Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Giải Pháp Hoàn Thiện Tuân Thủ Thuế Tại Công Ty TNHH A dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp về Giải Pháp Hoàn Thiện Tuân Thủ Thuế Tại Công Ty TNHH A được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC TUÂN THỦ THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH A
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đưa lại cho nước ta nhiều sự thay đổi trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội của thời gian vừa qua. Việc tạo ra một nguồn thu cho ngân sách nhà nước để thông qua đó đáp ứng với công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong tiến trình hội nhập, và Thuế chính là một trong những công cụ quan trọng và là một chính sách kinh tế lớn của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng từ xưa cho đến nay. Thuế có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu của Ngân sách Nhà nước mà còn là một công cụ điều tiết vĩ mô đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ổn định đời sống xã hội. Để phát huy tốt tác dụng đó , các nội dung của chính sách thuế đã thường xuyên được thay đổi cho phù hợp với diễn biến của đời sống kinh tế xã hội và phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính. Hiện nay nước ta đang áp dụng một số sắc thuế như: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập thương mại quốc tế đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trong sân chơi của khu vực và quốc tế. Với vai trò là trung tâm của hoạt động của nền kinh tế thì doanh nghiệp có vị trí vô cùng quan trọng. Một nền kinh tế thị trường đa dạng về thành phần kinh tế cùng các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta đã và đang củng cố, phát triển nhằm phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay. Trong đó, xu hướng thành lập các doanh nghiệp, công ty ngày càng gia tăng ở nước ta. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý về hoạt động quản lý doanh nghiệp thông qua hoạt động quản lý thuế trong thực tế trở nên quan trọng và được nhiều đối tượng chú trọng.
Trải qua một thời gian dài, Luật doanh nghiệp ra đời và phát triển đã tạo nên khung pháp lý cơ bản, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định một cách chi tiết và cụ thể về vấn đề thành lập doanh nghiệp; tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết.. Nguồn thu tài chính từ doanh nghiệp phụ thuộc vào mục đích thu thuế, cụ thể mục đích chính của việc thu thuế là tăng thu ngân sách; Ổn định doanh nghiệp; Huy động quỹ doanh nghiệp vào phát triển kinh tế hiệu quả….và cũng có thể là đa mục tiêu…
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ
Ở nước ta hiện nay thì doanh nghiệp có vai trò, vị trí rất quan trọng. Quá trình thu thuế đối với doanh nghiệp này có tác động không nhỏ trong tạo một nguồn thu của Ngân sách trong thời gian vừa qua. Theo thống kê của Tổng cục thuế thì khoảng hơn 90% ngân sách Nhà nước là thu từ thuế nên cần phải có phương pháp tính hợp lý nhằm đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế kết hợp với việc hạch toán thuế tại các doanh nghiệp phải theo đúng chế độ kế toán, tài chính và quy định của pháp luật.
Nhận thức được tầm quan trọng mà chính sách thuế mang lại cho ngân sách Nhà nước, Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật quản lý thuế. Phạm vi điều chỉnh của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mở rộng đến tất cả đối tượng là doanh nghiệp trong xã hội ở nước ta hiện nay. Không phủ định chính sách thuế nhà nước ta đã có những tích cực trong việc điều chỉnh nguồn thu ngân sách Nhà nước, do bản chất của nguồn thu ngân sách Nhà nước là loại thuế doanh nghiệp mang tính chất thuế tài sản, chính vì vậy quy định của Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chính sách thuế, đồng thời phải mang tính chất thuế tài sản.
Với những tính chất ưu việt và tầm quan trọng nêu trên, hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các chủ thể trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội – nhất là trong nền kinh tế hàng hoá với cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay. Thế nhưng, thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của các đối tượng ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế. Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Giải pháp hoàn thiện việc tuân thủ thuế tại công ty TNHH A” là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi tại địa phương. Thông qua đó, góp phần đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng và hệ thống pháp luật thuế nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa phương là tại một doanh nghiệp cụ thể trong thời gian vừa qua.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề đang được nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng quan tâm. Nó được xem xét dưới nhiều góc độ: chính trị, kinh tế – xã hội, pháp luật,… Chọn thuế thu nhập doanh nghiệp làm đối tượng nghiên cứu, chúng ta có điều kiện đi sâu phân tích những vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, khẳng định tầm quan trọng của thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp trong đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta trong thời gian trở lại đây.
Trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty TNHH A. Từ đó, rút ra những ưu, hạn chế của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và những vướng mắc trong quá trình áp dụng tại các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó đề ra những giải pháp góp phần phát triển và hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng cũng như hoạt động thuế ở nước ta trong thời gian qua. Đồng thời, tìm hướng khắc phục những khó khăn trong quá trình tổ chức quản lý, thực thi pháp luật về thuế ở nước ta trong tiến trình hội nhập.
3. Đối tượng, Phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý việc nộp thuế tại công ty TNHH A
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi không gian: Công ty TNHH A
– Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 04 năm gần đây (từ năm 2013 đến năm 2019). Tiến hành khảo sát, nhận định nghiên cứu của các chuyên gia đối với hoạt động quản lý nộp thuế tại doanh nghiệp
3.3. Nội dung nghiên cứu
– Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản lý nộp thuế của doanh nghiệp
– Thực trạng hoạt động quản lý nộp thuế của doanh nghiệp tại công ty TNHH A
– Giải pháp kiến nghị và hoàn thiện hoạt động quản lý nộp thuế của doanh nghiệp tại công ty TNHH A
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, người viết đặt các vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp trong mối liên hệ, quan hệ với nhau, không nghiên cứu một cách riêng lẻ đồng thời có sự so sánh với các quy định đã hết hiệu lực cũng như sắp được áp dụng.
Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng:
Phương pháp phân tích, phương pháp diễn dãi: Những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các quy định của Thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay…. Ví dụ như đối với quy định những có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã vận dụng hai phương pháp này để chỉ rõ những đối tượng, phương pháp tính thuế, hoạt động thu thuế doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời phân tích rõ lý do vì sao lại quy định như vậy.
Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này được người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác…
Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện. Cụ thể như trên cở sở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tích người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó…
Ngoài những phương pháp trên, luận văn còn sử dụng phương pháp liệt kê, phương pháp khảo sát…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài có 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về quản lý thuế của doanh nghiệp
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.Một vấn đề cơ bản về quản lý thuế trong doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.2. Vai trò của quản lý thuế trong hoạt động của doanh nghiệp
1.1.3. Đặc điểm của quản lý thuế của doanh nghiệp
1.1.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động đến quản lý nộp thuế của doanh nghiệp
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá đến hoạt động đến quản lý nộp thuế của doanh nghiệp
1.2. Nội dung hoạt động quản lý thuế của doanh nghiệp
1.2.1. Xây dựng bộ máy quản lý Thuế trong doanh nghiệp
1.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý Thuế trong doanh nghiệp
1.2.3. Bộ máy quản lý Thuế trong doanh nghiệp
1.2.4. Kiểm tra, giám sát quản lý Thuế trong doanh nghiệp
1.3. Kinh nghiệm quản lý Thuế trong doanh nghiệp và bài học cho công ty TNHH A
1.3.1. Công tác quản lý Thuế trong công ty B
1.3.2. Công tác quản lý Thuế trong công ty C
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý Thuế trong doanh nghiệp cho công ty TNHH A
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH A
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực kinh doanh
2.1.3. Khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019
2.1.4. Bộ máy quản lý Thuế tại công ty TNHH A
2.2. Đánh giá tác động của các yếu tố tác động đến môi trường hoạt động quản lý Thuế tại công ty TNHH A
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Quy trình nghên cứu
2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng tuân thủ việc nộp thuế tại công ty TNHH A
3.1.1. Tổ chức bộ máy hoạt động tại công ty TNHH A
3.1.2. Thực trạng hoạt dộng nộp thuế tại Công ty TNHH A
3.1.3. Thực trạng hoạt động quản lý nộp thuế tai công ty TNHH A
3.2. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nộp thuế tại công ty TNHH A
3.2.1. Kết quả đạt được
3.2.2. Những hạn chế
3.2.3. Nguyên nhân hạn chế
3.3. Quan điểm, phương hướng tăng cường quản lý nộp thuế tại công ty TNHH A giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030
3.4. Giải pháp tăng cường quản lý nộp thuế tại công ty TNHH A
– Hoàn thiện quy định pháp luật
– tăng cường phối hợp
– Giải pháp khác
3.5. Kiến nghị
Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Giải Pháp Hoàn Thiện Tuân Thủ Thuế Tại Công Ty TNHH A được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149