Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Bỏ Và Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Bỏ Và Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Xem Thêm ==> Đề cương Hủy Bỏ Hợp Đồng Và Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng
1.1. Khái niệm và sự cần thiết của việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng
1.1.1. Khái niệm hủy hợp đồng
Bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm hợp đồng chế tài trong Dân sự gồm: Hủy hợp đồng là sau khi hợp đồng đã có hiệu lực nhưng một trong các bên vi phạm hợp đồng là điều kiện để hợp đồng chấm dứt hiệu lực do luật định. Theo nguyên tắc chung, hủy hợp đồng là một trong những chế tài bởi lẽ nó là biện pháp cưỡng chế nhà nước có thể áp dụng nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật.
Chế tài hủy hợp đồng không những được quy định trong Luật Thương mại 2005 mà còn được quy định tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài trường hợp hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại như Bộ luật Dân sự 2015 đã đề cập, bổ sung trường hợp một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại, đó là: Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Trong trường hợp này vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng và trường hợp khác do luật quy định theo Điểm c Khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo Điều 424 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc Huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng. Đối với trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định nêu trên. Theo Điều 425 Bộ luật Dân sự 2015 Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015 Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng phát sinh trong trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định sau:
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm Dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm Dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 425 Bộ luật Dân sự 2005, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định đối với Khoản 3, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Có thể nhận thấy rằng, quy định về chế tài hủy hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005 có sự không thống nhất, sự không thống nhất này thể hiện ở căn cứ hủy hợp đồng.
1.1.2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy đinh của Bộ luật dân sự hiện hành. Theo quy định tại Điều 426, Bộ luật dân sự 2005 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự như sau
1.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam
Theo nguyên tắc, các quy định của pháp luật được xây dựng và việc áp dụng chúng nhằm những mục đích nhất định. Chế tài hủy hợp đồng được xây dựng xuất phát từ tinh thần đó. Trước hết có thể nói rằng, việc áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng là nhằm nâng cao tính kỷ luật trong việc thực hiện hợp đồng. Chính vì lẽ đó nên pháp luật cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận về việc một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên kia vi phạm hợp đồng, trong những trường hợp đó thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ
Qua nghiên cứu và tìm hiểu việc huỷ bỏ hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam, em nhận thấy rằng, việc xây dựng và áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong hoạt động thương mại có ý nghĩa cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hủy bỏ hợp đồng là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Hợp đồng luôn chứa đựng mối tương quan về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, thực hiện nghĩa vụ của bên này là đáp ứng quyền lợi của bên kia và ngược lại. Khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của phía bên kia và do đó, phải gánh chịu hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó. Xét về mặt lý thuyết, các bên không bao giờ muốn tự ràng buộc với hợp đồng nếu như tại thời điểm giao kết họ nhìn thấy khả năng hợp đồng đã có hiệu lực sẽ bị hủy bỏ trong tương lai. Song trên thực tế, hợp đồng đã được giao kết vẫn có thể bị chấm dứt thực hiện do ý chí của một bên.
Thứ hai, việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng là biện pháp dự phòng và quản lý rủi ro cho các bên trong hợp đồng một cách có hiệu quả. Rõ ràng, hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh có nghĩa là nhằm mục đích lợi nhuận. Khi ký kết hợp đồng, các bên tham gia ký kết đã thể hiện mong muốn của mình trong các điều khoản của hợp đồng và tin tưởng rằng những điều khoản đó sẽ được thực hiện đúng như thỏa thuận để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Do đó, yêu cầu được đặt ra là các bên phải tôn trọng những điều khoản đã được cam kết và thực hiện đầy đủ. Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng và có thể gây ra những thiệt hại không lường. Sự vi phạm hợp đồng của mỗi bên có thể gây ra hàng loạt các vi phạm hợp đồng khác, bởi vì quan hệ trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế thị trường là những quan hệ mang tính dây chuyền. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục, thông suốt, các bên các chủ thể kinh doanh phải tôn trọng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, dưới tác động của cơ chế thị trường, người kinh doanh luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro mang tính chất tiềm ẩn bao gồm cả những rủi ro xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của phía đối tác. Dự kiến trước những khả năng có thể xảy ra vi phạm và dựa vào các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng các chế tài tương ứng sẽ là biện pháp dự phòng và quản lý rủi ro hữu hiệu cho các bên trong quan hệ hợp đồng.
Với tư cách là biện pháp phòng ngừa, điều khoản của hợp đồng về chế tài hủy bỏ hợp đồng không phải là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng thương mại. Các biện pháp này đặt ra như là những biện pháp dự kiến tác động với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Vì vậy, trong quá trình đàm phán, các bên sẽ căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, kinh nghiệm tích lũy từ hoạt động kinh doanh để từ đó dự kiến các căn cứ để có thể áp dụng các chế tài này khi xảy ra vi phạm hợp đồng, nhằm bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của mình.
Quy định này của pháp luật một mặt cho thấy pháp luật đặt các chủ thể trong hợp đồng vào tình trạng phải nắm chắc các quy định của pháp luật về chế tài để vận dụng cụ thể, linh hoạt vào hợp đồng. Mặt khác, pháp luật cũng tạo điều kiện cho các bên trong hợp đồng, trong trường hợp lí do nào đó không thỏa thuận điều kiện áp dụng các biện pháp này trong hợp đồng, thì vẫn có thể bảo vệ được quyền lợi của mình trước hành vi vi phạm hợp đồng của phía bên kia thông qua việc vận dụng quy định của pháp luật về điều kiện áp dụng mang tính khái quát chung.
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
Với ý nghĩa là biện pháp phòng ngừa, việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm hợp đồng. Mục tiêu hàng đầu của hoạt động lưu thông Dân sự là lợi nhuận, đó cũng là động cơ thôi thúc các chủ thể tham gia vào các quan hệ giao thương. Tuy nhiên, thương trường luôn là nơi tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Do đó, việc thực hiện hợp đồng trên thực tế trong nhiều trường hợp không còn đáp ứng mục tiêu lợi nhuận ban đầu. Mặt khác, với sự thay đổi thường xuyên của môi trường kinh doanh, nhiều cơ hội tốt hơn có thể xuất hiện, thúc đẩy các bên muốn tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn ở một quan hệ hợp đồng khác. Trong những trường hợp như vậy, bên có nghĩa vụ thường tìm cách này hoặc cách khác để không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Một điều hiển nhiên rằng, nếu biện pháp chế tài được dự kiến áp dụng có khả năng gây bất lợi cho bên có ý định vi phạm hợp đồng, thì ý định vi phạm hợp đồng sẽ khó có thể trở thành hiện thực, bởi lẽ nếu vi phạm lợi ích kinh tế mà bên vi phạm có được từ hành vi vi phạm sẽ không còn. Như vậy, vấn đề quan trong là các biện pháp do các bên lựa chọn phải thực sự có hiệu quả. Đồng thời, pháp luật về chế tài trong thương mại cũng phải tạo ra một khung pháp lý hoàn chỉnh, đủ khả năng hỗ trợ cho các bên khoản chế tài trong hợp đồng có thiếu sót hoặc không được các bên thỏa thuận.
Trên đây là mẫu chuyên đề thực tập Cơ Sở Lý Luận Về Hủy Bỏ Và Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149