Cơ sở lý luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Rate this post

Download miễn phí cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dành cho các bạn sinh viên ngành Luật đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu cơ sở lý luận về Cơ sở lý luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


1.1. Lí luận chung về tội lạm dụng

1.1.1. Khái niềm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Quan hệ sở hữu là một trong những quan hệ cơ bản và quan trọng nhất của một thể chế pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới luôn xác định sở hữu, quyền sở hữu là vấn đề trọng tâm của pháp luật. Các quan hệ tài sản luôn xuất phát từ quan hệ sở hữu, chính vì thế quan hệ sở hữu là tiền đề, là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ khác. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản đóng vai trò quan trọng trong các văn bản pháp lý của Nhà nước, ở đó tài sản vừa là đối tượng vừa là khách thể của quan hệ sở hữu. Yêu cầu cơ bản nhất đặt ra đối với bảo vệ quyền sở hữu tài sản là tài sản đó phải giao dịch được và được phép đưa vào giao dịch, nó là đối tượng phổ biến được điều chỉnh bởi các quy định của cả hệ thống pháp luật.

Từ thực tiễn xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong hơn 10 năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1985, đặc biệt vào những năm cuối của thập niên chín mươi, khi các quan hệ dân sự phát sinh một cách ồ ạt với nhiều hình thức biến tướng khác nhau thì cũng đồng thời dẫn đến thực trạng là các cơ quan tiến hành tố tụng ở nhiều địa phương đã “hình sự hoá” các quan hệ dân sự, kinh tế làm nhiều người bị kết án oan về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong khi lẽ ra họ chỉ là bị đơn dân sự trong vụ án dân sự. Trước một thực trạng như vậy, ngày 21/12/1999, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999 thay thế Bộ luật hình sự năm 1985. Lần đầu tiên, nhà làm luật quy định cụ thể, rõ ràng các tình tiết là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngoài những tình tiết đặc trưng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 còn quy định những tình tiết là yếu tố định tội làm ranh giới phân biệt giữa hành vi tội phạm với hành vi chưa phải là tội phạm.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự là tội danh được nhập từ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 135 và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự năm 1985. So với quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định theo hướng nhẹ hơn, trừ khoản 4 của Điều 140 có mức cao nhất của khung hình phạt nặng hơn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân. Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều quy định mới hơn, đặc biệt trong cấu thành cơ bản, nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm ranh giới giữa hành tội phạm và hành vi chưa phải là tội phạm; các tình tiết định khung hình phạt cũng được quy định cụ thể hơn trước.

Điều 140 BLHS quy định:

“Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  1. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
  2. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.

Từ quy định của Điều 140, kết hợp với khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 BLHS, cũng như các phân tích cụ thể về quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, có thể hiểu: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên bằng các hình thức hợp đồng rồi sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng hoàn trả lại tài sản hoặc dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.

1.1.2. Đặc điểm

Quan hệ sở hữu là một trong những quan hệ cơ bản và quan trọng nhất của một thể chế pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới luôn xác định sở hữu, quyền sở hữu là vấn đề trọng tâm của pháp luật. Các quan hệ tài sản luôn xuất phát từ quan hệ sở hữu, chính vì thế quan hệ sở hữu là tiền đề, là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ khác. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản đóng vai trò quan trọng trong các văn bản pháp lý của Nhà nước, ở đó tài sản vừa là đối tượng vừa là khách thể của quan hệ sở hữu. Yêu cầu cơ bản nhất đặt ra đối với bảo vệ quyền sở hữu tài sản là tài sản đó phải giao dịch được và được phép đưa vào giao dịch, nó là đối tượng phổ biến được điều chỉnh bởi các quy định của cả hệ thống pháp luật.

Từ thực tiễn xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong hơn 10 năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1985, đặc biệt vào những năm cuối của thập niên chín mươi, khi các quan hệ dân sự phát sinh một cách ồ ạt với nhiều hình thức biến tướng khác nhau thì cũng đồng thời dẫn đến thực trạng là các cơ quan tiến hành tố tụng ở nhiều địa phương đã “hình sự hoá” các quan hệ dân sự, kinh tế làm nhiều người bị kết án oan về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong khi lẽ ra họ chỉ là bị đơn dân sự trong vụ án dân sự. Trước một thực trạng như vậy, ngày 21/12/1999, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999 thay thế Bộ luật hình sự năm 1985. Lần đầu tiên, nhà làm luật quy định cụ thể, rõ ràng các tình tiết là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngoài những tình tiết đặc trưng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 còn quy định những tình tiết là yếu tố định tội làm ranh giới phân biệt giữa hành vi tội phạm với hành vi chưa phải là tội phạm.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự là tội danh được nhập từ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 135 và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự năm 1985. So với quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định theo hướng nhẹ hơn, trừ khoản 4 của Điều 140 có mức cao nhất của khung hình phạt nặng hơn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân. Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều quy định mới hơn, đặc biệt trong cấu thành cơ bản, nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm ranh giới giữa hành tội phạm và hành vi chưa phải là tội phạm; các tình tiết định khung hình phạt cũng được quy định cụ thể hơn trước.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ 

Điều 140 BLHS quy định:

“Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  1. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
  2. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.

Từ quy định của Điều 140, kết hợp với khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 BLHS, cũng như các phân tích cụ thể về quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, có thể hiểu: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên bằng các hình thức hợp đồng rồi sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng hoàn trả lại tài sản hoặc dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại phát sinh ngày càng phong phú và đa dạng. Do đó, việc nhận diện đúng ranh giới giữa các quan hệ này với hành vi phạm tội, từ đó mới có thể áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, khách quan, đầy đủ và chính xác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, từng bước loại bỏ tình trạng được gọi là “hình sự hóa” các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại hay “dân sự hóa” các hành vi phạm tội, cũng như sự nhầm lẫn giữa một số tội phạm có cấu thành giống nhau.

1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về tôi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1.2.1. Các dấu hiệu pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Như đã phân tích, định tội danh là quá trình nhận thức lý luận, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định, để giải quyết vụ án hình sự bằng việc ra văn bản áp dụng pháp luật hình sự. Để xác định một hành vi nguy hiểm diễn ra trên thực tế đã phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lời hành vi ấy có thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm quy định tại Điều 140 BLHS hay không. Những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành đó gồm mặt khách thể, khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm. Vì vậy nhằm tạo cơ sở cho việc nghiên cứu quá trình định tội đối với loại tội phạm này, việc cần thiết là phải nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm trên.

1.2.1.1. Dấu hiệu khách thể

Tội phạm nào cũng xâm phạm đến một hoặc một số khách thể nhất định, đó là các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khách thể mà tội phạm này hướng đến là quan hệ sở hữu về tài sản. Cũng như các tội xâm phạm sở hữu khác được quy định trong BLHS, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, nghĩa là tác động đến các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản của chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ.

Tài sản là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 BLHS là tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tuy nhiên, đối tượng là tài sản của tội phạm này phải thỏa mãn các yếu tố nhất định sau:

Tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất, có giá trị và giá trị sử dụng, là thước đo giá trị sức lao động của con người được kết tinh, đồng thời phải thỏa mãn được các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Những tài sản không có giá trị và giá trị sử dụng không thể trở thành đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tài sản là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải là tài sản có chủ sở hữu, quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu là hợp pháp và được pháp luật công nhận, có thể chuyển dịch thông qua các giao dịch thể hiện bằng các hợp đồng dân sự cụ thể. Những tài sản không có chủ sở hữu hoặc bị từ bỏ quyền sở hữu (vật bị đánh rơi, bỏ quên, thất lạc,…) không phải là đối tượng tác động của tội phạm này.

Tài sản là đối tượng của tội phạm này còn là những giấy tờ có giá mà thông qua đó, người phạm tội có thể nhận tiền hoặc phần tài sản nhất định (cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu,…). Đối với những giấy tờ có giá mà giá trị của nó phải thông qua tổ chức, cá nhân xác nhận mới thể hiện được giá trị thì không phải là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Đối với các loại tài sản có tính chất, công dụng đặc biệt (ma túy, vũ khí, phương tiện, chất cháy, chất gây nổ, chất độc hại, chất phóng xạ,…) hoặc tài sản là các loại giấy tờ có giá ghi danh (việc chuyển dịch, xác lập quyền sở hữu phải thông qua các giao dịch pháp lý hợp pháp) hoặc các loại tài sản khác thuộc danh mục hàng hóa, tài sản bị cấm giao dịch, hạn chế giao dịch như: đồ chơi bị cấm, phế liệu gây ô nhiễm môi trường,…thì tùy trường hợp, việc chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo các tội danh khác tương ứng.

Như vậy, tài sản là đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn những yếu tố nhất định phản ánh đặc điểm vốn có của tài sản, về tính chất, giá trỉ sử dụng, có thể đưa vào giao dich trong thực tiễn.

Bộ luật hình sự năm 1985 quy định một hành vi phạm vào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không cần căn cứ vào giá trị tài sản chiếm đoạt. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 sửa đổi quy định rõ yếu tố định lượng đối với tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên. Quy định này trở thành một trong những căn cứ quan trọng để xác định có xử lý hình sự đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không. Quy định yếu tố định lượng trong trường hợp này phân biệt rõ ràng ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, là cơ sở để áp dụng thống nhất pháp luật trên phạm vi toàn quốc, tạo điều kiện cho người dân hiểu rõ hơn các quy đinh của pháp luật, tự điều chỉnh hành vi của mình trong những trường hợp nhất định

1.2.1.2. Dấu hiệu khách quan

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, những biểu hiện bên  ngoài của tội phạm, gồm hành vi khách quan, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

  • Hành vi khách quan: là những xử sự có sự kiểm soát của ý thức và điều khiển của ý chí con người, là nguyên nhân gây thiệt hại cho các khách thể được Luật hình sự bảo vệ. Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện các đặc điểm sau: có tính nguy hiểm cho xã hội, là hoạt động có ý thức của chủ thể, nó trái pháp luật hình sự và về hình thức thể hiện, hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hành vi khách quan phải gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu, nguy hiểm cho xã hội, khi thực hiện hành vi, chủ thể đã được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và được thể hiện dưới dạng hành động nhận tài sản của người khác bằng các hình thức của hợp đồng, sau khi có được tài sản người phạm tội đã có hành vi chiếm đoạt tài sản đó.
  • Người phạm tội muốn tạo lập cho mình quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của người khác, họ sử dụng các cách thức làm hao hụt giá trị và giá trị sử dụng của tài sản, khiến nó không thể trở về trạng thái ban đầu được hoặc vì muốn biến tài sản của người khác (một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản) thành tài sản của mình nên đã có các hành vi, thủ đoạn gian dối như lật lọng, chây ì, thông tin giả dối về việc bị người thứ ba chiếm đoạt tài sản đó hoặc bỏ trốn, cố ý không trả lại tài sản cho chủ sở hữu,…khi đến hạn phải trả lại tài sản theo hợp đồng. Vì gây thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm trên, nên tội phạm chỉ được coi là hoàn thành khi đã gây ra những thiệt hại về vật chất cho chủ tài sản. Hành vi bỏ trốn trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn rất khó để xác định và cũng chưa có Thông tư, Nghị quyết nào hướng dẫn. Trong thực tiễn, một người sau khi vay, mượn, thuê tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn, nhưng để chứng minh họ có bỏ trốn, nhằm chiếm đoạt tài sản hay không là vấn đề còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, nên đã phát sinh nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng, chỉ cần xác định được tình tiết một người nào đó sau khi nhận được tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn; không trả tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp là đủ cơ sở kết luận người đó phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, không phụ thuộc vào lý do bỏ trốn của họ là nhằm mục đích gì. Trong khi đó, thực tế đã chứng minh, không phải tất cả mọi trường hợp bỏ trốn đều có ý thức chiếm đoạt tài sản.
  • Nếu người phạm tội không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản nhưng lại dùng tài sản đó (tài sản nhận từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản một cách hợp pháp) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hiểu như thế nào là dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là một vấn đề không đơn giản, nếu theo khái niệm thông thường thì “bất hợp pháp” là không đúng với pháp luật không phân biệt đó là pháp luật gì và nếu hiểu bất hợp pháp theo nghĩa rộng như vậy thì hấu hết các trường hợp mất khả năng thanh toán nợ cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đều là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đã không coi việc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp theo khai niệm rộng như trên, mà chỉ coi những trường hợp dùng tài vào việc thực hiện tội phạm thì mới coi là bất hợp pháp với ý nghĩa là dấu hiệu cấu thành tội phạm như: dùng tiền vay được để hối lộ, để buôn lậu, để mua bán hàng cấm, để mua bán ma tuý, vũ khĩ quân dụng, chất độc, chất cháy… Ngoài ra, trong một số trường hợp do làm ăn thua lỗ đã mất khả năng thanh toán, nhưng vẫn tiếp tục vay mượn tiền hoặc tài sản rồi dùng tiền hoặc tài sản đó trả nợ cũ, hoặc dùng tài sản vay được ăn tiêu, mua sắm vật dụng trong gia đình, mua đất xây nhà… Nếu không dùng tài sản vào mục phạm tội mà dùng vào mục đích bất hợp pháp khác thì phải xem xét đánh giá từng trường hợp cụ thể, để xác định hành vi đó đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa. Cần phân biệt, dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp với việc sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thoả thuận khi vay, mượn. Ví dụ: Khi vay tiền, nói là để phát triển chăn nuôi ( nuôi gà công nghiệp), nhưng sau khi vay được tiền lại không nuôi gà nữa mà dùng tiền vay được vào việc nuôi tôm sú, nhưng vì không có kỹ thuật nên bị thua lỗ dẫn đến không có khả năng thanh toán thì hành vi của người phạm tội không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà là phạm tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự.
  • Hậu quả của tội phạm: Là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội là khách thể được Luật hình sự bảo vệ, nó được biểu hiện thông qua việc biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm gây ra được xác định thông qua đặc điểm về chất và lượng của chính đối tượng tác động. Tại Điều 140 BLHS năm 1999 sửa đổi đã chỉ ra rất rõ rằng, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ 4 triệu đồng trở lên mới bị xử lý về tội phạm này. Trong trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 4 triệu đồng thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc vào một trong các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa xóa án tích mà còn vi phạm (được hướng dẫn trong Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999).
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Luật hình sự, một người phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội khi hậu quả đó là kết quả của hành vi trái pháp luật mà thực hiện họ gây ra. Do đó, khi một người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS và chỉ buộc họ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình khi giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả. Có nghĩa là về mặt thời gian, hành vi trái pháp luật hình sự được coi là nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; Hậu quả là kết quả tất yếu do hành vi trái pháp luật hình sự gây ra; Một hành vi có thể dẫn đến nhiều hậu quả và một hậu quả có thể xuất phát từ nhiều hành vi khác

Do vậy, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không dẫn đến hậu quả, không xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì người thực hiện hành vi ấy không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Có hành vi mới có hậu quả tương ứng, hậu quả luôn có sau hành vi về mặt thời gian, hành vi phải là điều kiện tất yếu hình thành nên hậu quả.

1.2.1.3. Dấu hiệu chủ quan

                  – Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lỗi của người phạm tội luôn là lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Ban đầu, khi giao kết hợp đồng, người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện hợp đồng đó đúng theo thỏa thuận, chỉ sau khi có được tài sản, ý thức chiếm đoạt tài sản mới hình thành, và vì vậy, ý thức chiếm đoạt của họ được xác định tại thời điểm họ chiếm đoạt tài sản chứ không xác định tại thời điểm họ nhận tài sản. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xác định người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nào (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 hay tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS).

  • Ngoài ra, đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản được coi là dấu hiệu bắt buộc, nó phải gắn liền với các hành vi dùng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản sau khi có được tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp. Nếu không có mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc mục đích chiếm đoạt có trước thời điểm nhận tài sản thông qua hợp đồng, thì người thực hiện hành vi phạm tội không phạm tội hoặc phạm vào tội khác

1.2.1.4. Dấu hiệu chủ thẻ

                  Chủ thể của tội phạm nói chung là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định. Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam chỉ có thể là cá nhân và cá nhân này phải đáp ứng các điều kiện nhất định về độ tuổi, về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với chủ thể tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng phải đáp ứng những điều kiện như đã nêu trên.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

                  Căn cứ vào cấu thành tội phạm cơ bản và cấu thành tội phạm tăng nặng (quy định tại khoản 2 Điều 140) của tội này, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác. Đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 140 BLHS.

                  Tuy nhiên, cần chú ý rằng, chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải là người tham gia vào hợp đồng thuê, vay, mượn tài sản và sau đó không thực hiện đúng cam kết như đã thỏa thuận trong hợp đồng ban đầu nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đó. Việc giao kết hợp đồng được thực hiện một cách hợp pháp theo đúng trình tự, thủ tục và các điều kiện nhất định về giao kết hợp đồng dân sự mà pháp luật quy định.

Tóm lại, bốn yếu tố của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho việc định tội danh đối với tội phạm này được chính xác, vì vậy quá trình tiến hành định tội danh đối với tội phạm trên, cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự không được bớt hoặc thêm bắt kỳ dấu hiệu nào. Mọi sự thêm, bớt hoặc xác định không đúng dấu hiệu nào đó để định tội một sai trái đều là hành vi vi phạm pháp luật

1.2.2. Hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

a)     Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

Người nào thực hiện một trong những hành vi nêu ở mục 1 nêu trên sẽ bị thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nếu:

  • chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ, hoặc
  • chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới 4 triệu VNĐ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc
  • đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội dưới đây, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại:
  • cướp tài sản (điều 168 Bộ luật hình sự)
  • tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 169 Bộ luật hình sự)
  • tội cưỡng đoạt tài sản (điều 170 Bộ luật hình sự)
  • tội cướp giật tài sản (điều 171 Bộ luật hình sự)
  • tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 172 Bộ luật hình sự)
  • tội trộm cắp tài sản (điều 173 Bộ luật hình sự)
  • tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 174 Bộ luật hình sự)
  • tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (điều 290 Bộ luật hình sự)

b)     Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm

Người nào phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

  • lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản một cách có tổ chức;
  • lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp;
  • lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt để lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
  • Tái phạm nguy hiểm.

c)     Phạt tù từ 5 năm đến 12 năm

Người nào phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:

  • lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
  • lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

d)     Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Người nào phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn có thể chịu một hoặc vài hình phạt bổ sung sau:

  • Bị phạt tiền từ 10 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ
  • bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm
  • Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

1.3. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác về xâm phạm sở hứu

1.3.1. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản

Trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 BLHS là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, nghĩa là người phạm tội thực hiện việc dịch chuyển trái pháp luật tài sản của người khác, biến tài sản của người khác thành tài sản của mình mà không để cho chủ sở hữu hoặc người trực tiếp đang quản lý tài sản biết.

Cũng là một trong các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt được quy định trong BLHS, ở tội trộm cắp tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, mặc dù về mặt nghiên cứu lý luận, các yếu tố cấu thành cơ bản của tội phạm này, đặc biệt là hành vi khách quan đã có sư phân định khá chi tiết nhưng vẫn không ít trường hợp trên thực tế, khi phát sinh tình huống phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhầm lẫn trong quá trình định tội danh với hai tội phạm trên. Do đó, khi định tội danh, cần thiết phải xác định rõ thủ đoạn, phương thức mà người phạm tội sử dụng.

Trong một số trường hợp, người phạm tội trộm cắp tài sản cũng có sử dụng thủ đoạn gian dối. Tuy nhiên, thủ đoạn gian dối của người phạm tội chỉ là cách thức mà người phạm tội dùng để tiếp cận tài sản trước khi thực hiện hành vi “lén lút chiếm đoạt tài sản”. Người phạm tội trong trường hợp này lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó dùng thủ đoạn gian dối để dễ dàng đột nhập nơi có tài sản mà người phạm tội muốn chiếm đoạt, nó xuất hiện trước khi người phạm tội có được tài sản, nhưng thủ đoạn đó hoàn toàn không phải là nhằm tạo sự tin tưởng để người bị hại giao tài, mà nhằm che giấu hành vi lén lút chiếm đoạt sẽ được thực hiện tiếp theo sau đó. Còn đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối sau khi có được tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp (vay, mượn, thuê tài sản,…) và quyền chiếm hữu tài sản được chuyển giao hợp pháp cho người phạm tội, sau đó họ mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

1.3.2.  Phân biệt Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với Tội tham ô tài sản

So với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 278 BLHS có dấu hiệu chung là việc chiếm đoạt tài sản đang nằm trong sự quản lý của người phạm tội. Tuy nhiên, giữa hai tội phạm này cũng có những khác biệt nhất định.

Xem Thêm ==> Quy Định Của Pháp Luật Về Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản

Về đối tượng tài sản. Tài sản là đối tượng của tội tham ô phải là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp trong đó nguồn vốn của Nhà nước chiếm từ 51% trở lên hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tài sản đó đang do người phạm tội trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản tài sản cũng do họ đang trực tiếp quản lý, nhưng tài sản đó không thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 278 BLHS. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản có thể thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào.

  • Về hành vi. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình thông qua việc người phạm tội thực hiện việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng. Sau khi có được tài sản, người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt đối với tài sản đó. Đối với tội tham ô tài sản, người phạm tội đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý theo luật định, biến tài sản chung thành tài sản riêng, định đoạt tài sản chung nhằm phục vụ mục đích cá nhân gây mất mát, thất thoát tài sản. Thủ đoạn của hành vi này rất đa dạng, người phạm tội có thể công khai chiếm đoạt, lén lút và nhiều trường hợp có sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc mang tài sản do mình quản lý bỏ trốn.

Về chủ thể của tội phạm. Chủ thể tội tham ô tài sản là những người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản, là chủ thể đặc biệt; Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ đến tuổi nhất định theo quy định của pháp luật

Cơ sở lý luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Cơ sở lý luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Trên đây là mẫu Cơ sở lý luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được chia sẻ miễn phí các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo