Download miễn phí cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận về tranh chấp kinh tế, thương mại dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu Cơ sở lý luận về tranh chấp kinh tế, thương mại được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
1.1. Khái niệm về tranh chấp kinh tế, thương mại và việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án
1.1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế
Tranh chấp kinh tế là những bất đồng giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Nó là những tranh chấp nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh:
– Nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật
– Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sản xuất kinh doanh
– Đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên với chi phí ít nhất
– Linh hoạt, có thể kết hợp nhiều hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau
– Bảo vệ uy tín của các bên và giữ bí mật trong kinh doanh
– Đạt hiệu được thỏa thuận (quyết định) có tính khả thi cao
1.1.2. Khái niệm và phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án
1.1.2.1. Khái niệm
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”[1]
Và khái niệm kinh doanh quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014:“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”[2]
Theo quy định trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ
Theo Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011 – viết tắt BLTTDS), các tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, bao gồm:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.[3]
1.1.2.2. Đặc điểm tranh chấp thương mại:
Các tranh chấp thương mại nhìn chung có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, Chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân:
Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp giữa công ty – thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty; …
Thứ hai,căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật:
Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên. Ngoài ra, tranh chấp thương mại còn chịu chi phối của các yếu tố cơ bản của hoạt động này như: mục đích sinh lợi, các yêu cầu về thời cơ kinh doanh và yêu cầu giữ bí mật thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật
Thứ ba, về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại:
Tranh chấp thương mại đòi hỏi được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội. Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thực: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi phương thức có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành. Các bên có quyền tự do lựa chọn phương thức phù hợp, phụ thuộc vào lợi thế mà mỗi phương thức có thể mang lại, mức độ phù hợp của phương thức so với nội dung tính chất của tranh chấp và thiện chí của các bên.
1.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh tế – Toà án
Thủ tục giải quyết kinh doanh, thương mại tại tòa án cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động gồm có:
1.2.1. Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, gồm có:
- Theo quyết định của pháp luật, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải mở phiên toà trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó không quá 20 ngày.
- Phiên toà sơ thẩm được tiến hành dưới sự điều hành của một Hội đồng xét xử gồm 2 thẩm phán và 1 hội thẩm và với sự có mặt của các đương sự người làm chứng, người phiên dịch, người giám định và kiểm soát viên (nếu Viện kiểm soát có yêu cầu kiểm tra phiên toà).
- Thủ tục tiến hành:
– Bắt đầu phiên toà.
– Xét hỏi tại phiên toà.
– Tranh luận tại phiên toà.
– Nghị án.
– Tuyên án.
– Hoàn chỉnh biên bản phiên toà.
1.2.2. Thủ tục giải quyết tại tòa án cấp phúc thẩm
Phúc thẩm vụ án kinh tế là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quyết định của pháp luật.
Đương sự hoặc người đại diện đương sự có quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Thời hạn kháng cáo là 10 ngày kể từ ngày toà án tuyên án hoặc ra quyết định .
Viện trưởng Viện kiểm soát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị, thời hạn kháng nghị là 10 ngày (đối với Viện kiểm soát cùng cấp) hoặc 20 ngày (đối với Viện kiểm soát cấp trên) kể từ ngày toà tuyên án hoặc ra quyết định.
1.2.3. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
a- Giám đốc thẩm.
- Thẩm quyền giám đốc thẩm bao giờ cũng thuộc về toà án cấp trên trực tiếp của toà án đã ra bản án, quyết định xét xử giám đốc thẩm.
Cụ thể:
– Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp Tỉnh giám đốc thẩm những vụ án, bản án đã có hiệu lực của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.
– Toà kinh tế – Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà thuộc toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
– Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các toà thuộc toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
– Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đôc thẩm những vụ án , quyết định của uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
- Khách thể của quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm: Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền.
- Căn cứ để kháng nghị:
– Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Xem Thêm ==> 99+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
– Kết luận trong bản án quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
– Các sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
- Những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
– Chánh án tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp.
– Phó chánh án tòa án tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân địa phương
– Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng VKS nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện
- Thời hạn kháng nghị là 9 tháng kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
- Hội đồng xét xử có quyền:
– Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy rằng kháng nghị không có căn cứ.
– Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
– Huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, hoặc việc xác minh thu thập chứng cứ của toà án cấp dưới không đầy đủ mà toà án cấp giám đốc thẩm không thể bổ sung được.
– Huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị và đình chỉ việc giải quyết vụ án theo những căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế.
b- Thủ tục tái thẩm.
- Khách thể của quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: Là Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền.
- Căn cứ để kháng nghị:
– Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án.
– Có cơ sỏ để chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là không đúng sự thật hoặc có sự giả mạo bằng chứng.
– Người tiến hành tố tụng cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án.
– Bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án bị huỷ bỏ.
- Người có thẩm quyền kháng nghị:
– Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp.
– Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng VKS nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện
Xem Thêm ==> Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai
- Thẩm quyền xét xử theo thủ tục tái thẩm: Giống như thủ tục giám đốc thẩm.
- Hội đồng xét xử có quyền:
– Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

– Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại.
– Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án theo những căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế.
Trên đây là mẫu Cơ sở lý luận về tranh chấp kinh tế, thương mại được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149