Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Xem Thêm ==> Đề cương Pháp Luật Về Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Căn Hộ Chung Cư
1.1.1.Khái niệm nhà chung cư, căn hộ chung cư
Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư [39, Điều 70 và 13, Điều 3, khoản 5].
Căn hộ chung cư được hiểu là phần sở hữu riêng trong nhà chung cư của mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức bao gồm: Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với căn hộ đó; phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật; hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng.
Như vậy, có thể hiểu nhà chung cư là tập hợp các căn hộ chung cư được xây dựng trong 1 khối thống nhất mà ở đó các chủ sở hữu căn hộ chung cư bị hạn chế một phần quyền sở hữu của mình. Chủ sở hữu nhà chung cư sẽ khác với các chủ sở hữu tài sản thông thường khác vì họ bị giới hạn quyền sở hữu riêng bằng việc sở hữu chung trong nhà chung cư và ngay cả căn hộ chung cư – vật thuộc sở hữu riêng của họ cũng bị giới hạn và “lập lờ” trong cách hiểu thế nào là sở hữu riêng 1 cách trọn vẹn.
Khái niệm nhà chung cư mặc dù được quy định như trên, nhưng căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế của người sử dụng và để góp phần tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có cơ sở phân hạng nhà chung cư khi tham gia giao dịch trên thị trường (chủ yếu là để phân biệt giá căn hộ chung cư), Bộ Xây dựng đã có quy định riêng về phân hạng nhà chung cư, theo đó, nhà chung cư có 4 hạng.
Hạng 1 là nhà chung cư cao cấp có chất lượng sử dụng cao, đảm bảo quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo;
Nhà chung cư hạng 2 là hạng có chất lượng sử dụng cao; đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ tương đối hoàn hảo;
Chung cư hạng 3 là hạng chất lượng sử dụng ở dạng khá cao; tất cả các tiêu chí như chung cư hạng 1 và 2 đạt mức độ khá;
Cuối cùng là nhà chung cư hạng 4 là hạng có chất lượng sử dụng trung bình và các tiêu chí chỉ đảm bảo đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng, do đó, đây cũng là loại chung cư có giá thành rẻ nhất, thường dành cho những người có thu nhập thấp. Đây cũng chính là một giải pháp nhân đạo và thích hợp dành cho nhu cầu nhà ở ngày càng cao của những người dân ngoại thành vào các đô thị, thành phố lớn để làm việc
1.1.2.Đặc điểm căn hộ chung cư, nhà chung cư
Do đặc tính là tài sản có giá trị nhưng người sở hữu lại bị hạn chế quyền sở hữu so với các chủ sở hữu tài sản khác nên nhà chung cư và căn hộ chung cư ngoài những đặc điểm chung của nhà ở nói chung, còn mang những đặc điểm riêng biệt như:
Nhà chung cư là loại nhà có nhiều người sử dụng, bao gồm các chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu các phần diện tích không phải là nhà ở, người sử dụng là người đi thuê… Đặc biệt, nhà chung cư có nhiều diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung như cầu thang, hành lang, lối đi chung,…; Do đó việc sở hữu trong nhà chung cư cũng được chia làm 2 loại, sở hữu chung cộng đồng trong căn hộ chung cư và sở hữu riêng, cụ thể:
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ
+ Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, logia gắn liền với căn hộ đó; Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật; Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với các hộ, phần diện tích thuộc phần sở hữu riêng.
+ Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:
Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng trên; Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm: khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy… Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó.
Nếu một căn nhà ở riêng biệt, chủ sở hữu nhà được sở hữu toàn bộ căn nhà bao gồm toàn bộ tường xây bao quanh nhà thì chủ sở hữu căn hộ chung cư lại không được sở hữu riêng hoàn toàn bức tường ngăn giữa 02 căn hộ chung
cư, mặc cho Luật quy định các chiều trái ngược nhau như: trước thời điểm Thông tư 03/2014/TT-BXD có hiệu lực thì diện tích căn hộ có 02 cách tính là tính từ tim tường ngăn giữa hai căn hộ hoặc tính theo diện tích thông thủy. Với cách tính diện tích căn hộ từ tim tường thì có thể hiểu, người mua căn hộ sẽ mua ½ tường ngăn giữa căn hộ, nhưng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Nghị định 71 thì tường phân chia các căn hộ thuộc sở hữu chung;
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
Người mua tài sản đặc biệt là căn hộ chung cư – 1 dạng của nhà ở nhưng không gắn liền với việc được chuyển nhượng hoàn toàn quyền sử dụng đất như các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở thông thường khác. Do đó, người mua rất có thể phải chịu những thiệt hại đối với các dự án mà chủ đầu tư thuê đất ngắn hạn như 30 năm hoặc 50 năm (VD: Dự án như Pacific Palace Hà Nội (thời hạn thuê đất là 30 năm), Làng Việt kiều châu Âu (thời hạn thuê là 50 năm)) hay những tranh chấp, rủi ro trong việc hết thời hạn thuê đất nhưng không có thỏa thuận nào về việc chủ đầu tư sẽ chịu phí thuê đất tiếp khi Nhà chung cư vẫn đang trong thời hạn sử dụng.
Đối tượng sở hữu là nhà chung cư được quy định bởi nhiều quy định pháp luật 1 lúc như Luật dân sự, Luật nhà ở, Luật Xây dựng. Việc quản lý nhà chung cư cũng có nhiều quy định khá cụ thể như các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư trong Luật Nhà ở 2005, Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ Xây dựng, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ… Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường thực hiện quản lý sử dụng nhà chung cư, góp phần nâng cao điều kiện sống, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo an ninh trật tự, tạo lập nếp sống văn minh trong các khu nhà chung cư… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng, trong quản lý nhà chung cư đã nảy sinh một số vướng mắc, bấp cập. Thực tế đã xảy ra một số tranh chấp liên quan đến vấn đề sở hữu chung trong nhà chung cư cũng như chưa có sự thống nhất trong việc thu phí dịch nhà chung cư gây bức xúc cho các hộ dân tại các nhà chung cư và trong dư luận.
Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149