Tư Tưởng Và Tín Ngưỡng Của Xã Hội Người Việt Thiên Niên Kỷ Thứ I

Rate this post

 Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Tư Tưởng Và Tín Ngưỡng Của Xã Hội Người Việt Thiên Niên Kỷ Thứ I dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp về Tư Tưởng Và Tín Ngưỡng Của Xã Hội Người Việt Thiên Niên Kỷ Thứ I được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP: THÀNH TỐ NGOẠI NHẬP TRONG ĐỜI SỐNG TƯ TƯỞNG VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA XÃ HỘI NGƯỜI VIỆT THIÊN NIÊN KỶ THỨ  I

MỤC LỤC

1.Bối cảnh xã hội người Việt thiên niên kỷ thứ I 1

2.Các thành tố ngoại nhập trong đời sống tư tưởng và tín ngưỡng của xã hội người Việt thiên niên kỷ I 2

2.1 Nho giáo. 2

2.2 Đạo giáo. 3

2.3 Phật giáo. 4

  1. Nhận xét: 6

Trong lịch sử nhân loại, hầu như không có tộc người nào tồn tại một cách hoàn toàn biệt lập mà không giao lưu văn hóa với các cộng đồng người lân cận. Sự giao lưu văn hóa thường dẫn đến tiếp biến văn hóa, tức là sự tiếp thu, biến đổi những thành tố văn hóa du nhập từ bên ngoài thành những yếu tố văn hóa tộc người. Trong thiên niên kỷ thứ nhất, đời sống tư tưởng và tín ngưỡng của xã hội người Việt có sự biến đổi lớn, bên cạnh những tín ngưỡng truyền thống,  người Việt đã tiếp thu và tiếp biến những thành tố ngoại nhập cho phù hợp với bản địa và phục vụ có hiệu quả công cuộc chống Hán hóa của người Hoa.

1.Bối cảnh xã hội người Việt thiên niên kỷ thứ I

Năm 179 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt  xâm chiếm Âu Lạc.  Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm nước Nam Việt.  Lịch sử Âu Lạc từ độc lập tự do trở thành nô lệ, phụ thuộc và trở thành châu quận của đế chế phương Bắc.  Mâu thẫn dân tộc và thế lực ngoại xâm xuất hiện, diễn biến khi gay gắt khi hòa hoãn, lúc bình ổn tạm thời, lúc bùng nổ dữ dội…Kể từ đó cho đến trước năm 938, các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau thống trị người Việt. Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc là đồng hóa về văn hóa nhằm Hán hóa người Việt. Chính quá trình giao lưu tiếp xúc Việt – Hoa theo cả hai hình thức cưỡng bức và ôn hoà đã tạo nên những chuyển biến lớn trong đời sống tư tưởng, tín ngưỡng  xã hội người Việt trong suốt thiên niên kỷ thứ I.

Trước khi các triều đại phong kiến phương Bắc sang xâm lược và đô hộ, cộng đồng người Việt là cộng đồng có chủ quyền với nhiều dân tộc sinh sống nên đời sống tư tưởng, tín ngưỡng rất phong phú và đa dạng. Người Việt tôn kính biết ơn tổ tiên, tôn kính và tuân thủ các thủ lĩnh, coi trọng vai trò của phụ nữ trong xã hội. Hơn nữa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên nên thờ cúng thiên nhiên sớm trở thành tập tục lâu đời và quan trọng trong đời sống tín ngưỡng. Tín ngưỡng phồn thực, tín ngường sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng nhân thần là mình chứng điển hình cho điều đó.

Đặc biệt, với vị trí là ngã ba – nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh nên người Việt dễ dàng tiếp nhận các thành tố bên ngoài. Tuy nhiên mỗi một thành tố ngoại nhập khi được du nhập vào nước ta thì người Việt đều cải biên, tiếp biến khiến nó trở nên gần gũi hơn với tập tục và tư tưởng bản địa.

tập tục và tư tưởng bản địa.

2.Các thành tố ngoại nhập trong đời sống tư tưởng và tín ngưỡng của xã hội người Việt thiên niên kỷ I

Trong khoảng thời gian thiên niên kỷ thứ I (tức thời kỳ Bắc thuộc), các thành tố ngoại nhập trong đời sống tư tưởng, tín ngưỡng của xã hội người Việt bao gồm:

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ 

2.1 Nho giáo

Từ thời Tây Hán, Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta làm công cụ phục vụ cho sự cai trị của triều đình nhà Hán. Các quan lại Trung Quốc như Tích Quang, Nhâm Duyên, Sỹ Nhiếp đã có công truyền bá Nho giáo với các hoạt động như: mở trường học nhằm đào tạo cho chính quyền chính trị một lớp quan lại hạ cấp, tiến hành chính sách đồng hóa nhân dân ta theo phong tục, lễ giáo phong kiến Trung Quốc. Dần dần có những người Việt theo đường học vấn Nho giáo phục vụ cho chính quyền phương Bắc như Lý Tiến, Lý Cầm, Khương Công Phụ, Khương Công Phục, Lưu Hữu Phương. Sang thời Đường, các tầng lớp hào trưởng người Việt trưởng thành lên một bước qua tiếp thu văn hóa Trung Hoa, nhờ hệ thống trường học Nho giáo được mở nhiều hơn để đào tạo quan lại cho chính quyền đô hộ và đẩy mạnh tri thức văn hóa của tầng lớp người Việt.

 Nho giáo vào Việt Nam theo gót chân của quân xâm lược và việc truyền bá nó nằm trong chính sách đồng hóa dân tộc của các thế lực phong kiến phương Bắc nhằm nô dịch đời sống tinh thần của dân tộc ta. Mặt khác, với tư tưởng tam cương ngũ thường, tư tưởng thiên mệnh khắc nghiệt, Nho giáo đã được nhà Hán sử dụng như một công cụ thống trị và nô dịch nhân dân ta nên Nho giáo tuy có phát triển song vẫn chưa xâm nhập được vào mọi tầng lớp xã hội và ảnh hưởng của nó vẫn còn hạn chế.

Tuy nhiên, để trong quá trình tiếp nhận Nho giáo, thái độ của nhân dân ta với Nho giáo là từ sự phản ứng đến tiếp thu, từ xã lạ đến gần gũi từ công cụ của kẻ thù thành công  cụ của bản thân mình. Nho giáo đã từng bước đi vào đời sống tư tưởng người Việt trên phương diện một nhãn quan chính trị – xã hội, cung cấp cho tầng lớp trên của xã hội Việt những tri thức và kinh nghiệm hữu ích về lịch sử, về cách thức tổ chức xã hội, nhà nước. Với tư cách là lớp người ưu tú của xã hội, có quyền bính, có thân thế, họ là lực lượng mà quần chúng nhân dân phải dựa vào nếu muốn nổi dậy chống chính quyền đô hộ đi đến thành công. Tư tưởng của họ tuy chưa chiếm địa vị phổ biến trong đời sống tinh thần người Việt đương thời, nhưng lại đúng với trào lưu hiện hành, phản ánh xu thế phát triển của xã hội Việt Nam, đó là xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập theo khuôn mẫu Trung Hoa với tư tưởng cốt lõi Nho giáo chứ không phải quay về với chế độ Lạc hầu, Lạc tướng xưa kia. Như vậy là, vượt ra ngoài mong muốn của kẻ đi xâm lược, như một công cụ vô thức của lịch sử, Nho giáo đã tạo ra một số điều kiện vật chất và tinh thần cho sự chuyển biến xã hội, văn hóa Việt Nam. Dân tộc Việt Nam nổi lên chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc, tiến tới khôi phục lại nền độc lập của mình bằng cách vận dụng chính các tri thức văn hóa và thể chế chính trị Nho giáo mà người Trung Quốc đã mang đến để áp đặt hòng khuất phục người Việt Nam.

2.2 Đạo giáo

Đạo giáo là một tôn giáo, tĩn ngưỡng ở Trung Quốc, là một hỗn hợp nhiều thứ mê tín dị đoan và phương thuật như  đoán mộng, xem sao, đồng cốt, chữa bệnh bằng phù phép, bói toán….được hệ thống hóa bởi một hệ thống thần điên, đạo tạng, đền miếu. Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỉ II. Sau khi vua Hán Linh Đế băn hà, xã hội Trung Hoa hỗn loạn, người phương Bắc chạy sang Giao Chỉ lánh nạn rất đông, phần nhiều là các đạo sĩ luyện phép trường sinh theo cách nhịn ăn, nhiều quan lại Trung Hoa sang ta cai trị đều sính phương thuật (như Cao Biền đời Đường từng lùng tìm yểm huyệt, hi vọng cắt đứt các long mạch để triệt nguồn nhân tài Việt Nam).

Trong khi Nho giáo chưa tìm được chỗ đứng ở Việt Nam thì Đạo giáo đã tìm thấy ngay những tín ngưỡng tương đồng có sẵn từ lâu. Đặc biệt, nếu như Nho giáo là vũ khí của kẻ thống trị thì Đạo giáo, trên cơ sở thuyết vô vi, lại sẵn mang trong mình tư tưởng phản kháng giai cấp thống trị. Vì vậy, Đạo giáo đã thâm nhập nhanh chóng và hòa quyện với những đền miếu, tín ngưỡng dân gian cổ truyền, thờ cúng những người có công với dân tộc Việt. Ngoài ra, Đạo giáo thường được dùng để thu hút nông dân tham gia vào các cuộc bạo động chống lại cường hào ác bá địa phương và quan lại trung ương.

2.3 Phật giáo

Theo như nhiều sách sử để lại, đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang nước ta bằng hai con đường thủy và đường bộ, thời gian này Ấn Độ có sự giao thương sang Á châu theo gió mùa Tây-Nam mang theo tư tưởng Phật giáo đến Việt Nam; các thương nhân cùng Tăng sĩ theo đoàn để cầu nguyện trong những chuyến vượt biển đầy nguy hiểm, họ đến dù không phải là mục đích truyền đạo, nhưng sự có mặt của họ thông qua hoạt động tín ngưỡng của người Phật tử hàng ngày như cầu siêu, cầu an khi gặp nạn v.v… đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc ta. Luy Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng thời kỳ này.

Đến thế kỷ thứ ba, Phật giáo từ phương Bắc, cho dù có hình thành những trung tâm muộn hơn, cũng đã bắt đầu có ảnh hưởng lên Phật giáo Giao Chỉ. Từ Trung Hoa,  có  3 tông phái Phật giáo  được truyền vào Việt Nam: Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông. Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta cơ bản hoàn trước thế kỷ thứ X, khi mà một mặt có sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự ảnh hưởng của Phật giáo từ phương Bắc sau đó, mặt khác là sự sản sinh, hình thành nền thiền học Việt Nam với những thiền phái đầu tiên nhưng lại rất lớn mạnh. Từ đây đã tạo một tiền đề vững vàng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam về sau, mà đỉnh điểm là giai đoạn thế kỷ X -XIV.

Sau khi du nhập vào nước ta, Phật giáo cũng gắn liền với tín ngưỡng dân gian, được dân gian hóa và phong tục hóa, thể hiện tâm lý, lòng mong ước và thế giới quan của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng. Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền tín ngưỡng bản địa. Đối với người dân nơi đây, Ông Trời là một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm này khiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật. Ngoài Ông Trời, họ cũng quan niệm có những vị thần thánh khác như Thần Sấm, Thần Mưa… như là những thủ hạ của Ông Trời. Điều này làm cho họ cảm thấy Đạo Phật dễ gần gũi khi thuyết luân hồi tiếp xúc với họ.

Trong 3 tôn giáo thì Phật giáo là tôn giáo phát triển nhất và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Các nhà nghiên cứ lý giải cho điều này rằng: Phật giáo đến bằng con đường hòa bình, không giống như Nho giáo đến bằng con đường chinh phạt cưỡng bức. Do vậy, Phật giáo thâm nhập vào nước ta một cách êm thấm, không có sự chống đối của tín ngưỡng dân gian. Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng bản địa có sẵn với những sinh hoạt văn hóa, giáo lý cơ bản của Phật giáo đã hình thành nên một loại tín ngưỡng Phật giáo bình dân trong thế kỷ đầu tiên của công lịch. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một nền tư tưởng văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt thời Bắc thuộc, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh của đất nước, góp phần đánh bại âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc.

3. Nhận xét:

Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo là các thành tố ngoại nhập được du nhập vào Việt nam từ thời Bắc thuộc và đã có vai trò đáng kể trong đời sống tư tưởng, tín ngưỡng của người Việt. Những thành tố ấy khi du nhập được cải biến cho phù hợp với truyền thống văn hóa của người dân và nhu cầu của đất nước, đã trở thành nhân tố quan trọng của nền văn hóa và hệ tư tưởng dân tộc.

          Như vậy, trên cơ sở một nền văn hóa bản địa vững chắc, kết tinh bản lĩnh, cá tính, lối sống và truyền thống của người Việt  với ý thức hệ cốt lõi là ý thức độc lập, tự chủ và tinh thần yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước, tổ tông mà các thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc đã xây dựng nên, bởi  vậy, dù cho các triều đại phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc ta, nhằm thủ tiêu nền văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc, nhưng kết cục trước cuộc đấu tranh mãnh liệt của người Việt nền văn hóa đậm đà bản sắc đó vẫn giữ được vị trí chủ thể và có tác dụng Việt hóa những thành tố ngoại nhập. Đồng thời, những thành tố ngoại nhập thông qua chủ thể văn hóa người Việt lại phát huy tác dụng và làm phong phú thêm nền văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng cổ truyền.


Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Tư Tưởng Và Tín Ngưỡng Của Xã Hội Người Việt Thiên Niên Kỷ Thứ I được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo