Luận văn hoàn thiện công tác thu mua Bảo Hiểm Xã Hội

Rate this post

 Luận văn hoàn thiện công tác thu mua Bảo Hiểm Xã Hội hiện công tác bảo hiểm xã hội ngày càng phát triển mạnh hơn ở nước ta trong những năm gần đây. Và đề tài về Luận văn hoàn thiện công tác thu mua Bảo Hiểm Xã Hội luôn được sinh viên hiện nay tìm kiếm và nhắn tin cho mình để xin tài liệu, nay mình chia sẻ miễn phí trên đây cho các bạn cùng xem nhé

Ngoài viết những bài mẫu và đăng lên chia sẻ các bạn tham khảo, thì mình cũng có dịch vụ viết luận văn hỗ trợ các bạn có nhu cầu hoàn thiện cả bài và tìm kiếm đề tài từ A – Z thì liên hệ mình nhé sđt / zalo : 0973287149


MỞ ĐẦU LUẬN VĂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU MUA BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề

Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng và được thụ hưởng. Đây là những chính sách mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cao đẹp, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước.

Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội và phát triển kinh tế – xã hội. Các chế độ bảo hiểm xã hội luôn được đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, cũng như đưa các chế độ đến với mọi người dân. Những thay đổi được cụ thể hóa thông qua Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập cơ bản về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội trong thời gian qua, tiếp cận một cách đầy đủ hơn bảo hiểm xã hội của khu vực, thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn quyền được tham gia, được thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người dân.

Quỹ BHXH là xương sống của bất kỳ một hệ thống BHXH nào. Bởi vì các chế độ BHXH đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn về đời sống của người lao động, quỹ BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ; đồng thời hạn chế những tệ nạn xã hội xảy ra do nguyên nhân của thất nghiệp và nghèo đói, xây dựng một nền an sinh xã hội bền vững. Mặt khác, cũng giúp cho chủ sử dụng lao động ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhờ vậy mà kinh tế đất nước sẽ được phát triển nhanh chóng và bền vững bởi được tăng trưởng về chất, đảm bảo an sinh xã hội.

Thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến chi BHXH và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. BHXH dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng, có hưởng do đó đặt ra yêu cầu đối với việc thu nộp BHXH. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.

XEM THÊM ==> Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh

Để đảm bảo đầy đủ nguồn chi trả cho các đối tượng tham gia BHXH, thì công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện giữ vai trò nòng cốt. Do vậy, quản lý thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Phú Tân nói riêng. Để thu BHXH trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao thì cơ chế quản lý thu BHXH qua thực tiễn cần phải được hoàn thiện, chặt chẽ, khoa học, từ các khâu lập kế hoạch thu, phân cấp thu, ghi kết quả đóng và quản lý tiền thu BHXH,…

1.2. Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau:

– Trình độ viên chức không đồng đều, nên việc quản lý công tác thu BHXH tại BHXH huyện Phú Tân chưa đáp ứng với tình hình thực tế tại địa phương.

– Các đơn vị sử dụng lao động, người lao động tại các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh), chưa thực hiện đăng ký đóng BHXH, đăng ký đóng BHXH không đủ số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH theo quy định. Việc trốn đóng BHXH ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức như không ký hợp đồng lao động, ký hợp đồng khoán sản phẩm, ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, có nhiều đơn vị sử dụng lao động thõa thuận với người lao động thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc để trốn tránh cơ quan BHXH và các cơ quan chức năng.

– Tình trạng nợ đọng BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động vẫn còn lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm.

– Mặc dù cơ quan BHXH đã có chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa phân cấp cho BHXH cấp huyện nên công tác tác thanh tra, xử lý vi phạm hành chính vẫn còn hạn chế chỉ dừng lại ở một số ít đơn vị sử dụng lao động có số lao động lớn, đơn vị nợ đọng BHXH.

– Các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều chồng chéo, chưa cụ thể, rõ ràng giữa Trung ương và địa phương.

– Công tác tuyên truyền về BHXH hiệu quả giáo dục đối với người sử dụng lao động và người lao động chưa cao, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt,…

Câu hỏi đăt ra là: Cần phải thực hiện những giải pháp gì để hoàn thiện công tác thu BHXH trên địa bàn huyên Phú Tân trong thời gian tới?

Để khắc phục những hạn chế nói trên, nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH, mở rộng và tăng trưởng nguồn thu BHXH, phát triển bền vững quỹ BHXH trên địa bàn huyện Phú Tân, tôi đã lựa chọn đề tài : “Giải pháp hoàn thiện công tác thu BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau”

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở lý luận về BHXH, thu BHXH, đề tài nhận diện được thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân; qua đó tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý thu, góp phần đảm bảo nguồn thu của Quỹ BHXH.

2.2 Mục tiêu cụ thể

– Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu;

– Đánh giá thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau. Qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân.

– Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thu BHXH.

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

– Công tác thu tại BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau còn những tồn tại, khó khăn, vướng mắc gì?

– Những giải pháp cụ thể nào để hoàn thiện công tác thu BHXH?

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài lấy công tác thu BHXH bắt buộc và quản lý công tác thu BHXH
tại BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau cùng với các vấn đề cấu thành và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH làm đối tượng nghiên cứu.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

– Phạm vi không gian: Hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

– Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Phú Tân giai đoạn 2016 – 2018; đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH của cơ quan này giai đoạn 2018 – 2021.

– Góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu trên góc độ cơ quan BHXH cấp huyện.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp sau:

– Phương pháp thống kê số liệu: Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Luận văn hoàn thiện công tác thu mua Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn hoàn thiện công tác thu mua Bảo Hiểm Xã Hội

– Phương pháp so sánh:

+ So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau.

+ Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

– Phương pháp mô tả và tổng hợp: Mô tả và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết không tách rời. Mô tả được tiến hành trên cơ sở tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả mô tả, phân tích. Trong nghiên cứu, người nghiên cứu vừa phải mô tả, phân tích và tổng hợp các nội dung liên quan đến từng lĩnh vực nghiên cứu.

Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu như quan sát thực tiễn công tác thu BHXH tại huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau, kết hợp với các kiến thức đã học ở trường và những hiểu biết thực tế đã được sử dụng.

Số liệu của luận văn được thu thập và xử lý qua hai nguồn:

– Dữ liệu nội bộ của BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau;

– Dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn: sách báo, các phương tiện truyền thông, báo cáo thường niên ngành BHXH.

6. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

6.1 Nghiên cứu nước ngoài

Sakai anh Okura (2011) nghiên cứu “Phân tích kinh tế học về bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc”. Nghiên cứu đã phân tích về thị trường bảo hiểm mà cả hệ thống bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc cùng tồn tại.

6.2 Nghiên cứu trong nước

– Nguyễn Thị Lan Hương (2008) Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế vận hành và mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHXH”. Nghiên cứu đã phân tích các khuyến nghị về cơ chế vận hành và mô hình tổ chức thực hiện BHXH nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh khép kín trong quản lý quỹ BHXH và phát huy được vai trò của người lao động và người sử dụng lao động trong tham gia BHXH.

Đề tài chưa đề cập sâu đến một số vấn đề liên quan đến hoạt động thu BHXH: Làm rõ nội hàm của cơ chế, cơ chế vận hành; chưa đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá cơ chế vận hành; đề tài chưa đi sâu nghiên cứu sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH.

– Phạm Đỗ Nhật Tân (2008) Đề tài “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH”. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng quỹ BHXH và khả năng cân đối của quỹ trong dài hạn thông qua việc phân tích các tác động từ những quy định mới về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc theo Luật BHXH và cũng như những tác động mới của việc điều chỉnh tiền lương, tiền công của Nhà nước; đề xuất các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH.
Đề tài chưa đề cập sâu đến một số vấn đề liên quan đến hoạt động thu BHXH: Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH; các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu BHXH; mô hình tổ chức thu BHXH và quy trình thu BHXH.

– Đỗ Văn Sinh (2008) Đề tài “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam”. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý quỹ BHXH trong thời gian qua; đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam.
Do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên luận án chưa đề cập đến một số vấn đề: Luận án chỉ nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến quỹ BHXH; chưa phân tích sự tác động của chính sách đến hoạt động BHXH.

– Dương Đăng Chinh, Vũ Đình Ánh (2003) Đề tài “Cơ chế và chính sách tài chính đối với hệ thống an sinh xã hội Việt Nam”. Hệ thống hóa lý luận về an sinh xã hội và cơ chế chính sách tài chính đối với hệ thống an sinh xã hội, có liên hệ với đặc thù Việt Nam. Phân tích yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2020 đối với phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam và đổi mới cơ chế chính sách tài chính đối với hệ thống này.

Đề tài chưa đề cập đến một số vấn đề như: Trong nội dung đề tài phần lý luận không đi sâu phân tích cơ chế; nghiên cứu về cơ chế nhưng đề tài chưa đưa ra được hệ thống tiêu chí để đánh giá cơ chế; đề tài đề xuất định hướng phát triển hoàn toàn định tính, không định lượng vì tác giả đã không sử dụng mô hình trong dự báo.

XEM THÊM ==> 29 Đề tài Quản trị kinh doanh quốc tế viết báo cáo thực tập, HAY NHẤT!!!

– Dương Xuân Triệu (2000) Đề tài “Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình thu BHXH “. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thu BHXH :

Đề tài chưa đề cập đến một số vấn đề: Nội dung của đề tài chỉ tập trung vào hoạt động tác nghiệp của cơ quan thực hiện chính sách BHXH là BHXH Việt Nam; chưa nghiên cứu, đánh giá về tác động của chính sách BHXH nói chung, chính sách thu BHXH nói riêng đến quy trình thu BHXH. Bởi vì với đặc thù hoạt động BHXH ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào chính sách. Mỗi khi chính sách thay đổi thì hoạt động của cơ quan BHXH cũng phải thay đổi theo.

– Phạm Ngọc Sơn (2015) Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH của BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH:

Qua xem xét, đánh giá Đề tài này, đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu, quản lý tốt công tác thu BHXH tại đơn vị, thực hiện nghiêm túc những quy định của Ngành BHXH và của UBND tỉnh giao. Tuy nhiên, đề tài này cho thấy chưa đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra về công tác đôn đốc và thu hồi nợ đọng quỹ BHXH, BHYT; công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT chưa cao; ý thức chấp hành pháp luật về BHXH đối với các công ty, doanh nghiệp chưa cao; công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT chưa đi vào chiều sâu; công tác phối hợp liên ngành về thanh kiểm tra, khai thác mới đối tượng tham gia BHXH chưa thường xuyên, cụ thể như Cục thuế, Sở LĐTB&XH, LĐLĐ tỉnh, Tòa án; chưa đề xuất xử lý hình sự đối với đơn vị Công ty, doanh nghiệp còn nợ đọng quỹ BHXH của người lao động kéo dài nhiều năm.

Như vậy, trong nội dung hầu hết các đề tài được đề cập ở trên đều chưa nghiên cứu sâu nội hàm công tác thu BHXH.


ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU MUA BẢO HIỂM XÃ HỘI

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thu BHXH
1.1.Tổng quan về BHXH
1.1.1.Khái niệm và vai trò của BHXH
1.1.2. Bản chất và chức năng của BHXH
1.1.3. Quỹ BHXH.
1.1.4. Đối tượng tham gia BHXH
1.2. Thu BHXH
1.2.1. Khái niệm thu BHXH
1.2.2. Vai trò của thu BHXH
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH
1.2.3.1. Chính sách tiền lương
1.2.3.2. Chính sách lao động và việc làm
1.2.3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
1.3. Thu BHXH
1.3.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý thu BHXH.
1.3.2. Vai trò của công tác thu
1.3.3. Nội dung Thu BHXH
1.3.3.1. Đối tượng tham gia BHXH
1.3.3.2. Mức đóng và phương thức đóng
1.3.3.2. Quy trình quản lý thu BHXH.
1.3.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu BHXH.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1

XEM THÊM ==> Đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp quản trị kinh doanh cập nhật 2022

Chương 2: Thực trạng thu BHXH tại BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.1. Giới thiệu chung về BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.1.1. Vài nét cơ bản về BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.1.3. Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.1.4. Nguồn lực con người
2.2. Thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.2.1. Xác định đối tượng tham gia BHXH
2.2.2. Xác định mức thu và căn cứ đóng BHXH
2.2.3. Thực trạng tổ chức thu BHXH tại BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.2.4. Thực trạng quản lý nợ đọng BHXH
2.2.5. Lập và giao kế hoạch thu BHXH.
2.2.6. Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu, nộp BHXH.
2.2.7. Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.3. Đánh giá quản lý thu tại BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thu BHXH tại BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
3.1. Mục tiêu, quan điểm và căn cứ để đưa ra giải pháp
3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp
3.1.2. Căn cứ đề xuất giải pháp
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH huyện Phú Tân
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức BHXH
3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
3.2.3. Mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH
3.2.4. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH
3.2.5. Khắc phục nợ đọng tiền đóng BHXH
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; xử phạt, khen thưởng kịp thời
3.2.7. Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008 vào hoạt động của BHXH huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
3.2.8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu BHXH; công tác giao dịch hồ sơ qua giao dịch điện tử
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện công tác thu BHXH
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
3.3.3. Kiến nghị với BHXH Việt Nam
3.3.4. Kiến nghị với UBND tỉnh Cà Mau
3.3.5. Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Cà Mau
3.3.6. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN


Trên đây là Luận văn hoàn thiện công tác thu mua Bảo Hiểm Xã Hội mà mình chia sẻ với các bạn sinh viên. Các bạn sinh viên có nhu cầu viết thuê bài trọn gói liên hệ zalo: 0973287149

Contact Me on Zalo