụ khách hàng chu đáo, tận tâm, luôn mang đến cảm giác thân thiện đối với khách hàng trong kinh doanh.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty    

2.1.3.1 Bộ máy tổ chức của công ty

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

  • Giám đốc: Là người điều hành đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong Công ty. Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ, có hiệu quả.
  • Phòng Giao Nhận: có nhiệm vụ nhận chỉ thị từ Trưởng phòng của các phòng ban để thực hiện việc giao nhận hàng hóa, giấy tờ liên quan.
  • Phòng kinh doanh: có chức năng giúp Giám đốc tổ chức việc kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm nguồn tiêu thụ và nguồn mua vào từ các đối tác; thực hiện các giao dịch kinh doanh.
  • Phòng kế toán:

Cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động tài chính ở đơn vị, thu nhận, ghi chép, phân loại, xử lý và cung cấp các thông tin, tổng hợp, báo cáo lý giải các nghiệp vụ chính diễn ra ở đơn vị, giúp cho Giám đốc có khả năng xem xét toàn diện các hoạt động của đơn vị kinh tế. (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

Phản ánh đầy đủ tổng số vốn, tài sản hiện có như sự vận động của vốn và tài sản đơn vị qua đó giúp Giám đốc quản lý chặt chẽ số vốn, tài sản của công ty nhằm nâng cáo hiệu quả của việc sử dụng vốn trong việc kinh doanh.

Thực hiện công tác hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh của đơn vị. Thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ và các báo cáo tài chính hiện hành của Nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Giám đốc công ty giao.

  • Phòng Hành chính Nhân sự: có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức công ty phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh, xây dựng và tổ chức thực hịên các kế hoạch về lao động tiền lương, giải quyết chính sách cho người lao động.

Phòng Kỹ thuật

Phòng Kỹ thuật có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc Giám đốc để triển khai chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra giám sát về: khoa học công nghệ, kỹ thuật thi công, chất lượng sản phẩm, sáng kiến cải tiến, quản lý thiết bị thi công, quy trình quy phạm kỹ thuật liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty;

Tư vấn thiết kế cho khách hàng về các sản phẩm của công ty;

Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân xưởng;

 2.1.4.Phương hướng hoạt động của công ty trong tương lai

Mục tiêu và định hướng của công ty là sản xuất và cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn với giá cả cạnh tranh nhằm tạo cho khách hành độ tin cậy khi mua hàng, từ đó khẳng định thương hiệu trong thị trường chiếu sáng, đưa sản phẩm của công ty phân phối trên các tỉnh thành trong cả nước. Để thực hiện mục tiêu thì các cấp lãnh đạo của công ty đã xác định rõ hướng đi và xây dựng chiến lược phát triển trong những giai đoạn tiếp theo, trong đó, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đến năm 2020 là:

  • Về sản xuất: tăng cường quản lý vận hành, khai thác hiệu quả các máy móc công nghệ hiện có, đảm bảo sản xuất tuyệt đối an toàn với sản lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng.
  • Về kinh doanh: từng bước cải thiện công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng mở rộng hệ thống phân phối và nâng cao hiệu quả quản lý và chăm sóc khách hàng. Tận dụng triệt để các tiềm năng lợi thế để tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Về đầu tư: tập trung mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị vào nhà xưởng, tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
  • Về nguồn nhân lực: không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực, tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức, bố trí sử dụng lao động một cách khoa học và hợp lý, nâng cao năng suất lao động. Xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, sáng tạo, mang đến cho người lao động một môi trường làm việc an toàn với mức thu nhập ổn định, được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ và có cơ hội thăng tiến để họ an tâm làm việc, gắn bó lâu dài.

2.2. Thực trạng và công tác quản lý và sữ dụng vốn lưu động tại công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú

2.2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty

2.2.1.1. Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục thì tương ứng với một quy mô nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh bao gồm: các khoản dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải thu của khách hàng. Những TSLĐ này thường xuyên được hình thành từ nguồn vốn lưu động thường xuyên có tính chất ổn định, lâu dài.

 Bảng 2.1 dưới đây sẽ giúp chúng ta đánh giá được mức độ sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ 

 Nguồn vốn lưu                = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

 động thường xuyên

ĐVT: Đồng

  2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
ST % ST %
Tài sản lưu động

( 1 )

233.641.866.109 368.736.218.139 507.247.700.069 135.094.352.030 58% 138.511.481.930 38%
Nợ ngắn hạn

( 2 )

254.113.298.628 443.833.832.541 443.833.832.541 189.720.533.913 75% 0 0%
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (1) – (2) -20.471.432.519 -75.097.614.402 63.413.867.528 -54.626.181.883 267% 138.511.481.930 -184%

 Nguồn: Phòng kế toán

Nhìn vào số liệu bảng trên, chúng ta có thể thấy rất rõ nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty biến động, từ năm 2016 đến năm 2017 giảm 267%, đến năm 2018 nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty tăng 184%. Ta thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm 2018 lớn tạo ra mức độ an toàn cho Công ty trong kinh doanh, làm cho khả năng tài chính của Công ty được đảm bảo vững chắc hơn. Để có được khả năng về vốn lớn như thế này Công ty đã nỗ lực phát triển bản thân không dựa vào các nguồn vay ngắn hạn, dài hạn để kinh doanh sản xuất.

2.2.1.2. Nguồn vốn lưu động tạm thời

– Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp: Đây là một nguồn vốn mà bất kỳ một doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh của mình đều phát sinh. Đó là các khoản phải trả phải nộp chưa đến kỳ thanh toán (thuế, BHXH phải nộp chưa đến kỳ nộp, tiền lương, tiền công phải trả CNV…)

 – Tín dụng nhà cung cấp: Trong nền kinh tế thị trường thường phát sinh việc mua chịu, bán chịu. Doanh nghiệp có thể mau chịu vật tư hàng hóa của nhà cung cấp. Trong trường hợp này nhà cung cấp đã cấp cho một khoản tín dụng hay nói cách khác đi doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng thương mại để đáp ứng một phần nhu cầu vốn.

ĐVT: Đồng

Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Chỉ tiêu ST % ST % ST % ST % ST %
1. Các khoản phải trả, phải nộp ( chưa đến hạn trả nộp…) 5,160,202,287 6.87 26,473,505,535 19.49 26,473,505,535 19.49 21.313.303.248 413% 0 0
2. Tín dụng nhà cung cấp 69,973,864,655 93.13 109,348,094,990 80.51 109,348,094,990 80.51 39.374.230.335 56% 0 0

 Nguồn: Phòng kế toán

Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty ta có thể thấy được các khoản phải trả, phải nộp của Công ty tăng dần qua các năm: năm 2017 bằng 2018 tăng về con số tuyệt đối: 21,313 triệu đồng so với năm 2016, tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời các khoản phải trả, phải nộp lại có tỷ trọng tăng lên 19,49%. Đây là các khoản nợ ngắn hạn phát sinh có tính chất chu kỳ, Công ty có thể sử dụng tạm thời các khoản này để đáp ứng nhu cầu vốn mà không phải trả chi phí. Tuy nhiên điều cần chú ý trong việc sử dụng các khoản này là phải đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn. (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

 Ngoài ra còn có khoản tín dụng nhà cung cấp chiếm trung bình trên 80% trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời của Công ty, với tỷ trọng lớn như vậy của khoản tín dụng nhà cung cấp là chưa hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời vì khi sử dụng tín dụng thương mại Công ty phải trả chi phí cho khoản tín dụng này, vì vậy, yếu tố quan trọng để đi đến quyết định có nên sử dụng tín dụng thương mại hay không là phải xác định chi phí của khoản tín dụng thương mại. Ta có thể thấy nguồn vốn lưu động tạm thời của Công ty khá dồi dào nhưng điều này cũng có nghĩa là đến một lúc nào đó một loạt các khoản phải trả phải nộp đến hạn trả nộp, Công ty sẽ phải dồn hết vốn để trả và thiếu chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh của mình hơn. Hơn nữa công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú là một doanh nghiệp kinh doanh xây dựng công trình, hoạt động liên tục không mang tính mùa vụ, vì vậy yêu cầu tất yếu Công ty cần phải có một lượng vốn lưu động thường xuyên nhiều hơn và ổn định hơn.

2.2.3. Tình hình sử dụng vốn lưu động

2.2.3.1. Cơ cấu Vốn lưu động

Để có nguồn vốn đầu tư cho các tài sản lưu động Công ty đã tiến hành tìm kiếm nguồn tài trợ cho mình. Trong những năm gần đây, nguồn tài trợ của công ty chủ yếu là từ nguồn vay ngắn hạn. Ta có thể thấy rõ cơ cấu nguồn vốn qua bảng sau:

Nguồn 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
( đồng ) ( % ) ( đồng ) ( % ) ( đồng ) ( % )        
A. NỢ PHẢI TRẢ 615,081,887,503 97.7 805,680,098,562 98.3 805,680,098,562 85.9 190,598,211,059 31.0 0
I. Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 40.4 443,833,832,541 54.2 443,833,832,541 47.3 189,720,533,913 74.7 0
II. Nợ dài hạn 360,968,588,875 57.3 361,846,266,021 44.2 361,846,266,021 38.6 877,677,146 0.2 0
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 14,534,803,458 2.3 13,877,155,982 1.7 132,427,020,590 14.1 -657,647,476 (4.5) 118,549,864,608 854.3
I. Vốn chủ sở hữu 14,508,522,244 2.3 13,857,730,340 1.7 132,473,576,300 14.1 -650,791,904 (4.5) 118,615,845,960 856.0
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 26,281,214 0.0 19,425,642 0.0 -46,555,710 0.0 -6,855,572 (26.1) -65,981,352 (339.7)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 629,616,690,961 100 819,557,254,544 100 938,107,119,152 100 189,940,563,583 30.2 118,549,864,608 14.5

Nguồn : Trích từ bảng cân đối kế toán 2016 – 2018)

Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy nguồn tài trợ chủ yếu cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Vốn vay ngắn hạn tăng tỷ trọng qua các năm, nguồn vốn này là một giải pháp khá hiệu quả, nó giúp Công ty có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn lại đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng nguồn vốn vay dài hạn. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này lại có những mặt hạn chế của nó. Nếu quá lạm dụng nguồn vốn này sẽ làm tăng hệ số nợ và làm tăng nguy cơ không trả được nợ khi các khoản nợ đến hạn, từ đó làm tăng nguy cơ phá sản.

Các khoản phải trả người lao động, người mua trả tiền trước, thuế, các khoản phải trả, phải nộp khác cũng góp phần hình thành nên vốn kinh doanh nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

2.2.3.2. Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán

Xét về mặt hình thái, vốn lưu động trong Công ty tồn tại dưới bốn dạng chính đó là tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác. Để có cái nhìn tốt hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng từng loại VLĐ.

  1. a. Phân tích tình hình sử dụng tiền mặt của công ty:

Tiền mặt trong doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, nó đáp ứng kịp thời các nhu cầu trước mắt của Công ty như: nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và liên tục. Vì vậy việc dự trữ tiền mặt là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên khi dự trữ tiền mặt, mỗi doanh nghiệp cần tính toán mức dự trữ hợp lý nhất, đảm bảo đủ lượng tiền mặt cần thiết. Việc dự trữ quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

Nhìn vào bảng kết cấu VLĐ của công ty ta thấy qua các năm 2016, 2017 vốn lưu động tồn tại dưới dạng tiền mặt chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2016, tỷ lệ tiền mặt chiếm 8,8 % trong tổng VLĐ. Năm 2017, tỷ lệ tiền mặt trong tổng vốn lưu động giảm xuống chỉ còn 0,3%. Đến năm 2018 tiền mặt của Công ty đã tăng lên, chiếm 3,6% trong tổng VLĐ. Như vậy, nhìn chung tỷ trọng tiền mặt trong tổng vốn lưu động tăng đáng kể trong năm 2018, điều này sẽ giúp cho Công ty thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu hàng ngày và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ Công ty đã không tận dụng được nguồn vốn cho đầu tư, gây ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì tiền mặt tồn quỹ không sinh lợi.

   ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
  SL % SL %
Tiền 20,589,461,568 1,237,844,144 18,428,048,820 -19.351.617.424 -94% 17.190.204.676 1389%
1. Tiền 20,589,461,568 1,237,844,144 18,428,048,820 -19.351.617.424 -94% 17.190.204.676 1389%
2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0 0 0 0 0

( Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán 2016 – 2018)

  1. Các tỷ số về khả năng thanh toán:
  2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
SL % SL %
TSLĐ & đầu tư ngắn hạn 233,641,866,109 368,736,218,139 507,247,700,069  

 

135.094.352.030

 

 

58%

 

 

138.511.481.930

 

 

38%

Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 443,833,832,541 443,833,832,541  

 

189.720.533.913

 

 

75%

   
Khả năng thanh toán hiện hành 0.92 0.83 1.14  

 

 

-0,09

 

 

-10%

 

 

 

0,31

 

 

 

37%

(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2016 – 2018)

Ta thấy, năm 2016 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,92 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2017 một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,83 đồng TSNH, nhưng sang đến năm 2018 thì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,14 đồng TSNH. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty có biến động tốt trong năm 2018, điều này cho thấy khả năng trả nợ của Công ty là tốt. (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

  2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
  SL % SL %
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho 81,554,704,506 157,687,246,811 506,648,189,460 76.132.542.305 93% 348.960.942.649 221%
Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 443,833,832,541 443,833,832,541 189.720.533.913 75%    
Hệ số thanh toán nhanh 0.32 0.36 1.14 0,04 13% 0,78 217%

(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2016 – 2018)

Căn cứ vào các số liệu trên ta thấy: trong năm 2016 Công ty chỉ có 0,32 đồng tài sản ngắn hạn (không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ) để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2017 chỉ số thanh toán nhanh của Công ty tăng hơn 2016 và đạt 0,36, nghĩa là Công ty có 0,36 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng 1 đồng nợ ngắn hạn. Trong năm 2018, Công ty có đến 1,14 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn.

Như vậy, ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong những năm gần đây ngày càng cao. Điều này cho thấy khả năng thanh toán công nợ của Công ty cao, tạo thuận lợi trong việc thanh toán, vì vào lúc cần Công ty dễ dàng trả các khoản nợ đến hạn

  2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
SL % SL %
Tiền 20.589.461.568 1.237.844.144 18.428.048.820 -19.351.617.424 -94% 17.190.204.676 1389%
Nợ ngắn hạn 254.113.298.628 443.833.832.541 443.833.832.541 189.720.533.913 75% 0 0%
Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,081 0,003 0,042 -0.078 -96% 0.039 1300%

(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2016 – 2018)

Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền của Công ty biến động qua các năm 2016, 2017. Và tăng vào năm 2018, nhưng khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Công ty chưa đảm bảo. Điều này cho thấy tiền mặt trong Công ty chưa đáp ứng được các khoản nợ đến hạn của Công ty .

Trên thực tế, hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên khi chỉ số này quá cao thì lượng tiền mặt tồn quỹ lại khá lớn, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đối với công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú, hệ số thanh toán nhanh bằng tiền thấp cho thấy lượng tiền mặt tồn quỹ thấp, đây là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

  1. Phân tích tình hình các khoản phải thu của công ty:

Nhìn vào bảng kết cấu vốn lưu động ta thấy các khoản phải thu chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng giá trị vốn lưu động. Năm 2016 các khoản phải thu chiếm 35,7 % trong tổng vốn lưu động, năm 2017, các khoản phải thu của Công ty giảm còn 16,6%. Năm 2018 các khoản phải thu tăng lên 18,2% trong tổng vốn lưu động. Các khoản phải thu có xu hướng giảm trong năm 2017-2018 so với năm 2016 cho thấy hoạt động quản trị các khoản phải thu ngày càng được quan tâm hơn, đặc biệt trong năm 2018, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 18,2% chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại cho ta thấy nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty .Để hiểu rõ hơn về tình hình các khoản phải thu của công ty ta có thể xem xét bảng sau:

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp 

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018  

2018/2017

 

2017/2016

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ SL % SL %
Các khoản phải thu 14,182,419,348 100 87,466,810,615 6.86 63,714,491,544 100 73.284.391.267 517% -23.752.319.071 -37%
1. Phải thu khách hàng 4,834,575,045 34.09 5,999,876,547 6.86 52,426,521,236 82.28 1.165.301.502 24% 46.426.644.689 89%
2. Trả trước người bán     76,104,768,720

 

87.01 5,925,804,960 9.30 76.104.768.720   -70.178.963.760 -1184%
3.PT nội bộ
NH
4,513,269,258 31.82 5,362,165,348 6.13 5,362,165,348 8.42 0   0  
4. Phải thu khác 4,834,575,045 34.09   0 0   848.896.090 19% 0 0

 (Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2016 – 2018)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2016, các khoản phải thu là 14,182,419,348 đồng, nhưng đến 2017 các khoản phải thu lên đến 87,466,810,615 đồng. Năm 2018 các khoản phải thu của Công ty là 63,714,491,544 đồng.

Trong các khoản phải thu thì tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn năm 2018 trên 80%. Tỷ trọng của các khoản phải thu này ít ổn định qua các năm. Năm 2016 các khoản phải thu khách hàng chiếm 34,09 % trong tổng các khoản phải thu. Năm 2017 tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng giảm còn 6,86% trong tổng các khoản phải thu. Năm 2018, tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng trong tổng các khoản phải thu lại tăng lên 82,28%.

Các khoản trả trước người bán tăng mạnh năm 2017 chiếm tỷ trọng 87,01%

Phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng giảm qua các năm, năm 2016 là 31,82%, năm 2017 giảm còn 6,13%, năm 2018 tăng nhẹ lên 8,42%.

Các phải thu khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

Như vậy các khoản phải thu của công ty năm 2017 tỷ trọng của nó lại giảm, điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã tăng cường thu hồi các khoản nợ tăng qua. Trong năm 2018, tỷ trọng các khoản phải thu tăng đáng kể, điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty được đẩy mạnh. Tuy nhiên nguồn vốn của công ty lại đang bị chiếm dụng. Khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đây là một yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

  2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
       
Doanh thu thuần 130.584.864.522 282.005.194.838 447.293.960.847 151.420.330.316 116% 165.288.766.009 59%
Các khoản phải thu bình quân 38.701.858.034 131.693.471.944 92.285.839.012 92.991.613.910 240% -39.407.632.932 -30%
Vòng quay các khoản phải thu 3,37 2,14 4,85 -1 -36% 3 127%

(Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản 2016 – 2018)

Ta thấy kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì số vòng quay các khoản phải thu càng lớn. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty càng tốt

2.2.3.3. Hàng tồn kho

Hoạt động dự trữ hàng tồn kho là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự an toàn khi có biến cố bất thường xảy ra, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết.

Để hiểu rõ hơn về tình hình hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây ta có thể xem xét bảng sau:

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tăng/Giảm % Tăng/Giảm %
Hàng tồn kho 152,087 100.0% 211,049 100.0% 600 100.0% 58,962 38.8 -210,449 -99.7
1. NVL tồn kho 69,352 45.6% 113,671 53.9% 299 49.9% 44,319 63.9 -113,372 -99.7
– NVL chính 41,839 27.5% 92,693 43.9% 184 30.7% 50,854 121.5 -92,509 -99.8
– NVL phụ 27,513 18.1% 20,978 9.9% 115 19.2% -6,534 -23.8 -20,863 -99.5
2. Công cụ, dụng cụ 33,703 22.2% 36,279 17.2% 122 20.3% 2,577 7.6 -36,157 -99.7
3. CPhí SXKD DD 41,383 27.2% 49,259 23.3% 129 21.5% 7,876 19.0 -49,130 -99.7
4. Thành phẩm 7,072 4.7% 8,083 3.8% 33 5.6% 1,011 14.3 -8,050 -99.6
5. Hàng hóa 578 0.4% 3,736 1.8% 16 2.7% 3,158 546.4 -3,719 -99.6

 (Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản 2016 – 2018)

Căn cứ vào bảng kết cấu vốn lưu động ta thấy: trong cơ cấu VLĐ của Công ty , hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2016, giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm 57,2 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2017 tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động tăng lên, hàng tồn kho chiếm 65,1%. Và đến năm 2018 hàng tồn kho giảm mạnh chỉ còn 0,1%. Qua các năm 2016, 2017 tỷ trọng hàng tồn kho có sự biến động nhưng sự biến động này quá nhỏ, nhìn chung tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty tương đối ổn định. Tình trạng này thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.Đến năm 2018 thì Công ty đã có nhiều biện pháp để giải phóng lượng HTK. (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

Đi sâu vào cơ cấu hàng tồn kho ta thấy, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho. Năm 2016 nguyên vật liệu tồn kho chiếm 45,60 % giá trị hàng tồn kho, năm 2017 con số này là 53,86 %, đến năm 2018, tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho giảm còn 49,86 %. Tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho khá cao, tuy nhiên, với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất lại mang tính mùa vụ, thì tỷ trọng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất như trên là một điều hợp lý.

Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn hàng tồn kho là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2016, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 27,21 % hàng tồn kho, nhưng đến 2017, chi phí này chỉ chiếm 23,34 %. Đến 2018, tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm xuống chiếm 21,54 % trong tổng giá trị hàng tồn kho. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một nhân tố quan trọng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

  • Hiệu quả quản lý hàng tồn kho:

* Số vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho  

=

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

 

 

  2016 2017 2018 2018/2017 2018/2017
SL % SL %
Giá vốn hàng bán 121.451.265.333 256.895.248.092 419.173.431.081 135.443.982.759 112% 162.278.182.989 63%
Hàng tồn kho 152.087.161.603 211.048.971.328 599.510.609 58.961.809.725 39% -210.449.460.719 -100%
Số vòng quay hàng tồn kho 0,8 1,22 699,19 0,42 53% 698 57211%

 (Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản 2016 – 2018)

Các chỉ số trên cho biết trong năm 2016 Công ty có 0,8 lần xuất và nhập kho. Trong năm 2017 bình quân hàng hóa luân chuyển 1,22 lần; trong năm 2018 hàng tồn kho của Công ty luân chuyển bình quân là 699,19 lần.

Ta thấy số vòng quay HTK của Công ty ngày càng tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đang biến chuyển theo chiều hướng tốt.

* Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: (Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty)

Số ngày một

vòng quay HTK

 

=

Số ngày trong kỳ

Số vòng quay HTK trong kỳ

Theo công thức trên ta có: trong năm 2016 trung bình 450 ngày thì xuất kho một lần, năm 2017 thì số ngày được rút ngắn xuống chỉ còn 296 ngày, năm 2018 là 1 ngày. Số ngày 1 vòng quay HTK của Công ty giảm qua các năm, điều này cho thấy hoạt động quản lý HTK ngày càng tốt, HTK được giải phóng ngày càng nhanh ,hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty cao.

2.2.3.4. Nợ phải thu

Qua bảng phân tích thấy rằng các khoản phải thu giảm dần qua các năm nhưng vẫn ở mức cao. Chính sách công nợ của công ty chưa được chặt chẽ. Hơn thế nữa, khoản tiền trả trước cho người bán cũng có xu hướng giảm qua 3 năm 2016-2018.

 Bảng 2.13: Các khỏan phải thu ngắn hạn (2016-2018)

ĐVT: Đồng/%

  2017/2016 2018/2017
Các khoản phải thu ngắn hạn 92,991,613,910 240.3 -39,407,632,932 -29.9
         

Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế toán

Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của Công ty, cần xem xét 2 tỷ trọng sau:

Tỷ trọng các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn = Các khoản phải thu
Tài sản ngắn hạn

Lần lượt qua ba năm 2016,2017,2018 tỷ số này lần lượt là 35,7%, 16,6% và 18,2%

2.2.3.5. Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ số tài chính. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

  2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Tăng/Giảm % Tăng/Giảm %
Doanh thu thuần 130,584,864,522 282,005,194,838 447,293,960,847 151,420,330,316 116.0 165,288,766,009 58.6
Vốn lưu động bình quân 233,641,866,109 368,736,218,139 507,247,700,069 135,094,352,030 57.8 138,511,481,930 37.6
Số vòng quay VLĐ 0.56 0.76 0.88 0 35.7 0 15.8
Số ngày một vòng quay VLĐ 651.8 480.3 414.8 -172 -26.3 -65 -13.6
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động 1.79 1.31 1.13 -0.5 -26.9 -0.2 -13.3

Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế toán

Nhìn vào các số liệu trên ta thấy: qua các năm vòng quay vốn lưu động của công ty tăng lên qua các năm. Chỉ số này tăng cho thấy hoạt động sử dụng vốn lưu động của công ty đang tăng trưởng

  • Số ngày một vòng quay vốn lưu động:

Theo công thức trên ta có: trong năm 2016 bình quân VLĐ quay được 651,8 ngày một vòng. Năm 2017 có giảm và đạt 480.3 ngày. Năm 2018 lại giảm, bình quân 414.8 ngày VLĐ quay được một vòng.

Ta thấy số ngày một vòng quay vốn lưu động của Công ty có giảm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty tốt nhưng số ngày vẫn còn cao. Vì vậy trong thời gian tới Công ty nên đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn.

* Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:

Qua các số liệu trên ta thấy, trong năm 2016, Công ty phải có 1,79 đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu. Năm 2017 là 1,31 đồng và năm 2018 thì con số này là 1,13 đồng. Nhìn chung, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty khá ổn định qua các năm

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ cao,trong thời gian tới công ty cần có các giải pháp để làm giảm hệ số đảm nhiệm này, nhằm nâng cao mức sinh lợi trên mỗi đồng vốn lưu động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đvt: Vnđ

  2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Tăng/Giảm % Tăng/Giảm %
Lợi nhuận sau thuế 696,698,214 943,889,268 1,526,223,755 247,191,054 35.5 582,334,487 61.7
Vốn lưu động bình quân 233,641,866,109 368,736,218,139 507,247,700,069 135,094,352,030 57.8 138,511,481,930 37.6
Doanh lợi VLĐ 0.003 0.003 0.003 0 0.0 0. 0.0

Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế toán

Nhìn vào các số liệu trên ta thấy doanh lợi VLĐ của Công ty trong thời gian gần đây ổn định điều này cho thấy việc sử dụng VLĐ của Công ty chưa hiệu quả. Bình quân một đồng VLĐ trong Công ty tạo ra 0,003 đồng lợi nhuận sau thuế.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Kết quả

Thứ nhất, vốn lưu động của Công ty tăng qua các năm, tốc độ tăng vốn lưu động năm sau luôn cao hơn năm trước. Việc tăng vốn lưu động là một yếu tố quan trọng cho phép Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty .

Thứ hai, nguồn tài trợ cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này đảm bảo nguyên tắc tài trợ vốn lưu động và nó mang lại cho Công ty những thuận lợi nhất định như có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn lại đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng nguồn vốn vay dài hạn.

Thứ ba, tiền mặt tồn quỹ trong những năm gần đây đã có sự tăng lên, điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền tăng.

Thứ tư, mặc dù HTK chiếm tỷ trọng lớn nhưng ta thấy số vòng quay HTK năm sau có xu hướng cao hơn trước, đồng thời số ngày một vòng quay giảm xuống chứng tỏ hoạt động quản lý HTK ngày càng tốt, HTK được giải phóng ngày càng nhanh ,hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty cao.

Thứ năm, vòng quay các khoản phải thu tăng, kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy hoạt động quản lý các khoản phải thu đã được chú trọng đúng mức và được thực hiện tốt hơn.

Thứ sáu, hệ số đảm nhiệm VLĐ thấp, doanh lợi VLĐ có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ ngày càng cao.

2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, cơ cấu VLĐ của Công ty không thực sự hợp lý, tỷ trọng các khoản phải thu quá cao, hàng tồn kho quá lớn. Việc các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao là do Công ty áp dụng các chính sách tín dụng, đồng thời do công tác quản lý các khoản phải thu cũng chưa thực sự hiệu quả ở những năm 2016, 2017. Như vậy hoạt động quản trị hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Thứ hai, hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ khá lớn, trong đó nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2016-2017. Sỡ dĩ như vậy là do công ty TNHH SX TM XNK Quốc Tế Thiên Phú cung cấp nguyên vật liệu công trình, vì vậy Công ty phải dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra bình thường, liên tục.

Thứ ba, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn lưu động, trong đó phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này chứng tỏ nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng. Việc nguồn vốn của Công ty bị chiếm dụng là do 3 nhân tố tác động. Thứ nhất là do chính sách tín dụng của Công ty cho phép các khách hàng được chiếm dụng vốn, mục đích là nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Thứ hai là do năng lực thu hồi các nợ của Công ty chưa cao. Điều này dẫn đến hiện tượng nguồn vốn của Công ty bị chiếm dụng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu, đảm bảo nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động.


Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Thực trạng và công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo