Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Mối Liên Hệ Giữa Chế Tài Hủy Hợp Đồng Với Các Chế Tài Khác dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Mối Liên Hệ Giữa Chế Tài Hủy Hợp Đồng Với Các Chế Tài Khác được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Xem Thêm ==> So Sánh Các Vấn Đề Hủy – Đơn Phương Chấm Dứt – Tạm Ngừng Thực Hiện Hợp Đồng
1.3.1. Với chế tài bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là một trong những chế tài được sử dụng phổ biến khi có sự vi phạm hợp đồng. Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật Dân sự 2005, bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và hành vi vi phạm hợp đồng phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, bên hủy bỏ hợp đồng phải chứng minh hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia đã gây ra thiệt hại cho mình và thiệt hại đó thỏa mãn các căn cứ quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phát sinh trong mọi trường hợp hủy bỏ hợp đồng. Có nghĩa là có những trường hợp hợp đồng bị hủy những bên bị vi phạm không phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên cũng có trường hợp miễn trách nhiệm quy định, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận, xảy ra sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ
Như vậy, bên vi phạm hợp đồng sẽ không phải chịu trách nhiệm do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của hợp đồng, nếu việc vi phạm hợp đồng thuộc một trong các căn cứ nêu trên.
Theo lý thuyết, bản chất của hủy bỏ hợp đồng là hành vi đơn phương chấm dứt quan hệ hợp đồng của một bên khi bên kia vi phạm hợp đồng. Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng thực chất chỉ giải phóng các bên khỏi những ràng buộc về nghĩa vụ hợp đồng, mà chưa có sự ràng buộc trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng là nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng có thể làm phát sinh thiệt hại. Chính vì thế, ngoài việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, pháp luật hợp đồng còn cho phép bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
1.3.2. Với chế tài phạt vi phạm hợp đồng
Một trong những chế tài khác được áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm hợp đồng là phạt vi phạm hợp đồng. Phạt hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Chế tài phạt vi phạm hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng. Với mục đích như vậy, phạt hợp đồng được áp dụng một cách phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng, tuy nhiên việc áp dụng chế tài này phải thuân theo những điều kiện nhất định.
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
Vì tầm quan trọng của chế tài phạt vi phạm nên Bộ luật Dân sự 2015 đã dành khá nhiều Điều, Khoản cho loại chế tài này cũng như mối quan hệ giữa chế tài này với các chế tài khác, trong khi đó mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm với chế tài hủy bỏ hợp đồng thì không được đề cập đến. Một câu hỏi có thể đặt ra là, khi đã áp dụng chế tài hủy hợp đồng thì chế tài phạt vi phạm có được áp dụng không, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm.
Trên cơ sở quy định tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu rằng, nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng thì khi hợp đồng bị chấm dứt do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, thì bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt theo như thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, vì không quy định rõ nên cũng có quan điểm cho rằng, cũng như chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, trong phần hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng. Bộ luật Dân sự 2005 chỉ quy định bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này. Phải chăng, nếu đã áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng thì không thể được áp dụng chế tài phạt vi phạm cho dù rất cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Chính phủ. Theo quan điểm của chúng tôi, hoàn toàn có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm khi đình chỉ thực hiện hợp đồng, nếu trước đó các bên có thỏa thuận việc bị phạt vi phạm trong hợp đồng. Bởi lẽ, hợp đồng bị đình chỉ thực hiện chỉ bị chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm có thông báo đình chỉ. Trước thời điểm này, hợp đồng vẫn tồn tại và có giá trị pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng như vậy, không có lý do gì xãy ra hành vi vi phạm hợp đồng mà chúng ta không được áp dụng chế tài phạt vi phạm cùng với chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hay không là vấn đề cần phải xem xét trong trường hợp hợp đồng bị hủy. Bởi lẽ, sau khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Với quy định này, hợp đồng được xem là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nhưng một số các thỏa thuận như thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng hoặc hoặc thỏa thuận về giải quyết tranh chấp vẫn còn hiệu lực. Mặt khác, hủy bỏ hợp đồng chỉ mới giải phóng các bên khỏi những ràng buộc về nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là nguyên nhân dẫn đến hủy bỏ hợp đồng có thể gây thiệt hại cho phía bên kia. Về vấn đề này khó có thể chia sẻ quan điểm, theo đó “ mặc dù văn bản không nêu rõ mối liên hệ giữa phạt vi phạm và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm, nhưng thực tiễn pháp lý theo hướng cho phép kết hợp hai chế tài này”. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, khi hợp đồng bị hủy bỏ sẽ không làm mất hiệu lực của thỏa thuận phạt trong hợp đồng. Căn cứ để hủy bỏ hợp đồng là do có sự vi phạm hợp đồng, vi phạm hợp đồng cũng là cơ sở của việc áp dụng chế tài phạt vi phạm. Cho nên, khi hủy bỏ hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.
Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Mối Liên Hệ Giữa Chế Tài Hủy Hợp Đồng Với Các Chế Tài Khác được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149