Đề Cương Báo Cáo: Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động

Rate this post

Download miễn phí đề cương tốt nghiệp:  Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Đề Cương Báo Cáo: Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Đề Cương Báo Cáo Thực Tập: Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động Việt Nam Hiện Hành

1. Tính cấp thiết của đề tài báo cáo thực tập:

Khi xã hội có nhu cầu sử dụng sức lao động thì sẽ tạo nên quan hệ lao động. Ở đó, các bên thực hiện một giao dịch đặc biệt không như những quan hệ dân sự “mua đứt bán đoạn” khác, mà diễn ra trong quá trình sức lao động của người lao động được đưa vào sử dụng. Quan hệ lao động giữa người lao động làm công với người sử dụng lao động được hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động và vì vậy quan hệ này sẽ chấm dứt khi hợp đồng lao động chấm dứt. Thực tiễn đã chứng minh hợp đồng lao động tạo thuận lợi cho các bên trong quan hệ lao động khi giao kết, thực hiện công việc thỏa thuận. Trong hệ thống pháp luật lao động, chế định hợp đồng lao động là chế định chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng và giữ vai trò trung tâm điều chỉnh quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994, là cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ lao động, trong đó có quan hệ về hợp đồng lao động. Qua nhiều lần sửa đổi, ngày 20/11/2019, với 90,06% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019 với nhiều nội dungliên quan mật thiết đến vấn đề sa thải người lao động.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất kinh doanh phát triển, quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng có nhiều thay đổi. Người lao động làm việc, được hưởng lương và những chế độ nhất định đồng thời cũng phải tuân thủ những quy định về Kỷ luật lao động sa thải được ghi nhận trong các văn bản pháp luật cũng như trong nội quy lao động của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có quyền quản lý lao động nhằm đảm bảo trật tự nền nếp của doanh nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đã được quy định tương đối cụ thể nhưng các tranh chấp lao động vẫn xảy ra và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tranh chấp về sa thải người lao động. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp có liên quan đến sa thải người lao động tại Tòa án cho thấy số lượng các vụ tranh chấp về sa thải người lao động chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, diễn ra gay gắt và phức tạp. Trong đó có rất nhiều trường hợp là sa thải trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người lao động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do sự thiếu hiểu biết của người sử dụng lao động cũng có thể do sự cố tình vi phạm các quy định pháp luật về sa thải người lao động của họ, song cũng không thể không kể đến một nguyên nhân quan trọng đó là pháp luật về sa thải người lao động của Việt Nam trong quá trình thực thi ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi. Để bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng lao động, đồng thời giữ gìn kỷ cương trong doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất kinh doanh, việc nghiên cứu vấn đề sa thải người lao động, từ đó hoàn thiện pháp luật về sa thải người lao động nhằm hạn chế việc sa thải trái pháp luật là một đòi hỏi cần thiết cả về lý luận và thực tiễn tại các doanh nghiệp.

Nhằm góp phần khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, tạo cơ sở để quyền và lợi ích của người lao động phát huy hết được giá trị là nguồn nội lực của xã hội, đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện hơn pháp luật về sa thải người lao động.

Xuất phát từ các lý do trên, Tác giả quyết định lựa chọn đề tài : HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI TRONG LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN HÀNH” để làm Chuyên đề tốt nghiệp cho mình.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ

2. Mục đích, ý nghĩa khoa học của chuyên đề

Với mục tiêu trên, việc nghiên cứu đề tài Chuyên đề tập trung làm rõ những vấn đề về khái niệm, đặc điểm các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, tập trung phân tích vấn đề sa thải người lao động tại doanh nghiệp; nghiên cứu làm rõ trách nhiệm các bên khi sa thải người lao động tại doanh nghiệp, cũng như hậu quả của việc sa thải người lao động khi trái pháp luật; Trên cơ sở đó tìm hiểu những điểm mới của Bộ luật Lao độngnăm 2019 về chấm dứt hợp đồng lao động, tập trung vấn đề sa thải người lao động tại doanh nghiệp và sự cần thiết phải bảo vệ người lao động khi bị doanh nghiệp sa thải trái pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở đó, Chuyên đề đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về sa thải người lao động tại doanh nghiệp theo Bộ luật lao động năm 2019.Dưới góc độ nghiên cứu thì đây là đề tài hẹp, trong khuôn khổ bài chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhất của pháp luật sa thải người lao động tại doanh nghiệp theo pháp luật; Thực trạng việc quy định và áp dụng pháp luật sa thải người lao động theo quy định kỷ luật của doanh nghiệp; Đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về sa thải người lao động tại doanh nghiệp theo Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019, hạn chế bớt những tác động tiêu cực của các quy định pháp luật về sa thải người lao động chưa hợp lý trong đời sống hàng ngày.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.1. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi không gian

Chuyên đề nghiên cứu các quy định pháp luật về sa thải người lao động tại các doanh nghiệp qua thực tiễn số liệu ở nước ta hiện nay.

– Phạm vi thời gian

Chuyên đề nghiên cứu đề tài với các số liệu đánh giá trong giai đoạn từ từ năm 2012 đến 9 tháng đầu năm 2019 với những kết quả, khó khăn, vướng mắc và bất cập liên quan đến trách nhiệm của các bên khi sa thải người lao động.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Chuyên đề là những vấn đề lý luận chung, nội dung của việc sa thải người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 và Bộ luật lao động năm 2019 và thực tiễn kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và bất cập trước khi Bộ luật lao động năm 2019 được ban hành.

4.  Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê – nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà Nước và pháp luật; Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sa thải người lao động theo pháp luật Việt Nam.

Đồng thời, chuyên đề được thực hiện trên cơ sở áp dụng đan xen các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh pháp luật, khảo sát thực tiễn; Trong quá trình nghiên cứu và trình bày chuyên đề, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phân tích, tổng hợp; Phương pháp phân tích được áp dụng với các trường hợp cần làm rõ khái niệm, phân loại, căn cứ, thủ tục, v.v…; Phương pháp tổng hợp áp dụng sau những vấn đề lớn được triển khai trong các mục, chương.

– Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp luật được sử dụng nhiều ở phần chuyên đề đề cập đến các vấn đề cơ bản mang tính lý luận, quy định pháp luật về sa thải người lao động và trách nhiệm các bên tại chương 1 của Chuyên đề.

– Chương 2  và chương 3 của chuyên đề, Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp khảo sát, đánh giá thực tiễn, đối chiếu với những gì đã phân tích, tổng hợp tại Chương 1; từ đó tổng hợp để đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện đề tài đang nghiên cứu.

5. Kết cục, bố cục của chuyên đề

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Chuyên đề được chia thành 3 Chương

  • – Chương 1: Khái quát chung về xử lý Kỷ luật lao động sa thải bằng hình thức sa thải
  • – Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý Kỷ luật lao động sa thải bằng hình thức sa thải
  • – Chương 3: Thực tế việc xử lý Kỷ luật lao động sa thải bằng hình thức sa thải

Xem Thêm ==> 99+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật


MỤC LỤC..

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..

Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài
  2. Mục đích, ý nghĩa khoa học của chuyên đề.
  3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
  4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
  5. Kết cục, bố cục của chuyên đề.

Phần 2: PHẦN NỘI DUNG.

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG BẰNG HÌNH THỨC SA THẢI

1.1.  MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG BẰNG HÌNH THỨC SA THẢI

1.2.  PHÂN BIỆT HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG SA THẢI VỚI ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỒNG..

1.3. Ý NGHĨA CỦA HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG SA THẢI

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH  CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG BẰNG HÌNH THỨC SA THẢI

2.1. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HÌNH THỨC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG SA THẢI

2.1.1. ĐIỀU KIỆN VỀ NỘI DUNG..

2.1.2. ĐIỀU KIỆN VỀ HÌNH THỨC..

2.2. HỆ QUẢ CỦA XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG BẰNG HÌNH THỨC SA THẢI

2.2.1. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG..

2.2.2. ĐỐI VỚI XÃ HỘI

CHƯƠNG 3: THỰC TẾ VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG BẰNG HÌNH THỨC SA THẢI

3.1. THỰC TIỄN VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG BẰNG HÌNH THỨC SA THẢI

3.1.1. Vụ việc 1.

3.1.2. Vụ việc 2.

3.1.3. Nhận xét cách giải quyết của Tòa.

3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT CÁ NHÂN..

3.2.1. Đối với người lao động.

3.2.1. Đối với người sử dụng lao động.

3.2.3. Đối với xã hội


Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Đề Cương Báo Cáo: Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Sa Thải Trong Luật Lao Động được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo