Download miễn phí mẫu cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận về thủ tục và pháp luật Việt nam về đăng ký kết hôn dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu cơ sở lý luận về Cơ sở lý luận về thủ tục và pháp luật Việt nam về đăng ký kết hôn được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
1.1 Đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn
* Khái niệm và đặc điểm đăng ký kết hôn
Theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận: Đăng ký là đứng ra khai báo với cơ quan quản lý để chính thức công nhận hay cho hưởng quyền và nghĩa vụ nào đó[1].
Cấp giấy đăng ký kết hôn về cơ bản là hoạt động của cơ quan HCNN, là một thủ tục quan trọng nhằm công nhận một mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ theo quy định pháp luật Việt Nam. Theo quy định pháp luật về HN&GĐ nói chung thì chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định về đăng ký kết hôn trong thực tế. Tuy nhiên, đa phần chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: ĐKKH là ghi vào Sổ đăng kí kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật. Đăng kí kết hôn là thủ tục pháp lí cần thiết làm cơ sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam nữ. Để được đăng kí kết hôn, nam nữ phải làm tờ khai đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn. Trên cơ sở đó, cơ quan đăng kí kết hôn tiến hành xác minh, nếu các bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì tổ chức đăng kí kết hôn cho nam nữ, ghi việc kết hôn vào sổ đăng kí kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn cho nam nữ. Kể từ ngày đăng kí kết hôn, các bên nam nữ phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật[2]. Như vậy, có thể hiểu rằng muốn phát sinh quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc đăng ký kế hôn phải tiến hành theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về HN&GĐ đã được quy định[3].
Trên cơ sở khái niệm nêu trên có thể đưa ra một số đặc điểm về đăng ký kết hôn như sau:
Một là, ĐKKH là thủ tục pháp lí cần thiết để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam và nữ. Việc ghi nhận vào sổ ĐKKH được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kết hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn[4]. Trước khi xác lập một quan hệ hôn nhân, các điều kiện về nội dung của việc kết hôn phải được cơ quan nhà nước kiểm tra một cách chặt chẽ thông qua các thủ tục về đăng ký kết hôn. Việc ban hành quy định về ĐKKH khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch và dân cư ở nước ta hiện nay.
Hai là, mục tiêu của hoạt động ĐKKH nói chung là tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về dân cư. Đảm bao quyền và lợi ích của quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận. Bởi tính chất quan trọng của việc ĐKKH nên công tác này luôn được coi là một trong những hoạt động quan trọng của NN, cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Vì vậy, trong công tác ĐKKH đã có sự phối hợp lẫn nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu và thực hiện tốt các quy định về ĐKKH trong thời kỳ mới của đất nước.
Ba là, song song với hoạt động ĐKKH thì tăng cường hoạt động về quản lý về đăng ký kết hôn, đảm bảo hoạt động kết hôn được thực hiện theo trình tự, thủ tục đúng quy định và từ đó làm nền tảng hoàn thiện hệ thống pháp luật về HN&GĐ ở nước ta hiện nay. Thông qua hành vi ghi vào sổ ĐKKH sẽ tạo nên mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữ các bên trong quá trình đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành. Với trình tự thủ tục chặt chẽ với sự xác minh từ cơ quan ĐKKH tại địa phương là nền tảng cơ bản để hình thành mối quan hệ hôn nhân giữa các chủ thể.
Với quy định như trên Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến thủ tục ĐKKH ở nước ta hiện nay. Các quy định về ĐKKH đã tạo nền tảng pháp lý cơ sở cho các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình ở nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ
* Thủ tục đăng ký kết hôn
Để thực hiện việc đăng ký kết hôn, các bên chủ thể cấn tiến hành theo một thủ tục do pháp luật quy định. Thủ tục ĐKKH được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa cá nhân với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quan hệ hôn nhân theo pháp luật.
1.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký kết hôn
Thứ nhất, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKH sẽ góp phần duy trì sự ổn định để đảm bảo sự phát triển của xã hội.
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì cần thiết có sự quản lý về HN&GĐ nói chung. Phải khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc ban hành các quy định pháp luật nói chung nhằm quản lý vấn đề này là điều vô cùng cần thiết.
Thực tế đã chứng minh rằng hoạt động quản lý HN&GĐ là nền tảng cơ bản trong chính sách về quản lý dân cư và có tác động quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia. Thông qua việc xây dựng và phát triển cũng như công tác quản lý NN đối với vấn đề này cần thiết phát huy vai trò của các cơ quan NN có thẩm quyền một cách hợp lý và đạt hiệu quả trong quá trình hội nhập. Nhà nước thông qua các công cụ pháp luật để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển xã hội đã đề ra và vấn đề quản lý dân cư giữ vai trò quan trọng. Thông qua hoạt động quản lý của NN thông qua các vấn đề về HN&GĐ là nền tảng giữ gìn và phát triển các quan hệ xã hội trong và ngoài nước. Bởi lẽ, việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội về ĐKKH không chỉ điều chỉnh ở phạm vi trong nước mà còn điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đảm bảo quyền và lợi ích của công dân. Từ đó, với việc kiện toàn hệ thống quy định về ĐKKH là nền tảng để nhà nước dễ dàng quản lý, nhằm hạn chế những hậu quả không tốt đối với hai bên nam nữ kết hôn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn có yếu tố nước ngoài được được tiến hành một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Trong quá trình hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung thì các mối quan hệ có liên quan đến hoạt động của ĐKKH có mối quan hệ với nhau. Từ các quy định trên việc ĐKKH nhằm bảo vệ các giá trị đích thực của cuộc hôn nhân, tạo điều kiện cho mỗi người có cuộc sống hạnh phúc, đảm bảo sự đình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, tạo nên sự công bằng trong xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời ngăn chặn những hành vi lợi dụng quan hệ hôn nhân để thực hiện những việc trái đạo đức xã hội mà bị pháp luật ngăn cấm.
Thứ hai, các quan hệ HN&GĐ giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của kinh tế – xã hội hiện nay, mà đăng ký kết hôn chính là một trong các cơ sở để thiết lập nên các quan hệ về hôn nhân – gia đình. Đây là các mối quan hệ nền tảng của xã hội, cần được pháp luật bảo vệ.
Thứ ba, thực hiện tốt việc quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKH sẽ đáp ứng các yêu cầu quan trọng của công tác quản lý hộ tịch nói chung và tuyên truyền pháp luật về HN&GĐ.
Những quy định về HN&GĐ có vai trò trong việc giáo dục, truyền thông để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề xây dựng và phát triển trong môi trường lành mạnh, an toàn và trong sạch, góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội một cách bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, thông qua việc ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cũng như quá trình thực hiện pháp luật HN&GĐ một cách chặt chẽ và có hiệu quả đã góp phần trong việc bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước về dân cư ở nước ta hiện nay.
1.2 Tổng quan pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn
Một là, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Trong thời kỳ phong kiến ở nước ta thì các quy định về thủ tục ĐKKH được quy định rất hạn chế. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nước ta là một nước phong kiến, ảnh hưởng của ách đô hộ hơn 1000 năm Bắc Thuộc. Do đó, bản thẩn các quy định về phong kiến mang tính chất nho giáo, được thực hiện theo nguyên tắc “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”, thực hiện chế độ “đa thê, nhiều vợ chung một chồng, coi trọng người đàn ông, vợ chồng không bình đẳng”.[5]
Tuy nhiên, trong bộ luật Hồng Đức – Quốc Triều Hình Luật và Bộ luật Gia Long đã có các thủ tục kết hôn và thể hiện rõ nhất về kết hôn. Cụ thể như sau:
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
Đối với bộ Luật Hồng đức có các quy định về kết hôn, cụ thể: Trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là: có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319), cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của thầy (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339. Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết: “Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn”, có lẽ là do đã tồn tại một văn bản khác cùng thời quy định về điều này. Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315, 322). Lưu ý là luật Hồng Đức cho thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng…Còn người con gái phải gả cho người hỏi trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.[6]
Việc kết hôn theo bộ luật Hồng Đức được ghi nhận phải qua bốn lễ đó là Nghị hôn (nhờ mối lái bàn định), Định thân (đem lễ vật vấn danh đến nhà gái), Nạp trưng (đem đủ sính lễ dẫn cưới đến nhà gái), Thân nghinh (đón dâu). Lễ vật đem đến nhà gái được quy định khác nhau đối với quan viên và thường dân.
Điều 314 Bộ luật Hồng Đức quy định ai muốn cưới vợ thì phải đưa sính lễ đến nhà cha mẹ đàng gái, trong trường hợp cha mẹ nhà gái chết hết thì đem đến nhà người trưởng tộc hay trưởng làng để xin cưới. Việc đính hôn thông qua nạp trưng sính lễ có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm của hai bên trong việc hứa hôn. Ngoài ra ở Điều 314 còn quy định nếu thành hôn cẩu thả thì bị biếm một tư và phải nộp tiền tạ còn gọi là tiền xin lỗi cho bên đàng gái theo luật sang hèn. Còn nếu thành hôn mà cha mẹ chết hết thì phải nộp tiền tạ lỗi ấy cho người trưởng tộc hay trưởng làng, ngoài ra, người con gái còn bị đánh 50 roi. Bộ luật Hồng Đức chú trọng về mặt hình thức đó là việc bên muốn cưới vợ phải đưa sính lễ và đây là thủ tục bắt buộc.
Ngoài ra Điều 315 còn quy định nếu đã gả con gái mà nhận đồ sính lễ rồi, ví dụ như: các món vàng vòng, tiền bạc, lụa, heo, rượu mà lại thôi không chịu gả nữa thì bị đánh 80 trượng. Điều 94 Bộ luật Gia Long cũng quy định tương tự.[7]
Ngoài ra, Con gái hứa gả nhưng chưa làm lễ cưới, nếu người con trai có ác tật hay phạm tội nào đó, hoặc chơi bời lêu lổng, phá gia sản thì người con gái được phép báo lên quan ti để trả đồ lễ cưới. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì khỏi phải trả đồ lễ. Nếu làm trái luật này thì đánh 80 trượng được quy định tại Điều 322 Bộ luật Hồng Đức. Trường hợp đôi nam nữ tự ý chung sống với nhau như vợ chồng mà không qua lễ nghi theo luật định thì họ được coi như “cẩu hợp” khi đó người con trai phải nộp tiền tạ lỗi cho cha mẹ người con gái, đồng thời người con gái phải bị phạt 50 roi, như thế cuộc hôn nhân của họ mới xem là hợp pháp và được xã hội chấp nhận. Nếu người con trai và người con gái thông dâm trước với nhau “tiền dâm hậu thú” thì người con trai sẽ bị luận tội đồ và bị đánh 80 trượng, người con gái sẽ bị đánh 50 roi và không được xem là hôn nhân hợp pháp.[8]
Bên cạnh đó Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long cũng có quy định về các trường hợp mà người chồng được quyền bỏ vợ, phụ vợ, trả về gia đình vợ, đó là: không có con, dâm đảng, không phụng sự bố mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, bị ác tội. Luật cũng quy định các trường hợp mà chồng không được bỏ vợ đó là: khi vợ đã để tang bố mẹ chồng ba năm; khi lấy nhau, vợ chồng nghèo, sau đó giàu có; khi lấy nhau, vợ còn bà con, họ hàng, nay vợ không còn bà con họ hàng nào để trở về. Vì thế, dù vợ có phạm vào một trong các điều thất xuất mà người vợ nằm trong ba trường hợp người chồng không thể bỏ, nếu người chồng cố tình bỏ vợ thì bị phạt 60 trượng.[9]
Hai là, trong thời kỳ Pháp thuộc.
Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, Trung kỳ và Bắc kỳ nằm dưới sự bảo hộ của Pháp. Trong thời kỳ này, các văn bản luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chủ yếu là nhà nước thực dân phong kiến ban hành nhằm tăng cường bộ máy cai trị của chúng trên đất nước chúng ta.
Pháp luật hôn nhân và gia đình thời Pháp thuộc bao gồm ba Bộ luật dân sự lần lượt ra đời ở ba kỳ. Ở Nam kỳ và ba thành phố được gọi là nhượng địa bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thì có Bộ Dân luật giản yếu (Precis de la legislation civile annamite). Bộ luật này phỏng theo Bộ luật dân sự của Pháp năm 1804, tuy nhiên, Bộ luật này có nhiều thiếu sót trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nên chủ yếu là áp dụng đến tục lệ, Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long. Bộ Dân luật Bắc hay còn gọi là Bộ dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc kỳ ban hành năm 1931. Chế định hôn nhân và gia đình nằm trong quyển thứ nhất được biên soạn năm 1917. Bộ luật Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật thường được gọi tắt là Bộ luật Trung kỳ ban hành năm 1936 đến năm 1939, ở bộ luật này các chế định về hôn nhân và gia đình có một số thay đổi nhưng cơ bản nó cũng gần giống như Bộ Dân luật Bắc[10].
Xem Thêm ==> Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Tại P7, Quận 6
Quan hệ hôn nhân thời Pháp thuộc là quan hệ hôn nhân được xác lập theo nguyên tắc không có sự tự nguyên hoàn toàn, quan hệ hôn nhân một chồng nhưng người chồng có thể có nhiều vợ, vợ chồng không bình đẳng. Cả ba bộ luật thời Pháp thuộc đều công nhận một chồng nhưng nhiều vợ. Một người đàn ông có thể có một vợ cả và sau đó có thể cưới thêm nhiều vợ lẽ, nhưng khi cưới vợ lẽ thì phải có vợ cả và phải được sự đồng ý của người vợ cả. Đây là chế độ hôn nhân gia đình theo thời quân chủ phong kiến của nước ta trước đây pha lẫn một phần pháp luật của phương Tây, cụ thể là nước Pháp.
Nghi thức kết hôn trong thời kỳ này được tiến hành hai bước.[11]
+ Thứ nhất, phải làm lễ hỏi (ước hôn). Lễ hỏi được tiến hành là thời điểm trao nhận sính lễ.
+ Thứ hai, phải làm lễ cưới hay còn gọi là hôn lễ.
Điểm nổi bật trong nghi thức kết hôn khi chịu ảnh hưởng của pháp luật phương Tây là hai bên muốn kết hôn thì phải đến chính quyền địa phương làm thủ tục đăng ký kết hôn hay còn gọi là làm giấy hôn thú. Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên mà việc kết hôn phải thông qua thủ tục đăng ký tại chính quyền.[12]
Từ thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp tiến hành đô hộ nước ta, sau đó cho ra đời ba bộ luật ở ba miền Bắc – Trung – Nam. Tuy ở mỗi miền đều có bộ luật riêng để áp dụng, nhưng ta có thể thấy điểm giống nhau trong ba bộ luật này ở nghi thức kết hôn.

Trên đây là mẫu cơ sở lý luận về Cơ sở lý luận về thủ tục và pháp luật Việt nam về đăng ký kết hôn được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149