Hoàn Thiện Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Thép Văn Nguyên

Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn Thiện Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Thép Văn Nguyên dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Hoàn Thiện Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Thép Văn Nguyên mẫu đề tài này được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Đề cương viết báo cáo thực tập: Hoàn Thiện Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại CTY TNHH Thép Văn Nguyên

Tính cấp thiết của báo cáo: bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào muốn hoạt động có hiệu quả đều bắt buộc phải phân bổ chi phí cho hợp lí và chi phí về lao động ( tiền lương) là một trong các chi phí cơ bản cấu thành chi phí của doanh nghiệp sản xuất . Lên kế hoạch sử dụng lao động hợp lí trong sản xuất kinh doanh là nhằm tiết kiệm chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động giúp giảm tổng chi phí , tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động là tất yếu, không thể thiếu trong công tác kế toán của bất kỳ một doanh nghiệp nào , và công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên cũng nằm trong số đó.

Mục đích nghiên cứu của báo cáo: tìm hiểu , phân tích tình hình kế toán tiền lương và khoản trích theo lương để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của báo cáo

Về phạm vi : công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên
Về đối tượng :  kế toán tiền lương

Nội dung báo cáo thực tập(dự kiến) bao gồm các chương mục chính sau:

Chương/Mục Tên chương/mục Số lượng trang Ngày hoàn thành
CHƯƠNG I Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên 10-15 08/12/2020
1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh , tổ chức quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên    
1.1.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên : quá trình hình thành , phát triển , chức năng nhiệm vụ , những thành tích đã đạt được.    
1.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.    
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán đang áp dụng và đặc điểm công tác kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên    
1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán .    
1.2.2 Hình thức kế toán.    
1.2.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên.    
1.3 Nhận xét về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên.    
CHƯƠNG II Thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên. 20-30 20/12/2020
2.1 Đặc điểm lao động, tiền lương và quản lý lao động tiền lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên.

 

   
2.1.1 Đặc điểm lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên    
2.1.2 Chế độ tiền lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên    
2.1.3 Các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên    
2.1.4 Quản lý lao động , tiền lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên.    
2.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên.    
2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng    
2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng    
2.2.3 Sổ sách kế toán sử dụng và trình tự hoạch toán.    
2.3 Nhận xét về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên.    
2.3.1 Ưu điểm    
2.3.1 Tồn tại    
CHƯƠNG III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên 10-15 25/12/2020
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên    
3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên    
3.3 Các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thép Văn Nguyên    

2.1. Công tác tổ chức và quản lý lao động tại công ty

2.1.1. Tình hình chung về quản lý lao động:

Tổ chức lao động hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi vì tổ chức và quản lý tốt sẽ làm tăng năg suất, có thêm thu nhập cho người lao động.

Phân loại lao động:

Lao động trực tiếp (khối sản xuất): Là lực lượng lao động trực tiếp tham gia thi công xây dựng các công trình, hạng mục công trình, bao gồm công nhân đội công trình

Lao động gián tiếp ( khối quản lý): Là lao động quản lý và bộ phận gián tiếp vào quá trình thi công tạo ra sản phẩm, gồm: bộ phận cơ quan, các ban điều hành và các đội trưởng, đội phó, kỹ thuật đội.

Tình hình quản lý và sử dụng lao động:

Phòng Tài chính tổng hợp chịu trách nhiệm quản lý lao động, quản lý chế độ

BHXH, BHYT và các chế độ chính sách khác của Nhà nước đối với người lao động làm việc tại công ty theo pháp luật hiện hành.

  • Cán bộ công nhân viên được tiếp nhận vào công tác tại công ty đều thông qua hợp đồng lao động và phải đảm bảo các điều kiện công ty đề ra như sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,…
  • Đối với công nhân trực tiếp lao động, trước khi tuyển chọn vào biên chế chính thức phải qua một năm hợp đồng lao động có thời hạn và trong năm đó phải hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng.
  • Mọi thủ tục hợp đồng lao động phải qua phòng Tài chính tổng hợp xem xét và

được Giám đốc kí trực tiếp với người lao động.

  • Trong một số công trình lớn cần nhiều lực lượng lao động phổ thông, đơn vị thi công được hợp đồng lao động theo thời vụ, trường hợp này đơn vị thi công tự chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với người lao động.

Số lượng lao động:

Từ năm 2018 đến năm 2019 thì lực lượng lao động trong công ty theo danh sách có xu hướng giảm. Nguyên nhân không phải vì chế độ đãi ngộ hay môi trường làm việc ko tốt mà do bởi sự thay đổi trong chính sách quản lý. Số lượng lao động từ năm 2019 tương đối ổn định, tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay khoảng 151 người. Trong đó khối văn phòng 23 người, khối sản xuất 128 người. Trừ một số cán bộ chủ chốt được biên chế thì còn hầu hết đều tiến hành ký hợp đồng lao động theo quy định.

2.1.2. Các chính sách của công ty đối với người lao động:

–   Chế độ làm việc:

Theo nội quy lao động của công ty thì người lao động làm việc theo giờ hành chính. Giờ làm việc buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 16h30. Thời gian làm việc có thể thay đổi nhưng không quá 8 tiếng trong một ngày.

Thực hiện nghỉ vào ngày thứ bảy và chủ nhật. Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, thi công thì nhân viên trong công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Xem Thêm ==>Dịch vụ viết chuyên đề thực tập , điểm cao 

Thực hiện theo quy định của Luật lao động, các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương:

  • Tết dương lịch 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch)
  • Tết âm lịch 5 ngày
  • Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
  • Ngày Quốc tế lao động 1 ngày ( ngày 01 tháng 5 dương lịch)
  • Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch)
  • Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

Nghỉ phép: Thực hiện theo luật lao động, cán bộ công nhân viên công ty làm việc 12 tháng được nghỉ phép 12 ngày và thời gian không làm việc đủ 12 tháng được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc. Ngoài ra cứ 5 năm làm việc tại công ty, nhân viên tiếp tục được cộng thêm 01 ngày phép trong năm. Nghỉ lễ, tết: Số ngày theo quy định của Bộ luật lao động.

Nghỉ ốm, thai sản: người lao động được nghỉ ốm và hưởng lương theo chế độ hiện hành. Trong thời gian nghỉ thai sản, ngoài thời gian nghỉ đúng quy định theo chế độ bảo hiểm còn được hưởng lương cơ bản do Bảo hiểm xã hội chi trả.

  • Chính sách đào tạo:

Công ty hết sức chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng, ban hành các quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ, thi nâng bậc cho đội ngũ công nhân kĩ thuật. Thường xuyên tổ chức và tham gia các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn do ngành xây dựng và các trường Đại học liên kết tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

  • Chính sách tiền lương đối với người lao động:

Hiện nay, công ty áp dụng hình thức trả lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Khuyến khích người lao động tích cực nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc.

Công ty đã xây dựng và áp dụng thang, bảng lương cho cán bộ quản lý nhằm đánh giá đúng và khen thưởng kịp thời những đóng góp của cán bộ quản lý trong việc thực hiện kế hoạch được giao.

Xây dựng các thang, bảng lương cho các chức danh lao động trong công ty nhằm đánh giá đúng các chức danh công việc khác nhau và có chế độ, chính sách trả lương theo đúng kết quả lao động của từng cá nhân, bộ phận.

Ban hành các quy định, quy chế quản lý trong công ty như quy chế phân cấp quản lý, quy định chức năng nhiệm vụ các đơn vị, quy chế thực hiện tiền lương, tiền thưởng. Ngoài ra để động viên tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động công ty có chế độ trích khen thưởng khi hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận mà Đại Hội Đồng cổ đông giao.

Ngoài ra công ty còn có nhều chính sách quan tâm, đãi ngộ thỏa đáng nhằm góp phần động viên, khuyến khích người lao động như:

  • Hằng năm, người lao động được nghỉ phép theo tiêu chuẩn và được cộng thêm ngày nghỉ thâm niên theo quy định của Bộ luật lao động
  • Mỗi năm công ty đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Bên cạnh đó, mỗi năm còn tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch vào các kỳ nghỉ lễ giúp người lao động có những giờ phút nghỉ ngơi thoải mái và tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Thực hiện đầy đủ việc trích nộp các khoản BHXH, BHYT theo quy định cho người lao động, các chế độ về trợ cấp thôi việc, ốm đau, thai sản, trợ cấp cho lao động gặp khó khăn,…
  • Các chính sách khác: Môi trường làm việc: Người lao động trong công ty tùy theo tính chất công việc được trang bị đầy đủ các thiết bị, vật dụng cần thiết để phục vụ cho công việc. Lao động tại các công trình đều được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng chủng loại theo quy định.

2.1.3. Quy chế trả lương, thưởng và các khoản khác cho người lao động:

Quy chế này áp dụng cho tất cả người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động từ công việc quản lý đến trực tiếp lao động tại công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Khánh Hòa, trừ các hợp đồng lao động mùa vụ tại các đơn vị sản xuất.

Các hình thức trả lương của công ty:

  • Trả lương theo THỜI GIAN: là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ ngày làm việc thực tế của tháng. Lương thời gian áp dụng cho CBCNV văn phòng công ty và CBCNV làm công tác hành chính, quản lý tại các bộ phận: Đội xe, Phân xưởng sản xuất sắt thép
  • Trả lương SẢN PHẨM: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra. Lương sản phẩm được áp dụng đối với các đối tượng trực tiếp sản xuất.
  • Trả lương KHOÁN: Là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc phải hoàn thành. Lương khoán được áp dụng cho các đối tượng trực tiếp sản xuất.

Quy định về hệ số lương, bậc lương:

  • Hệ số lương và bậc lương của người lao động được áp dụng theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Hệ số lương và bậc lương kể cả phụ cấp chức vụ (nếu có) được doanh nghiệp sử dụng để thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ nghỉ được hưởng lương theo quy định của Nhà Nước.
  • Hằng năm, Công ty tổ chức thi nâng bậc đối với các công việc mà Công ty có nhu cầu hoặc họp xét nâng bậc tùy theo đối tượng lao động.

Các khoản phụ cấp:

Công ty thanh toán phụ cấp cho người lao động khi được cử đi công tác ngoài tỉnh với mức tối thiểu 100.000 đồng/ người/ ngày. Mức phụ cấp này sẽ được Công ty điều chỉnh để phù hợp với thực tế cuộc sống ngoài xã hội.

Người lao động cử đi công tác được Công ty thanh toán tiền tàu, xe hoặc máy bay và tiền nhà nghỉ hoặc khách sạn,…theo ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.

Công ty hỗ trợ tiền điện thoại đối với một số chức danh lãnh đạo để phục vụ công tác. Mức hỗ trợ đối với Ban Giám đốc không vượt quá 1.000.000 đồng/ người/ tháng.

Đối với các Trưởng và Phó phòng không vượt quá 500.000 đồng/ người/ tháng. Mức hỗ trợ cụ thể do Giám đốc Công ty quyết định nhưng không vượt quá quy định trên.

Quy định trả lương:

  • Tiền lương: Lễ, phép, học tập và nghỉ việc riêng có lương của khối văn phòng, Đội xe, Phân xưởng sản xuất sắt thép và BTN, các đơn vị trực thuộc được trả theo mức lương cơ bản theo quy định của Nhà nước
  • Lương của đơn vị trực tiếp sản xuất thực hiện theo lương khoán hoặc lương sản phẩm được xác định trong hồ sơ thanh toán.
  • Lương của khối văn phòng, Đội xe, Phân xưởng sản xuất sắt và BTN do Giám đốc quyết định tùy thuộc quy mô của doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:
    • Lương thời gian: Được tính theo ngày làm việc thực tế trong tháng.

Bảng 2.1: Mức lương cụ thể theo từng chức danh quy định.

TT Chức vụ- công việc Đơn vị tính Tiền lương (hệ số 1)
       
01 Giám đốc Đồng 14.000.000,00
       
02 Phó Giám đốc Đồng 12.000.000,00
       
03 Kế toán trưởng Đồng 11.400.000,00
       
04 Trưởng phòng KHKT Đồng 9.600.000,00
       
05 Trưởng phòng, Đội trưởng, Quản đốc Đồng 9.000.000,00
       
06 Phó phòng, Đội phó, Phó quản đốc Đồng 7.080.000,00
       
07 Nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ Đồng 5.400.000,00
       
08 Nhân viên thống kê Đồng 5.040.000,00
       
09 Nhân viên bảo vệ ban ngày Đồng 3.720.000,00
       
10 Nhân viên bảo vệ ban đêm Đồng 2.400.000,00
       
11 Nhân viên bảo vệ Phân xưởng Đồng 3.600.000,00
       
12 Lái xe con Đồng 4.320.000,00
       
13 Nhân viên tạp vụ Đồng 2.100.000,00
       
14 Lái xe tải. Lái máy thi công Đồng 4.320.000,00
       
15 Lái xe đầu kéo Đồng 3.840.000,00
       
16 Lái xe ban, xe rùa (thảm BTN) Đồng 3.240.000,00
       
17 Thợ sữa chữa chính Đồng 4.320.000,00
       
18 Thợ sữa chữa phụ Đồng 3.600.000,00
       
19 Thợ sữa chữa (học việc) Đồng 3.120.000,00
       
20 Vận hành trạm BTN, kiêm thủ kho Đồng 4.800.000,00
       

(Nguồn: Phòng Tài chính tổng hợp)

Mức lương trên áp dụng hệ số 1. Tùy kết quả sản xuất kinh doanh và mặt bằng trả lương chung, Công ty sẽ có các hệ số điều chỉnh cho phù hợp.

Ông Nguyễn Hồng hưởng 50% mức lương trên do đang kiêm nhiệm Hạt trưởng Hạt QLCĐ Khánh Vĩnh.

Một số trường hợp hưởng lương khoán trọn tháng, không được tính lương làm thêm giờ:Nguyễn Xuân Luận – Lái xe đầu kéo, Hoàng Thanh Bình – Lái xe , Lê Quý Phong – Láy máy ban.

Xem Thêm ==> 99+ chuyên đề thực tập ngành Kế toán 

  • Lương khoán:

Xe tải: 10%/doanh thu

Xe lu: 17.000 đồng/giờ hoạt động

Sản xuất di chuyển bê tông nhựa nóng: 5000 đồng/tấn

+ Lương ngừng việc và di chuyển:

Ngừng việc tại công ty: 1.000.000 đồng/tháng (tính 26 công)

Ngừng việc tại công trường: 1.200.000 đồng/tháng (tính 26 công)

Di chuyển: 1.200.000 đồng/tháng (tính 26 công).

  • Công phụ sữa chữa xe: 96.000 đồng/ngày.
  • Làm thêm giờ: 100% lương ngày thường.
  • Tiền lương hỗ trợ: Đối với lái máy nếu tổng tiền lương trong tháng thấp hơn 000.000,00 đồng thì sẽ được công ty hỗ trợ trả theo mức 2.000.000,00 đồng/tháng.
  • Tiền lương trong những ngày nghỉ tai nạn lao động: Được thực hiện theo Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn.
  • Trợ cấp nghỉ chế độ thai sản:Bao gồm Nghỉ đẻ, sảy thai, khám thai, kế hoạch hóa dân số,…được hưởng theo chế độ BHXH hiện hành.
  • Trợ cấp nghỉ ốm đau:Căn cứ giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do nơi khám chữa bệnh cấp sẽ được hưởng chế độ BHXH hiện hành.

Quản lý quỹ tiền lương:

– Do việc Quỹ tiền lương của các Đội công trình và các hạt QLCĐ đã được xác định trong bảng khoán cho các đơn vị, nên Công ty chỉ xác định Quỹ tiền lương đối với Khối văn phòng, Đội xe, Phân xưởng SX đá & BTN.

  • Quỹ tiền lương của Khối văn phòng, Đội xe, Phân xưởng SX đá & BTN được hình thành từ 2 nguồn:
  • Nguồn Quỹ lương tiền lương được trích dự phòng theo quy định từ năm trước để lại. Nguồn này được trích không quá 17% trên tổng quỹ lương thực hiện của năm trước.

+ Nguồn Quỹ tiền lương được trích theo doanh thu thực tế của năm kế hoạch.

  • Quỹ tiền lương được sử dụng chi trả tiền lương trực tiếp cho người lao động. Sau khi chi trả tiền lương cho người lao động và trích 1% tiền lương dự phòng cho năm sau mà Quỹ tiền lương vẫn còn thì doanh nghiệp có thể tiếp tục phân phối cho người lao động theo hình thức thưởng khi đạt được doanh thu, có lợi nhuận.
  • Thưởng:
  • Nguồn tiền thưởng:

Công ty sử dụng hai nguồn để thưởng, cụ thể là:

  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  • Quỹ tiền lương (nếu có)
  • Điều kiện thưởng:
    • Hoàn thành nhiệm vụ được giao
    • Không vi phạm Nội quy, Quy chế, Quy định của Công ty.
    • Nếu sử dụng Quỹ tiền lương thì có thêm các điều kiện sau:Đạt chỉ tiêu về doanh thu, Có lợi nhuận
  • Mức thưởng:

Thưởng các danh hiệu thi đua hàng năm:Sử dụng từ nguồn Quỹ khen thưởng.

  • Lao động tiên tiến: 200.000 đồng
  • Chiến sĩ thi đua cơ sở: 300.000 đồng
  • Tập thể tiên tiến: 600.000 đồng
  • Tập thể xuất sắc: 1.000.000 đồng
  • Giấy khen của Giám đốc Sở GTVT Khánh Hòa:Cá nhân: 300.000 đồng, Tập

thể: 1.000.000 đồng

Thưởng nhân dịp lễ, tết dương lịch (sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi): Tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, mức thưởng chung từ 1.000.000 đồng trở lên. Nếu lao động mới kí hợp đồng lao động, có thời gian làm việc dưới 01 năm thì sẽ có điều chỉnh cho phù hợp.

Thưởng hoàn thành kế hoạch và hoàn thành vượt mức kế hoạch quý, năm:

  • Sử dụng nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi hoặc Quỹ tiền lương (nếu có)
  • Nếu thưởng sử dụng từ nguồn Quỹ tiền lương thì người lao động trực tiêp và gián tiếp phụ trợ tại các Hạt Quản lý cầu đường và đội công trình cũng sẽ được thưởng (do cùng tham gia vào quá trình hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của ông ty) nhưng ở mức thấp hơn so với người lao động ở Khối văn phòng, Đội xe, Phân xưởng sản xuất sắt thép, vì Quỹ tiền lương của các đơn vị đã được khoán.

Bảng 2.2 Mức thưởng theo chức vụ.

TT Chức vụ – công việc Đơn vị Tiền thưởng  
tính (hệ số 1)  
   
         
01 Giám đốc Đồng 10.000.000  
         
02 Phó giám đốc Đồng 8.750.000  
         
03 Kế toán trưởng Đồng 8.500.000  
         
04 Trưởng phòng, Đội trưởng, Quản đốc, Hạt trưởng Đồng 7.500.000  
         
05 Phó phòng, Đội phó, phó Quản đốc, Hạt phó Đồng 6.250.000  
         
06 Nhân viên chuyên môn nghiệp vụ Đồng 5.000.000  
         
07 Nhân viên bảo vệ ban ngày Đồng 4.500.000  
         
08 Nhân viên bảo vệ ban đêm, PX SX đá & BTN Đồng 4.000.000  
         
09 Lái xe, lái máy, thợ sữa chữa, công nhân khác Đồng 5.000.000  
         
10 Công nhân (các công trình và Hạt QLCĐ) Đồng 4.000.000  
         

(Nguồn: Phòng Tài chính tổng hợp)

Mức thưởng trên áp dụng hệ số 1. Tùy kết quả sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ có các hệ số điều chỉnh cho phù hợp.

Tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty có thể chọn mức thưởng chung từ 1.000.000,000 đến 3.000.000,00 đồng cho tất cả CNCNV trong Công ty.

Trừ thưởng các danh hiệu thi đua hằng năm, các loại thưởng khác như: Thưởng lễ, tết, thưởng hoàn thành kế hoạch và hoàn thành vượt mức kế hoạch đều căn cứ mức độ hoàn thành công việc, việc chấp hành các Nội quy, Quy chế và Quy định công ty ban hành cho người lao động. Nếu người lao động hoàn thành cùng một vị trí công tác với mức độ khác nhau thì người lao động có mức độ hoàn thành công việc thấp hoặc chấp hành chưa đầy đủ các Nội Quy, Quy chế và Quy định của công ty sẽ có mức thưởng thấp hơn quy định chung,…và sẽ do Hội đồng thi đua khen thưởng công ty quyết định.

Trường hợp người lao động mới vào làm việc thì sẽ được tính theo công thức lấy số tiền thưởng của người lao động có cùng tính chất công việc chia cho quý hoặc 12 tháng và nhân với số tháng người lao động thực tế làm. Mức thưởng này có thể lấy tròn hoặc điều chỉnh tăng theo nguyên tắc có lợi cho người lao động.

Trường hợp đặc biệt do Hội đồng lương – thưởng Công ty quyết định.

  • Chế độ khác khi tính lương:
  • Lương trong thời gian thử việc: Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng lương thử việc ít nhất 70% lương thực trả nhưng không được ít hơn lương tối thiểu cung hiện hành do Nhà nước quy định.
  • Lương trong trường hợp bị vi phạm kỉ luật lao động: Tiền lương trả cho người lao động trong trường hợp vi phạm kỉ luật lao động được thực hiện theo nội quy lao động của từng bộ phận, từng tổ nhóm, phù hợp với quy định của công ty và pháp luật lao động.
  • Bảo lưu hệ số lương cơ bản: Trường hợp người lao động được nhận vào công ty làm việc mà quá trình công tác trước đó đã tham gia đóng BHXH thì có thể được bảo lưu hệ số lương cơ bản khởi điểm bằng với mức lương cuối cùng đã tham gia đóng BHXH nếu được thỏa thuận ngay khi tiếp nhận với giám đốc công ty.

2.2. Thực trạng kế toán tiền lương:

2.2.1. Tài khoản sử dụng

  • Tài khoản 334 – Phải trả cho CBCNV
  • Tài khoản 111 – Tiền mặt
  • Tài khoản 141 – Tạm ứng
  • Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác
  • Tài khoản 622 – Lương công nhân trực tiếp sản xuất
  • Tài khoản 6270: Lương cho đội xe
  • Tài khoản 627A: Lương cho các công trình công ích
  • Tài khoản 627C: Lương cho xưởng sản xuất sắt thép
  • Tài khoản 672D: Lương cho xưởng bê tông nhựa
  • Tài khoản 6421 – Lương bộ phận quản lý

2.2.2. Chứng từ, sổ sách

Xem Thêm ==> Cách làm đề tài Kế toán thuế 

  • Bảng chấm công của các phòng, ban, đơn vị.
  • Bảng tạm ứng lương
  • Bảng thanh toán lương.
  • Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ.
  • Phiếu chi tiền
  • Hợp đồng giao khoán.
  • Chứng từ ghi sổ
  • Sổ cái, sổ chi tiết 334, 111, 338, 622, 627, 642,…

2.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ 

Cuối tháng, phòng tài chính tập hợp bảng chấm công từ các phân xưởng, đội, hạt, phòng ban chuyển đến kiểm tra sau đó đưa sang cho kế toán tiền lương.

Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán tiền lương cho CBCNV và bảng kê các khoản khấu trừ lương. Sau đó chuyển sang cho kế toán trưởng và giám đốc kí duyệt. Sau khi kí duyệt bảng thanh toán tiền lương cho CBCNV và bảng kê các khoản khấu trừ lương được đưa lại cho kế toán tiền lương.

Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và bảng kê các khoản khấu trừ lương lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN. Sau đó chuyển sang cho kế toán trưởng và giám đốc kí duyệt.

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN đã được kí duyệt chuyển sang lại cho kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương căn cứ vào đó tiến hành nhập liệu và phần mềm kế toán xử lý đưa vào chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 622, 627, 642, 334 sau đó phần mềm xử lý đưa lên BCTC: bảng cân đối kế toán ( phần nguồn vốn, mục nợ phải trả), báo cáo kết quả kinh doanh (mục chi phí quản lý doanh nghiệp), thuyết minh BCTC ( mục chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố và chi phí quản lý doanh nghiệp).Tất cả các chứng từ này đều được lưu tại kế toán tiền lương.

Hàng tháng từ bảng chấm công do các tổ trưởng đưa lên, phòng tài chính tổng hợp sẽ duyệt số công, số lao động sau đó chuyển sang cho kế toán tiền lương.

Kế toán tiền lương dựa vào bảng chấm công để để tính lương cho CBCNV trong công ty và lập bảng thanh toán lương rồi chuyển cho giám đốc, kế toán trưởng xét duyệt. Sau đó đưa sang lại kế toán thanh toán cũng chính là kế toán tiền lương.

Kế toán tiền lương kiêm nhiệm kế toán thanh toán tiền mặt tiến hành kiểm tra, lập phiếu chi gồm 2 liên rồi chuyển cho giám đốc và kế toán trưởng kí duyệt. Sau đó tất cả được chuyển cho thủ quỹ. Bảng thanh toán lương được chuyển lại cho kế toán tiền lương.

Kế toán tiền lương dựa vào bảng thanh toán lương đã kí nhập dữ liệu vào máy tính, đồng thời ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 334, 622, 627,642. Sau đó phần mềm xử lý đưa lên BCTC: Bảng cân đối kế toán (Phần nguồn vốn, mục nợ phải trả), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mục chi phí quản lý doanh nghiệp), thuyết minh báo cáo tài chính (mục chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, chi phí quản lý doanh nghiệp). Bảng thanh toán tiền lương và bảng châm công được lưu tại đây theo số.

Thủ quỹ sau khi nhận được 2 liên phiếu chi đã duyệt tiến hành kiểm tra, chi lương và ghi sổ quỹ. Phiếu chi 1 đã duyệt lưu tại đây theo số, liên 2 giao cho kế toán thanh toán.

Kế toán thanh toán dựa vào 3 liên phiếu chi để nhập dữ liệu vào máy tính và cập nhật vào chứng từ ghi sổ,SC; SCT 334, 111.Sau đó phần mềm xử lý đưa lên BCTC: Bảng cân đối kế toán (Phần tài sản, mục tài sản ngắn hạn và phần nguồn vốn, mục nợ phải trả), báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính (mục tiền và các khoản tương đương tiền).Liên 2phiếu chi lưu tại đây theo số.

2.2.4. Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 2/2019:

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN đã kí số 365  gày

26/2/2019 và bảng thanh toán tiền lương tháng 2/2019

Tiền lương phải trả cho khối công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

Nợ TK 622        108.360.000

Có TK 334 108.360.000

Tiền lương phải trả cho đội xe

Nợ TK 6270   72.227.453
Có TK 334 72.227.453
Tiền lương phải trả cho các đội công trình và các hạt:
Nợ TK 627A 29.863.500
Có TK 334 29.863.500
Tiền lương phải trả cho phân xưởng sản xuất sắt thép
Nợ TK 627C 68.480.000
Có TK 334 68.480.000
Tiền lương phải trả cho phânxưởng sản xuất BTN:
Nợ TK 627D 18.658.350
Có TK 334 18.658.350
Tiền lương phải trả cho khối văn phòng:
Nợ TK 6421 113.609.363
Có TK 334 113.609.36
Tiền lương làm thêm giờ của khối văn phòng
Nợ TK 6421 1.961.000
Có TK 334 1.961.000
Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương và phiếu chi 0125, phiếu chi 1356,

phiếu chi 0143 ngày 25/2/2019, công ty thanh toán tiền lương cho CBCNV toàn công ty:

Nợ TK 334    368.855.166

Có TK 1111 368.855.166

2.2.5 Sơ đồ hạch toán:

Theo quá trình tìm hiểu tại công ty, em nhận thấy quy trình luân chuyển các chứng từ tính và chi trả lương như vậy là khá hợp lý. Tuy nhiên trong tài khoản công ty sử dụng cần chi tiết hơn hai tài khoảnTK 627A tính lương cho các công trình công ích, Tài khoản 334- phải trả cho người lao động.

2.3. Thực trạng kế toán các khoản trích theo lương:

2.3.1.Tài khoản sử dụng:

  • Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn
  • Tài khoản 3383: Bảo hiểm xã hội
  • Tài khoản 3384: Bảo hiểm y tế
  • Tài khoản 3386: Bảo hiểm thất nghiệp
  • Các tài khoản đối ứng liên quan:
    • Tài khoản 1111: Tiền Việt Nam
    • Tài khoản 1121: Tiền gửi ngân hàng tại ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư

và phát triển Việt Nam.

  • Tài khoản 1388: Phải thu khác
  • Tài khoản 3341: Phải trả công nhân viên
  • Tài khoản 6270: Chi phí cho đội xe
  • Tài khoản 627A: Chi phí cho các công trình công ích
  • Tài khoản 627C: Chi phí cho xưởng sản xuất sắt thép
  • Tài khoản 672D: Chi phí cho xưởng bê tông nhựa
  • Tài khoản 6421: Chi phí cho bộ phận QLDN

2.3.2. Chứng từ, sổ sách:

  • Bảng thanh toán lương
  • Danh sách CBCNV nộp BHXH
  • Bảng kê trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
  • Bảng phân bổ lương và BHXH
  • Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH
  • Ủy nhiệm chi
  • Chứng từ ghi sổ
  • Sổ cái tài khoản 338 và các sổ cái liên quan.
  • Sổ chi tiết tài khoản 338 và các sổ chi tiết liên quan.

2.3.3. Quy trình luân chuyển chứng từ:

Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương, bảng kê các khoản khấu trừ vào lương CBCNV đã duyệt lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN. Sau đó chuyển sang cho kế toán trưởng kí duyệt.

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN đã được kí duyệt chuyển sang lại cho kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương tiến hành nhập liệu và phần mềm kế toán xử lý đưa vào chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 6270, 627A, 627C, 627D, 6421 sau đó phần mềm xử lý đưa lên báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán ( phần nguồn vốn, mục nợ phải trả), báo cáo kết quả kinh doanh (mục chi phí quản lý doanh nghiệp), thuyết minh BCTC ( mục chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố và chi phí quản lý doanh nghiệp).Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê các khoản khấu trừ lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN được lưu tại bộ phận kế toán tiền lương theo số.

Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào danh sách trích nộp BHXH, BHYT, BHTN và bảng thanhh toán lương đã kí tiến hành lập 2 bảng kê trích nộp BHXH, BHYT, BHTN. Sau đó chuyển sang cho kế toán trưởng và giám đốc kí duyệt. Sau khi đã được duyệt, 2 bảng kê trích BHXH, BHYT, BHTN sẽ được chuyển sang cho kế toán thanh toán.

Kế toán thanh toán dựa vào bảng kê trích BHXH, BHYT, BHTN để tiến hành lập Ủy nhiệm chi thành 2 liên. Sau đó chuyển ủy nhiệm chi sang cho kế toán trưởng và giám đốc kí duyệt. Ủy nhiệm chi 2 liên sau khi được duyệt sẽ được kế toán thanh toán chuyển liên 2 và 1 bảng kê trích BHXH, BHYT, BHTN cho Ngân hàng. Ủy nhiệm chi liên 1chuyển cho kế toán thanh toán và bảng kê trích BHXH, BHYT, BHTN còn lại được chuyển cho kế toán tiền lương.

Ngân hàng sau khi kiểm tra chi nộp cho các cơ quan chức năng sẽ tiến hành gửi giấy báo nợ cho công ty.

Kế toán thanh toán sau khi nhận liên 1ủy nhiệm chi cùng giấy báo nợ của ngân hàng thì tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm máy tính để xử lý công nợ; vào sổ cái, sổ chi tiết112, 334. Tiếp theo dữ liệu lên báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán (phần tài sản, mục tài sản ngắn hạn và phần nguồn vốn mục nợ phải trả), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính ( phần tiền và các khoản tương đương tiền). Liên

  • ủy nhiệm chi cùng giấy báo nợ được lưu tại đây theo số.

Danh sách trích nộp BHXH, BHYT, BHTN cùng với bảng kê trích BHXH, BHYT, BHTN được kế toán tiền lương làm cơ sở nhập liệu vào máy tính, ghi sổ chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái TK 338, 627,642 cho máy tính xử lý và lên báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán (phần nguồn vốn mục nợ phải trả), báo cáo kết quả kinh doanh ( mục chi phí quản lý doanh nghiệp), thuyết minh báo cáo tài chính ( mục các khoản phải trả phải nộp khác, mục chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố và mục chi phí quản lý doanh nghiệp). Danh sách trích nộp BHXH, BHYT, BHTN và bảng kê trích BHXH, BHYT, BHTN được lưu tại đây theo số.

Giải thích:

Cuối mỗi quý, bộ phận phụ trách công đoàn lập giấy đề nghị trích KPCĐ đem nộp cho giám đốc, kế toán trưởng kí duyệt và sau đó chuyển sang cho kế toán tiền lương.

Kế toán tiền lương căn cứ vào giấy đề nghị trích KPCĐ tiến hành lập bảng trích KPCĐ và chuyển sang cho kế toán trưởng và giám đốc kí duyệt. Bảng trích KPCĐ đã duyệt và giấy đề nghị trích KPCĐ được kế toán tiền lương tiến hành nhập liệu và phần mềm xử lý và đưa vào sổ sách liên quan như CTGS,SC, SCT 6270, 6421, 3382. Sau đó phần mềm xử lý đưa lên báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán ( phần nguồn vốn, mục nợ phải trả), báo cáo kết quả kinh doanh (mục chi phí quản lý doanh nghiệp), Thuyết minh báo cáo tài chính (mục các khoản phải trả phải nộp khác, mục chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, mục chi phí quản lý doanh nghiệp). Bảng trích KPCĐ và giấy đề nghị trích KPCĐ đã duyệt lưu tại đây theo số.

Kế toán thanh toán dựa vào bảng trích KPCĐ được duyệt và giấy đề nghị trích KPCĐ tiến hành lập phiếu chi gồm 2 liên sau đó gửi cho kế toán trưởng và giám đốc kí duyệt sau đó chuyển sang cho thủ quỹ.

Thủ quỹ căn cứ 2 liên phiếu chi đã kí duyệt tiến hành nộp quỹ công đoàn cấp trên và đồng thời ghi vào sổ quỹ. Liên 1 phiếu chi được lưu tại đây theo số, liên 2 chuyển cho kế toán thanh toán (kế toán tiền lương)

Kế toán thanh toán căn cứ liên 2 phiếu chi nhập liệu vào máy tính và phần mềm kế toán đưa vào chứng từ ghi sổ,SC, SCT 111; 3382. Sau đó phần mềm xử lý đưa lên bảng cân đối kế toán ( phần tài sản mục tài sản ngắn hạn; phần nguồn vốn, mục nợ phải trả), báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính (mục tiền và các các khoản tương đương tiền, phải trả phải nộp khác). Liên 2 phiếu chi lưu tại đây theo số.

2.3.4. Cách tính các khoản trích theo lương:

Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Hiện nay, công ty đang thực hiện tính và trả BHXH theo Luật Bảo hiểm và Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2019 của BHXH Việt Nam, theo đó căn cứ vào mức lương cơ bản, tiền lương thực tế và hệ số lương của từng người, kế toán tiền lương sẽ trích với mức trích tại công ty như sau:

–   Bảo hiểm xã hội:

Theo quy định mới, công ty có trách nhiệm nộp 18% trên tổng tiền lương cơ bản và được hạch toán vào chi phí của công ty.

Người lao động có trách nhiệm nộp 8% tổng tiền lương cơ bản và được khấu trừ vào lương cơ bản của người lao động trước khi phát lương.Trong đó: 3% đóng vào quỹ ốm đau thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, nghề

nghiệp; 22% đóng vào quỹ hưu trí tử tuất.

  • Bảo hiểm y tế:

Công ty nộp 3% trên tổng số lương cơ bản của người lao động và cũng được hạch toán vào chi phí của công ty.

1,5% trên tổng số lương cơ bản được khấu trừ vào lương cơ bản của người lao động trước khi phát lương.

Doanh nghiệp phải nộp 100% quỹ BHYT cho cơ quan quản lý quỹ.

  • Bảo hiểm thất nghiệp:

                   Công ty nộp 1% trên tổng số lương cơ bản của người lao động và được hạch toán vào chi phí của công ty.

Người lao động chịu 1% và được khấu trừ vào lương.

              Kinh phí công đoàn: Theo quy định hiện hành, công ty nộp 2% trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho người lao động tại Phòng kế toán của liên đoàn lao động thành phố và được hạch toán vào chi phí của công ty.

2.3.5. Công tác chi trả trợ cấp BHXH:

  1. Nội dung:

Đối với chế độ thai sản:

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia BHXH từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi.

Các văn bản quy định hiện hành hướng dẫn về chế độ thai sản: Luật BHXH 58/2014/QH1, Nghị định 115/2019/NĐ-CP, Thông tư 59/2019/TT-BLĐTBXH

Một số nội dung quan trọng trong chế độ thai sản như sau:

  • Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

 Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

 

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối thiểu 5 ngày tùy từng trường hợp cụ thể.

              Mức hưởng chế độ thai sản: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

              Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày.

Mức hưởng: Một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Chế độ ốm đau:

Trong điều kiện làm việc bình thường, người lao động tham gia đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên được nghỉ 60 ngày cộng dồn trong năm.

Người lao động tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ 40 ngày cộng dồn trong năm.

Người lao động tham gia đóng BHXH dưới 15 năm được nghỉ 30 ngày cộng dồn trong năm.

Về tỷ lệ hưởng BHXH trong thời gian nghỉ chữa bệnh được hưởng 75% mức lương cơ bản.

Ví dụ:

Ông Đinh Duy Linh nghỉ 5 ngày từ ngày 01/4/2019 đến ngày 5/4/2019. Lý do nghỉ chấn thương. Mức lương tính hưởng BHXH: 3.715.000. Số ngày nghỉ được tính hưởng trợ cấp từ ngày 01/04/2019 đến ngày 04/04/2019. Số ngày được tính hưởng trợ cấp là 3 ngày.Số ngày làm việc trong tháng 4 quy định đối với công việc mà ông Đinh Duy Linh đảm nhận là 24 ngày.

Vậy mức hưởng người này nhận được = (3.715.000/24) x 3 x 75% = 348.300

  1. Chứng từ liên quan:
    • Phiếu nghỉ hưởng BHXH
    • Giấy ra viện (
    • Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (

 


Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Hoàn Thiện Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Thép Văn Nguyên  được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *