Đề cương báo cáo: Hủy Bỏ Hợp Đồng Và Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Theo BLDS

Rate this post

Download miễn phí đề cương tốt nghiệp: Hủy Bỏ Hợp Đồng Và Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Theo BLDS dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Hủy Bỏ Hợp Đồng Và Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Theo BLDS  được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


1.Lý do chọn đề tài báo cáo thực tập:

Vi phạm hợp đồng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và quy mô của hợp đồng, sẽ ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ kinh doanh, đến sự ổn định và phát triển chung của nền kinh tế. Trong trường hợp như vậy, pháp luật của tất cả các nước cũng như các văn bản pháp lý quốc tế quy định những biện pháp chế tài đối với bên vi phạm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại.

Một trong những chế tài đó là hủy hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, chế tài hủy hợp đồng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, cụ thể là trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại hiện hành. Tuy nhiên hai Bộ luật này được quy định chưa được không thống nhất và chưa được rõ ràng. Thực trạng đó của pháp luật là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc áp dụng chế tài này trong thực tiễn giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Việc tìm hiểu một cách có hệ thống các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định trong Dân sự, Thương mại và thực tiễn vận dụng luật là vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Trong khoa học Pháp lý Việt Nam trong thời gian qua vấn đề này đã có một số em quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên vì tầm quan trọng của vấn đề và trong bối cảnh Bộ luật Dân sự mới được sửa đổi (Bộ luật Dân sự 2015) việc nghiên cứu vấn đề này là rất cần thiết. Chính vì những lý do trên nên em đã chọn vấn đề “Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo BLDS 2015” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

  1. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua có một số công trình được công bố và trong một chừng mực nhất định có liên quan đến nội dung của đề tài, cụ thể như sau: Luận văn Thạc sĩ Luật học về “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại” của tác giả Nguyễn Phú Cường (năm 2009).

Có một số bài viết liên quan đến đề tài được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật. Ví dụ: “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của các tác giả Dương Anh Sơn và Lê Thị Bích Thọ, vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam (Đỗ Văn Đại) đăng trên tạp chí khoa học pháp luật số: 3/2004. Cuốn sách Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh do Nhà xuất bản (Viết tắt là Nxb) Tư pháp, xuất bản năm 2007; Cuốn sách “Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, tập 1” của tác giả Đỗ Văn Đại, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật năm 2013; Bài viết Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam của tác giả Ngô Huy Cương đăng trong trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 2) năm 2010; Bài viết Nguyên tắc thiện chí và vấn đề hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Anh Thư đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10 (318) năm 2014.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đều có đề cập đến các chế tài được điều chỉnh trong pháp luật hợp đồng Việt Nam như một phần nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, phần lớn tập trung nghiên cứu các chế tài dưới góc độ trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng, còn chế tài hủy hợp đồng chưa được nghiên cứu một cách độc lập.

Trong phạm vi đề tài “Hủy hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam”, tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến hủy hợp đồng bằng biện pháp chế tài trong lưu thông Dân sự và hoạt động thương mại. Từ những vấn đề mang tính chất lý luận chung, đến phân tích, so sánh, bình luận các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về văn bản áp dụng, hậu quả pháp lý cùng với mối liên hệ của chế tài hủy bỏ hợp đồng với các chế tài khác. Qua đó, chúng tôi nêu lên những điểm còn bất cập trong quy định của Pháp luật đối với những vấn đề nêu trên và đưa ra một số các khuyến nghị, với hi vọng góp phần hoàn thiện các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng trong hoạt động thương mại và lưu thông Dân sự.

  1. Mục đích nghiên cứu bài báo cáo thực tập;

Luận văn phân tích, làm rõ các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về chế tài hủy hợp đồng, giúp người đọc nắm tổng quát quy định của pháp luật về chế tài này, nhận diện được các căn cứ, cách thức xử lý đối với các hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động lưu thông Dân sự hiện nay và phân biệt được hệ quả của việc áp dụng từng biện pháp cụ thể. Luận văn sẽ làm rõ những ưu và nhược điểm của pháp luật hiện hành và tìm hướng hoàn thiện các quy định này. Đồng thời, thông qua phân tích, bình luận một số các bản án của Tòa án về giải quyết các tranh chấp hợp đồng Dân sự, Luận văn sẽ nêu lên những điểm còn bấp cập trong quy định của pháp luật và những vấn đề nảy sinh trên thực tế mà pháp luật chưa thể dự liệu hoặc điều chỉnh chưa hiệu quả.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và 2015 về Huỷ hợp đồng và so sánh với các quy định của Luật Thương mại. Cụ thể, làm rõ những vấn đề mang tính chất lý luận chung như:

Khái niệm, bản chất, sự cần thiết của việc áp dụng chế tài này trong hoạt động ký kết Hợp đồng Dân sự, mối liên hệ giữa chế tài hủy bỏ hợp đồng với các chế tài khác. Phân tích các quy định của pháp luật về điều kiện áp dụng, hậu quả pháp lý của việc áp dụng đối với từng biện pháp, làm rõ các căn cứ để phân biệt chế tài hủy hợp đồng với các loại chế tài khác như đình chỉ thực hiện hợp đồng. Đồng thời, có nghiên cứu thực tiễn áp dụng các chế tài này vào việc giải quyết một số vụ việc tranh chấp cụ thể.

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các trường hợp Huỷ hợp đồng Dân sự và Thương mại trong khuôn khổ điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại.

Về mặt thời gian: Các vụ huỷ hợp đồng diễn ra từ khi Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực cho đến nay.

Về mặt nội dung: Huỷ hợp đồng theo pháp luật Việt Nam gồm có hai dạng đó là Huỷ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và Huỷ hợp đồng trong Luật Thương mại.

  1. Phương pháp nghiên cứu:

    phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh….Các phương pháp này được sử dụng cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được em sử dụng để tìm hiểu các khái niệm, phân tích, tổng hợp các quy định của Pháp luật hiện hành về huỷ hợp đồng nhằm mục đích khái quát hóa các quy định của Pháp luật về vấn đề này, làm cơ sở cho việc đánh giá pháp luật. Trên cơ sở này, em sử dụng phương pháp bình luận để nhận xét, đánh giá các các bản án, quyết định giải quyết vấn đề huỷ hợp đồng cụ thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

– Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh việc huỷ hợp đồng theo Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Ngoài ra còn được sử dụng để so sánh giữa quy định của Pháp luật về hợp đồng hiện hành với quy định của pháp luật hợp đồng trước đây liên quan đến chế tài huỷ hợp đồng.

 – Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để nghiên cứu quy định của Pháp luật Dân sự, Thương mại và việc áp dụng pháp luật để huỷ hợp đồng qua các giai đoạn làm định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật hiện hành.

 – Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê các số liệu có liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế làm cơ sở cho các kết luận, đề xuất của Luận văn.

  1. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của báo cáo thực tập:

Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong khoa học pháp lý về chế tài hủy hợp đồng, làm rõ các khái niệm, bản chất và sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật chế tài này trong hoạt động Dân sự, căn cứ áp dụng và hậu quả pháp lý của việc áp dụng, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy hợp đồng theo Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra những điểm còn bất cập, những hạn chế, thiếu sót trong quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự Việt Nam về chế tài hủy hợp đồng, giúp người đọc nhận thức được nhu cầu và sự cần thiết trong việc định hướng hoàn thiện pháp luật. Đề tài cũng đưa ra những khuyến nghị với mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của Pháp luật đối với loại chế tài này nhằm đảm bảo cho các quy định của Pháp luật mang tính khả thi. Đồng thời, việc hoàn thiện các chế tài này sẽ góp phần giải quyết những khó khăn vướng mắc trên thực tế, hạn chế những bất cập phát sinh trong hoạt động lưu thông Dân sự được nhanh chóng, hiệu quả và đúng Pháp luật.

 

  1. Cơ cấu báo cáo thực tập: 

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 3 Chương. Kết cấu của từng Chương cụ thể như sau:

  • Chương 1: Tổng quan về huỷ hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam
  • Chương 2: Điều kiện áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam
  • Chương 3: Hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam

Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Hủy Bỏ Hợp Đồng Và Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Theo BLDS được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo