Cơ sở lý luận về thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp

Rate this post

 Download miễn phí mẫu cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận về thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu cơ sở lý luận về Cơ sở lý luận về thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


1.1. Lý luận chung

1.1.1.Khái niệm doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp

1.1.1.1.Khái niệm về Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014).

Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Phân loại doanh nghiệp:

  • Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu chúng ta sẽ có 3 loại hình doanh nghiệp là :

-Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation)

-Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).

-Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship).

  • Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp :

Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

  • Căn cứ vào chế độ trách nhiệm :

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn :

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ 

Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp dan đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn :

Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP.

Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.

Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư – thành viên/chủ sở hữu công ty.

1.1.1.2. Khái niệm về thành lập doanh nghiệp:

Thủ tục hành chính là thủ tục tiến hành các hoạt động quản lý hành chính Nhà nước được thực hiện bởi các chủ thể thực hiện quyền hành pháp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về thủ tục hành chính nhưng về bản chất thì thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định nên thủ tục hành chính chính là nội dung của một nhóm quy phạm pháp luật hành chính chứ thủ tục không phải là quy phạm pháp luật. Bở lẽ quản lý hành chính là một hoạt động vô cùng phức tạp cho nên thủ tục hành chính cũng đa dạng phức tạp theo. Thủ tục hành chính hợp lý sẽ tạo nên sự hài hòa, thống nhất trong bộ máy Nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. Thủ tục hành chính bất hợp lý sẽ là rào cản cho sự phát triển xã hội cũng như trở thành mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng, cửa quyền, gây mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền. Vậy nên, thủ tục hành chính luôn được quan tâm và xây dựng bằng hệ thống quy phạm pháp luật đã dạng.

Mặc dù thủ tục hành chính mà một phạm trù đa dạng và phức tạp nhưng do tính thống nhất của quản lý Nhà nước nên các thủ tục hành chính bao gồm một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước hay thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước.

Thứ hai, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định. Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục.

  • Khái niệm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) là việc Nhà nước ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thể kinh doanh (chủ thể kinh doanh ở đây bao gồm các cá nhân, tổ chức).Kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh chủ thể kinh doanh có đầy đủ các năng lực pháp lý (tư cách chủ thể) để tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhà nước cung cấp những đảm bảo đầy đủ về mặt chính trị- pháp lý để chủ thể kinh doanh có điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

Đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) là một thủ tục hành chính bắt buộc theo đó chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và công khai hóa sự ra đời và hoạt động kinh doanh của mình với giới thương nhân và cộng đồng. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ thể kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ pháp lý xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước đồng thời cũng ghi nhận tư cách pháp nhân, tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh, sự bảo hộ của Nhà nước với chủ thể kinh doanh.

 1.1.2.Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp

1.1.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Vậy nên, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận về mặt pháp lý của Nhà nước đối với sự ra đời và tư cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh. Sự ghi nhận về mặt pháp lý này được quy định cụ thể tại các Điều 47, 73,110, 172 Luật doanh nghiệp 2014 đó là khi chủ thể kinh doanh lựa chọn loại hình doanh nghiệp và hoàn thất thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì tư cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh được xác lập “ kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong những phương thức để Nhà nước kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

  • Đối với cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp

Đối với cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp ở đây gọi chung là chủ thể kinh doanh thì đăng ký kinh doanh là một trong những công cụ để bước đầu thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật mà cụ thể là được khẳng định rõ trong Điều 33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền năng pháp lý của chủ thể kinh doanh. Điều này đã được thể chế hóa tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký thành lập doanh nghiệp: “Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ”.

Xem Thêm ==> 999+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

 1.2. Pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

1.2.1 Điều kiện đăng ký kinh doanh

Hành vi thành lập doanh nghiệp, cũng như nhiều hành vi khác của con người trong xã hội, được điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định cụ thể về địa vị pháp lý, về đặc tính pháp lý, về cách thức hoạt động, quản lý, điều hành với cả những ưu điểm hạn chế của từng loại hình doanh nghiệp được phép thành lập để chủ thể kinh doanh căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình đề lựa chọn đúng đắn. Điều kiện thành lập doanh nghiệp được cụ thể hóa trong pháp luật về thành lập doanh nghiệp, bao gồm các điều kiện về chủ thể;điều kiện về vốn; điều kiện về ngành nghề; điều kiện về tên gọi, trụ sở… của doanh nghiệp.

 1.2.2 Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Chương IV Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể thành phần hồ sơ đối với các loại hình doanh nghiệp như sau:

Đối với doanh nghiệp tư nhân hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 20 Luật doanh nghiệp 2014.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 21,22, 23 Luật doanh Nghiệp 2014.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/ND- CP.

Đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất và công ty nhận sáp nhập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 24 Nghị định 78/2015/ND- CP.

Đối với các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 25 Nghị định 78/2015/ND- CP.

Đối với tổ chức tín dụng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định 78/2015/ ND- CP tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ phải có bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đối với hộ kinh doanh hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 71, Nghị định 78/2015/ND- CP. Theo đó để tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

 1.2.3Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là những công đoạn thủ tục (những bước) và thời hạn thực hiện mà cá nhân, tổ chức và cơ quan đăng ký kinh doanh phải tuân thủ trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định. Hiện nay, cùng với ứng dụng của khoa học công nghệ vào cải cách thủ tục hành chính thì trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi, chủ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Xem Thêm ==> Khái niệm và đặc điểm pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

 

 1.2.4 Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và giải quyết cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài nhiệm vụ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh còn phải cập nhập thông tin về những thay đổi trong nội dung đăng ký kinh doanh của chủ thế kinh doanh, theo dõi và giám sát chủ thể kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh theo các nội dung đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ sở lý luận về thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp

 

Trên đây là mẫu Cơ sở lý luận về thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MẪU MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo