Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ
Chương 1: Nền tảng pháp lý và các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
- 1.1. Khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hóa
- 1.2. Nền tảng xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Ấn Độ
- 1.3. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp việt nam sang Ấn Độ.
- 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang Ấn Độ
- 2.2. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ
Xem Thêm ==> Dịch vụ viết báo cáo thực tập , điểm cao
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ
- 3.1. Phân tích SWOT cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Ấn Độ
- 3.2. Định hướng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của Việt Nam
- 3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, một thị trường đầy tiềm năng được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã và đang vươn tới.Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độliên tục ở mức cao trong những năm gần đây (482,3 tỷ USD năm 2014, 472 tỷ USD năm 2015, 432 tỷ USD năm 2016) cũng là cơ hộicho các doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường này. (Báo cáo thực tập thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ)
Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Ấn Độ về thương mại tăng trưởng mạnh kể từ khi hiệp định thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ có hiệu lực vào năm 2010, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đạt kim ngạch cao và gia tăng liên tục (3,76 tỷ USD năm 2017, tăng 39,7% so với năm 2016), trong đó trước hết phải kể đến những nhóm hàng như: nông sản, thủy hải sản, da giày, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, chính sách nhập khẩu của Ấn Độ đã được điều chỉnh, các rào cản thương mại tăng cường được áp dụng đã gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Nhóm hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ vẫn là những sản phẩm thuộc nhóm hàng không được giảm thuế như cao su, sản phẩm từ cao su hay những nhóm hàng không được hưởng ưu đãi về thuế từ Hiệp định AIFTA như điện thoại các loại, máyvi tính… dẫn đến việc giá trị gia tăng cho Việt Nam không cao. Bên cạnh đó, tuy tổng kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhưng cũng có nhiều mặt hàng sự tăng trưởng lại không đều, có năm tăng có năm giảm, do biến động kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu khác.
Trước tình hình những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hướng phát triển xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ tác giả quyết định chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của mình.
Chương 1: NỀN TẢNG PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ (Báo cáo thực tập thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ)
1.1. Khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới góc độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ, một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài có thể ít rủi ro hơn và chi phí thấp hơn. Dưới góc độ phi kinh doanh như quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia [8,15]
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Logistics
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu hàng hoá có bốn vai trò cơ bản sau đây: (Báo cáo thực tập thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ)
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu phục vụ phát triển đất nước
Theo lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo trong tác phẩm “Những nguyên lý về kinh tế chính trị 1817” thì mọi quốc gia đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế bởi vì “ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước” do chỉ chuyên môn hoá vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác.
Đối với các nước phát triển, trên cơ sở trình độ sản xuất cao thì xuất khẩu giúp họ tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa và nhập khẩu những mặt hàng không phải thế mạnh của họ trong sản xuất.
Đối với các nước đang phát triển thì việc xuất khẩu sẽ giúp cho họ có được một phần vốn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn với Việt Nam, công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: Xuất khẩu hàng hoá, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xuất khẩu sức lao động… Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ… tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước chính là xuất khẩu. Quy mô xuất khẩu sẽ quyết định qui mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Ở Việt Nam thời kỳ 1986 – 1990, nguồn thu từ xuất khẩu hàng hoá đảm bảo tới trên 75% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tương tự, thời kỳ 1991 – 1995 là 66% và 1996 – 2000 là 50% (đó là chưa thống kê nguồn vốn thông qua xuất khẩu dịch vụ). Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn chủ yếu để trả nợ – trở thành hiện thực. (Báo cáo thực tập thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ)
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển (Báo cáo thực tập thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ)
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Xem Thêm ==> Hoàn thiện quy trình nhận hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty giao nhận
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ các sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu, chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng. Do vậy, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới là huớng quan trọng để tổ chức sản xuất.Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất.Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân
Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt.Trước hết, sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi (Báo cáo thực tập thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ)
Trên đây là mẫu Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149