Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề

Rate this post

 Download miễn phí mẫu cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu cơ sở lý luận về Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính [2, khoản 2 Điều 2]. Xử lí vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác [23]. (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

Theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định như sau: Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề [khoản 8, Điều 2; 2].

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn khi xử lý vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 . Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề: Là biện pháp ngăn chặn được quy định trong luật xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với những trường hợp vi phạm khẩn cấp hoặc có hành vi vi phạm quả tang [Điều 125, 2].

1.1.1. Tang vật:

Trong Luật xử lý vi phạm hành chính không có điều khoản quy định trực tiếp về khái niệm tang vật. Tuy nhiên, tại điều 26 của Luật này có quy định như sau [10]

Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

“Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.”

Như vậy chúng ta có thể hiểu tang vật là vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính [02].

1.1.2. Phương tiện: (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

Là toàn bộ phương tiện gồm xe ô tô, máy kéo, rơ mooc hoặc sơ mi rơ móc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trực tiếp tham gia di chuyển đi lại công khai trên các con đường.

Tại Khoản 17 Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12 có quy định về vấn đề này như sau:

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ 

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.[11]

Trong đó:

– Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

– Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy loại phương tiện xe tự chế hai bánh hoặc ba bánh không được quy định trong danh mục các loại phương tiện giao thông theo quy định (đặc biệt là loại phương tiện xe tự chế)[11].

1.1.3. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề:

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Giấy phép, chứng chỉ hành nghề được định nghĩa như sau [10]

Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề. (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

1.2. Đặc điểm của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:

        Thứ nhất, là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, trong đó có biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề để tạo điều kieneh đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt VPHC đối với các cá nhân có năng lực TNHC cũng như tổ chức có hành vi VPHC trong các lĩnh vực. Chủ thể thực hiện là cơ quan  nhà nước có thẩm quyền và chủ thể thực hiện là các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức, có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính [24]

        Thứ hai, các quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính phải là hành vi trái pháp luật được pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định, tức là xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật. Quy định này được áp dụng đối với các hành vi bị pháp luật cấm. Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép vi phạm quy định về xử lý vi phạm hành chính nói riêng.

        Thứ ba, các quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính được áp dụng hiện nay được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực về quản lý và xử lý vi phạm hành chính như Luật xử lý VPHC năm 2012 và các văn bản pháp luật như  Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý VPHC (được sửa đổi bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017); Nghị định 46/2016 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, đường sắt; và một số Thông tư như: Thông tư 01/2016/TT-BCA; Thông tư 02/2016/TT-BCA; Thông tư 06/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT… Nội dung của các văn bản này ngoài quy định cụ thể về các hành vi VPHC thì còn tập trung quy định về vấn đề quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính được áp dụng với từng hành vi vi phạm cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi đó gây ra…  Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính [24]. Trong các dấu hiệu thuộc mặt khách quan, dấu hiệu hành vi vi phạm hành chính là dấu hiệu bắt buộc. Hành vi mà cá nhân, tổ chức thực hiện là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã quy định rõ ràng việc ngăn cấm này, theo đó quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. Khi xem xét, đánh giá hành vi của cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính không, chúng ta luôn phải có căn cứ pháp lí rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính. Trong việc xác định vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, cần tránh tình trạng áp dụng “nguyên tắc suy đoán” hoặc “áp dụng tương tự pháp luật”.[23] (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

Thứ ba, thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Do hành vi VPHC xảy ra nhiều, do nhiều chủ thể thực hiện, thời gian, không gian, địa điểm vi phạm cũng rất đa dạng, vì vậy thẩm quyền xử lý VPHC đối với các hành vi vi phạm này cũng phải rất cần sự đa dạng. Chính vì vậy trong quy định về thẩm quyền xử lý tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính pháp luật cũng cần phải quy định nhiều nhóm chủ thể có thể thực hiện được thẩm quyền này. Trên thực tế, hiện nay thẩm quyền xử lý đang thuộc về rất nhiều các chủ thể khác nhau. Tuy nhiên do các tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính thường xem xét để thực hiện áp dụng biện pháp này đúng với các quy định của biện pháp này trong thực tiễn [24].

Thứ tư, đối tượng áp dụng tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính  sẽ tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát và Do đó, để đảm bảo tốt hơn việc thực hiện pháp luật về xử lý các hành vi trên thì trong quá trình tiến hành xử lý cần làm rõ về những điều kiện để áp dụng các quy định về xử lý vấn đề này một cách nghiêm túc và mang tính chất triệt để, nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình áp dụng. Đồng thời, đây chính là yếu tố góp phần đề ra những biện pháp phòng ngừa và kéo giảm đối với các VPHC trong lĩnh vực này, trong đó có việc thay đổi hoặc điều chỉnh hình thức, biện pháp, mức xử lý đối với các vi phạm này để từ đó tạo được tính hiệu quả của hoạt động xử lý của các chủ thể được XLVPHC trong thực tế.

1.2.3. Về đối tượng bị áp dụngviệc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được quy định như sau:

Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính và đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau:

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

– Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác [46]

Lưu ý: Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. (Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ – CP) [14].

Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. (Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ – CP) [14].

1.3. Nguyên tắc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Trong cuộc sống không một ai mà không có lỗi có thể có những lỗi đưuọc quy định trong pháp luât và có những lỗi là trong cuộc sống, có những vi phạm được quy đinh là sẽ bị xử lý vi phạm hành chính có những lỗi được quy định trong bộ luật hình sự, lỗi xử lý vi phạm hành chính là lỗi của cá nhân, tổ chức mà lỗi này vi phạm về quản lý nhà nước và đã được quy định trong luật xử lý vy phạm hành chính mà không phải là tội phạm, khi có hành vi phạm pháp luật về hành chính thì người được trao quyền theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng các hình thưc xử phạt cũng như hình phạt bổ sung, khắc phục hậu quả đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan đến tài sản, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, vật thuộc loại cấm lưu hành và các loại tài sản đặc biệt khác không áp dụng Nghị định này, mà áp dụng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Theo đó nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính cụ thể như sau [2]

  1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)
  2. Bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
  3. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền.

Khi có hành vi vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép giữ tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức được phép áp dụng trong trường hơp cần thiết mà pháp luật quy định cụ thể Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để tiến hành tạm giữ theo đúng quy định của pháp luật. Nếu tang vật, phương tiện đó có những tình tiết để làm căn cứ cho việc đưa ra quyết định xử lý vi phạm hành chính của chủ thể vi phạm. Ngoài ra trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện đó để nhằm định giá được giá trị tang vật vi phạm từ đó làm căn cứ để xác định mức tiền phạt theo khung nào cũng như xác định thẩm quyền thuộc ai ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Việc tạm giữ phương tiện, tang vật còn nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi phạm hành chính nữa có thể xảy ra nếu không thực hiện việc tạm giữ phương tiên, tang vật thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mà không lường trước được. Bên cạnh đó việc tạm giữ tang vật, phương tiên còn được tạm giữ trong trường hợp nhằm đảm bảo thực hiện quyết định xử lý vi phạm hành chính mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra. Khi ra quyết định tạm giữ phương tiện, tang vật thì chủ thể ra quyết định tam giữ phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản đối với tang vật đó nếu do tắc trách mà dẫn đến tài sản đó bị hư hỏng, bị mất hay phương tiện, tang vật bị đánh tráo thì phải có trách nhiệm bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Nếu phương tiện, tang vật phải được niêm phong khi tạm giữ thì việc niêm phong đó phải được thực hiện ngay trước mặt chủ thể có hành vi vi phạm, nếu không có người có hành vi vi phạm hành chính thì phải được thực hiện niêm phong ngay trước mặt người thân, gia đình người đó, nếu không có người thân ngườ đó thì trước đại diện chính quyền địa phương hoặc là người chứng kiến sự việc đó. Bên cạnh đó để hợp pháp theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luạt quy định thì việc tạm giữ phương tiện, tang vật đó phải có quyết định bằng văn bản, được lập thành hai bản và phải được giao cho chủ thể vi phạm một bản [25]

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật

Nếu chỉ thực hiện hình thức xử phạt tiền thì người có thẩm quyền được áp phép tạm giữ một số các giấy tờ sau: Đầu tiên là giấy phép lái xe hay là giấy phép dùng để lưu hành phương tiện, những giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, tang vật vi phạm, dược phép tạm giữ cho đến khi chủ thể bị xử lý vi phạm hành chính thực hiện xong nghĩa vụ nộp phạt hành chính của mình. Nhưng nếu người có hành vi vi phạm mà không có những giấy tờ nêu trên thì bắt buộc người có thẩm quyền phải tạm giữ phương tiện, tang vật để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. THẨM QUYỀN

2.1. Thẩm quyền: (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề.

Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm. Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định.

Ví dụ: Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật.

2.1. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường (xã):

Thứ nhất, về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định tại điểm c khoản 1, Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể như sau [2]

Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

  1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
  4. c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
  5. d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.[10]

 Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d, bao gồm:

Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

  1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
  2. a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
  3. b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
  4. c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
  5. d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;[10]

Thứ hai, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã khi công dân tiếp tục vi phạm, Nếu công dân tiếp tục vi phạm hành chính thì sẽ được coi là tình tiết tăng nặng khi xử phạt, được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Điều 10. Tình tiết tăng nặng

  1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
  2. a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
  3. b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

* Thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện

  1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
  4. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  5. d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Như vậy, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá 5.000.000 đồng. Nếu UBND xã phát hiện ra vi phạm hành chính mà Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị vượt quá 5.000.000 đồng thì lập biên bản ngay và sau đó phải báo cáo cho UBND cấp huyện để xử lý vi phạm. UBND cấp xã không có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị vượt qua 5.000.000 đồng rồi chuyển giao cho UBND cấp huyện. (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

Do vậy, khi công dân vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm thì thẩm quyền xử phạt không thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nữa.

Ngoài ra, Tại Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP (Sửa đổi bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP) có liệt kê những người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người lập biên bản đều có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Việc xác định thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi hành chính phải dựa trên căn cứ lĩnh vực, ngành quản lý và trên mức hình phạt được áp dụng. Cụ thể như sau: [02]

– Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với các hành vi trong các lĩnh vực quản lý nhà nước tại địa phương.

– Trong lĩnh vực, ngành của mình quản lí, tùy theo hình thức xử phạt được áp dụng những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định xử phạt:

+ Người thuộc lực lượng Công an Nhân dân như: Chiến sĩ, Đội trưởng, Trưởng phòng, Giám đốc, Cục trưởng

+ Người thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng như: Chiến sĩ, Trạm trưởng, Đồn trưởng, Chỉ huy trưởng

+ Lực lượng Cảnh sát biển như: Cảnh sát viên, Tổ trưởng, Đội trưởng, Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng, Cục trưởng

+ Lực lượng Hải quan: Công chức, Đội trưởng, Chi cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng

+ Lực lượng Kiểm lâm: Kiểm lâm viên, Trạm trưởng, Đội trưởng, Hạt trưởng. Chi cục trưởng, Cục trưởng

+ Cơ quan Thuế: Công chức, Chi cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng

+ Lực lượng Quản lý thị trường: Kiểm soát viên thị trường, Đội trưởng, Chi Cục trưởng, Cục trưởng

+ Trong thanh tra bao gồm Thanh tra viên hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra, Cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành

+ Trưởng đại diện, Giám đốc của Cảng vụ hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa

+ Tòa án: Thẩm phán, Chánh án,

+ Cơ quan thi hành án dân sự: Chấp hành viên, Chi Cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng 

+ Cục quản lý lao động ngoài nước

+ Người đứng đầu của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự (hoặc cơ quan khác được ủy quyền) của Việt Nam

– Ngoài ra, những người là cấp phó của người có thẩm quyền xử phạt khi được giao quyền xử phạt cũng được ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực và phạm vi đã được giao quyền (theo Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Trong trường hợp này, cấp phó không được phép giao quyền hay ủy quyền cho người khác mà phải tự mình thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật.[10]

2.2. Thời hạn của trường hợp tạm giữ tang vật phương tiện giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:

Tại khoản 8 Điều 125  luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

 Thời hạn tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính; giấy phép; chứng chỉ hành nghề là 07 ngày; kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày; kể từ ngày tạm giữ tang vật; giấy phép; chứng chỉ hành nghề.[10] (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

III. TRÌNH TỰ THỦ TỤC

3.1. Các bước tiến hành thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị:[25]

Để kết luận việc thu giữ hàng hóa có đúng quy định của pháp luật hay không cần xem xét hành vi của chủ thể vi phạm có vi phạm pháp luật hay không đồng thời xác định rõ thẩm quyền xử phạt và các biện pháp xử lý được áp dụng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về việc xác định hành vi vi phạm:

Tại khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”. Hành vi sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

 “1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này.

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
  3. c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều này;
  4. d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05m2 làm nơi trông, giữ xe…..”

Như vậy, hành vi bán hàng hóa trên vỉa hè của bạn được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Thứ hai, về thẩm quyền xử phạt:

Căn cứ theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì:[05]

“4. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;”

Xét trong trường hợp bán hàng hóa trên vỉa hè của chủ thể là hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 12 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP nên theo quy định pháp luật này, Đội quản lý trật tự đô thị quận, Tổ quản lý đô thị phường và lực lượng công an phường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bán hàng hóa của chủ thể.

Thứ ba, về biện pháp xử phạt được áp dụng và quy trình áp dụng biện pháp này:[02]

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bán hàng trên vỉa hè còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp, người có thẩm quyền có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện hành chính. Cụ thể:

Tịch thu tang vật, phương tiện: (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

Người bán hàng trên vỉa hè sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm nếu có hành vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức (Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính). Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:[02]

+ Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;

+ Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.

Hiện nay, pháp luật hiện nay chưa giải thích rõ thế nào là vi phạm hành chính nghiêm trọng. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của tội phạm và vi phạm hành chính được xác định thông qua mức độ của hình phạt.

3.2. Thủ tục của trường hợp tạm giữ tang vật phương tiện giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:

Việc tạm giữ tang vật phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, mọi trường hợp tạm giữ tang vật; phương tiện; giấy phép; chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên; số lượng; chủng loại; tình trạng của tang vật; phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ; người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm; người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng.

Xem Thêm ==> Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật 

Theo đó, khi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính thì theo quy định trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ, có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Tổng thời gian gia hạn là không qua 60 ngày theo quy của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Vậy trong trường hợp của bạn quá 30 ngày không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, thì gười có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày trường hợp quá 60 ngày luật định mà không lập biên bản thì không đúng với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Biên bản xử phạt vi phạm hành chính được lập thành hai bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản. Trường hợp của bạn trong thời gian của luật định mà người có thẩm quyền không lập biên bản, trường lập biên mà không lập hành 02 bản, giao cho bạn một bản thì họ đã làm trái quy định của pháp luật [23] (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

3.3. Các bước tiến hành thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị:

Để kết luận việc thu giữ hàng hóa có đúng quy định của pháp luật hay không cần xem xét hành vi của chủ thể vi phạm có vi phạm pháp luật hay không đồng thời xác định rõ thẩm quyền xử phạt và các biện pháp xử lý được áp dụng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về việc xác định hành vi vi phạm:

Tại khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”. Hành vi sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

 “1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này.

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
  3. c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều này;
  4. d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05m2 làm nơi trông, giữ xe…..”

Như vậy, hành vi bán hàng hóa trên vỉa hè của bạn được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Thứ hai, về thẩm quyền xử phạt:

Căn cứ theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì:

“4. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;”

Xét trong trường hợp bán hàng hóa trên vỉa hè của chủ thể là hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 12 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP nên theo quy định pháp luật này, Đội quản lý trật tự đô thị quận, Tổ quản lý đô thị phường và lực lượng công an phường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bán hàng hóa của chủ thể.

Thứ ba, về biện pháp xử phạt được áp dụng và quy trình áp dụng biện pháp này:

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bán hàng trên vỉa hè còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp, người có thẩm quyền có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện hành chính. Cụ thể:

Tịch thu tang vật, phương tiện:

Người bán hàng trên vỉa hè sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm nếu có hành vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức (Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính). Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây: (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

+ Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;

+ Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.

Hiện nay, pháp luật hiện nay chưa giải thích rõ thế nào là vi phạm hành chính nghiêm trọng. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của tội phạm và vi phạm hành chính được xác định thông qua mức độ của hình phạt.[02] , [25]

3.4. Về thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ:

Tang vật, phương tiện bị tạm giữ do vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức bị tịch thu được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng thì người nhận lại tang vật, phương tiện phải nộp phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ nhưng sau đó được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng do cơ quan của người ra quyết định tạm giữ xác định người có tang vật, phương tiện bị tạm giữ không có lỗi trong hành vi vi phạm hành chính hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ sau đó bị tịch thu (bao gồm tịch thu do vi phạm hành chính và tịch thu theo thủ tục hành chính) thì chi phí cho việc lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tạm giữ do cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thanh toán từ nguồn kinh phí theo quy định tại điểm 2 Thông tư số 04/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2004/TT-BTC.[ 02]

Mức phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quy định. Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện (trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ) hoặc tổ chức chuyên doanh trông giữ tài sản được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện giao lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được thu phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và hướng dẫn cụ thể thêm như sau:[02]

Nếu tang vật, phương tiện bị tạm giữ do cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tự tổ chức lưu giữ, bảo quản thì phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ là phí thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phí được để lại một phần phí thu được để bù đắp chi phí phát sinh của công tác thu phí, tỷ lệ phí để lại do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; số tiền còn lại phải kê khai và nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Nếu tang vật, phương tiện bị tạm giữ do tổ chức chuyên doanh trông giữ tài sản lưu giữ, bảo quản thì phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ là doanh thu của tổ chức đó; tổ chức thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được.

Cơ quan, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai cho đối tượng nộp phí. Biên lai thu phí do cơ quan thuế địa phương cấp; cơ quan, tổ chức thu phí phải sử dụng, quyết toán biên lai theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

Riêng đối với phí trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2003/TT-BTC ngày 07/3/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Đối với phí trông giữ các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 80/1999/TT-BTC ngày 29/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản[01].

IV. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

* Khái niệm:

Khiếu nại là một trong các quyền cơ bản của công dân được quy đinh trong Hiến pháp. Khiếu nại hành chính thực chất là sự phản ứng của công dân, tổ chức trước hành vi công vụ trái pháp luật gây thiệt hại hoặc bị họ cho rằng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Theo quy định của Luật Khiếu nại, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.        Như vậy, khiếu nại là quyền chủ thể của công dân, có quan hệ mật thiết với các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trong các lĩnh vực cá nhân. Khiếu nại là phương tiện pháp luật tự vệ khi các quyền chủ thể bị vi phạm, đồng thời là một phương tiện pháp luật mà nhờ đó cơ quan hành chính, những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại quyết định XPVPHC, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn; giải quyết tố cáo: Đây là giai đoạn kết, nhưng có ý nghĩa quan trọng vì nó bảo đảm quyền công dân cũng như việc XLVPHC đúng pháp luật.

Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã, huyện (thành phố), người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý giải quyết phải thông báo rõ lý do.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm:

+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay không cần phải tiến hành xác minh, kết luận theo trình tự quy định.

+ Trường hợp cần phải tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình xác minh hoặc giao cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.

Bước 4: Tổ chức đối thoại

Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại, thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.

Khi đối thoại, đại diện cơ quan có thẩm quyền nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền tham gia ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc đối thoại được lập thành biên bản ghi đầy đủ nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thông nhất, những nội dung còn có ý kiến khác nhau (nếu có) và các bên cùng ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại. (Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề)

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 3 ngày làm việc phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.


Trên đây là mẫu cơ sở lý luận đề tài về Cơ sở lý luận về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép hành nghề được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MẪU MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo