Kế hoạch thực tập chuyên ngành kế toán trường Đại học Bà rịa Vũng Tàu

Rate this post

Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Kế hoạch thực tập chuyên ngành kế toán trường Đại học Bà rịa Vũng Tàu dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Kế hoạch thực tập chuyên ngành kế toán trường Đại học Bà rịa Vũng Tàu  được kham khảo từ bài chuyên đề  tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ HOẠCH THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KÊ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

Thực hiện Thông báo số … /BVU ngày    tháng  năm 2020 của nhà Trường về việc xây dựng kế hoạch thực tập chuyên ngành DH18 (bao gồm các lớp: DH18DN, DH18QS, DH18TN, DH18KQ, DH18KC, DH18KT, Khoa Kinh tế – Luật – Logistics thông báo và hướng dẫn kế hoạch thực tập cụ thể cho sinh viên các lớp do Khoa quản lý như sau:

  1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THỰC TẬP
  2. Mục đích
  • Giúp sinh viên gắn lý thuyết với thực hành, làm quen với môi trường thực tế qua nghiên cứu và thực tập ở các cơ sở thực tập.
  • Thực hành vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tế kinh doanh như nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, phân tích tình hình tài chính, xây dựng các kế hoạch chiến lược chức năng: Kế toán, Kiểm toán, Quản lý tài chính, Quản lý nhân sự, Quản trị Marketing, Quản trị sự kiện, Quản trị sản xuất, Tổ chức quản lý bán hàng, Xây dựng thương hiệu, Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng…, qua đó nghiên cứu phát hiện và đề xuất giải pháp cho những vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra với hoạt động kinh doanh.
  • Rèn luyện tác phong làm việc, kỹ năng, năng lực làm việc chuyên nghiệp, độc lập và sáng tạo để sinh viên có thể đảm đương được những vị trí nghề nghiệp cụ thể sau khi tốt nghiệp.
  1. Yêu cầu

Trong thời gian thực tập, sinh viên phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

  • Chấp hành nghiêm chỉnh nội qui, qui chế và những qui định khác của trường, khoa về việc thực tập.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh nội qui, qui chế và những qui định của cơ sở thực tập.
  • Chấp hành sự hướng dẫn và những yêu cầu cụ thể của giáo viên hướng dẫn.
  • Đảm bảo thời gian và kết quả thực tập theo quy chế. Sau thời gian thực tập, mỗi sinh viên phải có giao nộp Báo cáo thực tập chuyên ngành cho giáo viên hướng dẫn (GVHD) và cho cơ sở thực tập nếu có yêu cầu.
  • Nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, chủ động nghiên cứu, học hỏi, sáng tạo, rèn luyện bản lĩnh và kỹ năng hoạt động thực tiễn của một cán bộ doanh nghiệp, chủ động khai thác sự giúp đỡ của cơ sở thực tế để hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập.
  1. THỜI GIAN THỰC TẬP

Thời gian thực tập là 12 tuần từ ngày 07/09/2020 đến 29/11/2020 được chia làm 3 giai đoạn:

  1. Giai đoạn chuẩn bị và làm quen với cơ sở thực tập
    • Thời gian: 1 tuần, kéo dài từ ngày 07/09/2020 đến 13/09/2020.
    • Nội dung:
  • Phổ biến kế hoạch thực tập và phân nhóm thực tập theo giáo viên hướng dẫn.
  • Từng nhóm sinh viên thực tập làm việc với giáo viên hướng dẫn để thống nhất phương thức làm việc.
  • Xác định chính thức địa điểm thực tập và tiếp cận với cơ sở thực tập.
  • Làm quen với điều kiện làm việc của cơ sở thực tập.
  1. Giai đoạn thực tập tổng hợp
    • Thời gian: 8 tuần kéo dài từ ngày 14/09/2020 đến 08/11/2020
    • Nhiệm vụ:
  • Tìm hiểu mô hình hoạt động, chức năng nhiệm vụ, điều kiện kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp – cơ sở thực tập trong khoảng thời gian không dưới 3 năm.
  • Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của cơ sở thực tập. Nghiên cứu những công việc thuộc các phòng ban chức năng đã và đang được thực hiện ở cơ sở thực tập.
  • Phát hiện những vấn đề và thách thức trong hoạt động kinh doanh để lựa chọn đề tài nghiên cứu.
  • Xác định đề tài nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp. Các đề tài nghiên cứu phải tập trung vào những vấn đề bất cập có liên quan tới chuyên ngành được đào tạo của cơ sở thực tập, đòi hỏi phải nghiên cứu chuyên sâu. Tránh chọn những đề tài quá chung, quá rộng hoặc quá hẹp.
  • Thực hiện nghiên cứu đề tài đã lựa chọn.
    • Hoàn thành và nộp Bản thảo Báo cáo thực tập chuyên ngành cho giảng viên hướng dẫn, chậm nhất vào ngày 11/11/2020.
    • Nội dung:
  • Thu thập và phân tích thông tin tổng quát về cơ sở thực tập trên các phương diện: Lịch sử ra đời và phát triển; Loại hình doanh nghiệp; Lĩnh vực hoạt động; chức năng nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức… Phân tích rõ quá trình biến đổi các chỉ tiêu số lượng, sự thay đổi cơ cấu mặt hàng, thị trường…
  • Phân tích và đánh giá tổng hợp năng lực và các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Khả năng tài chính; Cơ sở vật chất kỹ thuật; lao động; năng lực tổ chức và quản lý.
  • Phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động của mỗi bộ phận chức năng nói riêng của cơ sở thực tập trong thời gian qua:

+    Thực trạng tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp

+    Tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh doanh; Hoạt động các bộ phận chức năng, Phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Quan hệ Khách hàng…; Những chiến lược và sách lược kinh doanh của doanh nghiệp; Những biện pháp tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh…

Xem Thêm ==>Dịch vụ viết chuyên đề thực tập , điểm cao 

  • Phát hiện và liệt kê tất cả các vấn đề (về chuyên ngành được đào tạo) của cơ sở thực tập cần nghiên cứu để tìm nguyên nhân và giải pháp. Trên cơ sở đó đề xuất các hướng giải pháp cho những vấn đề đó.
    • Để tránh những đề tài nghiên cứu có thể bị trùng lắp đáng tiếc, đề nghị các thầy cô giáo hướng dẫn báo cáo đề tài sinh viên lựa chọn đã được duyệt chính thức về Lãnh đạo Viện và Ngành trước ngày 12/09/2020.
  1. Giai đoạn hoàn thiện báo cáo thực tập
    • Thời gian: 3 tuần, kéo dài từ ngày 09/11/2020 đến 29/11/2020

3.2. Quy trình viết Báo cáo thực tập chuyên ngành:

  • Lập đề cương nghiên cứu sơ bộ
  • Lập đề cương nghiên cứu chi tiết
  • Thu thập dữ liệu, thực hiện phân tích thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu
  • Viết bản thảo Báo cáo Thực tập chuyên ngành
  • Hoàn thiện bản sạch Báo cáo Thực tập chuyên ngành

III. YÊU CẦU CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

  1. Báo cáo thực tập chuyên ngành của sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Đáp ứng mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
  • Nội dung đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.
  • Không được trùng lắp với các chuyên đề và tài liệu đã có.
  • Tuân thủ theo cách thức trình bày đã qui định.
  1. Kết cấu của một chuyên đề thực tập:
  • Trang bìa (theo mẫu trường)
  • Nhận xét của đơn vị thực tập (theo mẫu trường)
  • Nhận xét của giáo viên (theo mẫu trường)
  • Lời cảm ơn
  • Mục lục
  • Lời mở đầu:
  • Chương 1: Cơ sở lý luận (liên quan đến vấn đề nghiên cứu)
  • Chương 2: Thực trạng (kế toán, hoạt động kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự…) tại công ty

Nội dung bao gồm:

  • Giới thiệu tổng quát về công ty thực tập
  • Mô tả, phản ánh tình hình thực tế liên quan đến đề tài tại doanh nghiệp

Ví dụ đề tài : KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY ABC

Chương 2: Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại công ty ABC

  • Giới thiệu tổng quát về công ty ABC
  • Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty ABC
    • Nguyên tắc và nhiệm vụ của hạch toán vốn bằng tiền.
    • Kế toán tiền mặt.
      • Chứng từ ban đầu
      • Trình tự luân chuyển chứng từ.
      • Phương pháp hạch toán

Hạch toán chi tiết

Hạch toán tổng hợp

2.2.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng

2.2.3.1.            Chứng từ ban đầu

  • Trình tự luân chuyển chứng từ.
  • Phương pháp hạch toán

Hạch toán chi tiết

Hạch toán tổng hợp

  • Chương 3: Nhận xét và kiến nghị

+ Nhận xét chung

+ So sánh giữa lý thuyết đã học và thực tế

+ Ưu điểm

+ Nhược điểm.

  • Kết luận
  • Phụ lục
  • Tài liệu tham khảo
  1. Hình thức trình bày của một chuyên đề thực tập
    • Độ dài của Báo cáo Thực tập:
      • Tối thiểu 40 trang.
    • Quy định dạng trang:
      • Giấy chuẩn khổ A4: Lề trái 3cm; Lề phải, đầu và cuối trang 2 cm
      • Font chữ Times New Roman (13); Cách dòng: 1,5 lines
      • Các đoạn văn cách nhau một dấu Enter.
    • Đánh số trang:
      • Đánh số trang từ lời mở đầu cho đến kết luận theo số thứ tự 1, 2, 3…
      • Từ trang bìa đến trang mục lục đánh chữ số La Mã thường i,ii,iii,iv,…
  1. Thời hạn nộp và sản phẩm giao nộp
  • Chuyên đề thực tập chuyên ngành được nộp cho giáo viên hướng dẫn chậm nhất là ngày 30/11/2020. Giáo viên đánh giá và nộp lại cho Lãnh đạo Bộ môn trước ngày 05/12/2020.
  • Chú ý: Khi nộp bản sạch chuyên đề thực tập chuyên ngành, sinh viên phải nộp kèm theo cả đề cương chi tiết, bản thảo có bút tích sửa chữa của giáo viên, file ghi nội dung của cả đề cương và chuyên đề thực tập chuyên ngành.
  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐỂ THU THẬP THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  2. Tiếp xúc, trao đổi, nghe báo cáo từ lãnh đạo và cán bộ phụ trách các bộ phận chức năng của cơ sở thực tập.
  3. Tiếp xúc trao đổi với nhân viên các phòng ban chức năng của cơ sở thực tập.
  4. Thu thập thông tin thứ cấp qua tài liệu, sổ sách, ấn phẩm và các cơ sở dữ liệu khác.
  5. Tiếp xúc trao đổi với khách hàng và các tổ chức có liên quan của cơ sở thực tập.
  6. Thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp như: Điều tra phỏng vấn, khảo sát thị trường, quan sát.

Khoa Kinh tế – Luật – Logistics yêu cầu toàn thể sinh viên các lớp nêu trên chấp hành nghiêm chỉnh bản kế hoạch thực tập chuyên ngành này. Đề nghị các giáo viên hướng dẫn dựa vào kế hoạch chung để triển khai thành chương trình hành động cụ thể, chi tiết cho từng nhóm sinh viên được phân công phụ trách. Kính đề nghị các cơ sở thực tập quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để các em sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập.

Nơi gửi:

–          Phòng Đào tạo (để báo cáo);

–          Các GVHD (để thực hiện);

–          Sinh viên các lớp nêu trên (để thực hiện);

–          Các cơ sở thực tập (để phối hợp);

–          Lưu Khoa.

                        PHÓ TRƯỞNG KHOA

 

                       (Đã ký)

 

 

                       ThS. Phạm Ngọc Khanh

 
 

Xem Thêm ==> Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành

GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ TÀI CHO BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Liên quan đến việc lựa chọn đề tài cho Báo cáo Thực tập tốt nghiệp, Khoa Kinh tế – Luật – Logistics gợi ý một số định hướng như sau:

  1. Với sinh viên ngành kế toán: Có thể chọn các đề tài liên quan đến kế toán tài chính như:
  • Kế toán vốn bằng tiền, công nợ tại doanh nghiệp …
  • Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp …
  • Kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp …
  • Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp …
  • Kế toán hàng hoá tại doanh nghiệp …
  • Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp …
  • Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp …
  • Kế toán các khoản thu chi hoạt động tại đơn vị sự nghiệp…
  • Kế toán các hạn mục ngân sách tại đơn vị sự nghiệp…
  • Kế toán thuế phải nộp tại doanh nghiệp …

Có thể chọn các đề tài liên quan đến kế toán kiểm toán như:

  • Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty;
  • Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ năm của công ty;
  • Quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng tại công ty;
  • Kiểm toán chu trình bán hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty….
  • Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp …
  1. Với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh: Có thể lựa chọn đề tài liên quan tới các vấn đề sau:
  • Quản trị nguồn nhân lực: Có thể lựa chọn một nhánh cụ thể của Quản trị nguồn nhân lực như Tâm lý người lao động, Năng suất lao động, Tuyển dụng và đào tạo người lao động…
  • Quản trị chiến lược: Có thể lựa chọn một hướng chiến lược nào đó, ví dụ, chiến lược theo vị thế cạnh tranh, chiến lược theo phân đoạn thị trường, chiến lược theo nguồn lực…
  • Quản trị marketing: Có thể lựa chọn một công cụ cụ thể nào đó của marketing để nghiên cứu chuyên sâu, ví dụ như chiến lược sản phẩm, chiến lược định giá, chiến lược kênh phân phối hay chiến lược truyền thông, bán hàng, PR…
  • Quản trị tài chính – ngân hàng: Có thể lựa chọn một nhánh cụ thể của quản trị tài chính, ngân hàng như danh mục Phân tích báo cáo tài chính, hoạch định doanh lợi, vốn lưu động, đầu tư, chứng khoán, rủi ro…
  • Quản trị sản xuất: Có thể lựa chọn một hướng đi nhỏ nhưng phù hợp với điều kiện doanh nghiệp như Quản trị chất lượng, Quy trình sản xuất…
  • Quản trị doanh nghiệp: Có thể lựa chọn một vấn đề liên quan tới Quản trị một chức năng cụ thể nào đó trong doanh nghiệp.
  • Quản trị – Luật: Có thể lựa chọn một vấn đề liên quan tới Quản trị như các gợi ý chuyên đề đã nêu ở trên hoặc chuyên đề Luật cụ thể nào đó trong doanh nghiệp.
  1. Với sinh viên ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng: Có thể lựa chọn đề tài liên quan tới các vấn đề sau:
  • Logistics: Có thể lựa chọn một nhánh cụ thể của Logistics như Tổ chức và khai thác cảng biển, Hoạch định nguồn nhân lực, Marketing trong các doanh nghiệp logistics…
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Có thể lựa chọn một hướng cụ thể, ví dụ, Quản lý kho hàng, Quản lý giao nhận vận tải, Lập kế hoạch & điều độ trong chuỗi cung ứng…

Tuỳ vào điều kiện của doanh nghiệp, dưới sự hướng dẫn của GVHD, sinh viên lựa chọn đề tài phù hợp với ngành đào tạo, phạm vi và khả năng nghiên cứu của mình./.

Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Kế hoạch thực tập chuyên ngành kế toán trường Đại học Bà rịa Vũng Tàu được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo