Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Dự án thành lập công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Dự án thành lập công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP: DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH DU LỊCH CHỮA BỆNH
(viết thêm tối đa là 1500 từ tại đây, khi bạn chưa điền thì form này đang có 316 từ )
Tên ý tưởng & tác giả:
|
DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH DU LỊCH CHỮA BỆNH TÁC GIẢ: Họ và tên: ………………………………………..Lớp:………………………..……. Account học viên: ……………….…Email cá nhân:…………………… |
Xuất phát điểm của ý tưởng | Duy trì và phát triển loại hình du lịch kết hợp chữa bệnh, đồng thời quảng bá nền y học cổ truyền cũng như du lịch Việt Nam ra thế giới, góp phần phát triển du lịch, kinh tế Việt Nam tôi đã chọn đề tài: “Dự án thành lập công ty TNHH du lịch chữa bệnh” |
Trình bày
thang máy: (nhà đầu từ chỉ có 60 giây để nghe bạn. Hãy trình bày thật ngắn gọn và hấp dẫn)
|
Du lịch phát triển ở rất nhiều loại hình khác nhau, du lịch đơn thuần nghỉ ngơi, giải trí, du lịch kết hợp thăm thân, du lịch MICE và trong mấy năm gần đây loại hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách. Thị trường du lịch Việt Nam đang ngày phát triển, người dân có khả năng chi trả cao cho những chương trình du lịch ra nước ngoài hàng năm. Loại hình này vẫn được xem là mới, các doanh nghiệp ít đầu tư khai thác. Xuất phát từ thực tế đó, tôi muốn thành lập công ty TNHH du lịch chữa bệnh được thành lập dựa vào những nghiên cứu thị trường khách hàng về hai dịch vụ gồm du lịch và Dịch vụ y tế. |
Sản phẩm:
(Sản phẩm và dịch vụ là gì? Khách hàng sẽ sử dụng nó như thế nào? Mức giá bán bạn định áp dụng cho sản phẩm là bao nhiêu?)
|
Chương trình du lịch kết hợp chữa bệnh
Các chương trình du lịch Outbound tới các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Các chương trình du lịch nội địa (ít chương trình) Làm đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không Chuyên làm hộ chiếu, xin visa, …
|
Khách hàng:
(Ai sẽ sử dụng sản phẩm này? Ai sẽ quyết định mua nó? Sản phẩm của bạn và dịch vụ đi kèm đáp ứng nhu cầu cơ bản gì của khách hàng?)
|
Với khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới đó chính là ngươì tiêu dùng. Do quy mô chưa đủ lớn và trụ sở của công ty đặt tại thành phố Hồ Chí Minh nên bước đầu công ty sẽ chọn thị trường người tiêu dùng Hồ Chí Minh là thị trường mục tiêu của công ty trước tiên. |
Cạnh tranh:
(Kể tên đối thủ cạnh tranh chính? Sự khác biệt cơ bản trong sản phẩm là gì? Tại sao khách hàng chọn sản phẩm của bạn mà không chọn của đối thủ? Họ (đối thủ) sẽ phản ứng ra sao? Cái gì cản họ vượt qua hoặc sao chép sản phẩm của bạn?)
|
Đối thủ quốc tế
Cùng với việc tăng tuổi thọ và mức sống sẽ tạo ra nhu cầu lớn về chăm sóc sức khỏe có chất lượng tại khu vực châu Á trong thời gian tới. Do vậy, các nước châu Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… đang đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch chữa bệnh và có sự cạnh tranh gay gắt trong việc trở thành điểm đến du lịch hàng đầu về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh của khu vực Trong nước Loại hình chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền, châm cứu là một trong những thế mạnh của nền y học dân tộc Việt Nam và được nhiều du khách biết đến nhất tính đến thời điểm hiện tại. Việt Nam đã có các trung tâm châm cứu lớn như Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (đều ở Hà Nội), Viện Y dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh |
Nhà cung cấp:
(Ai là nhà cung cấp chính của bạn? Họ muốn gì? Bạn cần hỗ trợ trực tiếp gì từ họ?)
|
Công ty đã tăng cường tuyên truyền, quảng cáo khu Resort Cần Giờ và khu Lâm Viên bằng nhiều hình thức như: tờ bướm, website, đặc biệt là công tác tiếp thị được đẩy mạnh thông qua văn phòng đại diện nhằm tăng cường quảng bá các dịch vụ của Công ty tới công chúng các nơi.
Thông qua văn phòng đại diện vào các ngày thứ sáu hằng tuần Công ty đã đặt các tờ bướm tại các cơ sở trong cùng hệ thống Tổng công ty Du lịch Sài Gòn tại trung tâm Quận 1 như sau: – Khách sạn REX tại 141 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM. – Khách sạn MAJESTIC 01 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM. – Khách sạn GRAND 08 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM. – Khách sạn CONTINENTAL, Q.1, TP.HCM. – Khách sạn KIM ĐÔ, Q.1, TP.HCM. – Văn phòng Tổng Công ty du lịch Sài Gòn. – Bàn hướng dẫn thông tin tại thương xá TAX. Và một số cơ sở của Tổng công ty du lịch Sài Gòn có cổ phần sau: – Khách sạn CARAVELLE tại 19 Công Trường Lam Sơn, Q.1, TP.HCM. – Khách sạn NEW WORLD tại 76 Lê Lai, Q.1, TP.HCM. – Khách sạn SHERATON tại 88 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM. – Khách sạn Quê Hương tại 265 Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. Công ty FIDITOUR 127-129 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM. – Công ty cổ phần TMDV Sài Gòn Bông Sen, 11C Công Trường Lam Sơn, Q.1, TP.HCM. – Các văn phòng của Công ty Bến Thành TOURIST tại Quận 1. Ngoài ra công ty có mối liên hệ tốt với các công ty Du lịch Lữ hành ngoài hệ thống từ đó có thể đặt các tờ bướm, chương trình tour tại các công ty du lịch trên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau: – Công ty du lịch VIET TRAVEL 190 Pasteur, Q.3, TP.HCM. – Công ty VIETNAMTOURISM 112 Cách Mạng Tháng 8, Q.3, TP.HCM. – Công ty du lịch HOLIDAY 41- 47 Đông Du, Q.1, TP.HCM. – Công ty du lịch NAM LONG 63/60 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM. – Công ty du lịch Chợ Lớn, 134 Nguyễn Cư Trinh, Q.5, TP.HCM. |
Doanh thu & Chi phí:
(Về cơ bản tại sao bạn sẽ có doanh thu nhiều hơn chi phí?)
|
– Mục tiêu Doanh thu khoảng 100 Triệu/Tháng.
– Một ngày bình quân bán 100 sản phẩm – Tôi mua sản phẩm từ nhà máy nên giá cả cạnh tranh. – Tôi tự sản xuất, tự phân phố nên giảm chi phí không cần thiết. – Sản phẩm kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. |
Ý nghĩa
xã hội: (Sản phẩm của bạn có ý nghĩa xã hội gì? Tại sao thế giới lại tốt hơn sau khi có sản phẩm của bạn?)
|
Luôn làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tinh thần tốt nhất.
Luôn là tập hợp của những con người tài năng và cầu tiến, đem lại hiệu quả bằng cách gia tăng giá trị cho khách hàng, công ty, mọi thành viên của công ty và cộng đồng xã hội. Là một công ty có chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế cao cấp và chuyên nghiệp, luôn đổi mới, luôn vươn đến sự hoàn thiện trong bất cứ hoạt động nào nhằm phát triển thương hiệu bền vững. Các giá trị cốt lõi Tính chuyên nghiệp Hiệu quả công việc Tính trung thực Tinh thần đồng đội Thái độ tích cực |
Mục đích
Cá nhân: (Mục tiêu cá nhân của bạn là gì khi phát triển sản phẩm này?)
|
Trở thành một công ty du lịch kiểu mẫu, điển hình theo mô hình hiện đại tại Việt Nam đạt chất lượng hàng đầu về công tác dịch vụ du lịch đáp ứng các nhu cầu người tiêu dùng
|
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN-Dự án thành lập công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam
1.1. Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh
1.1.1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng
Du lịch phát triển ở rất nhiều loại hình khác nhau, du lịch đơn thuần nghỉ ngơi, giải trí, du lịch kết hợp thăm thân, du lịch MICE và trong mấy năm gần đây loại hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách. Thị trường du lịch Việt Nam đang ngày phát triển, người dân có khả năng chi trả cao cho những chương trình du lịch ra nước ngoài hàng năm. Loại hình này vẫn được xem là mới, các doanh nghiệp ít đầu tư khai thác. Xuất phát từ thực tế đó, tôi muốn thành lập công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam được thành lập dựa vào những nghiên cứu thị trường khách hàng về hai dịch vụ gồm du lịch và Dịch vụ y tế. ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
1.1.2. Cơ sở thực hiện ý tưởng
– Tôi đã tìm hiểu thấy được nhu cầu du lịch kết hợp chữa bệnh của thị trường du lịch hiện nay
– Được đào tạo kiến thức về kinh doanh nên tôi có đủ khả năng để lập kế hoạch kinh doanh, tiến hành các hoạt động kinh danh một cách có hiệu quả nhất.
– Kinh doanh du lịch kết hợp chữa bệnh không đòi hỏi quá phức tạp về kiến thức kỹ thuật chuyên môn nên rất phù hợp với tôi.
1.1.3. Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng
Từ năm 2000 đến nay, du lịch Việt Nam đã phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 30% đến 40%. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên, đời sống cao người dân có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí nhiều hơn vì thế nhu cầu ra nước ngoài nghỉ ngơi, du lịch cũng tăng lên.
Định hướng nghiên cứu loại hình du lịch chữa bệnh như một hướng nghiên cứu cần thiết với ngành học có ý nghĩa thực tiễn mạnh mẽ như du lịch học.
1.1.4. Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
– Trên thị trường có các chương trình du lịch kết hợp chữa bệnh nhưng chưa thực sự tạo được niềm tin, sự tin tưởng của khách hàng.
– Nhu cầu về du lịch kết hợp chữa bệnh là rất lớn, đây là lỗ hổng rất lớn của thị trường, là cơ sở quan trọng của việc hình thành dự án này.
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Doanh nghiệp ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
1.2.1. Sứ mệnh
Công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng, trong các cổ đông và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách:
– Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh, đúng thời hạn và an toàn.
– Học hỏi, xây dựng và hoàn thiện tổ chức để trở thành đối tác tin cậy, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất tại thị trường Việt Nam.
– Có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe con người đặc biệt trong các hoạt động du lịch.
– Xây dựng một môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho mọi nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty.
1.2.2. Tầm Nhìn
Trở thành doanh nghiệp hoạt động về du lịch kết hợp chữa bệnh hàng đầu trên địa bàn TP HCM và trở thành nhà cung cấp sản phẩm du lịch kèm y tế đảm bảo chất lượng, thân thiện với người dùng
Sứ mệnh của công ty là giới thiệu về văn hoá, truyền thống, ẩm thực, lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên của Việt Nam với mọi người cũng như mở rộng tầm nhìn ra thế giới qua các tuyến du lịch nước ngoài. Công ty còn cung cấp các dịch vụ du lịch như đặt vé máy bay, vé tàu, cho thuê xe ô tô …có thể giúp bạn có chuyến đi du lịch vui vẻ, an toàn.
1.3. Các sản phẩm của Doanh nghiệp
Chương trình du lịch kết hợp chữa bệnh
Các chương trình du lịch Outbound tới các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
Các chương trình du lịch nội địa (ít chương trình)
Làm đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không
Chuyên làm hộ chiếu, xin visa,…
1.4. Mục tiêu của Doanh nghiệp
Sau khi đã cân nhắc các giả thiết kinh doanh, tôi dự tính với mức vốn ban đầu huy động 1 tỷ, dự án sẽ hoàn vốn trong 1 năm, với mức lợi nhuận ròng sau 2 năm hoạt động là 3,404,522 đồng ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
1.5. Các yếu tố quyết định thành công của Doanh nghiệp
1.5.1. Quy mô dự án
- Lĩnh vực kinh doanh: thương mại
- Sản phẩm kinh doanh: du lịch, y tế
- Quy mô nhân lực trong năm đầu hoạt động:
Giám đốc | 1 |
Nhân viên tư vấn du lịch | 2 |
Nhân viên kế toán | 1 |
Nhân viên marketing | 1 |
Nhân viên biên tập website | 1 |
- Quy mô vốn ban đầu: 1.630.800.000 (đồng)
1.5.2. Chiến lược kinh doanh:
Với nhịp sống hối hả hiện nay, càng ngày càng nhiều người muốn sử dụng thời gian rỗi của mình sao cho thật hiệu quả. Trong năm, thời gian rỗi của mỗi người đều đã tăng lên nhưng thời gian đó vẫn được sử dụng rất tiết kiệm như câu nói “thời gian là vàng là bạc”. Vì vậy, một chuyến du lịch giờ đây không đơn thuần là chuyến tham quan, nghỉ ngơi nữa mà trở thành một chuyến đi với nhiều mục đích kết hợp như đi du lịch kết hợp thăm thân, tìm hiểu thị trường đầu tư, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hay du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ,… Thu nhập của người dân giờ cũng tăng cao, ngoài những chi phí cho nhu cầu cấp thiết thì các gia đình cũng để riêng ra những khoản tiền để đi du lịch, nghỉ ngơi vào những dịp nghỉ lễ. Khi đời sống được nâng cao thì nhu cầu du lịch cũng tăng, con người cũng quan tâm chăm sóc sức khoẻ bản thân nhiều hơn. Vì vậy, loại hình du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ có xu hướng phát triển trong mấy năm gần đây, đặc biệt với những người có thu nhập cao. ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
Để làm cho khách hàng tin tưởng sản phẩm dịch vụ do công ty cung cấp, Tôi tập trung vào những biện pháp tác động tới tâm lý và trực quan của khách hàng. Tôi thực hiện chiến lược kinh doanh: “Khác biệt hoá” so với đối thủ cạnh tranh. Trong chiến lược này tôi sẽ tạo ra sự khác biệt và nổi bật của công ty so với đối thủ cạnh tranh trên các mặt sau:
- Chất lượng phục vụ mang tính chuyên nghiệp.
- Bán hàng, marketing trực tiếp. Tôi sẽ mở dịch vụ này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Dịch vụ kèm theo bán hàng.
Sự khác biệt hoá về sản phẩm sẽ được trình bày chi tiết ở phần kế hoạch kinh doanh.
CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING- Dự án thành lập công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam
2.1. Đánh giá công tác Marketing của công ty
2.1.1. Phân tích môi trường marketing của công ty
2.1.1.1. Môi trường marketing của công ty
Môi trường Marketing là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Dễ thấy rằng, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định và chịu sự chi phối, tác động mạnh của môi trường đó đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động trong môi trường ảnh hưởng sâu sắc đến doanh nghiệp, bao gồm cả các ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu. Những biến động trong môi trường có thể diễn ra từ từ, nhưng cũng có thể xảy ra đột ngột.
Sơ đồ 2.1: Môi trường marketing của công ty
Các yếu tố môi trường thường mang lại cho doanh nghiệp các nguy cơ đe doạ, nhưng đồng thời cũng mang lại các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin đó, họ sẽ có kế hoạch, các biện pháp chủ động vượt qua các nguy cơ và nắm lấy các cơ hội thuận lợi. Do vậy doanh nghiệp cần hiểu rõ các yếu tố của môi trường. Ta có thể phân chia thành 2 loại môi trường: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp Quản trị kinh doanh
2.1.1.2. Các mô hình phân tích môi trường marketing của công ty
Các yếu tố môi trường bên ngoài
- Các yếu tố môi trường vĩ mô ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
Yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông nói riêng hoạt động. Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hoặc thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, xu hướng GNP, GDP, các vấn đề liên quan đến lãi suất ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước, mức độ làm việc và tình hình thất nghiệp, xu hướng tăng giảm thu nhập, lạm phát, thuế…
Yếu tố chính trị – pháp luật
Bao gồm các yếu tố như các hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, hệ thống luật pháp hiện hành, chính sách đối ngoại của Chính phủ và xu hướng chính trị, diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới…
Những biến động phức tạp trong môi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo cơ hội và rủi ro cho các doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích các yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được hành lang và giới hạn cho phép đối với quyền và nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Yếu tố văn hóa – xã hội
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Các yếu tố văn hoá – xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, những phong tục tập quán, truyền thống; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân cư …
Các chiến lược bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nền văn hóa, vì nó chi phối hành vi ứng xử của người tiêu dùng, chi phối hành vi mua hàng của khách hàng. Do đó, việc nghiên cứu phân tích yếu tố văn hóa – xã hội sẽ giúp cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội và có phương thức kinh doanh phù hợp với các đối tượng có phong cách sống và quan điểm tiêu dùng khác nhau.
Yếu tố môi trường tự nhiên
Bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng biển…
Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng hình thành nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Chính sự hạn chế của các yếu tố tự nhiên buộc con người phải tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn tài nguyên, đồng thời nghiên cứu và phát triển công nghệ nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa những tác động gây ô nhiễm môi trường. ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
Yếu tố công nghệ
Công nghệ là nhân tố có sự thay đổi năng động nhất trong các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng với giá thành thấp. Nhưng sự thay đổi của công nghệ sẽ đem lại những thách thức và nguy cơ đối với các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. Nhu cầu đổi mới sản phẩm tăng làm cho chu kỳ sản phẩm ngắn lại. Do đó, nếu doanh nghiệp không có chiến lược sản phẩm thích hợp chắc chắn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bật khỏi thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
- Các yếu tố môi trường vi mô
Đây là môi trường ảnh hưởng đến việc hình thành từng ngành hoặc từng loại doanh nghiệp nhất định. Phần lớn hoạt động của các doanh nghiệp đều chịu sự tác động trực tiếp của loại môi trường này. Mục đích của việc phân tích môi trường này là giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình cạnh tranh trên thị trường, tìm ra lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, tìm ra các cơ hội và lường trước các thách thức để có phương án xử lý phù hợp, hiệu quả…
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình “Năm lực lượng của Porter” này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
- Các doanh nghiệp cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Đối thủ tiềm ẩn
- Khách hàng
- Nhà cung ứng
- Sản phẩm thay thế
Tất cả năm yếu tố cạnh tranh trên cùng nhau quyết định mức độ căng thẳng của cạnh tranh và khả năng kiếm lợi nhuận của một ngành nghề, và yếu tố nào có sức tác động mạnh nhất sẽ nắm quyền kiểm soát và đóng vai trò then chốt từ quan điểm của việc xây dựng, hình thành chiến lược. ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
- Các yếu tố môi trường bên trong
Nguồn tài chính
Xem xét điều kiện tài chính được xem là phương pháp đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm nhiều nhất đối với các nhà đầu tư cũng như bản thân doanh nghiệp.
Bộ phận tài chính trong doanh nghiệp thực hiện các chức năng phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm liên quan đến các nguồn lực tìm kiếm nguồn tiền và việc kiểm soát tình hình tài chính, chế độ chi tiêu tài chính của doanh nghiệp. Để hình thành hiệu quả các chiến lược cần phân tích những điểm mạnh điểm yếu về tài chính của tổ chức.
Tình trạng tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên một số chỉ tiêu sau đây:
- Khả năng thanh toán.
- Đòn cân nợ.
- Mức doanh lợi.
- Các chỉ số về mức tăng trưởng.
- Vốn luân chuyển.
- Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn.
- Các nguồn tài trợ.
- Vấn đề tiền mặt.
Nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn tài nguyên lớn và quí hiếm, là cơ sở quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Việc quản trị nguồn nhân lực hiện hữu ngày càng được quan tâm nghiên cứu và phân tích cặn kẽ. Nhiều doanh nghiệp coi đây là một chức năng quản trị cốt lõi giữ vai trò quan trọng trong tiến trình quản trị chiến lược.
Vấn đề quản lý nhân sự của một doanh nghiệp liên quan đến bộ máy lãnh đạo, các chính sách cán bộ, vấn đề tiền lương, mức độ thuyên chuyển cán bộ, cách thức tuyển dụng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
Marketing
Việc phân tích Marketing trong doanh nghiệp thường tập trung vào một số vấn đề như các chính sách về marketing và đội ngũ marketing, sản phẩm/dịch vụ, giá cả; các hoạt động chiêu thị; hệ thống kênh phân phối…
Các chiến lược marketing được hoạch định với sự tham gia nhiều bộ phận công ty. Các quyết định marketing phải tuân thủ nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ thể, các chính sách và định hướng phát triển do ban lãnh đạo vạch ra.
Yếu tố công nghệ ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
Như đã phân tích ở trên, công nghệ là yếu tố có sự thay đổi nhanh chóng. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực đổi mới, ứng phó nhanh đối với đe dọa của công nghệ, có khả năng ứng dụng kịp thời công nghệ mới; đội ngũ nhân viên phải thích nghi nhanh…
2.1.2. Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường
2.1.2.1. Phân đoạn thị trường
- Phân tích tích thị trường là việc phân chia thị trường thành những nhóm người mua khác nhau. Việc phân chia thi trường giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển các chương trình marketing riêng để đáp ứng nhu cầu của khúc thị trường đã lựa chọn, đây là điều hkoong thể làm được cho toàn bộ thi trường.
- Lợi ích của việc phân khúc thi trường
- Có thể xác định một cách chính xác hơn nhu cầu, mong muốn và hành vi của nhóm khách hàng cụ thể.
- Các nguồn lực của doanh nghiệp có thể được phân bố một cách có hiệu quả hơn cho các hoạt động marketing để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của đoạn thị trường đã xác định.
2.1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
- Sau khi phân khúc thị trường, doanh nghiệp phải đánh giá các khúc thị trường và nhằm vào những khúc thị trường tốt nhất. Trước tiên là đánh giá tiềm năng sinh lời của từng khúc thị trường. Tiềm năng sinh lời của từng khúc thị trường là một hàm của quy mô và mức tăng trưởng của khúc thi trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường, những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty.
- Khi đó doanh nghiệp sẽ quyết định xem sẽ phục vụ bao nhiêu khúc thị trường, tức là lựa chọn thi trường mục tiêu theo năm cách: tập trung vào một khúc thị trường, chuyên môn hóa chọn lọc, chuyên môn hóa sản phẩm, chuyên môn hóa thị trường và phục vụ toàn bộ thi trường. Công ty phải xem các phân khúc nào phù hợp với thị trường, khả năng của mình nhất để có thể khai thác thành công các phân khúc thị trường đó. Đây chính là các khúc thị trường mục tiêu mà công ty nhắm đến. Bên cạnh đó, cần xem xét các mối quan hệ qua lai giữa các khúc thị trường và kế hoạch xâm chiếm những khúc thị trường tiềm ẩn.
2.1.2.3. Định vị thị trường
- Khách hàng bị chìm ngập trong quảng cáo về các sản phẩm và dịch vụ. Họ chẳng thể đánh giá lại các sản phẩm mỗi lần quyết định đi mua hàng. Vì thế, để đơn giản hóa việc chọn mua, họ đã xếp loại các sản phẩm, họ đã “Định vị trí các loại sản phẩm, dịch vụ, các công ty trong tâm trí củ họ”. Vị trí của một sản phẩm là tập hợp những ấn tượng, khái niệm và cảm giác của khách hàng về sản phẩm đó so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại. Do đó, khi một doanh nghiệp tiến hành định vị tức là doanh nghiệp đó thiết kế sản phẩm và hình ảnh của mình để thị trường mục tiêu được hiểu và đánh giá cao những gì doanh nghiệp đại diện so với đối thủ cạnh tranh.
- Nhiệm vụ định vị gồm ba bước: Thứ nhất, công ty phải phát hiện những điều khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh có thể tạo ra được phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, công ty phải áp dụng tiêu chuẩn để lựa chọn những điểm khác biệt quan trọng nhất. Thứ ba, công ty phải tạo được những tín hiệu quả để thị trường mục tiêu có thể phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược định vị sản phẩm của công ty sẽ cho phép nó thực hiện bước tiếp theo, cụ thể là hoạch định những chiến lược marketing cạnh tranh của mình. ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
2.1.3. Mục tiêu marketing
– Tăng số lượng khách hàng
Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của Công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền để phát triển doanh nghiệp của mình. Mục tiêu chính của chiến lược marketing này là thu hút khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.
Xem Thêm ==> 29 đề tài Quản trị kinh doanh , HAY
– Tăng số lượng giao dịch trung bình
Công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền sẽ dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới.
Chào mời khách hàng một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trung bình của mình.
– Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen
Công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền sẽ thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ để thúc đẩy họ thường xuyên mua sản phẩm của công ty. Đây cũng là một trong những bước để chủ doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp của mình.
2.1.4. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
2.1.4.1. Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là những hàng hoá, dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thoả mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị. Nó có thể là hữu hình hay vô hình.
Sản phẩm dịch vụ là một tập hợp gồm các giá trị làm thoả mãn khách hàng. Khi mua hàng hoá hay dịch vụ, khách hàng mua những lợi ích và giá trị toàn bộ những gì dịch vụ mang đến.
2.1.4.2. Chiến lược giá
Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm hay dịch vụ. Giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. Giá là một trong các biến số quan trọng của Marketing mix. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty, giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường.
2.1.4.3. Chiến lược phân phối
Phân phối là những hoạt động khác nhau của công ty nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà công ty đang muốn hướng đến. Khi chọn kênh phân phối ta cần cân nhắc loại nào di chuyển được sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời và phù hợp với tập quán mua bán của họ. Quá trình phân phối còn là quá trình mà ở đó ta cũng thu thập từ việc bán sản phẩm, do vậy phân phối tốt còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Ngoài ra việc lựa chọn một chiến lược phân phối còn ảnh hưởng tích cực đến chiến lược Marketing chung: quá trình kinh doanh an toàn, giảm được cạnh tranh.
2.1.4.4. Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)
Chiêu thị bao gồm các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về sản phẩm, tác động khách hàng, lôi kéo khách hàng về phía mình. Nội dung của chiến lược chiêu thị gồm bốn hoạt động chủ yếu: ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
- Quảng cáo
- Khuyến mãi
- Chào hàng hay bán hàng cá nhận
- Tuyên truyền
2.1.5. Ngân quỹ Marketing
Để đánh giá hoạt động hiệu quả của chương trình marketting thì các giám đốc thường dựa vào phần ngân sách và kế hoạch bán hàng để cân đối kế hoạch. Ngân sách càng nhỏ càng tốt, nhưng đôi khi phải xem xét lại mục tiêu của dự án và phải chi. Nếu mục tiêu ban đầu sếp muốn quá lớn mà không nói rõ ngân sách thì bạn có thể từ chối ngay từ đầu.
Ngân sách marketing bao gồm các phần riêng
Nghiên cứu thị trường hay còn gọi là chi phí chìm
Ngân sách làm online marketing
Ngân sách bán hàng – sales, chiết khấu, khuyến mãi
Ngân sách làm quảng cáo, sự kiện, pr…cho từng thời điểm
Ngân sách nhân sự
2.2. Nội dung kế hoạch Marketing ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
2.2.1. Tổng quan kế hoạch Marketing
Kế hoạch marketing cho Công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền bao gồm các nội dung: phân tích, xác định mục tiêu, định vị, chiến lược và giải pháp giá trị, kế hoạch triển khai thực hiện và kế hoạch tài chính.
Tổng quan.
Bối cảnh thị trường. Giới thiệu bối cảnh ra đời của bản kế hoạch marketing. Đánh giá tình hình kinh doanh các năm trước, xác định mục tiêu marketing.
Phân tích.
Phân tích vĩ mô và vi mô, tập trung nhấn mạnh các xu hướng, diễn biến bất thường về nhu cầu, đối thủ, nhận diện các thách thức có thể có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định thị trường mục tiêu.
Phân khúc thị trường và xác định các phân khúc mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, xác định các phân khúc không cạnh tranh.
Định vị.
Định vị nhãn hàng/sản phẩm/dịch vụ trong từng phân khúc tương ứng với phân tích định vị các đối thủ.
Chiến lược và đề xuất giá trị.
Xác định các định hướng chiến lược then chốt, xây dựng đề xuất giá trị (CVP) cho từng phân khúc, và cụ thể hóa vào marketing mix (4Ps) của từng phân khúc.
Kế hoạch thực hiện.
Cụ thể hóa các nội dung của marketing mix thành hành động cụ thể có thể thực thi được, gắn liền với việc phân bổ nguồn lực (nhân lực, thời gian, và ngân sách thực hiện).
Dự báo tài chính.
Các chỉ tiêu tài chính và kế hoạch vốn gắn liền với kế hoạch marketing.
Phụ lục.
Các tài liệu, bảng phân tích chi tiết, kế hoạch tung sản phẩm, chiến lược thành phần của marketing mix… đính kèm theo bản kế hoạch marketing.
2.2.2. Phân tích môi trường
2.2.2.1. Phân tích thị trường
Nhu cầu du lịch hiện nay
Hiện nay, đời sống của con người ngày càng được nâng cao nhưng cuộc sống và công việc cũng nhiều áp lực hơn, để cân bằng cuộc sống và giảm stress, con người có nhu cầu đi du lịch và nhu cầu này ngày nay đang tăng rất mạnh. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), trong 15 năm tới, số người đi du lịch trên khắp thế giới sẽ tăng gấp đôi lên tới 1,5 tỷ người, chủ yếu nhờ ngành công nghiệp du lịch châu Á phát triển mạnh.
Hiện Nhật Bản có trung bình 18 triệu lượt người đi du lịch hàng năm. Trong 15 năm tới, các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và lãnh thổ Đài Loan cũng sẽ đạt tới con số này. Dự báo, với xu hướng ngày càng có nhiều người đi du lịch hơn, thu nhập của ngành du lịch thế giới dự báo sẽ tăng gấp 4 lần và sẽ đạt tới con số 2.000 tỷ euro.
Các nước đang phát triển hiện là những điểm đến ưa chuộng của khách du lịch quốc tế. Trong 10 năm qua, số khách du lịch quốc tế đến các nước này đã tăng gấp đôi. Đối với 49 nước đang phát triển, du lịch đã trở thành nguồn thu ngoại tệ chính và xu hướng này sẽ còn tiếp tục. ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
Ở các nước phương Tây đã xuất hiện các xu hướng mới như du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Tuy nhiên, những hình thức du lịch này mới chỉ chiếm từ 2 đến 3% du lịch thế giới. Ở những nước phát triển hiện cũng có sự thay đổi về tư duy. Trước đây không lâu, những người ở độ tuổi từ 45 đến 64 thường thích tiết kiệm hơn là hưởng thụ. Ngày nay, cứ 10 người trong độ tuổi này thì có 5 người thích tận hưởng cuộc sống và 20% số người này thích đi du lịch.
Ở Việt Nam hiện tại cũng thấy sự thay đổi về tư duy, những người ở độ tuổi trung niên, sau khi về hưu có nhu cầu đi du lịch rất cao. Thêm nữa những chuyến du lịch giờ đây không chỉ là những chuyến du lịch thuần tuý mà là những chương trình du lịch kết hợp theo kiểu “một công đôi việc”, điều này một phần do cuộc sống quá bận rộn của con người hiện nay.
Nhu cầu du lịch kết hợp chữa bệnh
Theo dự báo trên tạp chí du lịch của hãng hàng không Singapore Airlines của Singapore (Travel Magazine of Singapore Airlines) hiện có 6 xu hướng du lịch, đó là: Asia Rocks (xu hướng đi du lịch tới các vùng đất ở Châu Á); Travel Green; Medical Travel (du lịch chữa bệnh); Find your passion; Special services, Spa it. Điều đó có thể thấy xu hướng đi du lịch chữa bệnh cũng là một trong 6 xu hướng du lịch hiện nay. Ở Việt Nam khi thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao (năm 2008, TNBQ/nguời là 1000 USD) kéo theo chi phí dành cho du lịch cũng nhiều lên. Đồng thời, cuộc sống nhộn nhịp và nhiều bận rộn khiến con người ta không có thời gian chăm sóc cho sức khoẻ thường xuyên, mỗi dịp đi du lịch để nghỉ ngơi cũng là dịp để quan tâm tới sức khoẻ bản thân nhiều hơn. Thêm nữa, với những người có thu nhập tương đối cao, họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền không nhỏ sang nước ngoài du lịch kết hợp khám chữa bệnh tổng quát.
Hiện tại, lĩnh vực du lịch chữa bệnh này đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt, các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Singapore,… đều đang rất nỗ lực trong cuộc đua giành thị phần. Ví dụ, theo dự báo của hiệp hội các bệnh viện tư tại Malaysia số lượng người nước ngoài đến chữa bệnh tại Malaysia sẽ tăng 25% do đa số khách du lịch đến đây để kết hợp chữa bệnh thay vì mục đích thưởng ngoạn cảnh đẹp đơn thuần. Điều này đã cho thấy nhu cầu du lịch chữa bệnh ngày càng tăng
Sự kết hợp du lịch và chữa bệnh ở Việt Nam
Việt Nam đã có trên 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong nền Văn Minh Văn Lang và Văn Minh Ðại Việt những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phương Ðông (Ðông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú của đất nước ta trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền y học truyền thống, hay còn gọi là Y học cổ truyền Việt Nam.
Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT ngày càng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay, cả nước có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc YHCT (Nhà nước, dân lập, tư nhân, cổ phần). Bộ Y tế đã cấp số đăng ký cho trên 2000 chế phẩm thuốc YHCT được sản xuất lưu hành trên thị trường. Thuốc YHCT đã đa dạng về chủng loại với giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Thuốc YHCT Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà Ucraina, Cu Ba, Lào, Thái Lan, Campuchia,…
– Hàng năm tuy số cơ sở YDHCT còn ít, nhưng số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước được khám và điều trị bằng YHCT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. YHCT đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
– Công tác xã hội hoá về YDHCT cũng được đẩy mạnh. Ngành y tế đã phối hợp với Hội Ðông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những cây thuốc sẵn có ở địa phương, những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một số bệnh thông thường, không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà còn góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và cải thiện môi trường.
– Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp chữa bệnh của Y Học Cổ Truyền Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nước. ( Dự án thành lập công ty du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam)
Với tỉ lệ phạm tội thấp và tình hình chính trị ổn định, Việt Nam hoàn toàn thuận lợi cho sự hồi phục của bệnh nhân. Không khí trong lành và sự an toàn mang đến sự thoải mái cho gia đình và bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục đầy gian nan. Việt Nam là một nơi lý tưởng cho những chuyến tham quan vui chơi, du lịch sau khi hồi phục sức khỏe để chào đón phía trước một cuộc sống với chất lượng tốt hơn.
Nhằm kết hợp du lịch với chữa bệnh, Cục Du lịch Việt Nam chủ trương kết hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ y tế y học cổ truyền và các công ty lữ hành để đưa ra sản phẩm du lịch trọn gói chăm sóc sức khoẻ. Bên cạnh đó, tăng cường quảng bá, xúc tiến những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh tuyệt hảo hiện có tại Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế.
2.2.2.2. Phân tích SWOT
Điểm mạnh
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, qua một thời gian đào tạo sẽ có kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch.
Công ty sắp tới sẽ gây dựng được một phần uy tín trong thị trường du lịch kết hợp chữa bệnh
Điểm yếu
Công ty mới thành lập, chưa có được thương hiệu thực sự mạnh trên thị trường, chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu này tốt
Công ty chưa được đầu tư văn phòng, trang thiết bị đầy đủ, việc phục vụ khách còn nhiều hạn chế, khó khăn
Đội ngũ nhân viên mới thành lập còn quá ít
Cơ hội
Loại hình du lịch chữa bệnh đang được rất nhiều người quan tâm, nhu cầu của du khách đối với thị trường này đang ngày một lớn lên.
Thị trường du lịch Việt Nam đang được rất nhiều du khách quan tâm như là một điểm đến của sự an toàn tin cậy trong việc chữa bệnh và du lịch, nghỉ ngơi.
Hiện tại, đã có một vài công ty lữ hành kinh doanh sản phẩm du lịch Việt Nam chữa bệnh nhưng hình thức hoạt động, thực hiện chưa thực sự mạnh.
Thách thức
Với khả năng của khách hàng hiện nay trong việc tiếp cận thông tin, họ có thể tự tìm đến các dịch vụ y học cổ truyền ở Việt Nam để được tư vấn và sắp xếp lịch khám, chữa bệnh cùng tư vấn về chỗ ăn ở, vui chơi, giải trí.
Thị trường du lịch tại Việt Nam đang và sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt trong việc giành thị phần.
Các chương trình chữa bệnh đi du lịch sang nước ngoài hiện có rất nhiều quốc gia đầu tư phát triển.
Tóm lại, thông qua nghiên cứu thực trạng kinh doanh các sản phẩm du lịch kết hợp khám chữa bệnh có thể thấy được tiềm năng phát triển của loại hình sản phẩm này. Và kinh doanh chương trình du lịch kết hợp dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền là một cách thức mở rộng hệ thống sản phẩm của công ty, sản phẩm mới này có rất nhiều khả năng thành công nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức.
2.2.2.3. Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài
Công ty ra đời sau nên nhiều khách hàng chưa tin tưởng: Đối với sản phẩm du lịch thì người tiêu dùng rất khó cảm nhận được sự khác biệt trước khi tiêu dùng sản phẩm. Du khách rất khó có thể phân biệt được chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác nhau và chỉ có thể thực sự cảm nhận được chúng khi đã tiêu dùng sản phẩm.
– Các mối quan hệ với người cung cấp dịch vụ không được sâu sắc như các công ty xuất hiện sớm hơn.
– Công ty có ít vốn nên khó có thể đa dạng hoá sản phẩm.
– Công ty bị hạn chế trong trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ vững vàng, họ đã khai thác trước nhiều tour du lịch hay, hấp dẫn du khách.
2.2.3. Chiến lược Marketing
2.2.3.1. Thị trường mục tiêu
- Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của công ty. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta cần lập bảng phân loại các loại khách hàng. Các thông tin thu được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch xây dựng chiến lược marketing.
Bảng 2.1: Bảng phân loại khách hàng
Các thông số | Các nhóm phân loại điển hình |
Về địa lý
– Theo khu vực
– Theo vùng – Dân số thành phố
– Khí hậu – Mật độ |
Thái Bình Dương, Nam Đại Tây Dương, Trung Đại Tây Dương, Trung Đông Bắc… miền núi, đồng bằng dưới 5.000, 5.000 – 20.000, 20.000 – 50.000, 50.000 – 100.000, 100.000 – 250.000, 250.000 – 500.000, 500.000 – 1.000.000, 1.000.000 – 4.000.000, từ 4.000.000 trở lên. nhiệt đới, ôn hoà thành thị, ngoại thành, nông thôn |
Về nhân khẩu học
– Tuổi tác
– Giới tính – Số người trong gia đình – Nghề nghiệp
– Thu nhập
– Trình độ văn hoá
– Tôn giáo – Quốc tịch |
dưới 6 tuổi, từ 6 – 11 tuổi, từ 12 -19, từ 20- 34, từ 35 – 49, từ 50 – 64, từ 65 tuổi trở lên nam, nữ từ 1 -2, từ 3 -4, từ 5 người trở lên
có nghề nghiệp: kỹ sư, nhân viên văn phòng, bán hàng, quản lý …, đã nghỉ hưu,học sinh, sinh viên, nội trợ, thất nghiệp dưới 2.500 USD, từ 2.500 – 5.000, từ 5.000 – 7.500, từ 7.500 – 10.000, từ 10.000 – 15.000, từ 15.000 – 20.000, từ 20.000 – 30.000, từ 30.000 – 50.000, từ 50.000 trở lên tốt nghiệp THPT hoặc không, đang zhọc đại học, tốt nghiệp đại học, đang học cao học, tốt nghiệp cao học Thiên chúa giáo, Phật giáo, các đạo khác Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Mỹ la tinh, Trung Đông, Nhật |
Tâm lý
– Tầng lớp xã hội
– Lối sống – Cá tính |
hạ lưu bậc thấp, hạ lưu bậc trên, trung lưu bậc thấp, trung lưu bậc trên, thượng lưu bậc thấp, thượng lưu bậc trên ngay thẳng, hoạt bát, văn nghệ sĩ gò bó, có nhiều tham vọng, độc đoán |
Thái độ
– Vận dụng cơ hội – Cầu lợi – Người tiêu dùng – Mức độ tiêu dùng – Mức độ tín nhiệm
– Mức độ thiện ý
– Thái độ đối với sản phẩm |
Cơ hội thường xuyên, cơ hội đặc biệt chất lượng dịch vụ, tiết kiệm không phải người tiêu dùng, người tiêu dùng lần đầu, người tiêu dùng thường xuyên người tiêu dùng ít, người tiêu dùng trung bình, người tiêu dùng nhiều không tín nhiệm, trung bình, cao, tuyệt đối
không biết đến, có biết, được thông tin, có quan tâm, mong muốn, dự định mua nhiệt tình, tích cực, thờ ơ, tiêu cực, chống đối |
2.2.3.2. Định vị thị trường
Với khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới đó chính là ngươì tiêu dùng. Do quy mô chưa đủ lớn và trụ sở của công ty đặt tại thành phố Hồ Chí Minh nên bước đầu công ty sẽ chọn thị trường người tiêu dùng Hồ Chí Minh là thị trường mục tiêu của công ty trước tiên.
2.2.3.3. Chiến lược sản phẩm
Đặc điểm chương trình du lịch kết hợp khám, chữa bệnh y học cổ truyền
Hiện tại, trên thị trường du lịch Việt Nam có khá nhiều sản phẩm du lịch kết hợp chữa bệnh. Các sản phẩm này có thể được xây dựng tới các quốc gia khác nhau như Thái Lan, Malaysia, Singapore,… đều là các quốc gia đang phát triển khá mạnh lĩnh vực du lịch chữa bệnh. Tất cả các sản phẩm du lịch chữa bệnh đều có những đặc điểm chung là ngoài việc được chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh thì khách tham gia chương trình du lịch này sẽ được đi theo lịch trình tham quan một vài điểm thú vị của Singapore, giúp chuyến đi của du khách không đơn thuần là một chuyến tham quan hay chỉ là chuyến đi với tâm lý nặng nề là chữa bệnh.
Đối với riêng chương trình du lịch kết hợp khám, chữa bệnh y học cổ truyền, hiện nay chương trình này trên thị trường chủ yếu là những chương trình đi khám bệnh tổng quát. Những tour như thế này chủ yếu khách đăng ký với công ty du lịch và công ty sẽ thực hiện chương trình đưa khách, khách được chỉ dẫn theo lịch trình khám chữa bệnh và tham quan tại Việt Nam. Mọi thông tin về lịch khám bệnh, bệnh viện tốt nhất và bác sĩ khám phù hợp với yêu cầu của khách đều được công ty sắp đặt trước.
2.2.3.4. Chiến lược giá
Việc xác định giá bán của 1 chương trình du lịch là rất phức tạp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì giá bán của các hàng hóa nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng do thị trường chi phối. Để xác định giá bán của 1 chương trình du lịch, công ty phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là cấu trúc thị trường, hệ số co dãn của cầu với giá, quan hệ cung cầu, mục tiêu của công ty ….
Sơ đồ mô tả cách xác định giá bán của công ty:
Yếu tố nội sinh |
-Mục tiêu của công ty
-Giá thành sản phẩm -Chính sách marketing -Chất lượng sản phẩm -Phương pháp tổ chức định giá |
Yếu tố ngoại sinh |
-Cấu trúc thị trường
-Độ co giãn của cầu -Mối quan hệ cung cầu -Mức giá phổ biến trên thị trường -Thời gian, không gian -Các vấn đề kinh tế khác: lạm phát, tỷ giá, lãi suất …. |
Chính sách giá của công ty |
Mức giá bán của công ty |
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mô tả cách xác định giá bán của công ty
Một số dịch vụ sản phẩm của công ty:
Một thoáng Sài Gòn – bệnh viện y học cổ truyền TP HCM
(3 ngày): 3.800.000 VNĐ/người
Hồ Chí Minh- bệnh viện y học cổ truyền TP HCM – Vũng Tàu – Côn Đảo
(6 ngày 5 đêm): 7.000.000 VNĐ/người
Về thăm đất Mũi (Bệnh viện y học cổ truyền Cần Thơ – Bạc Liêu – Cà Mau)
(4 ngày 3 đêm): 5.500.000 VNĐ/người
2.2.3.5. Chiến lược phân phối
Để có thể bán được các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch, công ty phải sử dụng và khai thác tối đa kênh phân phối sản phẩm trong du lịch. Kênh phân phối sản phẩm du lịch là hệ thống các dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho khách du lịch ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng. Việc lựa chọn các kênh phân phối phù hợp có ý nghĩa rất lớn vì nó sẽ giúp công ty cung cấp các sản phẩm của mình cho du khách một cách hiệu quả nhất. Trên thực tế, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sản phẩm, khả năng và điều kiện của công ty, điều kiện của thị trường, thói quen tiêu dùng của khách…. mà công ty lựa chọn kênh phân phối dài hay ngắn, trực tiếp hay gián tiếp. Kênh tiêu thụ trực tiếp thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa công ty lữ hành với khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Trong kênh tiêu thụ gián tiếp công ty không trực tiếp tiêu thụ sản phẩm mà ủy nhiệm cho các đại lý của mình. Hệ thống các kênh phân phối được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Khách du lịch |
Công ty |
Công ty gửi khách |
Đại lý du lịch bán buôn |
Đại lý du lịch bán lẻ |
Sơ đồ 2.3: Hệ thống các kênh phân phối
2.2.3.6. Chiến lược xúc tiến bán
Trong hoạt động marketing, xúc tiến hỗn hợp có 1 vai trò quan trọng. Nó là 1 trong 4 nhóm công cụ chủ yếu của Marketing mix. Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là việc truyền tin về sản phẩm của công ty tới khách hàng để thuyết phục họ ra quyết định mua hàng. Một số dạng chủ yếu mà công ty sử dụng trong các hoạt động xúc tiến.
Quảng cáo:
Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu 1 cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng hàng hoá, dịch vụ hoặc bản thân chủ thể quảng cáo, được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể quảng cáo phải thanh toán các chi phí.
Xem Thêm ==> Kế hoạch kinh doanh cửa hàng quà tặng
Quảng cáo là 1 kiểu truyền thông có tính đại chúng, mang tính xã hội cao. Quảng cáo là 1 phương tiện có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người nhận thông tin so sánh thông tin với các đối thủ cạnh tranh. Với ngôn ngữ quảng cáo phong phú, đa dạng, phương tiện quảng cáo phổ cập và tiện lợi, quảng cáo mở ra khả năng giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của công ty cũng như uy tín, tiềm lực của công ty một cách hiệu quả.
Quảng cáo chỉ là hình thức thông tin 1 chiều. Quảng cáo có thể tạo ra hình ảnh cho các dịch vụ của công ty hoặc bản thân công ty và định vị nó trong tâm trí người tiêu dùng. Đồng thời, công ty cũng sử dụng quảng cáo để kích thích tiêu thụ hàng hoá và thu hút khách hàng phân tán về không gian.
Công ty thực hiện quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau.
+ Quảng cáo trên các phương tiện truyền thống:
– Những trang vàng và danh bạ điện thoại.
– Quảng cáo bằng các sản phẩm tập gấp, sách mỏng …được đính kèm với các tờ báo uy tín như: Tuổi trẻ, Văn hoá thông tin …Đây là hình thức quảng cáo có khả năng chứa đựng và cung cấp thông tin tương đối lớn, phạm vi tác động rộng và tiện lợi, giá thành rẻ nhưng hiệu quả cao (do tác động trực tiếp vào thị trường tiềm năng). Nội dung của tờ gấp giới thiệu khái quát về công ty, các chương trình du lịch chính, sơ đồ các tuyến điểm, tài nguyên du lịch, phương tiện vận chuyển, các quy định chủ yếu của chương trình, phương thức liên lạc, đăng ký…
– Các hoạt động khuyếch trương như các buổi quảng cáo tham gia các hội chợ du lịch …
+ Quảng cáo trên các phương tiện mới
– Trên trang web của công ty: dulichchuabenhyhct.com.vn
– Trên trang web của tổng cục du lịch Việt Nam: vietnamtourism.com.
– Qua CD – ROM “ Niên giám du lịch Việt Nam” (với chi phí 240.000 VNĐ, thủ tục đăng kí thuận tiện). CD – ROM “ Niên giám du lịch Việt Nam” được in với số lượng lớn và phát hành miễn phí, rộng rãi ở trong và ngoài nước tại các Hội chợ du lịch quốc tế có Tổng cục du lịch tham gia, tại các Đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài, các trung tâm xúc tiến du lịch trong nước và các kênh phát hành khác thông qua các đối tác nước ngoài của trung tâm, chắc chắn sẽ mang hình ảnh của công ty đến tay từng du khách trong và ngoài nước.
– Viết bài báo quảng cáo các dịch vụ của công ty trên 1 số báo điện tử nổi tiếng như: vnexpress.net, vtc.vn, vietnamnet.vn…
Xúc tiến bán hàng:
Đây là những biện pháp tác động tức thời, ngắn hạn để khuyến khích việc sử dụng các dịch vụ của công ty. Đây là 1 hoạt động truyền thông trong đó sử dụng nhiều phương tiện tác động trực tiếp, tạo lợi ích vật chất bổ sung cho khách hàng như tặng phiếu mua hàng tại các trung tâm mua sắm hay tại các công ty, quà tặng, tổ chức bốc thăm trúng thưởng …Điều này thu hút sự chú ý và thường xuyên cung cấp thông tin để dẫn khách hàng tới sử dụng dịch vụ của công ty.
Bán hàng cá nhân:
Đây là sự giới thiệu bằng miệng 1 cách trực tiếp về các dịch vụ của công ty qua cuộc đối thoại với 1 hoặc nhiều khách hàng nhằm mục đích bán hàng. Công ty đang ở giai đoạn hình thành sự ưa thích và niềm tin của người mua nên đây là 1 công cụ rất hiệu quả. Hai bên có thể nghiên cứu trực tiếp những tour du lịch và điều kiện của khách hàng để linh hoạt điều chỉnh tour cũng như hoạt động giao tiếp. Bán hàng trực tiếp hình thành nhiều mối quan hệ phong phú, đa dạng, thiết lập sự trung thành của khách hàng với công ty.
Kế hoạch PR:
Đây là các hoạt động truyền thông gián tiếp của công ty nhằm gây thiện cảm của công chúng với công ty và các dịch vụ của công ty.
Các hoạt động PR mà công ty sử dụng:
Xây dựng hệ thống hỏi & đáp trên trang web của công ty
Tổ chức nhiều cuộc thi trực tuyến
Tài trợ cho các chương trình, các sự kiện về du lịch như chương trình Hành khách cuối cùng (VTV3) … (đây là chiến lược sử dụng về sau khi công ty có nhiều vốn).
Các hoạt động từ thiện như xoá đói giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa ….
Công bố báo cáo tài chính hàng năm cho công chúng biết về kết quả hoạt động của công ty.
Tham gia vào các hoạt động công cộng của địa phương
Quan hệ thân thiện với giới báo chí
Mời các phóng viên báo chí, truyền hình về công ty tìm hiểu, viết bài về công ty cũng như các sự kiện quan trọng của công ty như ngày khai trương, ngày kỷ niệm …
Thường xuyên đưa tin lên các báo và trang web của công ty về hoạt động của công ty.
Thông tin khách hàng:
Nguồn thông tin khách hàng công ty thu thập từ những nguồn sau:
Thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, internet, truyền hình, tạp chí…
Sử dụng phiếu điều tra để ghi nhận các ý kiến của khách hàng: chúng ta có thể gửi phiếu điều tra qua bưu điện hoặc gửi email. Người nhận chỉ cần đánh dấu vào các câu hỏi trong bảng và gửi lại.
Thông qua sự hiểu biết của nhân viên.
Dịch vụ khách hàng:
Với phương châm hoạt động “ Khách hàng là trên hết”, thì dịch vụ khách hàng bao gồm:
- Thông báo những tour du lịch mới cho những khách hàng thân thiết bằng cách gửi thư truyền thống hoặc qua email
- Giảm giá dịch vụ hoặc khuyến mại đối với khách hàng VIP (những người sử dụng dịch vụ nhiều, thường xuyên).
- Xây dựng những diễn đàn trên trang web để những người yêu thích du lịch trao đổi kinh nghiệm, cảm xúc qua những chuyến đi của họ.
- Có dịch vụ hỏi đáp trên trang web của công ty
- Có những phiếu điều tra về sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ của công ty
Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Dự án thành lập công ty TNHH du lịch chữa bệnh Y học cổ truyền Việt Nam được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149